công phu khôn đạo

                

Phần chú giải công phu khôn đạo tiếp theo phần thơ
Hàm chân tử kì phong chú
Bài tựa Hàm chân tử kì phong chú

Lời tựa

Thầy tôi là kỳ Phong, lúc nhỏ trí tuệ hơn người., nhìn thấy khí vật đạo giáo thì yêu thích chẳng rời tay; gặp đạo sĩ làm phép thì theo sau quan sát và tán thưởng, vui chơi quên về. năm mười bảy tuổi mới gặp sư gia. Thầy nói sư gia thân rất dài, tóc dài vạch ra vai, chờ dài xuống lưng, chờ tóc đen nhiều hơn trắng, răng đầy đủ trắng tinh, mặt không còn một nếp nhăn, tướng mạo cực kỳ thanh tú, đông hay hạ chỉ một chiếc đạo bào, không ăn khói lửa nhân gian (có lẽ cơm nhân gian), mất tinh thần hán, khói mây khí khái, vào năm chín mươi sáu tuổi. sư gia bỏ cái đang luyện để thái nhật tinh nguyệt hoa pháp là bàng môn tả đạo, bèn lấy toạ thiền chỉ thầy,  miệng lưỡi hô hấp đoạn tuyệt, tâm loạn nhịp mạch đều dừng. thầy bèn ngộ “ lục mạch toàn không, không phải tiên tức là phật”, vui thích khấu lại xin độ. Hầu sư ba năm, nhất ý khổ luyện mà đắc bế dương quan, thêm đắc đạo sư gia là kiến bổn lai diện mục. thầy nói, lúc đang thấy bổn lai nhân, nguyên lai ngày ngày là bạn không rời. thật có thể cười! nhưng muốn khóc lớn ngay một tràng! Lúc ấy mới hiểu ơn thầy mênh mông bèn hướng sư gia khấu tạ không thôi. Sư gia vui vẽ trở về tứ xuyên lão gia thăng tiên là năm chín mươi chín tuổi.
Thầy tự đắc chân truyền cho người đời sau, than thở trên đời nhiều đạo dối trá, nghĩ muốn tế độ người hữu duyên, bèn làm ( tôn bất nhị nguyên quân khôn đạo công phu chú giả tiếp theo thơ), bổ xung bí quyết của Trần anh Tử tiên sinh chưa lộ ra ngoài. Có duyên sẽ được,

cả hai chú giải này có thể tham khảo lẫn nhau vậy.
Công nguyên năm 25-12-2000, môn hạ đệ tử tương chân điên cẩn tự (trân trọng giới thiệu)

Phần thứ nhất thu tâm
Thân ta vị hữu nhật (Thân ta chưa có mặt trời), nhất khí dĩ tiên tồn ( nhất khí trước dùng tồn tưởng).
Da người bên ngoài là xương thịt, bên trong chứa tinh thần, nếu không có tiên thiên nhất khí lấy làm vận dụng, không thể gọi là người sống vậy. Lão tử nói: “ vạn vật cõng âm bồng dương, khí trống không lấy làm hoà”. Bởi vậy nên biết khí ấy là bổn căn  (gốc) của thân ta vậy. nhất khí ấy thật là cơ sinh nhất điểm, lại gọi là Đạo. Đạo thể ấy tự nhiên yên lặng bất động, là chân không, là nhất, dụng cái ấy thì sẽ cảm ứng mà toại thông, là diệu hữu, là tinh khí thần.
Tự ngọc ma du thuận (Tựa ngọc được mài mà nhuận hơn), như kim luyện khở hôn

( như kim loại được luyện há tối sao).
Tâm ta vốn tự linh minh, chỉ từ thân còn sống mà đến, mặt trời bị bụi trần làm dơ nên tối mờ không thể soi vật. cần mài sát thêm cho sạch hết, bỏ đi lẫn lộn của nhật nguyệt thực thì có thể đến gần với thiên tiên.
Tảo không sanh diệt hải (Quét hư không biển sanh diệt), cố thủ tổng trì môn.
Sanh diệt hải được gọi là khởi tâm động niệm chính là thức thần. (kinh sách) nói rằng: “ tâm người tốt  là yên tĩnh nếu mà muốn dẫn nó”. Nên người học đạo, hạ thủ chủ yếu luyện tâm. Thế thời luyện tâm không thể bám vào nhớ công phu bộ đầu hay trên dưới. lấy thần ôm khí, lấy nhất niệm thay vạn niệm, mới có thể buộc trụ tâm viên ý mã (tâm nhảy nhót như vượn, ý chạy như ngựa). xưa thầy Nhật trang nói rằng: “luyện tâm tu mệnh vốn là một, lúc nghỉ hưu làm ra hai dạng có thể xem hiểu. như nhà khí công hiện nay có điều thân, điều tức, diều tâm thuyết, tuy điều thân điều tức là  mệnh công ở trên, điều tâm là tính công ở trên. Lại há có thể xem cả hai cắt đứt sao? “ lại nói : phái ta hạ thủ công phu ngưng thần nhập khí huyệt, ban đầu cố nhiên là lấy thần hậu thiên làm dụng, sinh các phép mạnh, lâu ngày tự nhiên thần khí hậu thiên tuyệt mà tiên thiên thần khí sanh là xét thật tính mệnh song tu. Trang sư lại nói: “ nếu biết tính tức là mệnh, mệnh tức là tính, cam đoan một bước lên mây”.
Bán hư linh xử (Nơi nữa hạt lúa hư linh), dung dung hoả hầu ôn (dùng hoả hầu rực sáng giữ ấm).
Quản tử nói rằng: “ muốn hư (trống rỗng), thần sẽ vào nhà; quét hết những thứ không thanh khiết, thần bèn lưu lại”. Trang sư nói rằng: “ người tu đạo, vào hạ thủ lấy luyện tâm làm chính yếu.tâm nếu an thái thì tại cung thanh sáng, đạo tự đến ở”. Trì tâm như thế không thể vọng cầu tốc hiệu, nên thong thả mà làm. Chẳng thế thì lo sợ có tật cuồng nóng. Câu ấy chính là chỉ thần khí ôm ấp nhau, là trạng thái không dừng không rời.

