纯阳派内丹法()小成丹法

                    

纯阳派内丹法(一)小成丹法
Thuần Dương phái nội đan pháp (nhất) tiểu thành đan pháp

纯阳派内丹法,据传,为唐代末五代道士吕洞宾所传。吕洞宾,道教奉为神仙,是八仙中传闻最广的仙人。姓吕,名岩,字洞宾。民间有“剑仙”、“酒仙”、“诗仙”之称。以钟离权为师,经钟生死财色四试,心无所动,于是传授金液大丹与灵宝毕法。据传,曾遇崔希范得授《人药镜》,方知修行性命。又遇火龙真君,传以“明交并之法”。吕洞宾的内丹理论对道教的影响颇深,后世假托吕著甚多,多数出自元明清时期。
Nội Đan pháp của Thuần Dương phái, theo truyền thuyết, là do đạo sĩ Lữ Đồng Tân truyền vào đời Ngũ Đại cuối đời Đường. Lữ Đồng Tân, đạo giáo suy tôn là Thần Tiên, là vị tiên được đồn đại nhiều nhất trong bát tiên. Tổ họ Lữ, tên Nham, tự Đồng Tân. Dân gian có các danh xưng “Kiếm Tiên”, “Tửu Tiên”, “Thi Tiên”. Thờ Chung Li Quyền tổ sư làm thầy, trải qua bốn thử thách về sinh tử tài sắc của Chung tổ, mà tâm không động, sau đó được truyền thụ Kim Dịch Đại Đan và Linh Bảo Tất Pháp. Theo truyền thuyết, từng gặp Thôi Hi Phạm mà được truyền [Nhập Dược Kính], mới biết tu hành Tính Mệnh. Lại gặp Hỏa Long Chân Quân, truyền cho “Nhật Nguyệt giao tịnh chi pháp”. Nội Đan lí luận của Lữ Đồng Tân tổ sư đối với đạo giáo có ảnh hưởng rất sâu, hậu thế mượn danh Lữ tổ sáng tác rất nhiều, đa số xuất phát từ thời Nguyên Minh Thanh.

一、小成丹法
I/ Tiểu thành Đan pháp

1、配合阴阳法:
1. Phối hợp Âm Dương pháp:


Hình 1

于每日卯时(5时-7时),面东背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心(图1)。待心定意凝之际,以鼻徐徐吸气,腹部随之凸起的同时,意想吸入之气贯入下丹田。随后闭气(即不吸也不呼,亦称断气),定息内观自身的病患之处,默数至21数时,再开口徐徐呼出。如此反复修炼9次。
Vào giờ Mão mỗi ngày (5 - 7 giờ sáng), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc, ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặt, bế mục minh tâm (Hình 1). Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, mũi từ từ hít Khí, phần bụng tùy theo mà cùng lúc phình lên, ý tưởng cái Khí hít vào đó xuyên vào Hạ Đan Điền. Tiếp theo bế khí (là không hít vào cũng không thở ra, cũng gọi là đoạn khí), định tức nội quán chỗ bị bệnh trên tự thân mình, đếm thầm đến 21, thì mở miệng rồi từ từ thở ra. Cứ vậy tu luyện qua lại 9 lần.

注意事项:吸气时不宜吸得太足,呼气时切勿呼尽,注意定息内观的治疗作用。
Chú ý: lúc hít khí vào không nên hít quá đầy, lúc thở khí ra không nên thở ra hết, chú ý tác dụng trị liệu của định tức nội quán.

2、天童不老法
2, Thiên đồng bất lão pháp


Hình 2

接上式,以舌搅动口中唾液,随后咽之,然后再开口发“呵”(ha)字音,再用两手掌上下搓擦脸颊10次(图2)。如此一咽一呵十搓。共做9遍。
Tiếp theo thức trên, dùng lưỡi ngoáy động trong miệng tiết nước bọt, rồi nuốt xuống, sau đó mở miệng phát ra âm “khà”, rồi dùng hai bàn tay chà xát lên xuống mặt má 10 lần (Hình 2). Cứ vậy một lần nuốt thì một lần “khà” và mười lần xoa. Làm đủ 9 lượt.
再叩齿36次。随后将两腿向前并拢伸展,在吸气的同时,上体前俯,两臂做挽弓张弩之状(图3);呼气时上体抬起恢复原状,两手收回于体侧(图4)。挽弓张弩动作左右各做一次为一遍,共做18遍,即可起身收功。

Hình 3

Rồi gõ răng 36 lần. Sau đó đem hai chân cùng duỗi ra trước và khép lại. Cùng lúc với hít khí vào thì thân trên cúi ra trước, hai cánh tay làm thành dạng giương cung căng nỏ (Hình 3); lúc thở khí ra thì thân trên ngẩng lên khôi phục lại nguyên trạng, hai tay thu hồi về hai bên thân mình (Hình 4). Động tác giương cung căng nỏ làm mỗi bên trái phải một lần là được một lượt, làm đủ 18 lượt, liền có thể đứng dậy thu công.

Hình 4

修炼原理:此为晨起时的修炼功法,运用的是大壮卦(三)卦象原理。吕洞宾认为:人的喜怒哀乐之气,经久则积于四肢,其血滞矣。经络为之不通。犹如大壮之卦,阳气虽盛,犹含阴气。故卯时练功,呵云咽雨,以泻心之积气,而集其神,再摩面挽弓,伸缩手足,于是经络通矣。气至而血行。久练之,其疾则永除。
Nguyên lí tu luyện: đây là công pháp tu luyện lúc buổi sớm mai, đây là vận dụng nguyên lí quái tượng của quẻ Đại Tráng (Càn). Lữ Đồng Tân cho rằng: khí hỉ nộ ai lạc của con người, lâu ngày sẽ tích ở tứ chi, làm trệ huyết vậy. Kinh lạc vì thế mà không thông. Giống như quẻ Đại Tráng, Dương Khí tuy thịnh, mà còn hàm Âm Khí. Nên khi luyện công vào giờ Mão, “khà” mây nuốt mưa, để tả cái khí bị tích lại của tâm, mà tụ tập Thần. Lại xoa mặt giương cung, co duỗi chân tay, thì làm kinh lạc thông vậy. Khí đến thì huyết hành. Luyện lâu thì bệnh tật sẽ bị trừ mãi mãi.

3、聚火还元法
3, Tụ Hỏa hoàn nguyên pháp

Hình 5

于每晚戊亥之间(21时一23时),面西背东(戊,西方)盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,将两目神光移视下丹田。然后采用逆式呼吸法,用鼻徐徐吸气,腹部微微凸起的同时,意想心中之火下降,外肾(阴囊)之火上升,两火交合于下丹田(图5)。呼气时,用鼻徐徐呼出,腹部也随之微微凹陷,但始终意注下丹田。如此一吸一呼之间,要注意吸气时的意念观想。呼吸次数不限,可自行掌握。如练功得法,下丹田即可发热。


Tả là xả ra chảy ra, ngược với bổ

Các buổi tối vào khoảng giữa hai giờ Tuất Hợi (21 đến 23 giờ), mặt hướng Tây lưng hướng Đông (Tuất, phương tây) ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặt, bế mục minh tâm. Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, thì đem Thần Quang của hai mắt di chuyển nhìn xuống Hạ Đan Điền. Sau đó sử dụng phương pháp hô hấp nghịch, dùng mũi từ từ hít khí vào, đồng thời phần bụng từ từ phình lên, ý nghĩ Hỏa trong Tâm hạ giáng, Ngoại Thận (Âm Nang) Hỏa thượng thăng, hai Hỏa này giao hợp ở Hạ Đan Điền (Hình 5). Lúc thở khí ra, dùng mũi từ từ thở ra, phần bụng cung theo đó từ từ xẹp xuống, chỉ là từ đầu đến cuối ý tập trung vào Hạ Đan Điền. Cứ như vậy trong lúc hít thở, cần chú ý đến ý niệm quán tưởng lúc hít khí vào. Số lượng hô hấp không giới hạn, có thể tự thi hành theo ý mình. Nếu như luyện công đắc pháp, Hạ Đan Điền liền có thể phát nhiệt.

4、聚米煮海法
4, Tụ mễ chử hải pháp

接上式,先以两手掌放置于脐眼的上下腹部,交错搓擦81次(图6)。复以两手掌环绕擦阴囊(睾丸)。
其具体方法是:先以左手掌从下兜托右睾丸,再用右手掌相合,两掌轻轻搓擦81次;两手再交换,搓擦左睾丸81次。随后,两手握固,意注下丹田;意想外肾与脐相对,使肾气与心气合于下丹田,并同时随着吸气,稍用暗劲上提阴囊。时间不限,上提阴囊的次数可自行掌握。

Hình 6
Tiếp theo thức trên, đầu tiên dùng hai bàn tay đặt ở phần bụng trên dưới rốn, thay nhau chà sát 81 lần (Hình 6). Rồi lại dùng hai bàn tay xoa xung quang Âm Nang.
Phương pháp cụ thể là: đầu tiên dùng bàn tay trái từ dưới tóm nâng hòn bên phải, rồi hợp với bàn tay phải, hai bàn tay nhẹ nhàng chà xát 81 lần; rồi hay tay đổi nhau, chà sát hòn bên trái 81 lần. Sau đps, hai tay nắm chặt, ý tập trung vào Hạ Đan Điền; ý nghĩ Ngoại Thận đối nhau với rốn, khiến Thận Khí với Tâm Khí hợp ở Hạ Đan Điền, đồng thời theo đó hít khí vào, hơi dùng sức ngầm nâng Âm Nang lên. Không hạn chế về thời gian, số lượt nâng Âm Nang lên có thể tự thi hành theo ý mình.

