Luật cảm ứng

Ngoài cuốn ĐẠO ĐỨC KINH, Đức còn để lại cho đời nhiều cuốn kinh khác :
KINH CẢM ỨNG dạy về lẽ lành dữ trả vay,
KINH THANH TỊNH dạy về phép tu luyện vô vi, và
KINH HUỲNH ĐÌNH, bộ kinh cao hơn hết trong Đạo giáo.
Ngày rằm tháng Hai âm lịch là ngày Vía Đức Thái Thượng Lão Quân, cũng là Đức Lão Tử,
một trong Tam Giáo Tổ Sư của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Ngày Vía tức là ngày giáng sanh. Đức Lão Tử giáng sanh tại Huyện Khúc Nhơn, nước Sở,
đời Châu Linh Vương (khoản 570 trước Tây Lịch).
Theo Sử Ký (của Tư Mã Thiên), Ngài họ Lý, tên Nhĩ, tên chữ là Đam (Đam là lỗ tai lớn, có trái tai thòng xuống) còn theo Liệt Tiên truyện, Ngài cũng họ Lý, tên là Nhĩ, tên chữ là Bá Đương, còn Đam là tên thụy đặt sau khi chết.
Ngài có tên là Lão Tử là do theo lời giải trong cuốn Thái Thượng Huỳnh Đình Kinh chú, mẹ Ngài có nghén tới 82 năm nên khi sanh ra thì râu tóc của Ngài đều bạc trắng, hình tướng đã già. Vậy Lão Tử là con trẻ mới sanh ra đã già, hay hình già mà sức còn trẻ.
Vì Ngài là người ẩn dật, ít ai đặng biết đời sống của Ngài ra sao nên sự tích của Ngài rất khó tra cứu, nhiều sách chép khác nhau, nên không biết tin vào đâu.
Ngài làm Quan Trụ Hạ sử (giữ Tàng Thơ Viện) cho nhà Châu. Tương truyền thời gian này là lúc Ngài được Đức Khổng Tử đến hỏi về LỄ (khoảng -518 đến -511 trước Tây lịch). Đức Khổng Tử khen và vi Ngài giống như con Rồng Bay.
 Sự tích này, sách gọi là DU LONG CHI THẦN.
Khi nhà Châu suy, Ngài từ chức, đi về hướng Tây, gặp ông Doãn Hỉ làm quan lịnh giữ ải Hàm Cốc. Đã từng nghe danh Ngài, nay gặp lúc Ngài vâno du qua ải, quan Doãn Hỉ thĩnh mời Ngài ở lại đôi ba ngày để thỏa tình tiếp đón. Kế đó, ông Doãn Hỉ xin Ngài lưu lại (cho đời)một cuốn sách về Đạo Đức để làm kỷ niệm. Nể lời, Ngài mới viết, trong một đêm, một cuốn sách, phân ra làm 81 (támm ươi mốt) chương mà đời sau đặt tên là ĐẠO ĐỨC KINH, để lại cho ông Doãn Hỉ, rồi ra đi... biệt dạng tông tích luôn. Không ai biết được Ngài đăng tiên hồi nào và ở đâu ???
Ngoài cuốn ĐẠO ĐỨC KINH, Ngài còn để lại cho đời nhiều cuốn kinh khác :
KINH CẢM ỨNG dạy về lẽ lành dữ trả vay,
KINH THANH TỊNH dạy về phép tu luyện vô vi, và
KINH HUỲNH ĐÌNH, bộ kinh cao hơn hết trong Đạo giáo.
Hằng năm, vào ngày Rằm tháng hai âm lịch, các chùa chiền, am miếu, thánh thất, thánh tịnh đều làm lễ, dưng hương tưởng niệm Ngài, trước là cảm tạ lòng từ bi giáng đàn dạy đạo, dìu dắt nhơn sanh, sau là cầu Ngài ban bố điển hầu giúp cho môn sanh tu hành đặng suôn sẻ, mau trở về quê xưa vị cũ.