Phần thứ hai dưỡng khí
Bổn thị vô vi thuỷ (Vốn vô là thuỷ), hà kì lạc hậu thiên (làm sao rơi vào hậu thiên)
Trang tử nói rằng: “ người ta sinh ra do khí tụ vậy”. (nan kinh) nói rằng: “khí là căn bổn (gốc) của con người vậy”. ôi khí ấy là mầm linh của tiên thiên, ở thánh không tăng, ở phàm nhân không giảm, thánh phàm chỉ có một thể, không có khác biệt vậy. hoặc hỏi rằng: thánh phàm một thể, tại sao lại có khác biệt giữa người hiền và ngu?. Nói rằng: thánh phàm nhất thể là từ nguồn gốc trên nói. nếu xem xét hàng ngày dùng mà làm theo thì không khỏi gần với cái gọi là : “tính tương cận tập tương viễn

(tính sinh ra như nhau nhưng do thói quen mà trở nên khác nhau)”.
Nhất thanh tài xuất khẩu (nói ra một lời tài hoa), tam thốn dĩ ti quyền (ba thốn lấy chủ quyền)
Trẻ trong bào thai thuận theo hô hấp của mẹ, tuy nói là hô hấp, thật ra không hô hấp, lại là tiên thiên nhất khí lưu hành vậy. mười tháng thai tròn vẹn, đã sinh rồi thì là hậu, một tiếng khóc ra, tiên thiên khí bèn ẩn về bên trong mà dùng sự hô hấp hậu thiên vậy. ra ngoài đến mười năm, làm việt phóng túng ở bên ngoài, riêng một trở về nhất khiếu ấy, thân sống nhận khí, rời bào thai cha mẹ là nơi cứu tử hồi sinh mà không chút lưu ý, kết thúc của nhất sanh ấy chỉ nghe mũi miệng hô hấp là chủ; một mai khí tuyệt; thân trầm dưới suối có lẽ suối vàng), mà phó thác cho thiên mệnh, chắc sẽ than như vậy. lý ngữ nói rằng: “khí ở trong ba thốn thì sử dụng được ngàn trí tuệ, một mai vô thường đến vạn việc đều yên”. Thương thai!
Huống bị trần lao háo (Càng bị trần tục làm lao lực suy kiệt), na kham tật bệnh triền

( thì càng chụi tật bệnh quây quanh).
Ôi tiên thiên khí, ở bên trên thì dưỡng thần, ở bên dưới thì hoá tinh, cứu tử hồi sanh, thật là chí bảo của thân người. từ khi sinh ra đến sau này, thường bị ngoại vật dẫn dụ làm hao tán tinh thần, lâu tháng lâu ngày chân khí suy yếu, tà khí nhập vào bèn bị tật bệnh, chỉ có chết thôi.
Tử phì năng ích mẫu (Con đầy đủ thì lợi ích cho mẹ). hưu đạo bất hồi toàn (đạo nghĩ nghơi không trở lại).
Tử là khí hô hấp hâu thiên, mẫu là nguyên khí tiên thiên vô hình. Người học đạo đưa thần nhập khí huyệt, lấy hơi thở phàm hậu thiên dẫn động chân tức, gọi là “ hậu thiên hô hấp khởi là phong, dẫn động chân nhân tạo hoá công”. Trở về trẻ con thì sao lo mệnh không kéo dài và đạo không thành vậy?.

Phần thứ ba hành công
Liễm tức ngưng thần xử (Liễm tức ngưng thần về), đông phương sanh khí lai ( đông phương sinh khí đến).
Liễm tức là điều tức vậy. (tiểu chỉ quán) nói rằng: “ không thanh cũng không khô, vào ra liên tục, như còn như mất, nhờ thần an ổn, tâm tình an vui, ấy là hình trạng của hơi thở”. Ngưng thần là yên lặng như thế không động, nhìn vào trong thân thể vậy. hàm hư tử nói rằng: “ ngưng thần điều tức, không phải là hai phần công phu”. Trang sư nói rằng: “người ta chỉ cần làm minh tâm trở về bên trong, mượn ngoại hô hấp dẫn động nội hô hấp; nội tức (hô hấp trong) đã sanh thì có dể dẫn dụ tiên thiên khí từ trong hư vô đến”. gọi tiên thiên khí là sanh khí, là cơ sinh nhất điểm vậy. đó cũng là nội hô hấp. hỏi: nội hô hấp cùng khí trong thái hư có đồng hay không? Đáp rằng: gốc là nhất khí thì sao không đồng?. chính vì tương đồng nên “ đồng loại có thể thay đổi công việc cho nhau”, nếu không thì “không phải đồng loại thì khó mà làm tốt được”.trong thân khí ấy chỉ ít thôi, nên cần ở trong thái hư nhiếp thủ (thu lấy) nó.
Vạn duyên đô bất trứ (không bám vào vạn duyên) . Nhất khí trở về thai
Lúc ban đầu tập tĩnh, vọng ý phân vân, đã mong cầu như là không được vậy. hoặc hỏi: như thế nào là phép trừ vọng niệm?. nói rằng: Lão tử nói: “ suy xét đến cùng cực của hư vô, giữ yên lặng thuần nhất không cho cái gì xen vào (trí hư cực, thủ tĩnh đốc), vạn vật đều tự làm, ta quan sát sự trở về ấy”. quan sát sự trở về yên lặng là diệu quyết trừ vọng niệm: đã không thuận theo vọng niệm cũng không khắc chế vọng niệm, chỉ là lẵng lẽ nhìn bàng quan (đứng ngoài mà xem xét) vọng niệm khởi lên, ẩn, đến và đi, mặc kệ vọng niệm tự sanh tự diệt, làm như vậy lâu ngày nguyên thần tự nhiên hiển lộ. có thể ngộ nó thì vạn niệm đều tuyệt, tiêm thần (thần nhỏ bé) không bám, như gánh nặng ngàn cân nhất thời buông vai, chính là huyền cơ sơ lộ (huyền cơ mới lộ), là lúc nguyên khí sinh phát, là cơ trường sinh do công phu đắp nền ấy vậy.
Âm tương nghi tiền giáng (khí âm nên đi xuống ở phía trước), dương quang hứa hậu tài