修炼原理:此为夜晚时的修炼功法,亥时为坤卦,乃入定之时,含育于内象。戊为西方,属坎卦,乃月亮升起之象。由此可以看出,这是修炼肾元精气的功法。久练此功,可提高脏腑的生理功能,起到固肾益气,壮阳补精的作用。特别是对肾脏病患,疗效显著。此功能使阴囊缩小,紧裹睾丸;亦可将睾丸自然升入两侧的腹股沟内。
Nguyên lí tu luyện: đây là công pháp tu luyện vào buổi tối, giờ Hợi là quẻ Khôn, là giờ nhập định, hàm dục nội tượng. Tuất là phương Tây, thuộc quẻ Khảm, là là hình tượng ánh trăng lên. Theo đó có thể thấy, đó là công pháp tu luyện Nguyên Tinh Khí của Thận. luyện công phu này lâu ngày, có thể nâng cao công năng sinh lí của tạng phủ, đạt đến tác dụng cố thận ích khí, tráng dương bổ tinh. Đặc biệt là đối với bệnh hoạn của tạng Thận, thì hiệu quả điều trị là rõ ràng. Công năng này khiến Âm Nang co nhỏ, bọc chắc Cao Hoàn; cũng có thể đem Cao Hoàn tự nhiên đi lên vào trong hai bên háng.

(注)吸提阴囊亦可在哺时(即申时,15时一17时)加修,此段时辰为否卦,阴阳二气互不相交。申乃身也,故能修成软裆功,将睾丸升入腹股沟内,且不影响生育能力。
Chú: hít nâng Âm Nang cũng có thể tu luyên thêm vào bộ thì (là giờ Thân, 15h đến 17h), giờ này thuộc quẻ Bĩ, lúc Âm Dương Nhị Khí không tương giao. Thân tức là thân (câu này hơi khó hiểu, chữ Thân trước là chi Thân, chữ thân sau là thân người), nên có thể tu thành Nhuyễn Đang Công-công phu háng mềm, đem Cao Hoàn đi lên vào trong háng, mà không ảnh hưởng đên năng lực sinh dục.

5、五丹炼聚法
5, Ngũ Đan luyện tụ pháp

待下丹田发热后,方可修炼此法。
Đợi sau khi Hạ Đan Điền phát nhiệt, mới có thể tu luyện pháp này.

于每日时辰巳之交(7时-1l时),面南背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,将两目神光移视下丹田,然后采用逆式呼吸法,意守下丹田。
Mỗi ngày vào giờ Thìn và Tị (7h - 1lh), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặn, bế mục minh tâm. Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, thì đem Thần Quang của hai mắt di chuyển nhìn xuống Hạ Đan Điền. Sau đó dùng phương pháp hô hấp nghịch, ý thủ Hạ Đan Điền.

于每日未申之交(13时-17时),面南背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,将两目神光移视下丹田,然后采用逆式呼吸法,意守下丹田。
Mỗi ngày vào lúc giao giữa giờ Mùi và Thân (13h -17h), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặn, bế mục minh tâm. Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, thì đem Thần Quang của hai mắt di chuyển nhìn xuống Hạ Đan Điền. Sau đó dùng phương pháp hô hấp nghịch, ý thủ Hạ Đan Điền.
于每日子午之交(23时-1时,11时一13时),面南背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,将两目神光移视下丹田,然后采用逆式呼吸法,意守下丹田。
Mỗi ngày vào giờ Tý và Ngọ (23h - 1h, 11h - 13h), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặn, bế mục minh tâm. Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, thì đem Thần Quang của hai mắt di chuyển nhìn xuống Hạ Đan Điền. Sau đó dùng phương pháp hô hấp nghịch, ý thủ Hạ Đan Điền.

于每日戌亥之交(19时-23时),面南背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,将两目神光移视下丹田,然后采用逆式呼吸法,意守下丹田。
Mỗi ngày vào giờ Tuất và Hợi (19h - 23h), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặn, bế mục minh tâm. Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, thì đem Thần Quang của hai mắt di chuyển nhìn xuống Hạ Đan Điền. Sau đó dùng phương pháp hô hấp nghịch, ý thủ Hạ Đan Điền.

于每日丑寅之交(1时-5时),面南背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,将两目神光移视下丹田,然后采用逆式呼吸法,意守下丹田。
Mỗi ngày vào giờ Sửu và Dần (1h - 5h), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặn, bế mục minh tâm. Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, thì đem Thần Quang của hai mắt di chuyển nhìn xuống Hạ Đan Điền. Sau đó dùng phương pháp hô hấp nghịch, ý thủ Hạ Đan Điền.

注意事项:按以上所述时辰顺序,每日修炼一个时段,五日为一周期,可反复修炼,自然收功。
Chú ý: theo nhưng những gì nói ở trên thời gian thuận theo thứ tự, mỗi ngày tu luyện một đoạn thời gian, năm ngày là một chu kì, có thể tu luyện nhiều lần, tự nhiên thu công.

 

修炼原理:这是炼养五脏精气的功法,其原理来自五行学说(图7)。
辰巳之间乃属心火,从五行相生原理而言,木生火;此段时辰修炼,可采肝木之精英炼就青金丹(肝为青色,故名)。
未申之交属肺金,从五行相生原理而言,火由土而生金,此段时辰修炼,可采心火之精英炼就红液丹(心为赤色,故名)。
子午之交属脾土,乃天地阴阳交会之时辰,此段时辰修炼,可采脾土之精英炼就黄芽丹(脾为黄色,故名)。
戌亥之交乃属肾水;从五行相生原理而言,金生水;此段时辰修炼,可采肺金之精英炼就西华丹(肺居西方,故名)。
丑寅之交乃属肝木,从五行相生原理而言,水生木;此段时辰修炼,可采肾水之精英炼就太微丹(肾为北水,天道盈亏之起点。大微,天地南宫也。此处喻示:欲登三清仙境,必从补肾强精开始)。
据吕洞宾讲,凡炼就一丹,即可享受百龄;若能五丹炼聚,即可长生久视。这显然是夸大其词,不可相信。我们应理解为,其本意是强调了五脏精气的重要性。

Hình 7

Nguyên lí tu luyện: đây là công pháp luyện dưỡng ngũ tạng Tinh Khí, nguyên lí của nó là từ học thuyết ngũ hành mà ra (Hình 7).
Trong khoảng Thìn Tị thuộc Tâm Hỏa, theo nguyên lí ngũ hành tương sinh mà nói, Mộc sinh Hỏa. Tu luyện trong đoạn thời gian này, có thể hái Tinh Anh của Can Mộc luyện thành Thanh Kim Đan (Can là màu xanh).
Trong khoảng Mùi Thân thuộc Phế Kim, theo nguyên lí ngũ hành tương sinh mà nói, Hỏa do Thổ mà sinh Kim. Tu luyện trong đoạn thời gian này, có thể hái Tinh Anh của Tâm Hỏa luyện thành Hồng Dịch Đan (Tâm là màu đỏ).
Trong khoảng Tý Ngọ thuộc Tì Thổ, là thời gian Thiên Địa Âm Dương giao hội. Tu luyện trong đoạn thời gian này, có thể hái Tinh Anh của Tì Thổ luyện thành Hoàng Nha Đan (Tì là màu vàng).
Trong khoảng Tuất Hợi thuộc Thận Thủy, theo nguyên lí ngũ hành tương sinh mà nói, Kim sinh Thủy. Tu luyện trong đoạn thời gian này, có thể hái Tinh Anh của Phế Kim luyện thành Tây Hoa Đan (Phế ở phương Tây).
Trong khoảng Sửu Dần thuộc Can Mộc, theo nguyên lí ngũ hành tương sinh mà nói, Thủy sinh Mộc. Tu luyện trong đoạn thời gian này, có thể hái Tinh Anh của Thận Thủy luyện thành Thái Vi Đan (Thận là Bắc Thủy, là khởi điểm của sự đầy vơi của Thiên Đạo. Thái Vi, là Nam Cung của trời đất. Sự tỉ dụ này cho thấy: muốn lên Tam Thanh Tiên Cảnh, phải bắt đầu từ bổ thận cường tinh).
据吕洞宾讲,凡炼就一丹,即可享受百龄;若能五丹炼聚,即可长生久视。这显然是夸大其词,不可相信。我们应理解为,其本意是强调了五脏精气的重要性。
Theo Lữ Đồng Tân tổ sư giảng, phàm luyện thành một loại Đan, liền có thể hưởng thụ Bách Linh (trăm tuổi). Nếu có thể luyện tụ được năm loại Đan, liền có thể trường sinh cửu thị. Đây hiển nhiên là lời nói khoa trương, không thể tin được. Chúng ta theo lý mài giải thì, bản ý là điểm trọng yếu là điều hòa mạnh mẽ Ngũ Tạng Tinh Khí.


