LINH BẢO TẤT PHÁP

                    

    LINH BẢO TẤT PHÁP
Chung Ly Quyền

Lời tựa
Đạo không thể dùng lời để truyền, không thể dùng tên để ghi chép, mà từ xưa đến nay, người thăng tiên đạt đạo không ít vậy. Ta tưởng nhớ và hâm mộ tiền hiền, tâm hoài Đại Đạo, bất ngờ vận khởi đao binh, thời nguy thế loạn, mới phải đào sinh, gửi dấu nơi sông hồ hang núi, lui về mà biết tính, lưu tâm chỉ ở thanh tịnh Hi Di. Xem các Đan kinh, thăm hỏi đạo hữu, chỉ nói về góc nhỏ dưỡng mệnh, mà không nói về Chân Tiên Đại Đạo.
Nhân ở trong vách đá của Chung Nam Sơn, nhặt được [Linh Bảo Kinh] gồm 30 quyển:
- Thượng bộ [Kim cáo thư], do ngài Nguyên Thủy sáng tác;
- Trung bộ [Ngọc thư lục], do ngài Nguyên Hoàng thuật;
- Hạ bộ [Chân nguyên nghĩa], do ngài Thái Thượng truyền.
Cộng lại ngàn câu.
Ta tiêu y cán thực( 1), nghĩ sâu mà tỉnh. Mới ngộ ra trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, vốn là hình thức thăng giáng của Trời Đất, trong Khí sinh Thủy, trong Thủy sinh Khí, cũng là cái lí về Tâm Thận giao hợp. So với hình tượng của sự vật, thì Đạo chẳng xa người.
Phối hợp Giáp Canh, mới nghiệm ra Kim Đan có chuẩn.
Trừu thiêm (2) Mão Dậu, tự nhiên Hỏa Hậu không sai.
Hồng Diên Hắc Diên, rốt cuộc không thành Đại Dược.
Kim Dịch Ngọc Dịch, cuối cùng mới là Hoàn Đan.
Từ vô nhập hữu, từng ôm lòng chinh chiến.
Từ thấp lên cao, dần vào chỗ của Hi Di (3).
Rút Diên thêm Hống, đến nhị bát Âm tiêu
Hoán cốt luyện hình, khiến cửu tam Dương trưởng.
Nguồn nước trong đục, phân biện vào lúc kí tế.
Thực hư bên trong, biết rõ vào ngày tọa vong.
Huyền cơ áo chỉ, khó mà hình dung hết được.
Linh Bảo diệu lý, có thể dùng để nhập thánh siêu phàm.
Tổng hợp lại thành pháp của tam thừa lại, đặt tên là [Linh Bảo Tất Pháp].
Đại Đạo thánh ngôn, không dám giữ riêng một mình, dùng để truyền cho Đồng Tân túc hạ.

Đạo thành rồi chớ dấu, để lại cho kẻ sĩ đời sau.
Chính Dương Chân Nhân Chung Li Quyền Vân Phòng viết tựa.
Linh Bảo Tất Pháp tổng lục
Lục nghĩa:

1/ Kim Cáo                                2/ Ngọc Thư
3/ Chân Nguyên                       4/ Bỉ Dụ
5/ Chân Quyết                              6/ Đạo Yếu
Linh Bảo Kim Cáo: Nguyên Thủy Thiên Tôn sáng tác, Ngọc Thanh Mật Phủ thu.
Linh Bảo Ngọc Thư: Nguyên Hoàng Đạo Quân sáng tác, Thượng Thanh Mật Phủ thu.
Linh Bảo Chân Nguyên: Thái Thượng Lão Quân sáng tác, Thái Thanh Mật Phủ thu.

Bỉ Dụ, Chân Quyết, Đạo Yếu: Chính Dương Chân Nhân sáng tác, Tam Đảo Tử Phủ thu.