(dương quang nên vun trồng ở phía sau).
Chỉ nhờ tiền hàng hâu tài bốn chử, câu ấy người gần đây xem ngộ nhiều mà tạo hà sa. ấy là theo giải thích của khẩu quyết Trang sư nói rằng: trong thân nguyên khí đã sinh, trải nghiệm chủ yếu là tâm an, giữ được tĩnh, mặc kệ nguyên khí trong khung tròn ấy tự thăng tự hàng (đi lên đi xuống), không thể thêm chút ý tưởng, chỉ thuần thục mặc kệ thì tự nhiên sẽ đầy tràn vậy. cũng không thể không thêm quan chiếu (xem , soi sáng), lệnh đến nguyên khí hoá thành hậu thiên thì đạo không thể thành vậy. an tâm thủ tĩnh là thể. Quan chiếu là dụng. quan chiếu nhưng quan chiếu trở về trong. Công phu lúc ấy không bút mực hay lời nói nào có thể truyền được. ở người tuệ tâm (tâm trí sáng) sẽ tự ngộ. Toạ thiền trực tiếp đến thanh tĩnh hư tịch thì thần khí hỗn nhất (hoà hợp làm một), chân dương đại sanh vậy. xét đại ý câu ấy, đầu tiên an tĩnh để dương thần khí, tiếp theo sau là thần khí hợp thì chân dương sanh. Thế nên Trang sư khẩu quyết nói rằng: “ yếu đắc chân dương sanh (chủ yếu muốn đắc chân dương sanh), tiên mịch huền minh cảnh

(trước phải tìm huyền minh cảnh)”.
Sơn đầu tịnh hải để (đỉnh núi hợp với đáy biển), vũ quá nhất thanh lôi ( mưa qua để lại một tiếng sấm).
Sơn đầu là giáng cung. Hải để là biển khí huyết. cái nội tức là hạp tích ở tâm xuống thận rồi lên bên trong khang tử (chổ rổng không trong ngực), cho nên để sơn đầu, hải để yên như thế thì nghe được. hợp thần khí ở trung cung, nhân uân bất dĩ ( khí trời đất hoà hợp không thôi), như mưa móc nhuận trạch (thấm nhuần) là hiệu nghiệm ấy vậy. ở lúc ấy trải nghiệm chủ yếu là tâm sáng, giữ được yên lặng, mặc cho thần khí kia tự lên xuống (tự thăng tự hàng), ta tự lặng lặng yên yên mà quan chiếu, lâu ngày tự đến đất hư cực tĩnh đốc (thuần tĩnh). Mục đích là một sự rung động là cơ chân dương phát động. thần khí tại trung cung tự lên xuống. Sao mà trở về thì chủ yếu là quan chiếu?. cái tự thăng tự hàng ấy là do thần không rong ruổi bên ngoài mà sản sanh, nếu không thêm quan chiếu, thần một khi tán thì hô hấp miệng mũi lại khởi lên, lạc vào hậu thiên vậy.