Là Cao Hoàn, cũng là bìu và 2 hòn bi

纯阳派内丹法之中成丹法
Thuần Dương phái Nội Đan pháp chi trung thành Đan pháp
1、肘后飞金精
1, Trửu Hậu Phi Kim Tinh

金精,即元阳。所谓的“肘后飞金精”,是使肾气之元阳能量不传五脏,首过尾间闾下关,次过夹脊中关,沿督脉而上入玉京上关,以填大脑髓海。具体的操修技术如下:
Kim Tinh là Nguyên Dương. Cái gọi là “Trửu Hậu Phi Kim Tinh”, là dùng năng lượng Nguyên Dương của Thận Khí không truyền vào ngũ tạng, đầu tiên qua Vĩ Lư Quan, tiếp đến qua Giáp Tích Trung Quan, theo mạch Đốc mà lên Ngọc Kinh Thượng Quan, để làm đầy Đại Não Tủy Hải. Thao tác kĩ thuật cụ thể như sau:

于每日子丑寅之交(23时一5时),面南背北盘膝而坐,两手握固,闭目冥心。待心定意凝之际,垂肩塌腰(古称“蹲身”),胸向前俯,头部微偃于后,以此后闭夹脊双关(图8)。

Hình 8
Mỗi ngày, vào lúc giao các giờ Tý Sửu Dần (23h đến 5h), mặt hướng nam lưng hướng bắc, ngồi xếp bằng, hai tay nắm chặt, bế mục minh tâm. Đợi lúc tâm định ý ngưng, hạ vai lỏng eo (xưa gọi là “tồn thân-ngồi xổm”), ngực hướng ra trước cúi xuống, phần đầu hơi ngửa ra sau, sau khi làm thế là bế Giáp Tích Song Quan (Hình 8).
随后,两肘向后微微扇动一下,并伸腰(向前稍探身)的同时,配合吸气,用意念导引下丹田元阳之热能,沿尾闾穴升至夹脊(即大椎穴以下部位。图9)。此时仍保持仰面僵头的姿势,意注夹脊关。


Sau đó, hai cùi trỏ hướng ra sau nhẹ nhàng quạt nhẹ một cái, đồng thời cũng vươn vai (hướng ra trước hơi duỗi người), phối hợp hít Khí, dùng ý niệm đạo dẫn nhiệt năng của Hạ Đan Điền Nguyên Dương, men theo huyệt Vĩ Lư thăng đến Giáp Tích (là chỗ dưới huyệt Đại Truy. Hình 9). Lúc này vẫn giữ tư thế ngửa mặt chắc đầu, ý tập trung vào Giáp Tích Quan.

待夹脊气壮热极之时,再仰身恢复正身端坐,略昂头偃项,意注项后玉枕穴(图10)。

Hình 10
Đợi lúc Giáp Tích có Khí tráng nhiệt cực, lại ngửa người lại khôi phục thân hình ngồi ngay ngắn, chỉ bớt nghển đầu ưỡn cổ, ý tập trung vào huyệt Ngọc Chẩm sau gáy (Hình 10).

待项后玉枕处热极如火之际,舌抵上膊,低头曲项,放元阳真气直入玉京上关,以填髓海(图11)。

Hình 11
Đợi lúc chỗ Ngọc Chẩm sau gáy nóng như lửa, lưỡi chống hàm trên, cúi đầu gập cổ, phóng Nguyên Dương
Chân Khí vào thẳng Ngọc Kinh Thượng Quan, để bổ Tủy Hải (Hình 11).

此后,无论春夏秋冬,不拘时辰,均可飞金精入玉京上关,填补气化脑海。当口中滋生津液时,即可与玉液还丹”同步修炼。
Sau đó, vô luận xuân hạ thu đông, không phụ thuộc giờ giấc, đều có thể phi kim tinh vào Ngọc Kinh Thượng Quan, bồi bổ Khí hóa Não Hải. Lúc trong miệng sinh ra Tân Dịch, liền có thể đồng bộ tu luyện với Ngọc Dịch Hoàn Đan.

注意事项:此法修炼分段进行,节次而升,不可急于一日而至。当元阳人脑时,若产生神智昏懑现象,即可意守下丹田。
Chú ý: Tu luyện phép này phải phân đoạn tiến hành, lần lượt đi lên, không được vội vàng. Lúc Nguyên Dương vào não, nếu sinh ra hiện tượng thần trí hôn muộn, liền có thể ý thủ Hạ Đan Điền.

修炼原理:“肘后飞金精”属于原始而典型的勒阳关之法,以形体的俯仰动作和意念与呼吸的导引,来完成真气贯通督任二脉的整个运炼过程,故有“聚火开关”、“还精补脑”和“抽铅”等名称。
吕洞宾认为,吾俯其身,肾气启然相聚相合;若仰其身,则肾气自相离而散矣。故此,他采用先天八卦“三男三女”阴阳之说,来解释勒关之法(图12)。

Hình 12
Nguyên lí tu luyện: “Trửu hậu phi kim tinh” thuộc về phép siết Dương Quan nguyên thủy điển hình, dùng động tác hình thể ngửa cúi và ý niệm với hô hấp đạo dẫn, để hoàn thành toàn thể quá trình vận luyện Chân Khí quán thông hai mạch Đốc Nhâm, nên có các danh xưng “tụ hỏa khai quan”, “hoàn tinh bổ não” và “trừu Diên”.
Lữ Đồng Tân tổ sư cho rằng, ta cúi thân xuống, Thận Khí tự nhiên tương tụ tương hợp; nếu ngửa thân lên, thì Thận Khí tự xa nhau mà tán vậy. Nên ở đây, ông dùng thuyết Âm Dương của Tiên Thiên Bát Quái “tam nam tam nữ”, để giải thích phép siết Dương Quan (Hình 12).

所谓“三男”,即震卦(一)、坎卦(一)、艮卦(一);所谓的“三女”,即巽卦(一)、离卦(一)、兑卦(一)。震、坎、艮三卦为阳卦,阴多阳少;巽、离、兑为阴卦,阳多阴少。肾阳由坤卦之母卦而起,震卦本身为阳卦,又阴多阳少,故表示肾气一阳初升之景象。到夹脊关为离卦,到玉枕为兑卦,离、兑两卦均为阴卦,阳多阴少;故在表示肾阳不断地积累壮大和上升的同时,又暗示了肾阳为人体阴中之阳的寓喻。而由坤卦到乾卦爻卦的过程,正是勒阳关贯通督脉的过程。再由乾卦、巽卦、坎卦、艮卦回到坤卦之母卦的过程,则是真气流入下丹田,阳入阴,阴阳和合,贯通任脉的还丹过程。
“Tam nam” là quẻ Chấn quẻ Khảm và quẻ Cấn. “Tam nữ” là quẻ Tốn, quẻ Li và quẻ Đoài. Ba quẻ Chấn, Khảm, Cấn là Dương Quái-quẻ Dương, Âm đa Dương thiểu. Ba quẻ Tốn, Li, Đoài là Âm Quái-quẻ Âm, Dương đa Âm thiểu. Thận Dương từ Mẫu Quái quẻ Khôn mà khởi, quẻ Chấn bản thân là Dương Quái, mà Âm đa Dương thiểu, nên biểu thị cảnh tượng Nhất Dương sơ thăng của Thận Khí. Đến Giáp Tích Quan là quẻ Li, đến Ngọc Chẩm là quẻ Đoài. Hai quẻ Li, Đoài đều là Âm Quái, Dương đa Âm thiểu, nên biểu thị Thận Dương cùng lúc liên tục tích lũy lớn mạnh và đi lên, lại ám chỉ Thận Dương là Dương trong Âm của cơ thể con người. Quá trình của quái hào từ quẻ Khôn đến quẻ Càn, chính là quá trình siết Dương Quan quán thông mạch Đốc. Rồi quá trình từ quẻ Càn, quẻ Tốn, quẻ Khảm, quẻ Cấn hồi đáo Mẫu Quái quẻ Khôn, chính là quá trình hoàn đan Chân Khí lưu nhập Hạ Đan Điền, Dương nhập Âm, Âm Dương hòa hợp, quán thông mạch Nhâm.