1 Tiêu y cán thực: là để chỉ sự vất vả chăm lo công việc. Như ngày quên ăn đêm quên ngủ

2 Trừu thiêm: Thêm bớt.

3 Hi Di là nơi hư tịch huyền diệu

Thượng quyển
Tiểu thừa an lạc diên niên pháp tứ môn
Đệ nhất-Cân bằng Âm Dương

[Dương Thai Âm Tức Thai Tức Phối Khảm Li]


[Ngọc thư] nói:
Đại Đạo vô hình, nghe nhìn không thể thấy được. Đại Đạo vô danh, không thể dùng độ số để tính toán được. Dựa vào Đạo mà sinh hình, nhân hình mà lập danh. Gọi là lớn tức là Trời Đất.
Trời đắc Càn Đạo mà tích Khí để che bên dưới, Đất đắc Khôn Đạo mà đẩy vật chất lên chở bên trên. Trong khoảng che chở này, trên dưới cách nhau 8 vạn 4 ngàn dặm. Khí và Chất không thể giao nhau.
Trời dùng Càn yêu cầu Khôn để quay về trong Đất, Dương đó cõng Âm mà bay lên. Đất dùng Khôn yêu cầu Càn để quay về trong Trời, Âm đó ôm Dương mà hạ giáng. Một thăng một giáng xoay vần quanh Đạo, vì thế Trời Đất trường cửu.
[Chân nguyên] nói:
Trong khoảng Trời Đất, cái ở trên là Dương, từ trên đi xuống 4 vạn 2 ngàn dặm gọi là Dương vị. Cái ở dưới là Âm, từ dưới đi lên 4 vạn 2 ngàn dặm gọi là Âm vị. Đã có hình danh, thì khó tránh độ số.
Như là nhất tuế-một năm, tứ thời-bốn mùa, bát tiết-tám tiết, 24 khí, 72 hậu, 360 ngày, 4.320 giờ. 12 giờ là một ngày, năm ngày là một hậu, ba hậu là một khí, ba khí là một tiết, hai tiết là một mùa, bốn mùa là một năm.
Một năm lấy tiết Đông Chí làm khởi đầu. Thời điểm này, Dương trong Đất đi lên, thường thì một khí là 15 ngày, Dương đi lên 7.000 dặm. Ba khí là một tiết, vậy một tiết là 45 ngày, Dương đi lên tổng cộng là 2 vạn 1 ngàn dặm. Hai tiết là một mùa, vậy một mùa là 90 ngày, Dương đi lên tổng cộng 4 vạn 2 ngàn dặm, chính là đến giữa Trời Đất, mà Dương hợp với Âm vị. Lúc này trong Âm thì Dương chiếm một nửa. Khí này ấm áp, thời điểm này là tiết Xuân Phân.
Qua điểm này thì Dương đi lên mà vào Dương vị, mới nói là đắc khí mà thăng. Cũng tiếp tục như trước sau 45 ngày là Lập Hạ. Sau khi Lập Hạ, 45 ngày là Hạ Chí. Tiết Hạ Chí thì Dương tiếp tục đi lên, cứ thế đến 8 vạn 4 ngàn dặm là đến Trời, là trong Dương có Dương, khí này nóng, tích Dương sinh Âm, Nhất Âm sinh ở giữa Nhị Dương (1).
Bắt đầu từ tiết Hạ Chí, lúc này, Âm trong Trời giáng xuống, thường một khí là 15 ngày, Âm hạ giáng 7.000 dặm. Ba khí là một tiết, vậy một tiết là 45 ngày, Âm giáng tổng cộng 2 vạn 1 ngàn dặm. Hai tiết là một mùa, vậy một mùa là 90 ngày, Âm giáng tổng 4 vạn 2 ngàn dặm, là đến giữa Trời Đất, mà Âm giao với Dương vị, lúc này trong Dương thì Âm chiếm một nửa, khí này mát mẻ, thời điểm này là tiết Thu Phân.
Qua điểm này thì Âm giáng mà vào Âm vị, mới nói là đắc khí mà giáng. Cũng tiếp tục như trước sau 45 ngày là Lập Đông. Sau khi Lập Đông 45 ngày là Đông Chí. Tiết Đông Chí thì Âm tiếp tục giáng, cứ thế đến 8 vạn 4 ngàn dặm là tới Đất, là trong Âm có Âm, khí này lạnh, tích Âm sinh Dương, Nhất Dương sinh ở giữa Nhị Âm (2).
Từ sau khi Đông Chí, Nhất Dương lại đi lên như trước, cứ thế vận hành không ngừng, chu nhi phục thủy ( 3), không sai với Đạo.
Đông Chí thì Dương sinh, đi lên mà về Trời. Hạ Chí thì Âm sinh, hạ giáng mà về Đất. Hạ Chí thì Dương đi lên đến Trời, mà Nhất Âm tới. Đông Chí thì Âm giáng đến Đất, mà Nhất Dương tới. Vì thế gọi là Hạ Chí, Đông Chí.
Dương thăng lên trên, qua Xuân Phân thì vào Dương vị, đã rời Âm vị. Âm giáng xuống dưới, qua Thu Phân thì vào Âm vị, đã rời Dương vị. Vì thế gọi là Xuân Phân, Thu Phân.
Thường sau khi Dương thăng lúc Đông Chí, từ trên xuống dưới không phải không có Âm giáng, cái Âm giáng xuống là dư Âm ở trong Dương, đến giữa Dương vị là tiêu tán mà thôi, dù cho hạ giáng đắc vị, mà gặp Dương thăng, thì khí đó tuyệt vậy.
Thường sau khi Âm giáng lúc Hạ Chí, từ dưới lên trên, không phải không có Dương thăng, cái Dương thăng đó là dư Dương trong Âm, đến giữa Âm vị là tiêu tán mà thôi, dù cho đi lên đắc vị, mà gặp Âm giáng, thì khí đó tuyệt vậy.
Âm Dương thăng giáng, trên dưới không ngoài 8 vạn 4 ngàn dặm, qua lại khó tránh 360 ngày. Theo bốn khí ôn lương hàn nhiệt mà biết Âm Dương, theo tám tiết Dương thăng Âm giáng mà biết Trời Đất. Dùng thiên cơ mà đo lường, hầu đạt tàn dư của Thiên Đạo. Nếu dùng cái học suông, để tính toán đạo của Trời Đất, thì sao có thể tính toán để biết được đây?
[Bỉ dụ] nói:
Đạo sinh vạn vật, Trời Đất là cái lớn trong các vật, người là thứ linh trong các vật. Con người đồng với Trời Đất. Coi Tâm là Trời, coi Thận là Đất, lấy Can làm Dương vị, lấy Phế làm Âm vị. Tâm Thận cách nhau 8 tấc 4 phân, giống như khoảng trời che đất chở.
Khí ví như Dương mà Dịch ví như Âm. Hai giờ Tý Ngọ ví như hai tiết Hạ Chí và Đông Chí. Hai giờ Mão Dậu ví như hai tiết Xuân Phân, Thu Phân. Coi một ngày như một năm, một ngày dùng bát quái, như một năm có bát tiết.
Giờ Tý thì Khí sinh trong Thận, giờ Mão thì Khí đến Can, Can là Dương, Khí này vượng, Dương thăng đã vào Dương vị,

