HƯ-GIẢI: TAM KỲ THÁNH HUẤN
VÔ-VI HIỆP THIÊN-ĐÀI Ngày 06 tháng 03 âm lịch 1942 (12 giờ)

Được, con phải giãi nghĩa cho hết Tam-Kỳ Thánh-Huấn đặng cho Đạo cùng là người Đời mỗi người coi đó rõ cho thấu Lý Chơn-Truyền. Thầy vì thấy nhiều chổ ước ao, nên Thầy dạy con giãi-nghĩa cho rành trong đó, con giãi-nghĩa đi có Thầy dạy cho.
Bài này Thầy cho tại Cao Thiên Đàn (Rạch Giá) đêm 18 tháng 06 năm Quý-Dậu 1933 là thuộc về Đệ nhị tiểu thời kỳ. Trước có Đức Khương Thái Công giáng Đàn cho hay xưng danh hiệu như vầy:
Câu thứ 1: KHƯƠNG TỪ LÃNH MẠNG HIỆP CHƯ HIỀN.
Nghĩa là: Ngài nói Ngài là Khương, từ ngày ra lãnh mạng lịnh của Thầy đi Hiệp-Chư-Hiền tại cao Thiên Đàn ban hành Tam-Kỳ Thánh-Huấn.
Câu thứ 2: THÁI CỰC ĐỒ DÙNG BÁO TỰ NHIÊN.
Nghĩa là: Chữ Thái là thuộc về Khương Thái Công, mà trong đó Ngài có một món báo của Thầy cho, tên là cái Thái Cực Đồ tự nhiên có sẵn.
Câu thứ 3: CÔNG DỤNG CÔNG TÂM TRỪ QUỸ-MỴ.
Nghĩa là: Ngài là Khương Thái Công thường hay dùng món báo đó lấy một lòng ngay thẳng hễ đâu có Qũi-Mỵ, là Quỹ hay bay kế mỵ quyền, thì Thầy sai ngài đến trừ bọn đó.
Câu thứ 4: GIÁNG ĐÀN CHẤN CHĨNH CUỘC AN-THIÊN
Nghĩa là: Trong nền Đạo Tam Kỳ nhiều khi nghiêng-ngữa, nay Thầy sai Ngài giáng Đàn đặng nói trước cho chư Hiền hay biết, là Thầy quyết lập cuộc An Thiên Đại Hội, đặng chấn chỉnh lại cho yên, rồi Ngài dặn chư Hiền lưỡng phái trong đàn đặng nghiêm tịnh đặng tiếp giá Đức Chí Tôn giáng đàn xưng danh hiệu như vầy:
Câu thứ 1: NGỌC LÀ VẬT BÁO CỦA TRỜI SANH.
Nghĩa là: Đức Chí Tôn dùng 4 chữ NGỌC-HOÀNG-ĐẠI-ĐẾ để làm Thánh Danh cho người chiêm ngưỡng, trước đây Thầy lấy chữ NGỌC là một vật Báu, Báu để làm của TRỜI sanh cho thế-gian không bao giờ sánh đặng, cũng như người có Hồn, Hồn cũng là Ngọc thì nó cũng như là một vật báo trong mỗi người khi còn sống đó cũng gọi là TRỜI sanh.
Câu thứ 2: HOÀNG BÚT CHÂU PHÊ CHỮ ĐÃ RÀNH.
Nghĩa là: Đức Chí Tôn là Đấng vô hình cũng như một vị vua cả cõi TRỜI, nên có chữ Hoàng làm chứng, trong lúc này Đức Chí Tôn cầm cây viết ngồi Son phê chữ đã rành là phê chữ Đề: Đạo Trời cứu thế.
Câu thứ 3: ĐẠI CUỘC AN-THIÊN c RỒI KỸ NIỆM.
Nghĩa là: Trong Đại Đạo Tam-Kỳ có một cuộc An-Thiên này là cuộc lớn hơn hết, là có Bửu An Thiên ra đời vững bền Chơn-Lý hễ cuộc này qua rồi Thầy cho bài Tam-Kỳ Thánh-Huấn đó là kỹ-niệm của Đạo Tam Kỳ nếu ai không tin khó về tới Đạo.
Câu thứ 4: ĐẾ ÂN TRUYỀN XÁ KẺ LÀM LÀNH.
Nghĩa là: Từ đây sắp lên nếu ai tin tới lời dạy của Thầy là Chơn-Lý, thì kẻ đó có dạ làm lành, Thầy truyền ban ân huệ, xã bớt tội xưa... từ đây là đủ hai bài xưng danh của Khương Thái Công và có Thầy Đức Chí Tôn có lời để mừng hết, các con ráng nghe lời Thầy dạy, là Thầy dạy như vậy...
Câu thứ 1: NÀY CÁC TRẺ CÓ DUYÊN TÌM ĐẠO.
Nghĩa là: Thầy nói này các trẻ nào có duyên muốn tìm Đạo cả thì mới đến đây nay Thầy nói trong đó cũng có duyên ngày trước chữ duyên nghĩa là duyên có hay là phước duyên hoặc là nhân duyên dầu Đạo Đời hễ có duyên về đâu, thì tìm đó mà tới đó, nếu các trẻ không có duyên tìm Đạo thì có đến chi đây.
Câu thứ 2: CHỮ LỜI THẦY DẠY BẢO CHỚ SAI.
Nghĩa là: Thầy dặn cho hễ biết mình là người có duyên tìm Đạo. Thầy là người dạy Đạo thì các trẻ (chớ quên) chứ dạ chớ quên các lời Thầy dạy bảo là dạy cách bão tồn cùng nhau cho bền-bĩ, chớ nên vọng tâm-phàm mà quên lời dạy bão, chữ này là chữ dạ ghi lòng nhớ hoài các bài liên tiếp chớ không phải chữ đó là chữ rằng: hay là một chữ hễ câu nào có để chữ dạ hay chữ lời, thì trong đó có ý dặn đừng sai lời Chơn-Lý.
Câu thứ 3: MINH-MÔNG BIỂN RỘNG SÔNG DÀI.
Nghĩa là: Đạo của Thầy hễ lấy ra cho hết chữ nghĩa cũng là các việc của Thầy phân từ trong đó chẵng khác nào, biển rộng sông dài sao cho hết đó, nho gọi là Đạo-Lý vô cùng là Đạo-Lý tối đại.
Câu thứ 4: TRỜI CHE ĐẤT CHỞ CHẲNG HAI CON ĐƯỜNG
Nghĩa l2: Đạo Thầy tuy rộng - rãi như vậy chớ kỳ trung hễ biết Đạo tin Thầy thì trong đó được nhờ ơn TRỜI che Đất chỡ chớ không có chỗ nào hơn nữa, nên gọi là chẳng hai con đường, là có một con đường ngay là quyết tâm về Đạo.
Câu thứ 5: ANH EM HOÀ THUẬN NHỊN NHƯỜNG
Nghĩa là: Lời Thầy dạy muốn cho được bão-tồn cùng nhau, thì trước phải biết nhờ TRỜI che ĐẤT chỡ còn trong vòng anh em, dầu cốt nhục tình thâm cùng là bầu-bạn, hễ muốn cho Hoà Thuận thì phải ráng nhịn nhau trong lời nói trong bữa ăn, nhường nhau một chỗ ngồi, hay là một bước đường, hễ nhịn-nhường nhau đặng thì Hoà Thuận mới lâu dài...
Câu thứ 6: ĐỪNG LÒNG ÍT-KỸ SĂM-SƯƠNG RÃ RỜI.
Nghĩa là: Lời Thầy dặn phải rán nhớ lời Thầy đặng nhịn nhường nhau cho trọn, đừng vì lòng quyền-lợi mà sanh lòng ích kỹ, chia rẽ Đệ-Huynh, rồi cũng như sao SĂM sao SƯƠNG, hai vì sao này, cũng tại dành ăn mà đánh lộn với nhau mỗi ngày, nên phải bị đày một người một phương đến cùng cũng không thấy nhau đặng, hai vì sao này là cốt nhục với nhau vì tội tranh ăn mà rã-rời. (Từ đây trở lên là Thầy dạy là sự biết Đạo, biết TRỜI đặng bão-tồn cùng nhau cho trọn. Còn từ đây Thầy dạy về Tạo Thiên lập Địa).