此外,我们从五行学说的角度来理解,先天八卦卦序乃呈五行相生之势。修炼时辰规定在子丑寅之交,正是肾中精气生肝气之时;而肝气为阳,肾阳与肝阳之气相结合,正是督脉通关的能量动力。
Ngoài ra, chúng ta theo góc độ học thuyết ngũ hành mà lí giải, thứ tự quẻ của Tiên Thiên Bát Quái là lộ ra cái thế của ngũ hành tương sinh. Giờ giấc tu luyện quy định tại Tý Sửu Dần, chính là lúc Tinh Khí trong Thận sinh Can Khí, mà Can Khí là Dương, Thận Dương kết hợp với Khí của Can Dương, chính là năng lượng động lực thông quan mạch Đốc.

古人对夹脊三关的初始划分,是将人体二十四节脊骨的下三节视为与内肾相对,尾闾穴为下关,亦称初关。自尾闾穴之上的十八节称为中关;十八节以上的三节称之为天柱;天柱上称为玉京,即上关。而大脑则称为泥丸,亦称髓海。
Cổ nhân ban đầu phân chia Giáp Tích Tam Quan là đem ba đốt xương dưới của 24 đốt xương sống lưng coi là đối diện với Nội Thận, Vĩ Lư Huyệt là Hạ Quan, cũng gọi là Sơ Quan. Trên huyệt Vĩ Lư 18 đốt gọi là Trung Quan, trên 18 đốt 3 đốt gọi là Thiên Trụ, trên Thiên Trụ gọi là Ngọc Kinh, là Thượng Quan. Mà đại não thì gọi là Nê Hoàn, cũng gọi là Tủy Hải.

2、玉液还丹
2, Ngọc Dịch Hoàn Đan

当口中产生津液时,先以舌头搅动上腭及唇齿之间,炼去恶浊之津;然后将舌头后缩,使津液满口,随之不漱而咽。咽液时的操修方法如下。
Đương lúc trong miệng sản sinh nước bọt, đầu tiên dùng lưỡi quấy động khoảng giữa hàm trên và môi răng, luyện bỏ nước bọt xấu. Sau đó đem lưỡi co lại phía sau, để nước bọt đầy miệng, theo đó không nhổ ra mà nuốt xuống. Thao tác lúc nuốt dịch như sau:

凡春三月,肝气旺而脾气弱;咽液日用离卦(一),即在每日的辰巳之交进行修炼。
凡夏三月,心气旺而肺气弱;咽液日用巽卦(一),即在每日的未申之交进行修炼。
凡秋三月,肺气旺而肝气弱;咽液日用艮卦,即在每日的戌亥之交进行修炼。
凡冬三月,肾气旺而心气弱;咽液日用震卦(一),即在每日的丑寅之交进行修炼。
Phàm ba tháng mùa xuân, Can Khí vượng mà Tì Khí nhược, nuốt dịch hàng ngày dùng quẻ Li, tức là mỗi ngày tiến hành tu luyện vào giờ Thìn Tị.
Phàm ba tháng mùa hè, Tâm Khí vượng mà Phế Khí nhược, nuốt dịch hàng ngày dùng quẻ Tốn, tức là mỗi ngày tiến hành tu luyện vào giờ Mùi Thân.

Phàm ba tháng mùa thu, Phế Khí vượng mà Can Khí nhược, nuốt dịch hàng ngày dùng quẻ Cấn, tức là mỗi ngày tiến hành tu luyện vào giờ Tuất Hợi.
Phàm ba tháng mùa đông, Thận Khí vượng mà Tâm Khí nhược, nuốt dịch hàng ngày dùng quẻ Chấn, tức là mỗi ngày tiến hành tu luyện vào giờ Sửu Dần.

吕洞宾还指出,凡四季之月,人体五脏之精气皆有衰弱,但总体上均表现为脾气旺而肾气弱。而人体肾气为根源,故在四时之季月。的后十八日,除了修炼上述的咽液法,还应加修兑卦(即在卯时加修咽液之法)。唯独在秋季月的后十八日,只可用兑卦咽液法,而不炼艮卦之咽液法。
Lữ Đồng Tân tổ sư còn chỉ ra, phàm tứ quý chi nguyệt , ngũ tạng Tinh Khí của con người có suy nhược, nhưng trên tổng thể đều biểu hiện là Tì Khí vượng mà Thận Khí nhược. Mà Thận Khí là căn nguyên của cơ thể, nên tại 18 ngày sau cùng của quý nguyệt của bốn mùa, trừ việc tu luyện phép nuốt dịch nói trên, còn nên tu luyện thêm quẻ Đoài, tức là luyện thêm phép nuốt dịch vào giờ Mão. Chỉ độc ở 18 ngày của tháng cuối cùng mùa Thu, chỉ có thể dùng phép nuốt dịch vào lúc quẻ Đoài, mà không luyện phép nuốt dịch vào lúc quẻ Cấn.

注意事项:如果口腔中不生津液,可用舌头搅动口腔及上下齿之间,然后闭口缩舌,意注舌下玄膺穴,津液便会自生。
Chú ý: nếu như trong miệng không sinh nước bọt, có thể dùng lưỡi quấy động trong khoảng miệng và hàm trên hàm dưới, sau đó ngậm miệng co lưỡi, ý tập trung vào huyệt Huyền Ưng dưới lưỡi, nước bọt liền tự sinh.

修炼原理:所谓的“玉液”,即指口中所滋生的唾液或津液。但从仙学研究的角度而言,人体中的津液和口中滋生的唾液,与玉液有着很大的差别。津液,本是人体生理正常水液的总称。如唾液、胃液、肠液,关节腔内的液体,以及泪、涕、汗液、尿液等。其中清和稀薄的叫作“津”,浊而稠厚的叫作“液”;两者之间可以相互转化,所以古人一般将其合称为津液。
Nguyên lí tu luyện: cái gọi là “Ngọc Dịch”, tức là chỉ nước dãi hoặc nước bọt sinh ra trong miệng. Nhưng theo góc độ nghiên cứu Tiên học mà nói, thì Tân Dịch và nước dãi nước bọt trong miệng của con người, có khác biệt lớn với Ngọc Dịch. Tân Dịch vốn là danh xưng nói chung của các loại nước dịch sinh lí trong thân thể. Như nước dãi, dịch vị, dịch ruột, dịch khớp, cho đến nước mắt, nước mũi, mồ hôi... Trong đó cái trong và lỏng loãng gọi là “Tân”, đục mà dầy đặc gọi là “Dịch”. Giữa hai cái đó có thể hỗ tương chuyển hóa, vì thế cổ nhân gọi chung là Tân Dịch.
此外,古人也有依据四气三元之说,将人体生理的津液分为七种。如《黄庭内景经.上有章》云:“四气所合列宿分,紫烟上下三素云,灌溉五华植灵根,七液洞流冲颅间。”这里所谓的“四气”,是指春夏秋冬四时之气。所谓的“三素云”,是指人体三部丹田真元之气。二者合称七元,七元之气化为七液,流行两眉之间,灌溉五脏六腑。而七液实指心液、肝液、脾液、肺液,肾液、气液和血液。在我国传统医学中,一般指五脏所生出的液体。如《素问.宣明五气论》曰:“五脏化液,心为汗,肺为涕,肝为泪,脾为涎,肾为唾,是谓五液”。五液之由来,与五脏的生理功能和经脉所属及开窍有关。张志聪《素问集注》云:“五脏受水谷之津,津注于外窍而化为五液”。
Ngoài ra, cổ nhân cũng có căn cứ theo thuyết tứ khí tam nguyên, đem Tân Dịch của nhân thể sinh lí phân ra bẩy loại.
Như [Hoàng Đình Nội Cảnh Kinh. Thượng hữu chương] nói: “Tứ khí sở hợp liệt túc phân, tử yên thượng hạ tam tố vân, quán khái ngũ hoa thực linh căn, thất dịch đỗng lưu trùng lô gian”. “Tứ Khí” gọi đó là chỉ Khí của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. “Tam tố vân” gọi đó là chỉ Tam Điền Chân Nguyên Khí. Hai cái đó hợp lại gọi là thất nguyên, Khí của thất nguyên hóa thành bẩy loại dịch, lưu hành giữa lưỡng mi, tưới tắm ngũ tạng lục phủ. Mà thất dịch thực chỉ tâm dịch, can dịch, tì dịch, phế dịch, thận dịch, khí dịch và huyết dịch. Trong y học truyền thống nước ta, đều chỉ dịch thể do ngũ tạng sinh ra.
Như [Tố vấn. Tuyên minh ngũ khí luận] nói: “Ngũ tạng hóa dịch, tâm vi hãn, phế vi thế, can vi lệ, tì vi tiên, thận vi thóa, thị vị ngũ dịch”. Nguồn sinh ra ngũ dịch, có quan hệ với công năng sinh lí của ngũ tạng và kinh mạch của chúng với việc khai khiếu.
Trương Chí Thông [Tố vấn tập chú] nói: “Ngũ tạng thụ thủy cốc chi tân, tân chú vu ngoại khiếu nhi hóa vi ngũ dịch”.