ví như Xuân Phân vậy.
Giờ Ngọ thì Khí đến Tâm, tích Khí sinh Dịch, ví như Hạ Chí thì Dương thăng đến trời mà Âm sinh vậy.
Giờ Ngọ trong Tâm sinh Dịch, giờ Dậu thì Dịch đến Phế, Phế là Âm, Dịch đó thịnh, Âm giáng đã vào Âm vị, ví như Thu Phân vậy.
Giờ Tý thì Dịch đến Thận, tích Dịch sinh Khí, ví như Đông Chí thì Âm giáng đến đất mà Dương sinh vậy.
Chu nhi phục thủy, nhật nguyệt tuần hoàn, không tổn không hao, tự có thể diên niên.
[Chân quyết] nói:
Đạo của Trời Đất chỉ có một, đắc được nó thì chỉ có con người thôi. Nhận được hình hài ở cha mẹ, trong hình sinh hình, dần rời xa Đạo. Từ sau khi thai tròn khí đủ, thì lục dục thất tình làm hao tán Nguyên Dương, tẩu thất Chân Khí. Dù có Khí Dịch tự nhiên tương sinh, cũng không được như Trời Đất thăng giáng.
Lúc thở ra thì Nguyên Khí xuất ra, lúc hít vào thì Nguyên Khí nhập vào, tiếp với Khí của Trời Đất. Đã vào rồi mà không thể lưu giữ được, nên theo hơi thở ra mà lại ra. Khí của bản cung, lại bị Trời Đất đoạt đi, vì Khí tán nên khó sinh Dịch,

ít Dịch nên khó sinh Khí.