Câu thứ 7: KỂ TỪ THƯỞ ĐẤT-TRỜI GẦY DỰNG
Nghĩa là: Thầy nhắc lại cho mỗi con ở Thế-Gian cho nhớ, là kể từ thuở nào cho đến giờ, hể ai biết nói rằng Đất rằng Trời thì phải biết trong đó có ai gầy dựng cho có ra đặng mình ngày nay biết mà noi đó, thì chỗ đó gọi là Đạo.
Câu thứ 8: SANH LOÀI NGƯỜI CHÍ NHỮNG ĐẾN NAY.
Nghĩa là: Trong chỗ đó Đất Trời gầy dựng ra làm Âm-Dương hiệp nhất, nhờ đó mới có sanh hoá ra loài người, cho chí những loài khác tới ngày hôm nay, Thầy giáng thế tại đây cũng một cơ gầy dựng.
Câu thứ 9: NHIỀU PHEN GIÁNG THẾ CHỈ BÀY.
Nghĩa là: Thầy nói từ hồi nào cho đến giờ, Thầy cũng nhiều phen giáng trần cứu thế chỉ rõ các điều bày ra mọi lẽ, chớ không phải nói trong một lần này, nhưng mấy lần trước giáng các nơi khác.
Câu thứ 10: TÙY THEO THỜI CUỘC CŨNG THẦY MÀ THÔI.
Nghĩa là: Thầy cũng tùy theo thời cuộc mà để hiệu xưng danh, chớ trong đó cũng là một Đấng Cha Lành chung cả.
Câu thứ 11: RẰNG TUY KHÁC BIỂN CÁCH VỜI.
Nghĩa là: Phải biết rằng tuy ở khác nhau, kẽ ở biển này người ở biển kia, cách xa mấy quả Địa cầu. Tại đó nên khó bề qua lại, không giống màu da đó là phong thổ.
Câu thứ 12: HỄ Ở DƯỚI TRỜI THÌ MỘT MẸ CHA.
Nghĩa là: Tuy khác nhau như vậy mặc lòng hễ ai biết mình đây ở dưới Trời thì trong đó điều là một Mẹ Cha, sanh đồng sự sống, gọi là nhờ chung một Đấng Thiêng-Liêng dưới Trời là vậy.
Câu thứ 13: TUY KHÁC TIẾNG KHÁC DA KHÁC GIỐNG.
Nghĩa là: Hình này với thể kia tuy khác tiếng nói hay là khác màu da cũng là chủng tộc. Chớ người ta cũng là chủng tộc, một nghĩa người ta chớ không có người nào khác lạ nữa.
Câu thứ 14: NHƯNG CŨNG ĐỒNG SỰ SỐNG VỚI NHAU.
Nghĩa là: Hễ gọi là người ta ai cũng lo giữ-gìn sự-sống cho lâu dài, chớ không ai muốn chết đồng nhau là chỗ đó.
Câu thứ 15: DƯỚI CHÂN CHO TỚI TRÊN ĐẦU
Nghĩa là: Hễ muốn nhìn cho kỹ cái hình dạng loài người, thì coi từ dưới chân cho tới trên đầu thì thấy rõ loài người, có đủ khuôn mẫu của Trời Đất, là trên đầu tròn gọi là Trời, chân vuông gọi là Đất sách thường chỉ rành là: Thiên Thể Viên Địa thể phương là đó, còn người ở giữa là Tâm, dầu nam dầu nữ cũng đồng như vậy.
Câu thứ 16: TAY CHÂN MÁU THỊT CHỖ NÀO KHÁC ĐÂU?
Nghĩa là: Thầy chỉ trong cả châu thân của loài người hễ chân là ở dưới, tay thì ở giữa, thịt thì ở ngoài, xương, máu chạy đều cho ấm, coi kỹ lại có chỗ nào khác hơn lời Thầy nói đó đâu?
Câu thứ 17: Ớ CON KHẮP CẢ HOÀN CẦU.
Nghĩa là: Thầy kêu chung cả các con khắp mấy trái địa cầu phải đều nhớ nhau theo lời Thầy chỉ đó, thì đó gọi là con như một mới Hoà.
Câu thứ 18: TRƯỚC ĐỀU MỘT RỐN, MỘT NHAU, MỘT NHÀ.
Nghĩa là: Thầy kêu rồi Thầy nhắc lại cho là cả Thế-Gian chia rẽ với nhau, là tại quên hồi kiếp trước đầu thai xuống trần cũng như ở chung một cuốn rốn mà ra, một lá nhau đùm bọc, một nhà Đạo mến yêu, đó là Thầy nhắc hồi trước ở tại Thiêng Liêng là vậy đó, nếu nhớ được như lời Thầy chỉ đó, sự đau đớn như một, người với người không nở hại nhau hay là giành giựt nhau chi cả.
Câu thư: Từ câu 18 này trở lên câu 7 là Thầy cho biết loài người, Trời Đất sanh ra là vậy, còn từ câu 19 đây Thầy chỉ cho nhớ hồi Thầy sai Chơn-Linh hiệp với xác phàm đặng lo làm phận sự.
Câu thứ 19: TỪ VÔ THĨ LỊNH CHA ĐÃ DẠY:
Nghĩa là: Kễ từ Vô-Thĩ là mọi người đều có, là có biết mình đây, còn trước không có mình, thì không biết đặng, đó là vô Thĩ, thì trong đó Thầy có ra lịnh đã nhiều, đặng dạy cho Chơn-Linh biết bổn phận đầu thai xuống phàm đặng làm ra cõi Trời Đất tốt.
Câu thứ 20: DẠY CÁC CON ĐẾN CÕI TRẦN GIAN.
Nghĩa là: Lời Thầy dạy các con nào muốn đến cõi trần gian, thì phải nhớ trọn lời Thầy đừng quên đừng cãi.
Câu thứ 21: MỠ-MANG KHẮP CẢ HỒNG HOAN.
Nghĩa là: Cõi trần gian nhiều chỗ còn mãi mê chưa tường Đạo Đức là chi, nên Thầy phải nhắc cho đủ các lời của Thầy đặng mở-mang cho suốt đời sáng suốt.
Câu thứ 22: GIÚP THAY BÀN-CỔ TAM-HOÀNG LẬP CÔNG.
Nghĩa là: Thầy cho xuống phàm đặng cho giúp việc thay Thầy lập đời Bàn-Cổ, đó gọi là hữu thĩ thì trong đời Bàn-Cổ.
Thầy lập đời Bàn-Cổ, đó gọi là hữu thĩ thì trong đời Bàn-Cổ. Thầy có ban phẩm cho là: Thiên Hoàng đặng nương theo đó mà lập công, cho tròn lời Thầy dạy, như người nầy qua, rồi người khác nôi đó, gọi là giúp thay Bàn-Cổ là lấy nội cái luật, vô thĩ mà ra tiếng để đời cho tới đó.
Câu thứ 23: CÔNG THÀNH QUI VỊ THƯỠNG PHONG.
Nghĩa là: Thầy hứa trước cho hay hể làm cho y lời Thầy dạy là công thành cho đến ngày qui vị Thầy sẽ thưỡng phong thêm nữa.
Câu thứ 24: ĐỪNG CHO ĐẾN ĐỖI BỤI HỒNG VƯỚNG MANG.
Nghĩa là: Thầy hứa trước rồi cũng chận trước là đừng thấy Thầy ban ơn cho như vậy rồi làm cho đến đổi quá tham vương mang bụi hồng rồi than thở.
Câu thứ 25: CUNG BẠCH NGỌC HAY BAN LỰA NHÓN.
Nghĩa là: Đây Thầy sợ e cho mấy vị đi xuống trước làm không rồi việc, nên Thầy phải xét lại nơi cung Bạch-Ngọc có hai ban là: âm với dương trong đó Thầy lựa nhón nghĩa là: lựa rút hai ban, như 10 phần lựa ba phần đặng cho tiếp thêm người hành Đạo.
Câu thứ 26: CHỌN CON NÀO CHƯA CHỌN CHƠN NGƯƠN.
Nghĩa là: Trong hai ban đó Thầy chọn coi con nào chưa trọn Chơn-Ngươn là công nghiệp hay là công quã công đức, vì ba công đó buổi trước giáng trần còn thiếu, mỗi công một ít, nên nay Thầy phải chọn lại, đặng sai làm cho tròn.
Câu thứ 27: BAN CHO NHỨT ĐIỂM LINH QUANG.