玉液,则是因修炼者元阳能量的开发,将人体生理津液气化而形成的口液。因此,古人将其称之为肾液。这种液体滋味香甜,饮似琼浆甘露,似冰片香,如薄荷凉,具有润泽皮毛肌肤,滋润脏腑、经脉,充养骨髓、脑髓,润滑眼、鼻、口等孔窍,滑利关节等重要作用。也是修炼者降心火,养心神,除烦恼,促进内分泌功能的重要途径。敖此,古人又将玉液称之为灵液、神水、醴泉、醍醐、黄花、刀圭等名称。甚至将其视为修炼金丹之本,并且当作“丹药”一样来看待。
Ngọc Dịch, tức là vì nguyên dương năng lượng của người tu luyện khai phát, đem tân dịch sinh lí của nhân thể khí hóa mà hình thành dịch trong miệng. Nhân thử, cổ nhân gọi đó là Thận Dịch. Dạng dịch thể này mùi vị thơm ngọt, uống như quỳnh tương cam lộ, như mùi thơm của băng phiến, như vị mát của bạc hà, đều có tác dụng quan trọng làm nhuận trạch da thì cơ bắp, tư nhuận tạng phủ, kinh mạch, sung dưỡng cốt tủy, não tủy, nhuận hoạt cá khổng khiếu mắt mũi miệng, hoạt lợi khớp xương. Vậy là người tu luyện giáng Tâm Hỏa, dưỡng Tâm Thần, trừ phiền não, thúc giục con đường quan trọng có công năng rỉ ra bên trong. Qua đó, cổ nhân cũng gọi Ngọc Dịch là Linh Dịch, Thần Thủy, Lễ Tuyền, Đề Hồ, Hoàng Hoa, Đao Khuê. Thậm chí xem nó là gốc đề tu luyện Kim Đan, cũng có người xem nó là một dạng “Đan Dược”.

我们从“玉液还丹”的操修技法中可以看到,吕洞宾采用的是先天八卦之原理,并以八卦配八节,以一日之功,攒一年之候,来炼养五脏之精气。“八节”即立春、春分、立夏、夏至、立秋、秋分、立冬、冬至八个节气;将八节配以八卦、四时、五行、五脏和时辰,即如图13所示。但具体的操修方法,则在于识五行之理,即五行学说的生克规律。
Chúng ta từ trong thao tác tu luyện “Ngọc Dịch Hoàn Đan” có thể thấy, Lữ Đồng Tân tổ sư chọn dùng nguyên lí Tiên Thiên Bát Quái, rồi dùng bát quái phối với bát tiết, lấy công phu một ngày, hội tụ thời gian một năm, để luyện dưỡng ngũ tạng Tinh Khí. “Bát tiết” là tám tiết khí Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí. Đem bát tiết phối với thời gian của bát quái, tứ thì, ngũ hành, ngũ tạng, tức như Hình 13. Nhưng phương pháp thao tác tu luyện cụ thể, thì ở việc hiểu cái lí của ngũ hành, là quy luật học thuyết ngũ hành sinh khắc.

Tứ quý chi nguyệt: Tứ quý là bốn mùa xuân hạ thu đông. Tứ quý chi nguyệt là bốn tháng cuối của bốn mùa. Ví dụ 3, 6, 9, 12, cũng gọi là quý nguyệt.

Hình 13

吕洞宾认为,五行有生克,五脏有盛衰。如春之三月,应离卦属木,肝盛而脾衰,是为木强而土弱(木克土)。故在每日的辰巳之交(7时一11时)进行咽液修炼,以火克木而生土,即所谓的“损肝而益脾”,以达到平衡五脏精气之目的。
Lữ Đồng Tân tổ sư cho rằng ngũ hành có sinh khắc, ngũ tạng có thịnh suy. Như ba tháng mùa Xuân, ứng với quẻ Li thuộc Mộc, Can thịnh mà Tì suy, là vì Mộc cường thì Thổ nhược (Mộc khắc Thổ). Nên mỗi ngày vào giờ Thìn Tị (7h đến 11h) tiến hành tu luyện nuốt dịch, để Hỏa khắc Mộc mà sinh Thổ, là là nói “tổn Can mà ích Tì”, để đạt được mục đích tinh khí ngũ tạng cân bằng.

又如在四时之季月的后十八日加修兑卦,兑卦在四时中应夏季,在五脏属心火,在五行中属金,又要求在卯时进行修炼。由此可以看出,这是采用肝木以生心火,再以心火养脾土而生金(肾阳为金精)的功法。而兑卦在外八卦中为口,不仅与肺相关连,同时也突出了咽液之道的理论内涵。
Lại như 18 ngày cuối của quý nguyệt trong bốn mùa tu luyện thêm quẻ Đoài, quẻ Đoài trong bốn mùa thì ứng với mùa Hạ, trong ngũ tạng thì thuộc Tâm Hỏa, trong ngũ hành thì thuộc Kim, nên mới cần tiến hành tu luyện vào giờ Mão. Theo đó có thể thấy được, đây là công pháp chọn dùng Can Mộc để sinh Tâm Hỏa, rồi dùng Tâm Hỏa để dưỡng Tì Thổ mà sinh Kim (Thận Dương là Kim Tinh). Mà quẻ Đoài ở ngoài bát quái thì là miệng, không chỉ liên quan lẫn nhau với Phế, mà đồng thời cũng làm nổi bật lí luận nội hàm của đạo nuốt dịch.

3、玉液炼形法:
3, Ngọc Dịch luyện hình pháp:

先修炼“肘后飞金精”,再接着修炼“玉液炼形法”。所谓的“玉液炼形”,即是运用意念,导引口中咽下的玉液按一定路线在体内运行。具体操修方法如下。
Đầu tiên tu luyện “Trửu hậu phi kim tinh”, rồi tiếp tục tu luyện “Ngọc dịch luyện hình pháp”. “Ngọc dịch luyện hình” là nói về vận dụng ý niệm, đạo dẫn việc nuốt Ngọc Dịch trong miệng vận hành theo lộ tuyến nhất định trong cơ thể. Thao tác tu luyện cùng phương pháp cụ thể như sau:

首先意注舌下玄膺穴,待津液满口后,微漱数遍,便可咽下。同时,用意念徐徐导引下重楼(食管),渐达膻中穴、尻尾穴、中脘穴、神阙穴,至气海穴而止。用鼻吸气时无意念,当呼气时,意念津液自气海分成两路,沿左右大腿的膝盖至足三里时,再下至脚背、大拇趾,转入脚底涌泉穴。再次吸气时,用意念导引津液由脚跟,脚腕内踝后,循小腿大腿内侧而上,至尾闾穴合为一处,并过长强穴、肾堂,至大椎穴。呼气时,意念导引津液由两肩、两膀、两臂的外侧到手背,分送至两手掌劳宫穴。再次吸气时,用意念导引津液由两掌劳宫穴经手腕、两臂、两膀的内侧,过胸傍历腮后,自脑入顶合于百会穴。呼气时,意念导引津液由百会下明堂,入上腭,以舌上抵而迎之,至玄膺穴而止(图14)。此为一转。稍停,再按照上述运炼过程和路线,反复运炼3-9遍。收功时,先意守下丹田片刻,然后再起身自然下坐。
Đầu tiên ý tập trung vào huyệt Huyền Ưng dưới lưỡi, đợi sau khi nước bọt đầy miệng, súc nhẹ vài lượt, liền có thể nuốt xuống. Đồng thời, dùng ý niệm từ từ đạo dẫn xuống Trung Lâu (thực quản), dần đến huyệt Đản Trung, huyệt Cửu Vĩ, huyệt Trung Quản, huyệt Thần Khuyết, đến huyệt Khí Hải thì dừng. Lúc dùng mũi hít khí thì không có ý niệm, lúc thở khí ra thì ý niệm là nước bọt từ Khí Hải phân ra hai đường, theo hai đùi trái phải đến đầu gối rồi đến huyệt Túc Tam Lí, rồi xuống đến mu bàn chân, đến ngón chân cái, chuyển vào lòng bàn chân vào huyệt Dũng Tuyền. Tiếp tục lúc hít Khí, dùng ý niệm đạo dẫn nước bọt theo gót chân, mắt cá trong cẳng chân, qua mặt trong cẳng chân và đùi mà lên, đến huyệt Vĩ Lư hợp lại một chỗ, cùng qua huyệt Trường Cường, Thận Đường, đến huyệt Đại Truy. Lúc thở khí ra, ý niệm đạo dẫn nước bọn theo hai vai, hai hông, bên ngoài hai cánh tay đến mu bàn tay, phân đến huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay. Tiếp tục lúc hít khí, dùng ý niệm đạo dẫn tân dịch từ huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay quan cổ tay, hai cánh tay, bên trong hai vai, qua hai bên ngực tới sau hàm, từ não vào đỉnh đầu hợp ở huyệt Bách Hội. Lúc thở khí, ý niệm đạo dẫn tân dịch từ Bách Hội xuống Minh Đường, vào hàm trên, dùng lưỡi chống lên để đón nó, đến huyệt Huyền Ưng thì dừng (Hình 14). Đây là một vòng. Dừng lại một chút, rồi vận luyện theo quá trình và lộ tuyến như trên, vận luyện khoảng độ 3-9 lần. Lúc thu công, đầu tiên ý thủ Hạ Đan Điền một chút, sau đó đứng dậy tự nhiên hạ tọa.