Phần thứ tư trảm long
Tĩnh cực năng sanh động. âm dương tương dữ mô.
(Tĩnh cực thì sinh động. âm dương đều như vậy).
Công phu ban đầu của nử và nam vốn không khác vậy. đều ở trừ vọng niệm, phục trần tâm (cất giấu tâm trần), bão nguyên giữ nhất để dưỡng hoà (nuôi dưỡng cho hoà hợp với nhau). Và ôi ! tĩnh cực dương sinh thì lại thêm giết tâm giữ tĩnh để dưỡng nó, như động tĩnh của âm dương đều theo thời ấy vậy. cho nên người tu đạo chẳng ai là không bắt chước ở âm dương, hoà ở thuật số. chỉ một câu âm dương tương dữ mô ấy, tiện đưa ra bày tỏ hết tiên đạo bí chỉ. Ta nghe Trang sư nói rằng: “ người tu hành ngưỡng xem cúi xét, hiểu cái dụng của âm dương để mà sau này có thể hiểu gốc của đan đạo”. Trên hết của tu đạo là đầu tiên chờ minh âm dương động tĩnh khởi vậy, nhất âm nhất dương là đạo, hết thảy sanh tử khởi phục (nổi lên hay ẩn nấp) đều do nhất khí co duỗi. gọi tên là âm dương, thể ấy là đạo, là cơ sinh nhất điềm vậy thôi. Như thế là thấy đạo trước mắt, cần theo âm dương động tĩnh khởi để lấy phản hoàn hay còn gọi là tiên thiên nhất khí.
Phong trung cầm ngọc thỏ, nguyệt lí tróc kim ô.
(Trong gió bắt thỏ ngọc, trong trăng nắm chặt quạ vàng).
Phong là ngoại hô hấp vậy. ngọc thỏ là chân tức trong thân. Nguyệt là quái khảm, là khí. Kim ô là quái ly, là thần. người học đạo đưa thần nhập khí huyệt. lấy hô hấp hậu thiên dẫn động hơi thở chân nhân. Nguyên khí một khi động, nguyên thần tất cảm ứng. nên ở lúc ấy chủ yếu lại là đưa thần trở vào trong khí, không thể có chút liên hệ với ngoại cảnh vậy. thần trở vào trong khí, bảo lấy khí vun trồng thần thì chỉ là mặc cho khí tự động, thêm lấy nguyên thần quan chiếu. (trung dong) nói rằng: “đạo không thể rời một chút vậy”.
Trứ nhãn nhân uân hậu, lưu tâm thuận nghịch đồ
(Trước mắt khí hậu trời đất giao hoà. Lưu tâm đường thuận nghịch).
Thần khí giao hội, nhất điểm chân dương nhanh chóng tự nhiên sinh, thuận thì sinh người, nghịch thì hoàn đan, có thể bất cẩn sao?. Trải nghiệm bên trong ấy là thiên cơ bí diệu, không dám khinh nhẹ. Vừa trải nghiệm không tiện dùng lời nói rõ ràng phân biệt. Trang sư nói: “chủ yếu là biết đắc chánh cơ sinh âm dương sẽ có thể thành đạo vậy”. lúc chân dương sinh thân thể hoà sướng (hoạt tí thời), tâm cảnh minh lãng (sáng) (hoạt ngọ thời).
Thước kiều trong quá xử, đan khí phục quy lô
(Xem trọng việc qua thước kiều, đan khí trở vào lò luyện đan)
Thước kiều có phân ra thượng hạ, một tại vị trí sơn căn, một ở đểm giao hội âm. Chúng ta chỉ đưa thần khí hợp ở bên trong, nhất dạ tồn nó lâu ngày tích luỹ dần dần nhiều, tự có cơ sinh phát. Nếu khí ấy ở trong bụng trên thông xuống dưới bị xung đột mà không thể thông khai vĩ lư là nguyên khí chưa đầy vậy. người học đạo xưa nay, lúc ấy nhiều người dùng ý riêng tồn tư đạo dẫn để hành hà sa. Trang sư nói rằng: “ là hành vô ích, không thể làm vậy. ở lúc ấy chỉ nên tồn thần dưỡng khí, bão nguyên thủ trung, cả thảy giao phó cho mọi phép ngoài, đợi lúc nguyên khí tích luỹ hậu tự nhiên thông khai quan khiếu mà vận chuyển hà sa, hà sa vận xong rồi là khí trở về bên trong vậy”.
Phần thứ năm dưỡng đan
Phược hổ quy chân huyệt, khiên long tiệm ích đan.
(Trói hổ về chân huyệt, dẫn long dần thêm đan).
Hổ là khí mà long là thần. hai câu ấy tiếp theo đoạn văn trên mà đến. Người ta chờ ha sa vận xong, khí trở vào trong, bèn ngưng thần ở trong hàm dưỡng nó. (khế) nói rằng: “chân nhân dần dần uyên thâm, giữ phù du (khí trôi nổi bên ngoài) trở về trong”. Vận hành hà sa, có người nhằm chuyển chu thiên, người nhằm trực tiếp thấy trong huỳnh đình. Đạo môn ấy là pháp môn thượng thừa, nhưng vẫn không dùng thức thần vận mà tiên thiên khí tự nhiên vận hành.
Tính tu trừng nhược thuỷ, tâm dục tĩnh như sơn
(Tính cần trong như nước thuận, tâm muốn tĩnh như núi).
Trang sư nói: “người học đạo luyện tâm phải gắng sức không rời. Tâm nếu không luyện thì nguồn thuỷ không thanh, đan thành là huyễn đan, vậy sao có khả năng thoát sanh tử mà triều thượng đế?”.lai nói rằng: “ tâm nếu không tĩnh, buông mất cơ âm dương sanh sản, cũng không thể thái nó”.
Điều tức thu kim đỉnh, an thần thủ ngọc quan.
Điều tức là điều chân tức, mượn cái dụng của câu huyền vậy. gốc của chân tức (nội hô hấp) tại bên trong rốn, là nơi cơ nhất điểm sinh, gốc thân sống  thụ khí, sau khi nội tức sanh, ở quy trung (bên trong) trên dưới co duỗi lên xuống, do vì nhu hoà nên đối với thân người không thương hại, gọi là chân âm, đó là tiên thiên nhất khí bên trong thái hư. Do tiên thiên nhất khí có tính cương mạnh, như nội tức chân âm bên trong thân chưa qua nung luyện thì lúc tiên thiên khí đến thân, chân âm không thể hoà hợp hoá thành chân dương mà phản thành chân dương thì hai cực lớn thương hại thân thể, đến cùng cực tự đốt mà chết. cho nên hể lấy thần ôm khí, lấy khí vun trồng thần, thì thần khí hợp nhất và cơ sinh  nội tức ấy sẽ có chủ tể, dùng lấy dẫn dụ tiên thiên khí đến thân thì tự mất trí, đốt thân thành tật, với chân âm chân dương hợp làm một, tiện thể luyện hoá sắc thân. Bên trong chổ trống của ngực tồn tại bổn lai, không phải luyện sinh ra đích đến mà huyền quan cũng do tự nhiên. Tâm ấy thanh, khí ấy tịnh lấy thần ôm khí, tâm tức (tâm và hơi thở) hợp nhất, tự nhiên nhân tâm mất mà đạo tâm sinh, ngoại tức ẩn mà nội tức hiện. đợi tiên thiên khí từ trong hư vô, thu vào trong đỉnh nấu luyện nó, bất quá một giờ nửa khắc, tự thành đan ban đầu vậy. Trang sư nói; “ người tu không thể để tâm ấy trống không, định được thần ấy thì không thể đắc tiên thiên tổ khí. Có thể bất cẩn sao?. Điều tức là mệnh công, an thần là tính công, không làm gì chỉ xem hình dạng hai cái này, chủ yếu là làm nhất quán, sẽ là tính mệnh song tu”.
Nhật năng tăng thử mễ, hạc phát phục chu nhan.
(Mặt trời có thể làm tăng thêm hạt mễ. tóc trắng phục hồi dung nhan đẹp đẽ).
Tiên thiên khí là chí bảo cứu tử hồi sinh. Tuy người sắp chết đạt chút ít lại ít nghe theo cũng có thể nối lại sinh cơ. Khâu tổ nói rằng: “một ti (một phần trong mười vạn phần) dương khí chưa tuyệt thì không chết”. Trang sư nói: “pháp ấy biến đổi đơn giản, sao mà thế nhân lấy thay đổi ấy hiểu sự vận hành của biến đổi mà xem kỹ thì như bỏ xót, lại ở trong hư vọng, khoa trương , nói dối mà cầu nó, ngày ngày hao tán khí nguyên hoà, chưa thể đắc hơn một nữa tinh tường của cơ sinh điểm, chỉ chờ khí tuyệt, than ôi một mệnh, nhập lại luân hồi, vào thai trâu bụng ngựa, sao không xét cùng nghĩa lý, muốn có lại thân người mà không được huống chi nghe đạo vậy!”. Do chử mã (từ ngựa) đó mà tự nhiên nói rằng: “thân ấy không hướng kiếp này độ, đợi đến kiếp nào mới độ đây?”. Lại nói rằng : “trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày, một ngày sanh tử biết bao người”. phải cố gắng thôi!