Vào ngày Rằm tháng Hai, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý có thiết đại lễ kỷ niệm Lễ Giáng Sinh của Ngài, có làm lễ tổng kết đạo sự trong một năm qua, có thuyết minh giáo lý và có mời đại diện chính quyền cùng đại diện các giáo phái bạn đến chứng minh.
Vào ngày Rằm tháng Hai năm Đinh Tỵ,
 Đức mẹ Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn đã giáng cơ dạy Đạo :
"Mảnh thân sanh ấm no, an ổn, có ai dám gọi vẹn toàn. Mãn bận rộn rủi may, mãn đa đoan phải trái, các con quây quần trong cái ăn, cái mặc, có thì giờ đâu để nghỉ đến phần tâm linh tu tập giác ngộ để trau giồi,
tinh luyện cho mẫn tuệ thuần lương, cho minh linh, khiết tịnh"
Đức Mẹ, đã kêu gọi chúng ta phải để ra chút ít thì giờ trong mỗi ngày mà lo tu tịnh ,học đạo, trau giồi tâm linh " Phần đầu về kiếp sống, các con tưởng nó là quan trọng nhưng có dè đâu, phần sau mới là tối quan trọng. Các con có trở bước về nguồn (trở về nơi xuất phát đi đầu thai xuống hồng trần) được hay không ? Các con có huờn nguyên phản bổn (trở về gốc và huờn lai là nguyên căn xưa) được hay không? Các con có trở về ngôi xưa vị cũ (mỗi người đều là nguyên căn, là con của Thầy Mẹ, ở Thượng giới. Nay vào cõi hồng trần, phải tu hành mới phản hồi cựu vị) để Mẫu Tử trùng hoan (Đức Mẹ Diêu Trì và linh căn gặp lại nhau) được hay không? Đó là phần tối quan trọng"
"Mẹ và các Đấng Thiêng Liêng cũng đã dạy cho các con khá nhiều trong mấy muôi năm rồi....chỉ còn một việc là các con có Ý THỨC được hay chăng.... có chịu HỌC HÀNH hay không...có CƯƠNG QUYẾT dứt khoát để thực tu thực chứng hay không ! Đó là điều đáng kể
Đức Mẹ dạy tiếp : "Hôm nay các con cử hành lễ kỷ niệm (Đức Thái Thượng Lão Quân, nhưng các con đã học được gì và thực hành được gì là tinh hoa của (Đức) Thái Thượng Lão Quân vào đời sống nhơn sanh và tâm linh của các con ?...Một trong những tinh hoa đó là LUẬT CẢM ỨNG."
Bộ Kinh Cảm Ứng của Đức Thái Thượng Lão Quân thì ai nấy cũng đều biết, nhứt là hai câu : "Họa phước vô môn, duy nhơn tự triệu" mà trong kinh SÁM HỐI có dịch ra Việt Ngữ như sau : Điều họa phước không hay tìm tới.
Tại người vời nên mới theo mình.
Cũng như bóng nọ tùy hình
Dữ lành hai lẽ, công bình thưởng răn"
Đại ý có nghĩa dạy chúng ta là "làm lành gặp phước, làm ác gặp họa mà thôi"
Nhưng ở đây Đức Mẹ dạy Luật Cảm Ứng hơi khác : "Cái võ ống quẹt đựng diêm quẹt, nếu con để yên một chỗ muôn đời cũng không làm sao lóe lên tí lửa. Dòng điện trong tòa nhà...nếu các con không DỤNG CÔNG xử dụng thì bao giờ mới thấy được hiệu năng của điện ?...nếu không DỤNG CÔNG hòa hợp xi măng, vôi, cát, nước...làm sao có được bả hồ (xi ma9ng đã trộn rồi) mà sử dụng. Trong khoảng không gian, có âm thanh và hình ảnh của các đài truyền thanh và truyền hình phát ra, nếu các con không DỤNG CÔNG mở máy thu thanh, thu hình thì làm sao các con thưởng thức được. Và ơn Trời đang trùng trùng bủa giăng trong đức háo sanh bao trùm vạn vật, nhưng nếu các con không DỤNG CÔNG tiếp nhận đúng mức thì cũng chẳng ích chi".