Nên lúc Khí đó vượng, hàng ngày dùng lúc quẻ Mão, mà đối với Khí thì vào nhiều ra ít, cưỡng lưu ở trong bụng. Lúc này cái từ dưới đi lên thì không ra, cái từ ngoài đi vào thì tạm

1 Tượng quẻ Ly

2 Tượng quẻ Khảm

3 Chu nhi phục thủy: cứ hết vòng lại bắt đầu từ đầu, đại loại là như một vòng tròn liên tục, hết vòng này đến vòng khác

dừng, hai Khí tương hợp, tích lại mà sinh Dịch của ngũ tạng. Hoàn nguyên càng nhiều, tích góp công phu từng ngày,

thấy hiệu nghiệm mới thôi.


[Đạo yếu] nói:
欲见阳公长子,
须是多入少出,
从他儿女相争,
过时求取真的。

Muốn gặp Dương Công trưởng tử,
Cần là vào nhiều ra ít.
Theo đó trai gái tranh nhau,
Qua giờ mong lấy cái thực.


Đây là phép tích Khí sinh Dịch, tích Dịch sinh Khí, cân bằng Khí Dịch để chúng tương sinh. Hành trì không quá một năm, công phu Đoạt này lấy ba trăm ngày một năm làm kỳ hạn. Dần dần kiến nghiệm, ăn uống được, mà tật bệnh tiêu trừ, đầu mắt trong sáng, mà tim và bụng thông thoáng thoải mái, mạnh mẽ ít mệt mỏi, trong bụng có tiếng sấm và gió, nhiều hiệu nghiệm không thể kể xiết. 
Giải nói:
Dương Công trưởng tử là Càn yêu cầu Khôn, như Khí đi lên. Con trai là Khí từ trong Thận đi lên; con gái là Dịch, từ trong Tâm đi xuống. Tranh nhau là do con trai con gái ở trên ở dưới. Bế Khí mà sinh Dịch, tích Dịch mà sinh Khí, cân bằng thì cả hai cùng dừng, qua giờ tự đắc Chân Thủy.
Chân giải nói:
Đây là lúc mới ra tay, lúc quẻ Mão, Dương thăng Khí vượng. Hít nhiều Chính Khí của Trời Đất vào, ít thở Nguyên Khí của ta ra, khiến hai Khí tương hợp. Khí tích mà sinh Dịch, Dịch nhiều thì sinh Khí, là phép cân bằng Âm Dương, Khí Dịch tương sinh vậy. 

Tụ tán Thủy Hỏa đệ nhị
[Thái Ất hàm Chân Khí, Tiểu Luyện Hình thiên đồng bất lão]
[Kim cáo] nói:
Cái gọi là Đại Đạo, cao đến mức không gì ở trên, ngước lên mà xem, trên nó không có gì cao hơn nữa, không thấy được đầu của nó. Cái gọi là Đại Đạo, thấp đến mức không có gì dưới nó, cúi xuống mà xem xét, dưới nó không còn gì ở dưới, không thấy được nền móng của nó. Bắt đầu mà không gì trước nó, không thấy được cái gì trước nó. Cuối cùng mà không có tận cùng, không thấy được cái gì sau nó.
Ở trong Đại Đạo mà sinh Trời Đất, Trời Đất có dáng vẻ cao thấp. Ở trong Trời Đất thì có Âm Dương, Âm Dương có số từ đầu đến cuối. Một trên một dưới, ngửa xem cúi xét, có thể dò được cái cơ của nó. Một bắt đầu một kết thúc, tính toán độ số, có thể hiểu được cái lý của nó. Theo đó mà suy thì Đại Đạo có thể biết vậy.
[Chân nguyên] nói:
Theo vị trí trên dưới của Trời Đất, mà biết sự cao thấp của Trời Đất. Theo kỳ hạn từ đầu đến cuối của Âm Dương, mà biết trước sau của Thiên Đạo. Trời Đất không rời số, số kết thúc ở một năm. Âm Dương không mất đi sự thích nghi của chúng,

nên phân ra tám tiết.
Đông Chí thì Nhất Dương sinh, đến Xuân Phân trong Âm thì Dương chiếm một nửa, qua đây thì Thuần Dương mà Âm tận.
Hạ Chí thì Dương thái cực mà Nhất Âm sinh, đến Thu Phân trong Dương thì Âm chiếm một nửa,