Nghĩa là: Thầy chọn rồi còn ban cho thêm một điểm Linh-Quang là cái sự sáng để nơi lòng, đặng giáng trần mỗi khi có việc nhớ đó lo làm cho đúng thiệt, đừng để thiếu như khi trước.
Câu thứ 28: GIÁNG TRẦN CÔNG QUẢ HOÀN TOÀN BỖN LAI.
"Thầy chọn rồi ban cho một điểm Linh-Quang đặng giáng trần lần này, rán lo công-quả hay là công-đức công-nghiệp cho đặng hoàn toàn như hồi chọn hai ban đó là bổn lai diện mục, nếu làm không đúng thì không mặc mũi nào trở lại nhìn Thầy cho được đó là câu Hồng Thệ đó.
Câu 29: LẬP XONG DANH PHẬN TAM-TÀI.
":Khi giáng trần rồi phải nhớ đó đặng lo lập thân hành Đạo, làm cho xong cái danh phận của người, là đứng chung trong phận Tam-Tài, trên phải biết có Trời che, dưới nhờ Đất chở, người đây phải hết lòng thương mến dạy nhau đừng sanh lòng ganh-ghét.
Câu thứ 20: TRỞ VỀ HỚN HỞ LÂU ĐÀI NGỌC KINH.
":Thầy dặn phải hiệp với mấy vị xuống trước, mình xuống sau đặng làm cho mau rồi phận sự, thì chừng ấy trở về tới Ngọc-Kinh vui-mừng chi xiết ở đó lâu dài khỏi xuống phàm mang xác...
Câu thứ 31: CHỐN NGỌC-KINH CÒN GÌN NHIỀU BỰC.
": Thầy cũng phòng lo người giúp việc thêm cho là chốn Ngọc-Kinh. Thầy cũng còn gìn giữ nhiều bực Tài Đức về công vụ Thiêng-Liêng như bực nào giúp về công việc nào, thãy đều có sẵn tại đó."
Câu thứ 32: ĐẶNG CHĂM NOM DỐC SỨC CÔNG TRÌNH.
":Thầy gìn để mấy bực tại chốn Ngọc-Kinh đặng chăm nom coi chừng mấy người chưa trọn Chơn Ngươn giáng phàm khi trước, nếu trong đó có chỗ nào sè-sụt thì mấy vị ở chốn Ngọc-Kinh phải lo dốc sức đó là công trình của mấy vị nầy phải làm cho trọn.
Câu thứ 33: GIÚP CÔNG HÓA HÓA SINH SINH.
":Mấy vị nầy hằng ngày lo giúp công hóa hóa sinh sinh là hóa hóa vô cùng sinh sinh chẳng khi nào mà không hóa hóa ra vị này rồi hóa thêm vật khác, đặng nối hoài không dứt.
Câu thứ 34: PHONG, VÂN, VŨ LỘ ĐẪU TINH HUYỀN-HOÀN.
": Trong mấy bực Thầy để đặng gìn nơi chốn Ngọc-Kinh đã có công về sanh hóa mà lại còn phận sự, người thì trong coi về sự sương-tuyết, người thì làm chủ trong mấy vị Đẩu quang là Nam-Tào-Bắc-Đẩu, người thì coi về hàng Tinh-Tú gồm chung Trời-Đất là hai chữ HUYỀN-HOÀN. Hai chữ nầy Đức Khổng-Tử để ra hể Trời chỉ tới chổ huyền khung là tột, có Đất thỉ chỉ tới chổ Trung-Ương, sắc Huỳnh là đủ chữ ( ) nầy ( ) nầy dầu cho trên Trời hay là dưới Đất thãy đều có bực của Thầy để đặng thường năm coi sóc về mùa màng làm ăn nuôi sống...
Câu thứ 35: ÂM-DƯƠNG HÀN THỬ TUẦN HƯỜN.
":Trong mỗi năm đều có như Hạ thì chỉ phải có nhứt âm sanh là tháng năm, còn đông chí thì có nhứt dương sanh là trong tháng 11 đó là hai chữ âm-dương. Còn chữ Hàn là lúc Đại Hàn là lạnh thuộc về đông còn chữ Thữ là Đại Thữ là thuộc về nóng nực thuộc về mùa hè, còn về mùa xuân với mùa thu là hai mùa âm-dương đều hòa ấm-mát không có nóng quá mà cũng không lạnh quá, đó là một năm cũng có số tuần hườn, hễ hết đông thì đến xuân năm nào cũng vậy, trong đó cũng có các vị ấy làm chủ.
Câu thứ 36: CẦM GIỀNG MỐI CHÁNH CÀN CANG GIÚP THẦY.
": Trong cả thãy trong các viêc gió mưa sấm-sét nóng-lạnh... đều phải tùng quyền một ngôi càn, là ngôi lớn hơn trong Bát-Quái, ngôi đó Thầy để cầm giềng mối chánh đáng phân minh, đặng giúp Thầy trong thời thưỡng phạt như xứ nào lo làm DỮ thì chiếu luật giáng Thiên-Tai đặng phạt răn đời.
Câu thứ 37: NỐI NHƠN HOÀNG ĐỔI THAY THÁNH Ý.
": Lời Thầy nhắc lại trong hồi vô-thĩ, Thầy có cho phẩm-vị là: Thiên-Hoàng, Địa-Hoàng, Nhơn-Hoàng, đặng dụng tính Tam-Hoàng ra trị thế, mà hiện nay Tam-Hoàng đã qua đời thì lần lần Chơn Truyền phai mòn, nên người sau ra cầm mối Đạo gọi là nối Nhơn-Hoàng cho có nét chớ kỳ trung đổi bớt thay nhiều trong phần Thánh-Ý của Thầy dạy từ hồi vô-thĩ, đến đây bị kẽ cầm mối Đạo không trọn một lòng nên thành ra phàm ý.
Câu thứ 38: MẾN HỒNG TRẦN QUÊN NGHĨ NGỌC KINH.
": Đến đây thành ra đời chen lấn, công danh quá mến bụi hồng lợi quyền lanh xão vì đó mà đành quên nghĩ lại mình là người vưng lời Ngọc-Kinh sai làm chuyện phải.
Câu thứ 39: TÁNH-PHÀM CHEN LỘN VÀO MÌNH.
": Từ đó sắp lên thì con người bị cái tánh phàm, hễ khôn thì hiếp dại, hể sang thì hiếp hèn, hể cao thì đè thấp, hể cái tánh chèn vào mình ai thì người đó sanh lần chuyện dữ là do tại quên nghĩ Ngọc-Kinh nên cái tánh phàm chen đặng.
Câu thứ 40: THẤT TÌNH LỤC DỤC BIẾN THÀNH QUĨ VƯƠNG.
": Con người ai cũng có thất-tình lục-dục nên mới biết mừng biết sợ, biết muốn...mà trong lúc tánh phàm chưa chen vào thì thất-tình lục-dục nó vẫn có chung trong thái quá mà cũng không bất cập, còn đến con người bị quên nghĩ Ngọc-Kinh, nên tánh phàm thừa dịp chen vào rồi hiệp với thất-tình lục-dục bày ra nhiều sự biến thì chừng đó mình đã nói nhơn-hoàng mà thành ra quĩ vương là đó.
Câu thứ 41: CỬA NHÀ NẤU NƯỚNG ĐIỂM TRANG.
": Đến đây rồi con người không còn biết thương ai la ai nữa cả, chỉ có một điều là tính sao cho mình được cửa nhà sang trọng, nấu-nướng ăn uống cho phĩ-lòng điểm trang có bấy nhiêu không còn kễ chi là tội phước.
Câu thứ 42: TRAO GIỒI XÁC THỊT QUÊN ĐÀNG THIÊNG-LIÊNG.
": Vì sự ăn ở không chừng, lã-lơi nhiều cách nên đành ngó theo xác thịt, đặng trao giồi mắt phàm coi đẹp dầu có kinh sách chỉ về đàng Thiêng-Liêng chỉ đó rồi cũng bỏ, (từ đây trờ lên là Thầy chỉ cho biết là từ vô thĩ cho tới Tam Hoàng mà lòng người còn biến đổi như thế, còn từ đây Thầy sẽ dạy cho biết hồi nhứt kỳ là kỳ Phỗ-Độ cho những người có duyên, hồi vô thĩ đặng trở về cho dễ.)
Câu thứ 43: MUỐN CÁC TRẺ CÓ DUYÊN TRỞ LẠI.