Phần thứ sáu thai tức
Đắc đan thành tốc, tiên tương huyễn cảnh trừ. Tâm tâm thủ linh dược, tức tức phản kiền sơ.
(Đắc đan nhanh chóng, trước phải trừ huyễn cảnh. Tâm tâm thủ linh dược, tức tức phản lại kiền ban đầu).
Trang sư thường hỏi Dư rằng: huyễn cảnh là gì? Dư đáp rằng: tâm người khi tu hành sanh mọi giống phiền não đều là huyễn cảnh. Sư nói rằng: sự ấy là chuyện nhỏ. Cất tay giơ chân chẳng ai là không huyễn. thế gian cả thảy đều là huyễn vậy. suy nghĩ về nó cổ nhân nói rằng: “ tâm chết thì thần sông”. Nếu có thể trừ vọng tâm, nguyên thần có thể thấy vậy. giả sử nguyên thần an thủ về bên trong, cùng khí hoà hợp thì khí vun trồng thần mà thần thì ôm khí, cả hai tự lên xuống, ta tự không chứa khoảng tâm ấy. lâu ngày hành trì, hơi thở mũi miệng ẩn mà thai tức sanh vậy.
Khí phục (trở về) thông tam đảo, thần vong (quên) hợp thái hư.
Hơi thở mũi miệng tuyệt thì chân tức tự động, khí trời đất hoà hợp ở tam điền, tam điền là chỉ ba đoạn thượng trung hạ của thân thể, không chỉ khiếu huyệt, thật ra là chỉ toàn thân trên dưới. người học lúc ấy hết thảy phó mặc mọi thứ không nghe không hỏi, y theo tam vong quyết ( quên hình để dưỡng khí, quên khí để dưỡng thần, quên thần để hoàn hư) mà hành trì, tự có chân cảm ứng. hoặc hỏi ứng tại nơi đâu?. Đáp rằng: ứng tại huyền tẫn, ôi trở về trong ấy là cầu ở nơi huyền diệu, ngưng thần là cầu phép huyền diệu, tiên thiên khí là thể của huyền quan vậy. Trang sư nói rằng: “khí huyệt như cái trống, thần tựa cái chuỳ đánh trống. đánh trống tìm âm thanh, khấu đầu quan để cầu huyền”. các câu ấy là thiên cơ, ta xem xét lai muốn nói hoàn hưu (trở về nghỉ ngơi), hôm nay trình bày hết, xem xong không khinh nhe vậy.
Nhược lai dữ nhược khứ, vô xử bất chân như
(Tự nhiên đến cùng tự nhiên đi, không phân biệt được không là chân như).
Chân như mượn để chỉ tiên thiên khí, khí ấy đầy tràn khắp thái hư, không phân biệt được thì không có, là gốc của vạn vật, vạn vật nhờ khí ấy mà sanh, nguyên khí nhờ vạn vật để hiển hiện. cho nên vạn vật sanh diệt thì nhất khí co duỗi vậy. như bọt nước nổi bên trên cùng nước từ một thể, há có khác biệt sao!.

Phần thứ bảy hoả phù
Thai tức miên miên xử, tu phân động tĩnh ky. Dương quang đương ích tiến, âm phách yếu phòng phi
(Thai tức luôn luôn yên, đợi phân cơ động tĩnh, dương quang đang tiến thêm, âm phách yếu phòng bay lên).
Trở về trong chân tức động chánh dương bèn sinh, động lấy tĩnh trở về là âm lớn lên.dương sanh nên vận hoả nung luyện nó để thêm khí, âm lớn lên chủ yếu an định ôn dưỡng nó để dưỡng thần. (tiến hoả, thối phù đều không là vận chuyển hà sa, chú ý chính yếu! tiến hoả chỉ dương sanh, ngoại dương cảm ứng nhập vào thân; thối phù là âm khí trong thân dần lui. Tiến hoả thối phù đều chủ yếu giữ trong tâm thanh tĩnh). Bốn câu ấy là phần hoả phù đại cương,  phân nửa bài tiếp là phần tinh tế.
Đàm lí châu hàm cảnh, sơn đầu nguyệt thổ huy
(Trong đầm ngọc châu chứa cảnh, sơn đầu trăng nhả ra ánh sáng rực rở).
Sơn đầu là phủ của thần chỉ tâm vậy. nguyệt là thần vậy. sơn đầu nguyệt thổ huy, tâm linh minh nhu hoà chỉ hiện tượng nguyên thần ban đầu. châu, thử mễ bảo châu, là nơi ngưng nguyên khí. Châu hàm cảnh, chỉ kim đan mới kết. công phu tu hành ban đầu lấy thần ôm khí. Kế là lấy khí vun trồng thần (lấy dương khí điểm hoá âm thần, chính là lấy khản điền ly), đến lúc thần khí không rời, sẽ là công thành, toàn nhờ nguyên thần chiếu cố (soi chiếu), nên có cảnh tượng châu hàm cảnh, nguyệt thổ huy.
Lục thì hưu thiểu túng, quán khái dược miêu phì
(Sáu thời nghĩ ít buông thả, xem xét tưới dược thì mầm đầy tròn).
Một ngày mười hai giờ, tại sao nói chỉ sáu thời?. tiếp theo đoạn văn trên mà nói. Khởi đầu bốn câu là tổng cương, hai câu kế giải thích một đoạn công phu tiến hoả lấy tụ làm chủ (lấy thần ôm khí, nói rỏ tiên thiên nhất khí đến thân); hai câu ấy giải thích công phu thối phù chủ yếu lấy hàm dưỡng làm chủ (thường thanh thường tĩnh, quên hình, quên khí quên thần), cần đưa tâm lắng trong nó lại lắng trong. Trực tiếp đến thái cực ban đầu chưa phân chia, đại dược sanh có thể đợi tròn đầy hơn vậy.