Nói tóm lại là : Nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, phụ gia...mọi vật đều có sẵn đầy đủ xung quanh chúng ta, chỉ cần chúng ta DỤNG CÔNG, tức là ra công sử dụng là được, là nên việc, là thành vụ mà thôi.Nghĩa là chỉ cần chúng ta ra công, ra sức mà thôi. Cũng như mâm cơm đã dọn sẵn, chúng ta đang đói bụng mà không ăn, chỉ đứng ngó thôi thì làm sao no, làm sao thưởng thức được món ngon vật lạ là ngon thế nào, lạ làm sao...? Cũng như chúng ta đang khát nước lúc trời đang nắng gắt, mà có ly nước cam vắt ướp lạnh để kế bên mà ta không uống thì làm sao đã khát. Như vậy, Đức Mẹ dạy chúng ta phải ra công, nghĩa là TU thì phải HÀNH và phải LUYỆN. Hành đạo hay luyện đạo cho đến nơi, đến mức thì công đức mới thành tựu. Như Đức Mẹ đã dạy rõ dưới đây : " Bộ máy nhơn thân của các con do Ngũ Hành Âm Dương tạo dựng, nếu các con biết SỬ DỤNG, VẬN HÀNH thìbộ máy đó sẽ tinh vi tạo TIÊN tác PHẬT. Nếu các con không biết SỬ DỤNG thì các con khó thoát khỏi luật vô thường... Trái chín đang có trên cây, các con phải DỤNG CÔNG hái bẻ mới có mà ăn, chớ không phải há miệng trông chờ trái rụng. Sự TUI HÀNH trong luật Cảm Ứng cũng vậy đó con ! Tuy không ai đặt điều kiện, nhưng Luật Cảm Ứng tự nhiên vẫn có HAI CHIỀU"
Đức Mẹ đã dạy chúng ta vào Đạo, tu hành phải ra công ra sức tịnh luyện để vận hành bộ máy Ngũ Hành, Âm Dương để tạo nên quả vị Tiên Phật sau này. Mà cái vấn đề này lại "tối cần thiết" vì nếu không thì chúng ta phải bị luật vô thường chi phối.
Ngoài ra trong buổi giáng dạy này, Đức Mẹ có cho thêm một ý mới. Đó là NGỌN ĐÈN TỪ HUỆ hay ÁNH SÁNG TÂM ĐĂNG. Đó là bí quyết tu hành của Kỳ Ba Đại Ân Xá.
Trong mỗi con người chúng ta, nhứt là môn đệ Đức Cao Đài đều có một ngọn đèn, đó là đèn tâm hay Tâm Đăng. Chúng ta phải lau chùi ngọn đèn này cho trong sạch bằng cách giữ gìn Tam Qui Ngũ Giới cho đúng đắn để thờ Đấng Chí Tôn, và chúng ta phải thực hành Tam công (công phu, công quả, công trình) để cho ngọn đèn được sáng thêm, sáng thêm (như châm dầu thêm cho đèn sáng tỏ). Nếu đèn chưa cháy, Ơn Trên sẽ mồi lửa cho đèn Tâm sáng lên để soi đường, dẫn bước cho chúng ta đi và tu học.