": Lời Thầy nói là Thầy muốn sao cho các trẻ hồi vô thĩ có duyên về Đạo mà không được trọn khó bề trở lại, nên Thầy nói Thầy muốn cho trẻ có duyên trở lại, là duyên có như sau nầy đặng trở về với Đạo chớ xiêu lạc lâu ngày không có ai kêu trở về sao đặng.
Câu thứ 44: THẦY PHẢI SAI BA PHÁI NHỨT KỲ.
": Thầy vì đó mà phải sai ba phái Thái, Thượng, Ngọc, phái Thái màu vàng, phái Thượng màu xanh, phái Ngọc màu đỏ, đó là ba phái hành sự trong nhứt-kỳ.
Câu thứ 45: DI ĐÀ, THÁI THƯỢNG, PHỤC HY.
":Ba phái có vị Tam Tông, phái Thái Phật Di Đà, phái Thượng Tiên, thì Thái Thượng, phái Ngọc là Thánh thì có Phục Hy ba vị nầy vâng lịnh Thầy gọi là nhứt kỳ phỗ-độ.
Câu thứ 46: GIÁNG TRẦN PHỖ ĐỘ DUY TRÌ ĐÃO CHA.
": Thầy dặn ba vi Tam-Tông lãnh mạng giáng trần, đặng lập nhứt kỳ phỗ-độ cầm giữ mối Đạo của CHA TRỜI cho trọn.
Câu thứ 47: THÁI THƯỢNG SỬA TÁNH PHÀM TÀ.
": Đức Thái Thượng mở ra Đạo Tiên đặng sửa tánh phàm tà của thế gian cho thành tánh chơn-chánh.
Câu thứ 48: PHỤC HY HOẠCH QUÁI DI ĐÀ GIÁC MÊ
": Đức Phục-Hy mở Đạo Thánh vẽ rành Bát Quái chỉ rõ âm-dương cho người đời học đó nhớ mình là mình là nhờ có Tiên Thiên Hậu Thiên đặng bồi dưỡng tinh thần, đừng ham phóng túng, còn Đức DI ĐÀ mở Đạo Phật làm ra sách giác mê đặng cho người đời coi đó mà tri giác, cho khỏi sư mê phàm mà đành quên chơn-tánh, đó là ba vị làm giáo chủ phỗ độ nhứt-kỳ.
Câu thứ 49: THẦY CŨNG DẠY ĐỀ-HỀ TIÊN-THÁNH
": Trong khi ba vị nầy lãnh trách nhiệm đi Phỗ Độ rồi thì Thầy cũng sai luôn trong hàng chư Tiên-Thánh, nếu ai thuận ý đề huề đặng Thầy sai thêm giúp việc.
Câu thứ 50: TRƯỚC CŨNG SAU LÃNH GÁNH GIÁNG PHÀM.
":Thầy nói ai muốn đi trước thì đi ai muốn đi sau Thầy cũng cho, ngày giờ khác nhau, chớ kỳ trung cũng là lãnh gánh cứu đời giáng phàm độ chúng.
Câu thứ 51: ĐÔNG-TÂY NAM-BẮC GIA TÂM.
":Thầy dặn trong mấy vị lãnh gánh giáng trần đó, ai muốn giáng phương Đông hay là phương Tây, phương Nam, phương Bắc, tuỳ theo chỗ hạp của mình, chớ trong cũng có một dâng lịnh Thầy hết lòng làm cho tròn phận sự...
Câu thứ 52: NĂM-CHÂU EM DẠI RÁN TẦM CHO RA.
": Thầy dặn ở dưới chốn thế-gian có bày ra năm châu như Á, ÂU, PHI, MỸ, ÚC châu, trong đó có các em dại của mấy vị nầy, khi xuống trước rồi bị mê-phàm, nên nay Thầy dạy phải rán tầm cho ra đừng có bỏ quên rồi ngày sau bị trách.
Câu thứ 53: DẮT VỀ CHO TẬN MẶT CHA.
":Thầy dặn hễ tầm cho ra người nào thì phải dắt về cho tận mặt Thầy, là cha Thiêng Liêng vậy mới trọn nguyền trong đó.
Câu thứ 54: ĐẠI-PHONG AN-HƯỠNG THÁNH-TOÀ NGỌC-KINH
":Thầy hứa trước cho hễ ai đắt về cho tới tận mặt Thầy, thì Thầy sẽ cho đứng vào bực Đại thông nghĩa là: phong làm lớn hơn trong mấy người xiêu lạc mới về, đặng an hưỡng tại Thánh-Toà Ngọc Kinh muôn đời vui vẽ.
Câu thứ 55:CÒN NHỮNG KẼ CHƯA THÀNH TÂM TÁNH
": Thầy nói rộng cho con kẻ nào Tâm-Tánh chưa thuần nghĩa là người chưa định đoạt nay vầy mai khác, không quyết một bề thì kẽ đó Thầy cho để dồn lại đó.
Câu thứ 56: LƯU PHÀM TRẦN KHỖ HẠNH TU THÂN.
": Thầy dặn lưu phàm trần cũng như lưu đày ở đó, đặng ngày nào Tâm-Tánh được thành thì phải chịu vào nơi khổ-hạnh đặng tu thân mà trừ tội trước.
Câu thứ 57: NƯỚC NON BỒI BỖ TINH THẦN
": Hằng ngày mấy hạng đó hay nhìn nước ngó non. Cảnh đời thay đổi, đặng vì đó mà lo bồi-bổ cái Tinh Thần Đạo Đức bớt sự tranh đua nhờ thấy nước non nay còn mai mất.
Câu thứ 58: NGƯƠN-CHƠN UNG-ĐÚC BỖN CĂN TRAO-GIỒI
": Nhớ rõ được như lời nói trước đây mới biết mình là Ngươn-Chơn là một điều thiệt của Trời cho ra làm người trước khi chưa có điều giả-dối nhờ đó mà lâu ngày ung-đúc mới được bền vững bỗn-căn trao giồi sạch-sẽ.
Câu thứ 59: ĐẠO THÔNG SẼ TRỞ VỀ TRỜI
": Thầy hứa cho mấy hạng chưa tròn Tâm-Tánh, ngày nào được rõ Đạo rồi thì phải đem cái việc Đạo đó mà truyền rãi cho thông cả mọi người, thì chừng ấy sẽ có ngày trở về Trời đặng.
Câu thứ 60: CÙNG CHA SUM-HIỆP ĐỜI-ĐỜI AN-VUI
":Câu nầy cũng như nghĩa câu an hưỡng Thánh-Toà Ngọc-Kinh vậy là câu 54 trước đó.
Câu thứ 61: MƯỜI HAI TRẺ ĐƯỢC HỒI NGƯƠN VỊ.
": Trong thời-kỳ nầy rút lại có 12 người thiếu chơn ngươn, hồi trước đó, nay mới được hồi Tâm làm trọn, nên mới về tới ngôi xưa, 12 ngườn nầy là: 1)- Bàn-Cổ 2)-Thiên-Hoàng 3)- Địa-Hoàng 4)-Nhơn-Hoàng 5)-Hữu-Sào 6)- Toại Nhơn 7)- Phục-Hy 8)-Thần-nông 9)- Huỳnh-Đế 10)- Thiếu-Hạo 11)- Xuyên-Hút 12)- Đế-Cốc.
Câu thứ 62: DƯ HẰNG-HÀ CHẲNG KỂ CHÁNH CHƠN
":Còn số dư lại chưa được về ngôi vị, trong số đó quá nhiều, cũng như số cát ở sông Hằng-Hà không biết bao nhiêu mà điếm thì số đó người chẵng kể chánh lý chơn truyền chi cả.
Câu thứ 63: MỘT LÒNG XU HƯỚNG QUỸ VƯƠNG.
": Trong quá nhiều trên đây thì dẫn cứ một lòng yêu mến tình-dục, nên gọi là xu-hướng là lời nói như hồi cuối đời vô-thĩ.
Câu thứ 64: KHINH-KHI NHẠO-BÁN SỰ NHƠN-ĐỨC TRỜI.
":Chỉ biết có một điều là khinh khi kẽ hèn, khi người dốt, nhạo bán chê bai, việc nhơn-đức Trời không kể đến.
Câu thứ 65: MÊ-SA MA-QŨI LÃ-LƠI.