qua đây thì Thuần Âm mà Dương tận.
Đông Chí thì Âm thái cực mà Nhất Dương sinh, thăng giáng như trước. Lên xuống từ đầu đến cuối, tuy không thể toàn tận Đại Đạo, mà không sai so với thể của Đại Đạo. Muốn biết Đại Đạo, thì phải giữ theo Trời Đất,

mà xem xét sự thích nghi của Âm Dương.
[Bỉ dụ] nói:
Coi Tâm Thận là Trời Đất, coi Khí Dịch là Âm Dương, coi một ngày là một năm. Hàng ngày dùng: quẻ Cấn giống như dùng tiết Lập Xuân trong một năm, quẻ Càn giống như dùng tiết Lập Đông trong một năm.
Giữa Trời Đất, cái ở phía dưới là Âm, từ dưới đi lên 4 vạn 2 ngàn dặm, gọi là Âm vị. Lúc Đông Chí thì Dương sinh mà bay lên. Đến lúc Lập Xuân, thì Dương đi lên giữa Âm vị, 2 vạn 1 ngàn dặm, thì Dương khó vượt hơn Âm vậy.
Giữa Trời Đất, cái ở trên là Dương, từ trên đi xuống 4 vạn 2 ngàn dặm, gọi là Dương vị. Lúc Hạ Chí thì Âm sinh mà đi xuống. Đến lúc Lập Thu, thì Âm giáng đến giữa Dương vị, 2 vạn 1 ngàn dặm, thì Âm khó vượt hơn được Dương vậy.
Lúc Lập Hạ, Dương đi lên trên, cách xa đất 6 vạn 3 ngàn dặm, cách trời 2 vạn 1 ngàn dặm, là Dương đắc vị mà Âm tuyệt vậy.
Lúc Lập Đông, Âm giáng xuống dưới, cách xa trời 6 vạn 3 ngàn dặm, cách xa đất 2 vạn 1 ngàn dặm,

là Âm đắc vị mà Dương tuyệt vậy.
Trong một năm, thì Lập Xuân so với giờ trong một ngày là lúc quẻ Cấn (1). Thận Khí truyền xuống Bàng Quang, nhỏ bé yếu ớt ở trong Dịch, là lúc Dương Khí khó đi lên.
Trong một năm, thì Lập Đông so với giờ trong một ngày là lúc quẻ Càn (2). Tâm Dịch hạ nhập, mới muốn hoàn nguyên, lại vào trong Thận, là lúc Âm thịnh Dương tuyệt.
Con người chỉ vì Âm Dương bất hòa, Dương ít Âm nhiều, mà có nhiều bệnh vậy.
[Chân quyết] nói:
Dương lên đến Lập Xuân, từ dưới lên trên, chẳng bao lâu mà trong Âm thì Dương chiếm một nửa (3).
Âm hạ xuống đến Lập Đông, từ trên xuống dưới, chẳng bao lâu mà trong Dương thì Âm chiếm một nửa vậy (4).
Đạo của Trời Đất là như vậy. Chỉ có con người, đương lúc quẻ Cấn mà Khí yếu, lại không biết cách bồi dưỡng Khí, lúc quẻ Càn mà Khí tán, lại không biết cái lý tụ Khí. Ngày đêm bị lục dục thất tình hao tán Nguyên Dương, khiến Chân Khí không vượng, tẩu thất Chân Khí, khiến Chân Dịch không sinh. Vì thế không được như thiên địa trường cửu. Xưa cổ nhân triêu truân mộ mông, hàng ngày dùng hai quẻ, mới được trường sinh tại thế.
Triêu truân là cái nghĩa lấy Nhất Dương ở dưới, co lại mà chưa thò ra. Về phía ta thì bồi dưỡng để mà duỗi nó ra,