 Ngọn Tâm Đăng này có nhiều loại ánh sáng. Đức Mẹ dạy :
"Ánh sáng vị tha rọi sáng lòng ích kỷ,
Ánh sáng Bác ái sẽ rọi sáng bóng tối hẹp hòi,
Ánh sáng Tình thương sẽ phá tan màn đêm u tối,
Ánh sáng Từ Bi sẽ dẫn lối cứu khổ của cuộc đời
Ánh sáng Công Phu sẽ phá tan màn lưới vô minh
Ánh sáng Công Quản sẽ chan hòa tánh hẹp hòi, ích kỷ
Ánh sángPhúc Đức sẽ tiêu rỗi nghiệp chướng tiền khiên
Ánh sáng Nhơn Hòa sẽ phá tan phái phe kỳ thị "
"Các con trong hàng Thiên ân hướng đạo cho đến tín hữu môn sanh mỗi mỗi đều có áng sáng Thiên lương, Thiên phú từ lâu đời bị nhơn dục lấp che, phàm ngã phủ mờ...
· Nay Tam Kỳ Phổ Độ, Trời hé máy Thiên cơ, vạch đường chỉ lối cho tu.
· Rán tập luyện "công trình, công quả, công phu" thì chắc chắn
Một kiếp sẽ được thành công đắc quả
Một niệm lành sẽ phá tan muôn nghiệp dữ

Đó là lời dạy chót Mẹ nhắc cho các con tạc dạ ghi lòng để :
mà TU
mà TIẾN
mà ĐẮC
mà THÀNH"
Đêm khuya, trăng thanh tỏa sáng, chúng con nguyện đồng lòng cùng nhau vâng lời Mẹ dạy, cùng nắm tay nhau tiến bước, thực hành Tam công, giữ gìn Tam qui Ngũ giới để mau sớm được trở về bên gối Mẹ, Mẫu Tử được trùng hoan.
Đức Mẹ DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ CỰC TỪ TÔn đã từ bi hết lòng chỉ dạy chúng ta đường tu rốt ráo, theo Luật Cảm Ứng của Đức Thái Thượng Lão Quân. Chúng ta phải tu, phải hành, phải luyện để "bộ máy nhơn thân" của chúng ta (do Ngũ Hành, Âm Dương tạo dựng) tiếp được ơn điển của Trời Phật Thánh Thần đang bủa giăng trùng trùng điệp điệp, bao trùm vạn vật. Tiếp được Ơn điển đó, chúng ta sẽ lần lần cởi bớt lớp màn vô minh đang che lấp tâm ta, khiến cho tâm linh lần lần trở nên sáng suốt, ngọn tâm đăng sẽ lần lần rực sáng, chiếu ra Ánh sáng vị tha, Từ ái, Tình thương, Từ bi, Công phu, Công quả, Phước đức, Nhơn hòa, Thiên lương, Thiên phú.... Các Ánh sáng này sẽ giúp cho nhơn sanh bớt lần sự khổ đau trong đời Hạ Nguơn Mạt kiếp này.
Trong cuốn Đạo Đức Kinh, Đức Thái Thượng Lão Quân có dạy :
" Tri nhơn giả Trí, tự tri giả Minh.
Thắng nhơn giả Lực, tự thắng giả Cường".
Tri nhơn giả Trí, Thắng nhơn giả Lực" là hằng ngày sinh sống, chúng ta đem hết tinh thần, sức lực ra để hiểu đời biết người, hơn thua với người và thắng người. Nay chúng ta là môn đệ của Đại Đạo, chúng ta lo tu tâm, hướng nội, rút ơn điển bồi bổ tâm linh làm cho tâm tư trở nên sáng suốt "hiểu biết mình" (Minh) và "thắng được mọi cám dỗ" của dục vọng nổi lên phá hại tâm ta (cường). Khi ngọn tâm đăng đã sáng, ánh sáng của nó sẽ soi rọi nội tâm ta và xua đuổi các tà niệm ra khỏi ta.
Nhân dịp ngày Vía Đức Thái Thượng Lão Quân, chúng ta cũng nên học tập lại lời dạy của Đức Mẹ về Luật Cảm Ứng để lo tu hành tinh tấn cho kịp kỳ Thượng Nguơn Thánh Đức

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

Thư Viện 1      4   5