":Trong một số nói trên đây quá nhiều hằng ngày mê luyến sa đấm theo lối mê hồn, quỹ xát làm cho nhiều chuyện lã-lơi là chẵng hỗ ngươi, cứ việc giỡn chơi theo đường tữu sắc.
Câu thứ 66: OAI TRỜI ĐỊNH DẸP PHỒN YÊU MỴ.
":Tới đây Trời hết sức thương đúng luật Thiên-Điều nên đành phải ra oai nhứt định diệt cho hết các phồn tã đạo bàn môn, dùng kế thiệt hư hư đặng làm cho nhiều kẽ mến yêu mà lâm vào quyền mỵ cả thãy trong đó điều phạm chung oai Trời.
Câu thứ 68: GIÁNG THIÊN TAI-HỒNG THỦY-THAO THAO
":Ngày trước Thầy cho giáng trần lập công bồi đức mà không kể lời Thầy nên đến buổi nầy, Thầy phải cho tai nạn giáng lâm là tai hồng thủy nghĩa là nước đó khi không chảy tới ngập cả nội xứ nào phạm tội khinh khi, nhạo bán sự nhơn đức Trời, thì phải chịu sống giả nước trồi, nhơn vật đều tiêu hết, đó gọi là hồng thủy thao-thao, là nước dưng vội dẫy tràng không có một thứ nào tránh khỏi.
Câu thứ 69: THAY THẦY SỬA TRỊ PHONG TRÀO.
":Tại đời quá dữ nên Thầy phải chuyển sự đổi thay, cũng có chỗ phạm Thiên Tai cũng có chỗ nhờ ân-huệ, hễ chổ nào nhờ đặng ân-huệ của Thầy thì Thầy cho chổ đó thay thế Thầy sửa trị phong trào yên vững...
Câu thứ 70: NÓI NGHIÊU CƠ THUẤN LÃNH TRAO CHƠN-TRUYỀN
": Trong thời kỳ vua Đế-Cốc mãng rồi thì kẻ bị oai Trời, chĩ có một con của Đế-Cốc là Vua Nghiêu biết tùng Chơn-Lý là Thiên Lý, nên tránh khỏi Hồng-Thủy, Thầy mới cho ra nối đời Thượng-Cổ, rồi sau có Vua Thuấn, đó là kẻ trao người lãnh không có giựt giành, cứ giữ chơn-truyền là "NHƠN TÂM DUY NGHUY, ĐẠO-TÂM VI DUY, DUY TINH DUY NHỨT, DOÃN CHẤP KHUYẾT TRUNG " có 16 chữ đó là lưu truyền cho các Thành về sau nhà yên nước trị.
Câu thứ 71: THƯƠNG ĐỜI TIÊN-THÁNH LIỀN LIỀN
":Thầy thấy trong đời đó có lòng mộ Đạo nên cảm lòng thương, mới cho chư Tiên chư Thánh liền-liền đặng giúp cho được lâu dài tươi-tốt.
Câu thứ 72: GIÁNG TRẦN TẾ-ĐỘ LUÂN-PHIÊN DẠY ĐỜI.
":Một buổi giáng phàm thì mỗi vị thãy đều lo phương thế mà dạy đời giúp, hể kẽ nầy về thì có người khác xuống, đặng lo dạy đời học Đạo Tu Hành tránh khỏi nạn tai.
Câu thứ 73: DƯ NGÀN NĂM ĐẾN ĐỜI THƯƠNG TRỤ.
":Từ hồI Vua Nghiêu cho đến Vua Thuấn, rồi tới Thành Thang, cũng là dư một ngàn năm, đến đời Thương Trụ, mà cũng trong giòng giống nhà Thương.
Câu thứ 74: TÀ-LOAN CHƠN RẤT PHỤ LÒNG THẦY.
Vua Trụ cũng một người trong giồng giống Chơn-Thánh, đến đây lại đổi lòng tà, thấy sắc Nữ Hoa sanh điều Dâm Loạn, từ đó sái Chơn Truyền là tại phụ lòng Trời phú thát.
Câu thứ 75:THÁNH-NHƠN CHO GIÁNG KỲ TÂY
":Đây đến hồi thay đổi nhà Thương Vua Trụ không giữ Chơn Truyền nên Thầy cho các vị Thánh Nhơn giáng tại nước tây Bá Hầu, núi Kỳ Sơn là xứ sở của Vua Văn Vương đặng gầy nên Đạo-Đức...
Câu thứ 76: ĐẠO-BINH KIẾP SỐ DIỆT BÀY TINH YÊU.
": Nên Trời phải cho nạn đao binh, là trận giặc phong thần, mấy vị lãnh phần chinh phạt, đó là kiếp số của Trời sai, đặng trừ cho dứt bầy tinh yêu, là một bầy theo phe Đắc-Kỹ.
Câu thứ 77: SA-TĂNG TỘI ÁC KHÓ TIÊU
": Trong đó có nhiều người vưng lịnh Thầy ra giúp cho Khương Thái Công, hễ gặp ai ngăn đón thì bắt hết, đặng khỏi bề ngăn đón Khương Thái Công.
Câu thứ 78: BẮT VỀ GIAM ĐỢI THIÊN-ĐIỀU XỬ PHÂN
": Đến lúc chu Thần vưng lịnh Thầy, ra giúp cho Khương Thái Công, hễ gặp ai ngăn đón thì bắt hết, đặng đem về giam tại đó, đợi yên việc rồi sẽ xử phân đặng khỏi bề ngăn đón Khương Thái Công.
Câu thư 79: THƯƠNG CƠ PHÁT ÂN CẦN DIỆT BẠO
":Đức Chí Tôn thương cho nhà họ Cơ tên PHÁT là con thứ của Vua Văn Vương từ ngày chịu lãnh lời của Thượng Đế sai Khương Thái Công xuống giúp nhà Châu, từ đó vẫn cứ một lòng hối thúc binh gia đặng lo trừ cho rồi bọn DỮ.
Câu thứ 80: PHÚ NGÔI TRỜI DẠY ĐẠO HÓA DÂN
": Từ khi phạt nhà Thương rồi thì Đức Ngọc Đế phú cho Cơ Phát lên ngôn thay Trời dạy Đạo bố hóa lòng dân đặng nhà yên nước trị.
Câu thứ 81: PHÚ CHO MƯỜI BỰC HIỀN THẦN
": Luật Trời ban phú thêm cho Cơ Phát lên làm Vua nhà Châu, có mười bực hiền thần, theo giúp nước, 10 bực nầy Tinh Thần số lạc thơ, còn tên theo phàm 1)- Khương Thái Công 2)-Toán Nghi Sanh 3)- Tất Điên Công 4)-Hoàng Yên 5)- Định Công 6)- Thái Điền 7)- Nam Cung Hoát 8)- Châu Công Đán 9)-Thiện Công Thích 10)- Bà, Ấp Khương.
Câu thứ 82: LÃNH TRUYỀN ĐẠI ĐẠO XA GẦN THẾ GIAN.
":Từ Cơ Phát lên làm Vua rồi có 10 bực Hiền Thần đó lãnh mạng đem hết Chơn Truyền Đạo Cả, từ xa cho chí gần ở khắp thế-gian dạy cho mỗi người rõ Đạo.
Câu thứ 83: TRUYỀN LẦN ĐẾN CỎI NAM BANG.
":Từ đó truyền lần ra tới cõi Nam Bang là cõi hiện giờ kêu là Nam Việt.
Câu thứ 84: CHÁU CON HỒNG-LẠC VÉN MÀNG CHÍ NAM.
": Từ hồi Vua Hồng Bàng Lạc Long Quân khai quốc về trước thì chưa có Đạo, nên sao con cháu nối đời, mới thấy được ít nhiều Đạo Lý của nhà Cơ phát truyền sang từ đó mới vén lần cái màng Vô Minh, là nhờ có lời chỉ dạy của Trời, đem đến xứ Nam, nên gọi là chỉ Nam là vậy.
Câu thứ 85: NHÀ CƠ PHÁT TÁM TRĂM NĂM CÓ.
": Nhà Châu từ Cơ phát lên làm Vua có một mình nhà Châu nối truyền được 800 năm là lâu dài hơn hết, có chỗ lại để là 400 năm nghĩa là 400 trở lại Đạo thạnh hành còn 400 trở lại sau thì lần-lần tiêu mòn.
Câu thứ 86: HIỀN VÌ ƯA CHUỘNG THẦN THÔNG.