注意事项:在运炼过程中,呼吸与意念的导引要同步运行,并熟练掌握其运炼路线。
Chú ý: trong quá trình vận luyện, hô hấp và ý niệm đạo dẫn cần vận hành đồng bộ, cần luyện thuần thục nắm chắc lộ tuyến vận luyện.

修炼功效:据吕洞宾所讲,“玉液炼形”后,人体血液会转变为白膏(外丹名词,即胡粉的隐名),为琼花,莹然洁白。实际是指,玉液经反复气化后质量上的提高。肝受之,则光盈于目,而目如点漆;心受之,口生灵液而液为白雪(眼前出现的光明,即虚室生白);脾受之,则肌若凝脂而瘢痕尽除;肺受之,则鼻闻天香而颜复少年;肾受之,耳中常闻弦管之音。这些描述虽然夸大了其修炼功效,但其炼养效果还是显而易见的。
Tu luyện công hiệu: Theo Lữ Đồng Tân tổ sư giảng, sau khi “Ngọc dịch luyện hình”, nhân thể huyết dịch liền chuyển biến thành bạch cao (danh từ của Ngoại Đan, là ẩn danh của hồ phấn), là Quỳnh Hoa, sáng sủa thanh khiết. Thực tế là chỉ, Ngọc Dịch sau khi trải qua nhiều lần khí hóa chất lượng được nâng cao. Can nhận được nó, thì ánh sáng đầy mắt, mà mắt đen lay láy; Tâm được nó, thì miệng sinh Linh Dịch mà Dịch thành Bạch Tuyết (ánh sáng xuất hiện trước mắt, là cảnh hư thất sinh bạch); Tì nhận được nó, thì thịt như mỡ đông mà xước sẹo hết sạch; Phế nhận được nó, thì Tị ngửi thất mùi thơm của trời mà sắc diện trở lại như thiếu niên; Thận nhận được nó, thì trong tai thường nghe thấy âm thanh tiếng nhạc. Các miêu tả đó dù là khoa trương về công hiệu của tu luyện, thì hiệu quả luyện dưỡng là hiển nhiên dễ thấy.

4、金液还丹:
4, Kim Dịch Hoàn Đan:

修炼“玉液炼形法”日久,自觉精气已贯通诸经,亦能通达诸窍之时,即可修炼“金液还丹”。具体操修功法如下:
Tu luyện “Ngọc Dịch luyện hình pháp” lâu ngày, tự thấy Tinh Khí đã quán thông các kinh mạch, cũng có thể có lúc thông đến các khiếu, liền có thể tu luyện “Kim Dịch Hoàn Đan”. Thao tác tu luyện cùng công pháp cụ thể như sau:

于每日子时(23点—1点),两手叠掌(左上右下),面南背北盘膝而坐,舌抵上腭,闭目冥心,意注下丹田(图15)。待心定意凝,丹田发热之际,垂肩塌腰,胸向前俯,头部微偃于后,封闭夹脊双关(图16)。随后,向前稍探身的同时,配合吸气,用意念导引下丹田元阳能量(此时称为金晶),沿尾闾穴升至夹脊(即大柱穴以下部位,图17)。此时,仍保持仰面偃头的姿势,意注夹脊关。待夹脊气壮热极之时,再仰身恢复正身端坐,略昂头偃项,意注项后玉枕穴处(图18)。待项后热极如火之际,低头曲项,放金晶人玉京上关,以填髓海(图19),此名为“肘后飞金晶”。此时,舌下金液自来,故曰既济。待金液满口之后,点头咽下,并用意念导引至下丹田,即为“金液还丹”。如此返复修炼,金液还元即可凝聚成内丹。修炼日久,一道金光自起,环绕周身,即名曰“金液炼形”。
Mỗi ngày vào giờ Tý (23h đến 1h), hai tay chồng lên nhau (trái trên phải dưới), mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, lưỡi chống hàm trên, bế mục minh tâm, ý tập trung vào Hạ Đan Điền (Hình 15). Đợi đến lúc Tâm định Ý ngưng, Đan Điền phát nhiệt, hạ vai lỏng eo, ngực cúi xuống phía trước, đầu hơi ngửa ra sau, để phong bế Giáp Tích Song Quan (Hình 16). Sau đó, đồng thời với hướng ra trước hơi duỗi người, phối hợp hít khí vào, dùng ý niệm đạo dẫn năng lượng Nguyên Dương của Hạ Đan Điền (lúc này gọi là Kim Tinh), theo huyệt Vĩ Lư lên đến Giáp Tích (tức bộ vị phía dưới huyệt Thiên Trụ, Hình 17). Lúc này, vẫn giữ tư thế ngửa mặt ngửng đầu, ý tập trung vào Giáp Tích Quan. Đợi lúc Giáp Tích khí tráng nhiệt cực, liền ngẩng người lên khôi phục ngồi thẳng thân mình, hơi nghển đầu ngửa cổ, ý tập trung vào chỗ huyệt Ngọc Chẩm sau gáy (Hình 18). Đợi lúc sau gáy nhiệt cực như hỏa, cúi đầu gập cổ, phóng Kim Tinh vào Ngọc Kinh Thượng Quan, để bồi bổ Tủy Hải (Hình 19), đây gọi là “trửu hậu phi kim tinh”. Lúc này, dưới lưỡi Kim Dịch tự tới, nên gọi là kí tế. Đợi sau khi Kim Dịch đầy miệng, cúi đầu nuốt xuống, cùng lúc dùng ý niệm đạo dẫn đến Hạ Đan Điền, tức là “Kim Dịch Hoàn Đan”. Cứ vậy tu luyện nhiều lần, Kim Dịch hoàn nguyên liền có thể ngưng tụ thành Nội Đan. Tu luyện lâu ngày, một đạo Kim Quang tự khởi, quấn quanh chu thân, tức là nói “Kim Dịch luyện hình”.

注意事项:“肘后飞金晶”要逐节勒关,分段进行,切勿急于求成。
Chú ý: “Trửu hậu phi kim tinh” cần lần lượt lặc quan, phân đoạn tiến hành, tuyệt không được nóng vội cầu mau thành.

修炼原理:怎样理解“金液”是“金液还丹”功法的关键之处。吕洞宾认为,所谓金液,即肾气合于心气,薰蒸于肺而生化成的口液。肺为华盖(肺叶象古代帝王车乘上遮日的车盖),下罩二气,肺脏在五行中属金,故肾气与心气所化生的口液,即被称之为“金液”。若将金液咽人下丹田,再自尾闾穴沿督脉升之,即名曰“飞金晶”。“晶”字之本意,乃气态或液态物质的精华体。由此可以看出,玉液到金液的修炼转化过程,正是人体生理津液在元阳能量的薰蒸作用下,不断升华的过程。而金晶这一物质精华,正是形成内丹的基础。
Nguyên lí tu luyện: Sai mà lí giải “Kim Dịch” là cái quan trọng của công pháp “Kim Dịch Hoàn Đan”. Lữ Đồng Tân tổ sư cho rằng, Kim Dịch là nói Thận Khí hợp với Tâm Khí, hun đốt ở Phế mà sinh hóa thành dịch trong miệng. Phế là Hoa Cái-lọng hoa (lá phổi có hình tượng là cái lọng hoa che trên xe của đế vương ngày xưa), phủ xuống Nhị Khí, Phế tạng trong ngũ hành thuộc Kim, nên dịch trong miệng do Thận Khí với Tâm Khí hóa ra, liền bị gọi là “Kim Dịch”. Nếu đem Kim Dịch nuốt vào Hạ Đan Điền, rồi từ huyệt Vĩ Lư theo mạch Đốc đi lên, tức gọi là “phi kim tinh”. Bản ý của chữ “Tinh” là dạng tinh hoa vật chất trạng thái khí hoặc trạng thái dịch. Theo đó có thể thấy, quá trình tu luyện chuyển hóa từ Ngọc Dịch đến Kim Dịch chính là tác dụng hun đốt của năng lượng Nguyên Dương trong Tân Dịch của sinh lí cơ thể con người, quá trình thăng hoa không ngừng. Mà Kim Tinh là một dạng tinh hoa vật chất, chính là cơ sở hình thành Nội Đan.