Phần thứ tám tiếp dược
Nhất bán huyền ky ngộ, đan đầu như lộ ngưng, tuy vân năng cố mệnh, an đắc luyện thành hình.
Ngộ một nửa huyền cơ, đan đầu như lộ ngưng, tuy rằng có thể yên định mệnh, đắc an luyện thành hình.
Công phu đến đó, xem là tiểu thành, có thể bất lão tại thế, xem như chứng quả địa tiên. Vì hình hài chưa hoá, không thể lên đặng cửu tiêu. Nên thánh hiền cổ thường dạy người dời lô hoán đỉnh, tham gia lại ở mức thượng thừa. người tu ban đầu hạ thủ cố gắng rời thân không đắc. mà bám giử thân cũng không đắc. Nhưng sao mà trên đời viên thông vô ngại thì ít, việc thánh nhân xưa dạy người trước dưỡng thần khí trong thân, kế đến là bỏ chấp ngộ đạo. nếu có thượng căn lợi khí đang ở hạ thừa (bật thấp) đảm nhận mà tận tính liểu mệnh, một bước làm nên.
Tị quan thuần dương tiếp, thần duyên thấu thể linh, bộ hàm tu thận trọng, hoàn mãn tức phi đằng.
(Dùng mũi xem xét thần quang hợp, thần diên thấu thể linh. ngậm miệng chờ thận trọng,

vẹn tròn thì phi thăng).
Người tu hành thường ở lúc ấy tự nói đắc đạo, một mặt chấp trước ở phàm thượng thể, tuy có hiệu nghiệm là kéo dài tuổi thọ nhưng lại không chứng nghiệm quả hình thể hoá không nên để lại quở trách người ngu, mà nói trên đời không có tiên đạo, nếu chủ yếu luyện hình thành chân, thì sẽ có pháp, lấy chân không luyện hình làm tối thượng thừa. Dư tuy bất mãn nhưng hạnh phúc được thiên duyên, tối tăm được Trang sư chỉ dạy, thụ lấy khẩu quyết, giới cấm nói rằng: “ quý báu và giữ gìn nó, chớ có ý mình không phải người”. Dư từ khi thụ quyết về sau làm chút thí nghiệm, quả là có hữu hiệu lớn, bèn biết thầy không dối mình, càng thêm quý báu, không dám khinh nhẹ. Nay muốn ngậm miệng không nói thì mất bí chỉ của đạo môn; muốn thổ lộ chân quyết thì phạm lời thề. Bèn xét trước hết đưa lên giải bài với tổ Trang sư. Hạnh phúc là ngu dốt được ơn dạy bảo, bèn tiến lên nói sơ lược về nó, để cho người sau này tự ngộ. quyết nói rằng: hành công làm theo một đoạn công phu ngưng thần khí huyệt, ý tồn trở về trong, cùng nguyên khí trong thân hoà hợp giao cấu, gọi là ý thủ vào trong, thần ngự ở ngoài. Bên trong ấy nhất thần nhất ý không có ngã phân rạch ròi, thuần thì phải tự nhiên, không mượn một chút sức người. theo pháp hành trì, có thể đạt trong ngoài một hạt bụi không bám, thanh tĩnh sáng tròn, thân tâm cùng hư không tự nhiên không phân biệt thì nhất điểm chân nguyên trong thái hư thốt nhiên nhập vào (thần diên thấu thể), vui thích đạt được phi thăng vậy, ôi! Nếu ngày thường không luyện tính công thuần, sao có thể cảm đắc được báu vật vào nhà ấy? (đệ tử tông của ta ban đầu hạ thủ hành một đoạn công phu ngưng thần nhập khí huyệt thì ngày hôm sau có thể hành thêm công phu luyện hình, không thể nói ấy là thượng thừa, nên đợi công phu ban đầu thành, sau sẽ có thể luyện, như thế là ngộ việc lớn rồi vậy!)

Phần thứ chín luyện thần
Sanh tiền xá lợi tử, nhất đán nhập ngô hoài
(xá lợi tử trước mặt, một mai nhập lại vào ta)
Xá lợi tử là mầm kiên cố, còn gọi là phật cốt, ở đây đoạn văn trên mượn để chỉ thần diên (thái hư nhất khí). Xét khí ấy là bổn nguyên sinh mệnh của con người, không luận nghe, thấy, nói, làm, mừng, giận, thương, vui, chẳng ai là không do cái đó phát động, lâu ngày lâu tháng, nguyên khí hao kiệt hết, chỉ còn chết thôi, người dưỡng sinh xem xét ở đấy, bèn dạy người giảm suy nghĩ, quả dục (có ít dục vọng) lấy làm thuật dưỡng thọ bảo sanh (giử gìn sinh mệnh). Tuy có thể kéo dài chút ít năm tháng nhưng không được trường cửu. thần tiên xem xét ở đây, bèn theo bổn nguyên (nguồn gốc) mà hạ thủ công phu, dạy người đoạt chính khí của trời đất lấy làm bổ ích, dùng thì lúc nào cũng tròn đầy không giảm, trải nghiệm tiến một bước, thì đến bước trường sinh bất tử.
Thận tự trì doanh khí, nhu như phủ anh hài
(Cẩn thận như giử khí tràn đầy, mềm mại như vuốt ve trẻ thơ).
Cảnh tượng tiên thiên khác với đời thường. Tiên thiên cảnh tượng ra sao, người xưa không bám vào văn tự, sợ người chấp trước mà vọng tưởng. Trương tam phong nói “mười người có chín sợ chết rồi vậy”. chánh ngôn lúc ấy. người học đạo chỉ ở lúc ấy trải nghiệm chủ yếu thận trọng, mặc kệ biến hoá co duỗi ấy, ta tự nhiện chẳng nghe chẳng thấy thì sinh tử cùng để bên ngoài. Như vậy sao lo đạo không thể thành!
Địa môn tu cố bế, thiên quan yếu thiên khai. Tẩy trạc hoàng nha tịnh, sơn đầu chấn địa lôi
(Địa môn nên đóng chắc, thiên quan cần khai trước. tẩy rửa hoàng nha (mầm vàng) sạch sẽ, sơn đầu bị địa lôi làm rung động).
Địa môn là miệng. thiên quan là mũi. xét địa là quẻ khôn vậy, hình trạng bên trong (nội tượng) là tì vị (lá lách, dạ dày), dòng nước bao la trên thông ở miệng, cho nên khẩu là địa hộ (cửa ngỏ của đất) vậy. kiền là kim, hình trạng bên trong là phế, dưới che các tạng, trên thông với mũi nên ấy là thiên môn. Câu ấy chỉ người tu công phu đã đạt tịch cốc (nhịn ăn), có thể thường ăn linh khí mà không dùng hoả thực (có lẽ chỉ cơm gạo được nấu từ lửa), mỗi ngày chỉ ngồi trên giường đơn, tẩy rửa tâm quét sạch niệm (nghĩ nhớ), không để bụi trần làm nhơ bẩn linh minh thì thần khí tự nhiên hoà hợp. đang ở lúc ấy, tiện có cơ chấn động. Trang sư nói rằng: “ nhất chấn ấy là lúc vạn khiếu đồng khai (không giống như chấn động nhỏ đã nói ở trước), là khoảng giao của thiên nhân hợp phát vậy”.