": Từ 400 năm trở về sau lòng người trở tại còn muốn yêu chuộng về các thần thông gọi là cách luyện phép tàn hình kêu mứa hú gió.
Câu thứ 88: HÓA LÒNG VỌNG TƯỞNG CHẲNG PHÒNG YÊU NGÔN
":Vì đó là cái lòng chơn thật nó lại hóa ra lòng vọng tưỡng ước mơ chẵng chịu ngăn ngừa lời ma tiếng quỹ.
Câu thứ 89: LẦN LẦN SAI LẠC BÀN MÔN
":Vì lòng vọng tưỡng mà Ma quỹ chen vào xúi giục, nên phải đành sa hố lạc truông đó là bàn môn tã Đạo...
Câu thứ 90: THẦN TIÊN MA QUỸ CHẲNG CÒN BIỆN PHÂN
": Nhà Châu Cơ phát đến đây là hết kể chi là Đạo Đức nữa, dầu cho hạng Thần Tiên hay là Ma Qũy cũng là một thứ như nhau tới đây là mãng hết nhứt kỳ...
Câu thứ 91: NHÌN THẤY TRẼ DƯƠNG TRẦN THẦY NGÁN
": Lời của Đức Ngọc Đế than rằng: Thiệt Thầy là Đấng Chí Tôn nhìn thấy các trẽ dương trần tội lỗi dẫy đầy, nên Thầy quá ngán là ngán sao chẳng biết phận người lại ham vùa việc quấy.
Câu thứ 92: CHẲNG CÒN CHI LÀ ĐÁNG CON THẦY
": Thầy xem lại Tâm Tánh mỗi người nếu lấy theo Thiên điều hồi Thầy cho Cơ Phát ra dạy Đạo hóa dân mà sánh với trẻ dương trần nầy thì có còn chi rằng xứng đáng con Thầy nơi thế hạ nghĩa là không biết thương nhau coi mạng người như không có.
Câu thứ 93: BIẾT SAO CHO ĐƯỢC GIẢI KHUYÂY
":Đức Chí Tôn than thở vì thấy các trẻ thêm buồn chẳng biết làm sao mà giải khuyây về các điều thấy đó.
Câu thứ 94: NHỊ KỲ PHỖ ĐỘ THẦY RÀY PHẢI SAI
": Thầy phải lo lập Nhị-Kỳ Phỗ-Độ trong kỳ này tính phải sai ai đặng cứu đời cho tĩnh.
Câu thứ 95: BỞI THƯƠNG CÁC TRẺ MIỆT MÀI.
":Bởi vì lòng Thầy quá thương các trẻ dương trần cứ nơi tranh đấu mà miệt mài nghĩa là cứ lầm lũi đi càng dầu ai bàn cũng không hề chịu đếm.
Câu thứ 96: TRẦN GIAN ẢO MỘNG LẠI HOÀI CHƠN NGƯƠN.
":Cõi dương trần nhiều điều giả dối đua chen giành giật quyền lợi thế trần rồi rốt cuộc chỉ thấy có một cái thân phàm chịu khổ mà nỡ đành quên chơn tánh Trời ban đó là cái sự giả mà bỏ liều Lý Thiệt.
Câu thứ 97: HÓA BỐN PHÁCH CHẲNG SỜN LAO KHỔ.
":Thầy phải hóa ra bốn cái vía đặng xuống trần phàm nhập xác đời dầu lao khổ cũng vui lòng làm trọn.
Câu thứ 98: TRẮNG, VÀNG, ĐEN PHỖ ĐỘ CẢ BA.
": Ba sắc da này là da trắng, da vàng, da đen trong ba sắc da này đều được nghe Thầy mở đàn Phỗ-Độ.
Câu thứ 99: ẤN KIA TRƯỚC CÓ DI-ĐÀ
": Nước Ấn-Độ da đen thì trước kia có đức Di Đà ra làm giáo chủ.
Câu thứ 100: NAY CHO TÁI THẾ THÍCH CA GIÁNG PHÀM.
"Nay Nhị Kỳ Phỗ-Độ Thầy cho Di Đà trở lại làm đức Thích Ca giáng phàm 1 lần nữa.
Câu thứ 101: THÁI THƯỢNG HÓA KIẾP LÃO ĐAM
": Đức Thái Thượng kiếp này hóa thân để tên là Lão Đam.
Câu thứ 102: TRUYỀN KINH ĐẠO ĐỨC NƠI HÀM CỐC QUANG.
":Đức Thái Thượng hóa thân là Lão Đam đem hết các bài kinh nói về Đạo Đức truyền dạy chúng sanh tại nơi Hàm Cốc Quang là xứ da trắng.
Câu thứ 103: LUẬN DẠY VIỆC KINH BANG TẾ THẾ.
": Trước Ngài đem Kinh đạo đức đặng dạy đời mọi việc phải dằn lòng, đừng lòng thái hóa sau Ngài luận ra các điều về việc làm ăn, rồi nước này giao thông với nước kia, sau lại giúp đở nhau là tế thế.
Câu thứ 104: BỞI SANH DÂN BỎ PHẾ LUÂN THƯỜNG.
": Bởi vì hạng sanh dân là hạng thuộc về tài lợi thường hay bỏ phế cang thường luân lý là vì tính việc đua chen.
Câu thứ 105: KẾ - CHÂU CHO GIÁNG TỐ - VƯƠNG
": Luật Trời muốn nói theo Đạo-Đức của nhà Châu, nên phải cho tố vương giáng thế là Đức Phục Hy hồi, nhứt kỳ giáng thế trong nhị kỳ Phổ-Độ tên là Khổng Phu Tử dạy về xứ da trắng.
Câu thứ 106: ÂN-CẦN LẬP KỸ TRẦN-CƯƠNG DẠY ĐỜI.
":Từ đó Đức Khổng Phu Tử ra đời thì ngài cứ một lòng siêng năng dưỡng mối giềng Nhơn Nghĩa đặng dạy đời cho nhớ đó đừng quên nên kêu là Nhơn-Đạo.
Câu thứ 107: HIẾU-TRUNG CỘI GỐC CON NGƯỜI.
": Ngài lập ra 2 bộ sách, một bộ Kinh dạy về thảo CHA MẸ, một bộ Trung Hiếu Kinh dạy về ngay thảo với nước, hễ làm con người phải nhớ đó làm cội gốc của trong Nhơn Đạo mà ra.
Câu thứ 108: TRỌN ĐIỀU NHƠN-ĐẠO TUỲ THỜI-TU THÂN
": Người ở đời phải học cho hết các điều nhơn đạo, điều này là nhơn tâm đem về Đạo Tâm. Từ Thuấn Nghiêu cho đến nhà Châu, Võ Vương nước trị dân cũng dùng điều đó, tuỳ theo thời giáng thế đổi tên, chớ cách tu nhân thì phải làm như vậy.
Câu thứ 109: NƠI TÂY BỘ NHIỀU LẦN ĐẠO MỞ.
": Nơi xứ Thái Tây gọi là Tây Giao Hạ Châu cũng đứng trong tứ đại bộ châu nên kêu là nơi tây bộ nhiều lần mối đạo mở tại đó mà chưa đặng mở mang.
Câu thứ 110: QUỶ VƯƠNG THƯỜNG PHÁ VỠ ĐẠO NHÀ
": Vì có bọn Quỹ Vương thường ganh ghét kiếm điều phá hoại cho lở vỡ Đạo nhà.
Câu thứ 111: PHẢI SAI CON MỘT CỦA CHA
": Đức Thượng Đế hóa ra bốn cái vía, một Thích Ca, hai Lão Đam, ba Khổng Tử, bốn là Bộ Châu này. Ngài phải sai con một là một cái vía một giáng thế kì này còn ba cái vía nói tren đó là kì trước đứng về Tam Giáo cái vía thứ tư mới xuống kì này nên gọi là con một chứ cũng là con của Cha Trời thiêng liêng sai khiến.
Câu thứ 112: MÁU HỒNG CHUỘC TỘI CẢ GIÀ THẾ GIAN.
": Có một cái vía này phải Phỗ Độ về cách cho có tới đổ máu hồng là phải chịu đóng đinh nơi Thánh Giá, đặng cho cả già thế gian ngày sau lo chuột tội của mình, là tội khi Trời phán Chúa cái vía nầy giáng thế kêu "jesus".
Câu thứ 113: BỘ CHÂU NÀO MỚI MỞ MANG.