此外,我们若从学术研究的角度来考察,不论是玉液还是金液,都滋生于舌下。在我国传统医学的记载中,舌下共有左中右三穴(图14),左曰金津,右曰玉液,中曰玄膺,皆注生甘泉以灌于气海。气海者人之生命之门,生死之地也。故金津亦曰柙,玄屑亦曰气,玉液亦曰精。此乃钟吕丹法咽液之道的秘诀所在。
Ngoài ra, nếu chúng ta theo góc độ nghiên cứu học thuật mà khảo sát, thì bất luận là Ngọc Dịch hay là Kim Dịch, đều sinh ra ở dưới lưỡi. Trong những gì mà y học truyền thống nước ta chuyển tải, thì dưới lưỡi có tổng cộng phải trái 3 huyệt (Hình 14), trái là Kim Tân, phải là Ngọc Dịch, giữa là Huyền Ưng, đều chảy ra Cam Tuyền mà rót vào Khí Hải. Khí Hải là cửa sinh mệnh của con người, là chỗ sinh tử vậy. Nên Kim Tân cũng gọi là Thần, Huyền Ưng cũng gọi là Khí, Ngọc Dịch cũng gọi là Tinh. Đây là bí quyết của đạo nuốt dịch trong Chung Lữ đan pháp.

纯阳派内丹法之大成丹法(图)
Thuần Dương phái Nội Đan pháp chi đại thành Đan pháp (Hình )
三、大成丹法:
3/ Đại thành Đan pháp:

炼气集神朝元法:
Luyện Khí tập Thần triều nguyên pháp:

当“金液还丹”修炼日久,感觉下丹田有物(内丹)时,即可修炼此法。具体操修方法如下:
Đương “Kim Dịch Hoàn Đan” tu luyện lâu ngày, lúc cảm giác Hạ Đan Điền có một vật (Nội Đan), liền có thể tu luyện phép này. Thao tác tu luyện cùng công pháp cụ thể như sau:

1、炼肝气法:
1. Luyện Can Khí pháp:

凡春三月,于每月的甲乙日(十五至三十日)的寅卯之交(3点—7点),两手叠掌,面南背北盘膝而坐,舌抵上腭,闭目冥心,意守下丹田(图15)。待心定意凝,丹田发热之际,便升身起火,行“肘后飞金晶”之法(图16—图19)。金液满口后,点头咽下,并用意念导引至下丹田,随后自然呼吸,凝神意守下丹田。
Phàm ba tháng mùa Xuân, vào giờ Dần Mão (3h đến 7h) ngày Giáp Ất mỗi tháng (ngày 15 đến 30), hai tay chồng lên nhau, mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, lưỡi chống hàm trên, bế mục minh tâm, ý thủ Hạ Đan Điền (Hình 15). Đợi lúc Tâm định Ý ngưng, Đan Điền phát nhiệt, liền dướn người thân khởi Hỏa, thi hành phép “trửu hậu phi kim tinh” (Hình 16 - Hình 19). Sau khi Kim Dịch đầy miệng, cúi đầu nuốt xuống, cùng lúc dùng ý niệm đạo dẫn đến Hạ Đan Điền, sau đó tự nhiên hô hấp, ngưng Thần ý thủ Hạ Đan Điền.

肝为春木,犹惧肺金之盛而伤其肝,故在春三月初三至十六日的兑时(即兑卦辰时),加修肝气法,以心火克肺金而旺肝木。又由于肝木克脾土,肝盛则脾必弱,故需在春三月每日的辰戌丑未四时起火炼脾,以增强脾土之气。
Can là Xuân Mộc, vì sợ Phế Kim thịnh làm thương Can, nên lúc quẻ Đoài ngày mùng 3 đến ngày 16 (là giờ Thìn quẻ Đoài) của ba tháng mùa Xuân, tu thêm Can Khí pháp, dùng Tâm Hỏa khắc Phế Kim mà vượng Can Mộc. Lại vì Can Mộc khắc Tì Thổ, Can thịnh thì Tì Thổ tất nhược, nên cần vào bốn giờ Thìn Tuất Sửu Mùi mỗi ngày trong ba tháng mùa Xuân khởi Hỏa luyện Tì, để tăng cường Khí của Tì Thổ.

2、炼心气法:
2. Luyện Tâm Khí pháp:

凡夏三月,于每月的丙丁日(初八至二十三)的巳午之交(9点—13点),两手叠掌,面南背北盘膝而坐,舌抵上腭,闭目冥心,意守下丹田(图15)。待心定意凝,丹田发热之际,便升身起火,行“肘后飞金晶”之法(图16—图19)。金液满口后,点头咽下,并用意念导引至下丹田,随后自然呼吸,凝神意守下丹田。
Phàm ba tháng mùa Hè, vào giờ Tị Ngọ (9h đến 13h) ngày Bính Đinh mỗi tháng (ngày mùng 8 đến 23), hai tay chồng lên nhau, mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, lưỡi chống hàm trên, bế mục minh tâm, ý thủ Hạ Đan Điền (Hình 15). Đợi lúc Tâm định Ý ngưng, Đan Điền phát nhiệt, liền dướn người thân khởi Hỏa, thi hành phép “trửu hậu phi kim tinh” (Hình 16 - Hình 19). Sau khi Kim Dịch đầy miệng, cúi đầu nuốt xuống, cùng lúc dùng ý niệm đạo dẫn đến Hạ Đan Điền, sau đó tự nhiên hô hấp, ngưng Thần ý thủ Hạ Đan Điền.

心为夏火,犹惧肾水之盛而伤其心,故在夏三月初一至初三的巽时(即巽卦未时)加修心气法,以脾土克肾水而旺心火。又由于心火克肺金,心火盛则肺金必弱,故需在夏三月每日的申时起火炼肺,以增强肺金之气。
Tâm là Hạ Hỏa, vì sợ Thận Thủy thịnh làm thương Tâm, nên lúc quẻ Tốn ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 (là giờ Mùi quẻ Tốn) của ba tháng mùa Hè, tu thêm Tâm Khí pháp, dùng Tì Thổ khắc Thận Thủy mà vượng Tâm Hỏa. Lại vì Tâm Hỏa khắc Phế Kim, Tâm thịnh thì Phế tất nhược, nên cần vào giờ Thân mỗi ngày trong ba tháng mùa Hạ khởi Hỏa luyện Phế, để tăng cường Khí của Phế Kim.

3、炼肺气法
3, Luyện Phế Khí pháp

凡秋三月,于每月庚辛日(初三至十六)的申酉之交(15点—19点),两手叠掌,面南背北盘膝而坐,舌抵上腭,闭目冥心,意守下丹田(图15)。待心定意凝,丹田发热之际,便升身起火,行“肘后飞金晶”之法(图16—图19)。金液满口后,点火咽下,并用意念导引至下丹田,随后自然呼吸,凝神意守下丹田。
Phàm ba tháng mùa Thu, vào giờ Thân Dậu (15h đến 19h) ngày Canh Tân mỗi tháng (ngày mùng 3 đến 16), hai tay chồng lên nhau, mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, lưỡi chống hàm trên, bế mục minh tâm, ý thủ Hạ Đan Điền (Hình 15). Đợi lúc Tâm định Ý ngưng, Đan Điền phát nhiệt, liền dướn người thân khởi Hỏa, thi hành phép “trửu hậu phi kim tinh” (Hình 16 - Hình 19). Sau khi Kim Dịch đầy miệng, cúi đầu nuốt xuống, cùng lúc dùng ý niệm đạo dẫn đến Hạ Đan Điền, sau đó tự nhiên hô hấp, ngưng Thần ý thủ Hạ Đan Điền.

肺为秋金,犹惧心火之盛而伤其肺,故在秋三月初八至二十三的艮时(即艮卦戌时)加修肺气法,以肾水克心火而旺肺金。又由于肺金克肝木,肺金盛则肝木必弱,故需在秋三月每日的寅时起火炼肝,以增强肝木之气。
Phế là Thu Kim, vì sợ Tâm Hỏa thịnh làm thương Phế, nên lúc quẻ Cấn ngày mùng 8 đến ngày mùng 23 (là giờ Tuất quẻ Cấn) của ba tháng mùa Thu, tu thêm Phế Khí pháp, dùng Thận Thủy khắc Tâm Hỏa mà vượng Phế Kim. Lại vì Phế Kim khắc Can Mộc, Phế thịnh thì Can tất nhược, nên cần vào giờ Dần mỗi ngày trong ba tháng mùa Thu khởi Hỏa luyện Can, để tăng cường Khí của Can Mộc.

4、炼肾气法
4, luyện thận khí pháp

凡冬三月,于每月壬癸日(初一至初三)的亥子之交(21点—1点),两手叠掌,面南背北盘膝而坐,舌抵上腭,闭目冥心,意守下丹田(图15)。待心定意凝,丹田发热之际,便升身起火,行“肘后飞金晶”之法(图16—图19)。金液满口后,点头咽下,并用意念导引至下丹田,随后自然呼吸,凝神意守下丹田。
Phàm ba tháng mùa Đông, vào giờ Hợi Tý (21h đến 1h) ngày Nhâm Quý mỗi tháng (ngày mùng 1 đến mùng 3), hai tay chồng lên nhau, mặt hướng Nam lưng hướng Bắc ngồi xếp bằng, lưỡi chống hàm trên, bế mục minh tâm, ý thủ Hạ Đan Điền (Hình 15). Đợi lúc Tâm định Ý ngưng, Đan Điền phát nhiệt, liền dướn người thân khởi Hỏa, thi hành phép “trửu hậu phi kim tinh” (Hình 16 - Hình 19). Sau khi Kim Dịch đầy miệng, cúi đầu nuốt xuống, cùng lúc dùng ý niệm đạo dẫn đến Hạ Đan Điền, sau đó tự nhiên hô hấp, ngưng Thần ý thủ Hạ Đan Điền.