không để nó hao tán.
Mộ mông là vì lấy trẻ thơ cầu ta, để làm sáng bỏ tối, là cái nghĩa trong Âm cầu Dương. Về phía ta thì làm sáng sủa cái tối tăm, không để tẩu thất.
Vì thế lúc đầu ngày nên dùng thời điểm quẻ Cấn, để dưỡng Nguyên Khí. Không để lợi danh động tâm, không để ý đến tốt xấu. Khoác áo tĩnh tọa, để dưỡng Khí, tuyệt niệm vong tình, nhẹ nhàng đạo dẫn. Chân tay thay nhau co duỗi ba đến năm cái, khiến Khí của tứ chi đều sinh, đảm bảo bên trong Nguyên Khí thượng thăng triều Tâm phủ. Nuốt nước bọt một vài ngụm, xoa vuốt đầu mặt hai ba mươi lần, hà ra trọc khí úng tụ trong cả đêm. Lâu thì khí sắc tươi đẹp, da dẻ sáng láng (5).
Lúc cuối ngày nên dùng quẻ Càn, để tụ Nguyên Khí. Nhập thất tĩnh tọa, nuốt Khí co Ngoại Thận. Nuốt Khí là nạp Tâm Hỏa xuống dưới, co Ngoại Thận là thu Bàng Quang Khí vào trong (6). Khiến trên dưới tương hợp, cùng Hỏa của Thận Khí, Tam Hỏa tụ thành một, để bồi bổ làm ấm áp Hạ Điền. Không có Dịch thì tụ Khí sinh Dịch, có Dịch thì luyện Dịch sinh Khí, gọi là Tụ Hỏa, cũng gọi là Thái Ất Hàm Chân Khí.
Buổi sớm nuốt nước bọt và xoa mặt, tay chân thay nhau co duỗi, gọi là Tán Hỏa, cũng gọi là Tiểu Luyện Hình.


[Đạo yếu] nói:

花残叶落深秋
玉人懒上危楼。
欲得君民和会
当时宴罢频收。

Hoa tàn lá rụng cuối thu,
Người ngọc lười lên lầu cao.
Muốn được quân dân hòa hội,
Đương thời tiệc xong liền thu.

Đây là nạp Tâm Khí mà thu Bàng Quang Khí, không để hao tán, mà tương hợp với Thận Khí, để tiếp quẻ Khảm, là Khí mới sinh trong Khí Hải. Phải bắt đầu ở Lập Đông, thấy hiệu

1 Tức giờ Sửu Dần

2 Tức giờ Tuất Hợi

3 Quẻ Cấn là giờ Sửu Dần, Khí yếu

4 Quẻ Càn là giờ Tuất Hợi, Khí tán

5 Quẻ Cấn dưỡng Nguyên Khí

6 Quẻ Càn tụ Nguyên Khí

nghiệm mới dừng. Hành trì không quá một năm, công phu Đoạt này lấy 300 ngày một năm làm kỳ hạn. Dần dần kiến nghiệm, dung nhan sáng bóng, da thịt căng sướng, Đan Điền ấm áp, tiểu tiện giảm bớt, tứ chi nhẹ nhàng mạnh mẽ, tinh thần thanh sảng, các tật bệnh cũ, đều tiêu trừ hết.
Nếu tiếc thời gian, thì hành trì đừng lười nhác. Chỉ trong công phu cân bằng Âm Dương, dần dần kiến nghiệm, tụ vào công phu này, hàng ngày dùng thêm quẻ Cấn, lược bớt việc thi hành phép này. Quẻ Càn tam nguyên dụng sự, ứng nghiệm mới dừng (1).
Giải nói:
Hoa tàn lá rụng cuối thu như là người ta Khí yếu, ánh sáng ban chiều, Dương Khí tán mà không thăng, nên nói “lười lên lầu cao”. Lầu là Thập Nhị Trùng Lâu.
Tâm là Quân Hỏa, Bàng Quang là Dân Hỏa, nuốt Khí co Ngoại Thận, khiến Tâm với Ngoại Thận Khí hợp thành một, nên nói là “hòa hội”. Tiệc là nuốt, thu là co. Buổi sớm công phu không ngừng, phép này là chính.
Chân giải nói:
Quẻ Cấn thì Dương Khí yếu, nên nhẹ nhàng đạo dẫn, co duỗi, nuốt nước bọt xoa mặt, thì tán Hỏa ra tứ chi,

để bồi dưỡng Nguyên Khí.
Quẻ Càn thì Dương Khí tán, nên nuốt Tâm Khí, co Ngoại Thận, để hợp với Thận Khí, khiến Tam Hỏa tụ thành một,

để tụ Nguyên Khí.
Cho nên nói “tụ tán Thủy Hỏa”, khiến gốc rễ bền chắc vậy.


(1)Tam nguyên là Càn Cấn Chấn

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5