Phần thứ mười phục thực
Đại dã thành sơn trạch, trung hàm tạo hoá tình
(đúc lớn thành núi đầm, trong Chứa tình tạo hoá).
Đại dã chỉ lúc nguyên sơ, trong tĩnh là động, nhân nhất động ấy mà sinh âm dương, âm dương phân thì hồng mông lìa , thiên địa sanh, vạn vật được nuôi dưỡng vậy. cho nên thánh nhân ngửa xem cúi xét lấy đó mà hiểu đạo vậy. người học đạo có thể biết động trong tĩnh, dương trong âm là đại sự xong vậy.
Triêu nghênh nhật ô khí (sớm đón khí mặt trời), dạ hấp nguyệt thiềm tinh (đêm hấp thu tinh mặt trăng), lúc đan có thể thái thủ, năm tháng ăn uống tinh hoa này thì thân thể sẽ tự nhẹ nhàng.
Triêu là giờ dương, dạ là giờ âm, không phải ý nói gần là sáng chiều của trời đất, mà là lời chỉ âm dương trong cơ thể của ta. Công phu đến đó, âm dương trong thân cùng thiên địa doanh hư (hư không trong trời đất) tương hô ứng ( tương ứng lẫn nhau có gọi thì có đáp), do vậy ta nên chờ khi ấy lấy cơ thiên nhân hợp phát. Hoặc hỏi: niên hoa, thì hậu giải thích ra sao?. Nói rằng: thì là thời tốt, năm là năm tốt. Trọng dương tử nói : “ khẩu quyết tâm ứng được thì ngộ thời khắc quý báu ấy”. bí chỉ bên trong ấy rất thâm sâu,người ấy mà không minh thệ với trời thì không cảm nhận được lời nói ấy vậy. (mặt trăng mặt trời vừa lên là lúc tốt nhất. Trang sư nói ấy là chân ngôn của tiên gia , chớ nói là của người thường).
Nguyên thần lai vãng xử, vạn khiếu phát quang minh.
(Nơi nguyên thần lai vãng, vạn khiếu phát quang minh).
Người ta chỉ một thân, thần không có chủ thì khí không sanh, khí tán loạn thì thần không linh. Thần khí có thể thay đổi cái dụng cho nhau vậy. cho nên tất cả người tu hành đều lấy thần chế khí, lấy khí dưỡng thần, thần khí hợp nhất thì đạo thành. đan đạo há có thể khác sao!

Phần mười một tịch cốc.
Kí đắc xan linh khí (đã đắc ăn linh khí), thanh lãnh phế phủ kì (kỳ lạ là phổi lạnh trong).
Chân nguyên đầy tròn, khí đầy không ăn là tịch cốc tự nhiên. Thể lực cường kiện, da thịt sáng nhuận, khí sinh hương lan là hiệu nghiệm của công phu, có ích chứ không có tổn. ôi! nếu tự ép bụng trống nhịn đối thì mặt mày khô héo, thần tối khí suy, không phải là chánh đồ trường sinh, mà thật là tìm đường chết nhanh.
Vong thần vô tương trứ (quên thần không có hình tướng để bám vào), hợp cực hữu không li (hợp cực thì rời khỏi có với không).
Công phu tiên đạo đến đây, đang hành pháp hỗn hoá, đưa thần khí hợp làm một, trở về thái hư, người tu ở lúc ấy quên thần dưỡng hư, trực tiếp đến nơi bổn lai (gốc đến) nguyên sơ chân nguyên (chân nguyên ban đầu). trong khẩu quyết ấy, lão thánh rất tường năm ngàn văn ngôn.
Triêu thực tầm sơn dụ (sáng tìm ăn khoai nước trên núi), hôn cơ thái trạch chi

(tối đói hái linh chi dưới đầm).
nhược tương yên hoả hỗn (nếu hoà trộn được khói lửa), thể bất lí dao trì (thân thể không cần đến dao trì)
Cái gọi là sơn dụ trạch chi không phải vật ngoài thân mà là chí bảo vốn có trong thân vậy, ấy là cơ sinh nhất điểm bên trong cơ thể,  hoặc theo trong hư không hấp thụ, tự nhiên càng nhuận sắc thân, không cần thức ăn được nấu bằng khói lửa nửa vậy. người tu đến đây sớm tuyệt ẩm thực, sao lại nói khoai nước và linh chi có thể xua cơn đói?. Tiên cô sợ người mờ mịt bởi ví dụ kia nên lại nói: nhược tương yên hoả hỗn (nếu hoà trộn được khói lửa), thể bất lí dao trì (thân thể không cần đến dao trì).

Phần mười hai diện bích
Vạn vật giai vân tất (tất cả mội việc đều xong), ngưng nhiên toạ tiểu kham

(ngưng như thế ngồi dưới tiểu kham).
Khinh thân thừa tử khí (thân nhẹ cỡi tử khí (khí tím)), tĩnh tính trạc thanh đàm

(tĩnh tính rửa đầm nước trong)
Công phu đến đấy, đã là không còn làm nữa, tuyệt không nói long hổ diên hống, lúc ấy thân tâm đã không còn nhiễm bám nữa rồi. Trang sư nói : “ chỉ tìm vô lợi danh, tuyệt trần cảnh để đi về an thân, không phân trưa tối nóng lạnh, chỉ có thủ trung bảo nguyên, một mặt tĩnh định, mặc kệ thần ma quỷ quái, hết thảy đáng ghét đáng yêu, tôi chỉ phó mặc không nghe không thấy”.
Khí hỗn âm dương nhất (khí trộn âm dương làm một), thần đồng thiên địa tam