肾为冬水,犹惧脾土之盛而伤其肾,故在冬三月十五至三十的震时(即震卦丑时)加修肾气法,以肝木克脾土而旺肾水。又由于肾水克心火,肾水盛则心火必弱,故在冬三月每日的巳时起火炼心,以增强心火之气。
Thận là Đông Thủy, vì sợ Tì Thổ thịnh làm thương Thận, nên lúc quẻ Chấn ngày mùng 15 đến ngày mùng 30 (là giờ Sửu quẻ Chấn) của ba tháng mùa Đông, tu thêm Thận Khí pháp, dùng Can Mộc khắc Tì Thổ mà vượng Thận Thủy. Lại vì Thận Thủy khắc Tâm Hỏa, Thận thịnh thì Tâm tất nhược, nên cần vào giờ Tị mỗi ngày trong ba tháng mùa Đông khởi Hỏa luyện Tâm, để tăng cường Khí của Tâm Hỏa.

5、炼脾气法
5, Luyện Tì Khí pháp

脾气春随肝,夏随心,秋随肺,冬随肾。在十二时辰中,辰未戌丑属脾。故在一年四季每月每日这四个时辰中,均可按上述功法升身起火,行“肘后飞金晶”,以修炼脾土之气。
Tì Khí thì Xuân theo Can, Hạ theo Tâm, Thu theo Phế, Đông theo Thận. Trong 12 giờ, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Tì. Nên mỗi năm bốn mùa mỗi tháng mỗi ngày thì trong bốn giờ này, đều có thể theo công pháp nói trên thăng thân khởi Hỏa, thi hành “Trửu hậu phi kim tinh”, để tu luyện Khí của Tì Thổ.

注意事项:升身起火仍按“肘后飞金晶”的修炼要求,逐节勒关,分段进行。当金液还元于下丹田之后,排除杂念,凝神意守,则是该法修炼的关键。
Chú ý: Dướn thân khởi Hỏa vẫn theo yêu cầu tu luyện của “Trửu hậu phi kim tinh”, lần lượt lặc quan, phân đoạn tiến hành. Đến sau khi Kim Dịch hoàn nguyên vào Hạ Đan Điền, bài trừ tạp niệm, ngưng thần ý thủ, tức là cái quan trọng của tu luyện pháp này.


Hình 20
修炼原理:古人将干支、五行和脏腑相配,认为在不同的季节和时辰,人体各脏腑的精气呈现出强弱不同的生理现象。同时,每一脏腑也都存在着各自最相适宜的月份、日期和时辰,这就是所谓的“三合之辰”。因此,古代炼丹家常选择“三合之辰”来修炼某一脏腑。该法即是在此理论的指导下,而形成的典型性功法。现将各脏腑最相宜的“三合之辰”介绍如下,并绘出“四象五行八卦图”(图20),以便加深理解。
Nguyên lí tu luyện: Cổ nhân đem can chi, ngũ hành và tạng phủ phối với nhau, cho rằng ở các tháng các giờ khác nhau, Tinh Khí của các tạng phủ trong người lộ ra hiện tượng sinh lí cường nhược bất đồng. Đồng thời, mỗi một tạng phủ cũng đều có tồn tại rõ nguyệt phân, nhật kì và thời thần rất là thích hợp, đó là nguyên nhân có câu “tam hợp chi thần”. Vì thế, người luyện đan thời cổ đại thường tuyển trạch “tam hợp chi thần” để tu luyện mỗi một tạng phủ. Pháp này tức là sự chỉ đạo của lí luận này, mà hình thành công pháp có tính điển hình. Nay đem “tam hợp chi thần” thích hợp nhất của các tạng phủ giới thiệu bên dưới, cùng với vẽ ra hình “Tứ tượng ngũ hành bát quái đồ” (Hình 20), để tiện lí giải sâu hơn.

肝主春,其日甲乙,在十二时辰中寅卯属肝木,故肝木三合之辰为春月甲乙日寅卯辰。
心主夏,其日丙丁,在十二时辰中巳午属心火,故心火三合之辰为夏月丙丁日巳午辰。
肺主秋,其日庚辛,在十二时辰中申酉属肺金,故肺金三合之辰为秋月庚辛日申酉辰。
肾主冬,其日壬癸,在十二时辰中亥子属肾水,故肾水的三合之辰为冬月壬癸日亥子辰。
脾气春随肝,夏随心,秋随肺,冬随肾,故在十二时辰未戌丑均为脾土。
Can chủ về mùa Xuân, ngày của nó là Giáp Ất, trong 12 giờ thì Dần Mão thuộc Can Mộc, nên Can Mộc tam hợp chi thần là: mùa Xuân, ngày Giáp Ất, giờ Dần Mão.
Tâm chủ về mùa Hạ, ngày của nó là Bính Đinh, trong 12 giờ thì Tị Ngọ thuộc Tâm Hỏa, nên Tâm Hỏa tam hợp chi thần là: mùa Hè, ngày Bính Đinh, giờ Tị Ngọ.
Phế chủ về mùa Thu, ngày của nó là Canh Tân, trong 12 giờ thì Thân Dậu thuộc Phế Kim, nên Phế Kim tam hợp chi thần là: mùa Thu, ngày Canh Tân, giờ Thân Dậu.
Thận chủ về mùa Đông, ngày của nó là Nhâm Quý, trong 12 giờ thì Hợi Tý thuộc Thận Thủy, nên Thận Thủy tam hợp chi thần là: mùa Đông, ngày Nhâm Quý, giờ Hợi Tý.
Tì Khí thì Xuân theo Can, Hạ theo Tâm, Thu thep Phế, Đông theo Thận, nên trong 12 giờ thì Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Tì Thổ.

吕洞宾认为,“三合之辰”的理论中枢在于明乎五行的生克之理,并以肝木为夫,脾土为妇,心火为子,肾水为母的伦理关系,来解释各脏之间的生克原理(图21)。例如,他在炼肝气法中指出,肝木为春月,此时肝盛而脾弱。若独修肝木(夫),必然反克脾土(妇)。而肺金强盛,也会克伤肝木。故在春月炼肝的同时,应起火炼脾,再以心火克制肺金,防止在炼脾时导致肺金的强盛。只有这样,肝气方能固守本脏,其神(魂)不散矣;脾土也会由此得到强盛,使夫妇俱仙矣。以此类推,其余各脏均按生克之理进行修炼,不过两年,炼肝则青色出,炼心则赤色出,炼肺则白色出,炼肾则黑色出,炼脾则黄色出。若于大定之中,三花自然聚顶,五气自然朝元,合就阳神而为纯阳之体。斯乃身外有身,弃壳而升仙。
Lữ Đồng Tân tổ sư cho rằng, trong lí luận “tam hợp chi thần” then chốt ở chỗ hiểu rõ cái lí ngũ hành sinh khắc, ông cũng coi Can Mộc là phu-chồng, Tì Thổ là phụ-vợ, Tâm Hỏa là tử-con, Thận Thủy là mẫu-mẹ theo quan hệ luân lí, để mà giải thích nguyên lí sinh khắc giữa các tạng (Hình 21). Ví dụ như, ông chỉ ra trong luyện Can Khí pháp, Can Mộc là tháng mùa Xuân, lúc này Can thịnh mà Tì nhược. Nếu chỉ tu luyện Can Mộc (phu), tất nhiên phản khắc Tì Thổ (phụ). Mà Phế Kim cường thịnh, cũng khắc mà làm thương Can Mộc. Nên vào mùa Xuân, đồng thời với việc luyện Can, nên khởi Hỏa luyện Tì, rồi dùng Tâm Hỏa khắc chế Phế Kim, phòng ngừa việc luyện Tì dẫn đến sự cường thịnh của Phế Kim. Chỉ có như vậy, Can Khí mới có thể cố thủ bản tạng, Thần (hồn) của nó không tán vậy, Tì Thổ cũng nhờ đó mà được cường thịnh, khiến phu phụ đều thành tiên vậy. Theo đó mà suy, thì các tạng khác đều theo cái lí sinh khắc mà tiến hành tu luyện. Không quá hai năm, thì luyện Can thì ra màu xanh, luyện Tâm thì ra màu đỏ, luyện Phế thì ra màu trắng, luyện Thận thì ra màu đen, luyện Tì thì ra màu vàng. Nếu vào được đại định, thì Tam Hoa tự nhiên Tụ Đỉnh, Ngũ Khí tự nhiên Triều Nguyên, hợp thành Dương Thần mà thành tấm thân Thuần Dương. Đó là thân ngoại hữu thân, bỏ xác mà thăng Tiên.

Hình 21

Trở lại trang chánh

Thư Viện 1      4   5