": Từ đây bộ Châu nào, như Đông Thắng thần Châu, Bắc cư lư Châu, Nam thiệm bộ châu, trong đó chỗ nào mới mỡ mang bờ cõi nghĩa là bộ Châu đó xứ mới đặng dựng gầy tên tuổi.
Câu thứ 114: CŨNG ĐỀU SAI THÁNH, ĐẾN BAN TIN LÀNH.
":Thầy cũng đều sai các Thánh đem lời Đạo đến bộ châu đó hay là: Ban bố cái tín lành của Trời ra dạy dỗ.
Câu thứ 115: MUỐN BIẾT TRẺ NHIỆT THÀNH NGUỒN CÕI.
": Thầy cũng muốn cho biết được tất lòng các trẽ ở xứ nầy sốt sắng tìm ra cho đúng nguồn cội của người đặng dễ bề tin nhiệm.
Câu thứ 116: CHO SA-TĂNG ĐOÁI TỘI LẬP CÔNG.
":Thầy ân xá cho mấy tên sa tăng bị giam ngày trước, nay cho xuống trần lần thứ hai, đặng đoái tội lập công, nghĩa là đem hết các điều của mình lổi lầm khi xưa, nay bị tội, phải đứng ra lập công độ cho người mau tĩnh.
Câu thứ 117: CON NÀO THIỆT DẠ THÍNH TÙNG
":Thầy nói trước cho hay trong đó con nào nghe rõ, có lòng tin thiệt là một dạ thính tùng vâng lời chịu xét ở dưới trần cũng phải có tội nhiều hay tội ít.
Câu thứ 118: CÕI TRỜI DÀNH ĐỂ VÔ CÙNG SỰ VUI.
": Nếu chịu xét chịu nghe làm theo điều phải trừ hết tội rồi thì nơi cõi Trời Thầy sẳn dành chổ để phần nhiều sự vui vô cùng không thể nào hết.
Câu thứ 119: CON NÀO GIAN ÁC CHẲNG THÔI
": Nếu con nào có lòng gian dối, nghe rồi lại cãi, làm sự ác thêm chẳng thôi, đi điều quấy thì sẽ tội riêng.
Câu thứ 120: CHIẾU LỜI MINH THỆ NGŨ LÔI HÀNH HÌNH.
": Mỗi người xuống thế ai ai cũng đều có minh thệ với Trời, nếu ngày nay, nghe lời lành chẳng thuận, ưa làm dữ cho vừa lòng thì Thầy chiếu theo lời minh thệ sai ngũ lôi hành hình, đó là khỏi chối ngũ lôi là: kim lôi là xét đánh, 2/- mộc lôi cây đè 3/- hỏa lôi lữa cháy 4/ thủy lôi nước ngập 5/ thổ lôi đắp sập trong đó hể ai phạm tội hết chổ chế trừ, thì phải chịu đành không phương cầu khẩn.
Câu thứ 121: DƯ MỘT LÚC HƠN NGHÌN NĂM RƯỞI.
":Thầy tính cho được dư một lúc được tin Trời hưỡng phước là kể từ 1500 năm về trước thì còn giử chơn truyền, còn 1500 năm tới 1926 thì chơn truyền đã dứt, nên Thầy phải lo khai Đạo tại Tây Ninh là năm Bính Dần (1926) cho tới năm nầy là 1942 đặng chỉ dạy chơn truyền cứu đời tai nạn.
Câu thứ 122: BIẾT BAO PHEN VẬN HỘI TRỞ XÂY.
": Kể từ hơn 1500 năm cho tới 1926 trở lại thì trong đó chẳng biết là bao phen, Thầy sắp lo vận hội cho đời trở xây nhiều cách mà lòng người ít biết công lao của Trời lo cho đời là vậy đó hể vận niên năm nầy thiên hạ không yên thì Thầy lo mở năm khác còn hội tuần hườn thì Thầy cũng sắp xây cho kịp.
Câu thứ 123: PHẬT TIÊN LẮM LÚC CHÂU MÀY.
": Trong chư Phật chư Tiên cũng lắm lúc chẳng vui cho phần nhiều thế gian không gìn theo lời dạy nên phải châu mày, là chổ thương không biết làm sao nói được.
Câu thứ 124: THÁNH THẦN NHIỀU BUỔI CHẦU THẦY LUỴ RƠI
": Về phần chư Thánh, chư Thần, nhiều buổi chầu Thầy thấy sợ ghi tội thì nhiều phước thì, ít thế nào cũng phạm thiên điều nên phải luỵ rơi cho đời là vậy đó.
Câu thứ 125: RẰNG CON CHẲNG NHỮNG Y LỜI.
: Than rằng con của Thầy sai lãnh gánh cứu đời chẳng kể những lời Thầy dặn mà làm cho y.
Câu thứ 126: BÀN MÔN TẢ ĐẠO COI TRỜI NHƯ KHÔNG.
": Còn thêm một phe bàn môn tã đạo, coi luật Trời như không có dám đặt điều thêu vầy dệt khác phe nầy là phe mượn danh Đạo tạo danh mình nên gọi là tả Đạo.
Câu thứ 127: KẺ CHẲNG KỂ LUẬT CÔNG THIÊN LÝ.
: Kẽ thì ỷ mình phần đông chẳng kể luật công chẳng cần thiên lý lấy phần đông cho là phải, ỷ sức mạnh quên Trời.
Câu thứ 128: KẼ THÌ THEO TÀ MỴ DỊ ĐOAN.
: Hai câu nầy kẻ trước thì ưa phần đông dùng sức mạnh, còn kẻ nầy lại ưa theo tà thuyết mỵ quyền dị đoan phong khởi thì cả hai cũng đều sanh lòng nguy biến chớ không chịu bình an.
Câu thứ 129: XIẾT BAO KIẾP SỐ TAI NÀN.
: Lấy theo phần người ở thế gian mà ưa làm như vậy thì trong đó luật Trời chuyển phạt tính ra không xiết biết bao nhiêu là người chịu vào kiếp số tai nàn nên khó lâu dài cho đặng.
Câu thứ 130: HỚN QUA TỐNG LẠI MINH SANG THANH RỒI.
: Nhà Hớn mới vừa qua thì nhà Tống lại vương vào, nhà Minh mới bước sang nhà Thanh lại tính rồi giành giựt đó là vì không đạo đức, mà làm cho vận hội trở xây là đó.
Câu thứ 131: CẢI TRỜI THÌ BỊ LUẬT TRỜI.
": Trời thì ban truyền đạo đức còn người thì ỷ thế ỷ thời lo cải, hể cải bao nhiêu thì bị khổ bấy nhiêu luật Trời tuy không không hể vướng vào thì khó gỡ.
Câu thứ 132: TRỜI NÀO CÓ DẠY CƯỚP NGÔI TRANH QUYỀN.
":Lòng Trời Phật dẫu cho thưở nào cũng không có dạy ai cướp ngôi tranh quyền ai cả cũng không dạy ai tranh quyền ai cả, hể ai lãnh thì nấy làm, mãng rồi giao cho người khác, cũng như đời Nghiêu Thuấn ấp-tổn tương hòa nên gọi là đời-thạnh-thế.
Câu thứ 133: CON ĐÃ DẠI THẦY YÊN SAO ĐƯỢC.
: Thầy là cha cả thế gian, Thầy thấy bầy con dại đã nhiều lần, nên Thầy ngồi yên ngó chừng sao được.
Câu thứ 134: KIẾP NGŨ LÔI KẾ DƯỢT GẦN ĐÂY.
:Thầy hạ trần đặng nói trước cho các con hay đặng đừng có dại mà cải Trời vì luật Trời có một kiếp ngũ lôi, gần đây sẽ được cho đời thấy.
Câu thứ 135: NẾU AI TRÁNH KHỎI BUỔI NẦY.
": Nếu con nào sớm tin lời Thầy dạy lo tròn cho được buổi nầy là buổi ngủ lôi phạt người hung bạo.
Câu thứ 136: MỚI ĐƯỢC CHẦU THẦY BẠCH NGỌC KINH TIÊU DIÊU.
": Nếu con nào biết tin biết sợ chừa thói bạo tàn lo làm lành cho trọn thì mới được chầu Thầy hưởng về chổ vui thông thả.
Câu thứ 137: NẾU CON MA QUỈ TINH YÊU.