( thần đồng với trời đất và tam tài )
Lúc ấy thần khí hợp nhất do phản hoàn đã đến cơ sinh tiên thiên nhất điểm, sách tử mất họ, sách tiên đăng tên. Âm dương không thể bắt giữ, quỷ thần không thể đo lường, chúng ta trái lại nặn đúc âm dương, trách mắng quỷ thần. Đang ở lúc ấy, người có thể cùng thiên địa xếp vào tam tài. Chính là lúc đại trượng phu công thành danh nên. Nhìn những người câu nệ danh lợi vẫn yên ổn không mỉm cười.
Công hoàn triêu ngọc khuyết (công phu vẹn toàn về chầu tại ngọc khuyết), trường khiếu xuất yên lam (khiếu lớn lên xuất khói lam)
Ngọc khuyết đế kinh là người học công thành hành mãn, phi thăng ngọc thanh, lễ thiên tôn và yết kiến đạo quân, làm bạn cùng đại la tiên mãi mãi, hãnh diện ra ngoài trời, qua kiếp kiếp không huỷ hoại. câu ấy thật chỉ dương thần theo nê hoàn cung thoát thể mà xuất ra ngoài, tổ Thuần dương nói rằng: “ cay đắng hai ba năm, sống sung sướng ngàn vạn năm”.

Phần mười ba xuất thần
Thân ngoại phục hữu thân (Ngoài thân lại có thân), phi quan huyễn thuật thành ( không quan làm ảo thuật), viên thông thử linh khí (linh khí ấy viên thông), hoạt bát nhất nguyên thần (tự do nhất nguyên thần).
Bên ngoài thân có thân sinh ra là dương thần cùng thân thể máu thịt của mình là một không phải là hai, ấy chính là đường lối thiên tiên, chánh tông huyền môn. Nguyên khí cùng nguyên thần là một vậy. Lấy lưu động ấy gọi là khí, lấy linh thông ấy gọi là thần, thần khí thật sự là một vật vậy, tên gọi là kim đan. Cha tử dương nói: “ học tiên cần phải học thiên tiên, chỉ có kim đan là đích tột cùng”. Kim đan đại đạo khó gặp nhưng dễ thành. Chủ yếu là phải biết đại đạo thiên tiên ấy, là ra khỏi yếu quyết sanh tử, không tích công phu lâu ngày không thể đắc nó. Pháp rất giản dị, không có pháp khác hay hơn, chỉ cần thần khí làm nguyên liệu. cho nên Tào hoàn dương nói : “ tiên đạo đơn giản dễ dàng, chỉ thần khí mà thôi”.

Một lời nói ấy lộ hết thiên cơ.
Hạo (sáng) nguyệt ngưng kim dịch, thanh liên (hoa sen xanh) luyện ngọc chân. Phanh lai ô thỏ tuỷ (nấu lại tuỷ quạ thỏ), châu kiểu bất sầu bần (ngọc châu sáng không còn lo nghèo hèn).
Hạo nguyệt thanh liên là nguyên thần vậy. kim dịch, ngọc chân là nguyên khí vậy. ô thỏ là chân âm dương. Châu là kim đan. Đạo tu hành chẳng qua là thần ôm khí, khí vun trồng thần, đến khi thần khí hỗn nhất không rời, thì công thành vậy. số câu ấy đưa ra toàn bộ trình “ hoà , bàn, thác , xuất, đại tiết lộ huyền cơ, dùng tâm có thể đến vậy.

Phần thứ mười bốn trùng cử
Giai kỳ phương xuất cốc (Đến kỳ hạn quý báo ấy sẽ xuất cốc), chỉ xích thượng thần tiêu (chỉ khoảng thước tất là lên đến thần tiêu), ngọc nữ tham thanh phượng (cởi phượng xanh),

tiên đồng hiến giáng đào (dâng đào đỏ).
Cốc chỉ thiên cốc nê hoàn, nơi thần nghỉ, chỉ xích ẩn dụ là gần. người tu thành đạo, cùng đạo đồng thể hợp chân, thái hư là ta, ta là thái hư, không tồn tại đích xác vấn đề xuất thần hay không xuất thần. người học đạo ba ngàn hạnh vẹn, tám trăm công tròn, bèn đắc nguyên hoàng chiếu mệnh, thoả thích thân trùng cử (thân trống không cử động), thẳng lên cửu trùng, yết kiến ngọc thanh, lễ ngọc hoàng, thọ cáo phong. ở lúc này, động là có quần chân ủng hộ, ngọc nử kim đồng theo hầu. hoặc nói: kim đồng ngọc nữ đều là thần tiên, sao lại hầu người? há thiên thượng cũng có câu thúc sao?. Nói rằng:  kim đồng ngọc nữ theo thân là quyến thuộc, đều là tam bộ bát cảnh các bật âm thần thọ nhận đan khí thuần dươg ta luyện cho nên hoá thành chư thần hộ pháp, há là bật ngoài thân sao?
Hoa tiền nguyệt hạ (hoa trước mặt, trăng lặng), lời nói cùng cực của tiên gia là vui vẽ vậy. một mai tiên phàm cách biệt, thì hại tâm thế nhân không tin tiên đạo chân thật, trái lại mơ mộng trong xa xôi hỗn độn, chìm nổi trong biển khổ, lấy khổ làm vui, chấp vọng làm chân. Nếu gặp một hai người phụng đạo, đối lại thêm cười. cho nên Trang sư nói rằng : “ không nói huyền diệu, không đàm đạo, ngậm miệng không cùng phàm phu tranh cải, nói thì kiền thần lại tiều tuỵ mà không có một người bằng lòng thọ giáo”.
Khôn đạo có mười bốn chương, khoảng nào hay một câu đều tổng quát trước sau, hoặc lấy một chương thuật lại trình tự, cho nên trước sau có liên quan với nhau. Người học tinh tế tâm thể ngộ (hiểu), lấy các chương trước sau tham khảo lẫn nhau, có thể thấy toàn bộ pháp quyết.

Công nguyên năm 2000. hàm chân tử kỳ phong

 

Trở lại Mục Lục



Thư Viện 1      4   5