:Thầy nói trước cho hay rằng con nào cải Thầy làm theo thói ma hồn quĩ xác tinh yêu lầm thì phải vướng vào luật.
Câu thứ 138: NGỦ LÔI HỎA KIẾP DIỆT TIÊU LINH HỒN.
": Trong một buổi Thầy nói rồi đây thì có ngủ lôi hỏa kiếp tiêu diệt cho hết các hồn những người ma quỉ tinh yêu đó, nếu hồn bị diệt thì xác đâu còn thì cả hai khác nào giấy kia vào lửa đó. Hỏa kiếp tới đây là mãn nhị kỳ phỗ-độ đến Tam-Kỳ.

Câu thứ 138: MUỐN CHO CON ĐƯỢC TRÒN TỈNH NGỘ.
": Con của Thầy phần nhiều xiêu lạc từ nhứt kỳ kẻ ở nước nầy người ở nước kia nay tới thời kỳ ngủ lôi hỏa kiếp, Thầy muốn cho con được tròn tỉnh ngộ nghĩa là mỗi người rõ từ trước tới sau thảy đều một Lý.
Câu thứ 140: ĐỂ TAM-KỲ PHỖ-ĐỘ PHẢI BAN.
": Thầy phải ban thêm một kỳ phổ độ thứ ba đặng cho hết lòng thương xót sau các con khỏi chối.
Câu thứ 141: XÉT COI CẢ CÕI DINH HOÀN.
": Thầy xét đi rồi coi lại cả thế gian nào đều cũng tính lo sự vinh hoàn đặng sánh so về phàm tục.
Câu thứ 142: CÓ CHÂU NAM THIỆN HỒNG BÀNG KHÁ KHEN.
": Thầy xét coi cả cõi rồi thì có một miền nam thiện nầy bộ châu tại nước nam, hồi trước Vua Hồng Bàng mở mang Thầy khá khen chỗ nầy còn giữ gìn hiền hậu.
Câu thứ 143: MỘT LÒNG ĐẠO ĐỨC TẬP RÈN.
": Một nước tuy nhỏ mà lòng dạ thì phần nhiều nghe nói điều chi đạo đức, thì hay tập rèn là còn nhớ chừng không hề quên đặng.
Câu thứ 144: ÍT MÊ VẬT CHẤT ĐÊ HÈN NHƯ ĐÂU.
": Thầy nói cái phần hay tập rèn đạo đức đó ít có mê vật chất mà cũng ít làm thói đê hèn như các cõi đâu đâu hay có nay vầy mai khác.
Câu thứ 145: TUY CHƯA RÕ NHIỆM MẦU ĐẠO ĐỨC.
": Tuy là chưa rõ đặng tập rèn đạo đức đó có chổ nhiệm mầu chỉ cho mình hưởng hay không là gì chưa gặp được hồi Trời khai dạy dổ.
Câu thứ 146: SONG CÓ LÒNG KỈNH PHẬT THỜ TRỜI.
": Song trong đó có để đẳng lòng trông chờ gặp Phật thì kỉnh chỉ trên đầu gọi đó là để thờ Trời.
Câu thứ 147: LỊNH SAI TIÊN THÁNH CÁC NƠI.
": Thầy hạ lịnh sai Tiên Thánh đi các nơi đặng cho hay là kỳ ba này có Trời khai Đạo.
Câu thứ 148: GIÚP NGƯỜI LẦM LẠC PHỤC HỒI BỔN SƠ.
":Thầy hạ lịnh sai chư Tiên chư Thánh đem các lời Chơn-Lý đặng giúp sức cho người lầm lạc bấy lâu hể tin đặng lời nầy tỷ như giúp thêm sức mạnh đặng trở về bổn sơ là đem lại cái tánh Trời cho lẹ.
Câu thứ 149: PHỔ THÔNG DỤNG BÁO HUYỀN CƠ.
": Trong luật nầy cho chư Thần đi phổ thông dùng lời châu báo gọi là mái huyền cơ là một cái máy của Trời ban, hễ gắng cho ai thì người đó biết đặng nói ra cho nhiều người rõ cái Đạo đức là mầu nhiệm nghĩa là "Vô Vi Nhi Trị".
Câu thứ 150: KHẢI THÔNG ĐẠI ĐẠO TRÊN BỜ NAM BANG.
": Xin phép theo luật Trời thì được mở thông hai chữ Đại-Đạo Cao-Đài trên bờ Nam bang cho dễ bề tu niệm.
Câu thứ 151: THAY TAM GIÁO LẬP BÀN TAM TRẤN.
": Khai Đạo kỳ ba nầy Thầy cho phép lập tam trấn đặng thay quyền cho tam giáo như Quan Âm thì thay quyền cho Đạo Phật, như Đức Thái Bạch thì thay quyền cho Đạo Tiên, như Quan Thánh thì thay quyền cho Đạo Nho là vì tại thời kỳ tới đây phải vậy.
Câu thứ 152: TÙY THEO THỜI ĐỘ DẪN CHÚNG SANH
": Loài ma quỉ nó thấy lòng người như vậy nó lại xúi thêm đặng mê sa làm cho đến đổi tội tràng dạ lây, mà cũng còn chưa biết.
Câu thứ 163: THƯƠNG CÁC TRẺ THẦY VAY CÁN BÚT.
": Thầy vì lòng thương các trẻ cũng có nhiều đứa lo tu thiệt mà không làm nên Thầy phải vay cán bút chuyển Đạo về chỗ khác từ đây Tây Ninh không còn cầu cơ dạy Đạo nữa vì không tuân thì chịu lấy, ai chịu tuân thì khỏi lầm.
Câu thứ 164: CAO THIÊN ĐÀNG GẠN ĐỤC LÓNG TRONG.
": Trong lúc nầy, Thầy day các bút về Rạch Giá để tên tại đó là Cao Thiên Đàn về phần Nguyễn Hữu Phùng làm Thiên Sư, còn chơn tâm với tường khánh là hai đồng tử chấp bút đặng dùng đó gạn đục lóng trong đem về Chơn-Lý có ba quyển Kinh nầy. I- TU CHƠN II.- THÁNH GIÁO CHƠN TRUYỀN III.- CHÁNH TÀ YẾU LÝ.
Câu thứ 165: KHUYÊN CÁC CON BỎ TÁNH CUỒNG NGÔNG.
": Thầy để lời khuyên con nào sớm biết đặng tùng thuận thì phải bỏ tánh cuồng ngông là một tu cái tánh phàm hay dục vọng, ai nói phải không nghe, rồi lâu ngày giống như người cuồng, đến cuồng mà còn liều mạng, chừng đó gọi là ngông, nếu tới lúc nầy mà còn tánh đó không thế nào trọn Đạo.
Câu thứ 166: GIÀU LÒNG BÁC ÁI MẠNH LÒNG TỪ BI.
": Thầy dạy Tu hành muốn cho thành Phật thì lòng bác ái đừng có thiếu cũng như nhà giàu nhiều lúa nhiều tiền làm được vậy gọi là Đạo đức, mà còn phải làm cho đúng Chơn-Lý, còn mạnh là mạnh lòng từ bi, nghĩa là mình biết luật của Trời Phật mừng cho người biết tu thường cho người cãi Trời mang đọa thì mình cứ thẳng một đường ngay mà đi hoài không hề xiêu đổ đó là mạnh về tinh thần đạo lý chớ không phải mạnh theo sức phàm.
Câu thứ 167: ĐƯỜNG NGAY CON CỨ CON ĐI
": Thầy chỉ rành ra đó chẳng khác nào như một cái đường ngay để sẳn con nào quy thuận cứ đó mà đi ai được thì nấy được.
Câu 168: RÁN TÌM ĐẾN CHỖ THẦY QUI MÀ VÀO.
": Thầy dặn phải rán tìm rán xét trong mỗi điều chơn chánh mà làm y thì có ngày sẽ đến tới chỗ nầy lập trường qui, đặng mà vào đó cho an bề vì cơ vận chuyển nên Thầy dặn trước.
Câu thứ 169: LẬP TRUNG ƯƠNG THẦY TRAO GÁNH GẶNG.
": Tới năm nầy là năm Nhâm Thân (1932) Thầy tính lập Tòa Thánh Trung Ương tại Thánh Thất Định-Tường Chơn-Lý, trong đó ý nghĩa Thầy qui các con dầu khôn, dại, trí, ngu cũng phải trở về Trung Ương gọi là Đạo Trung, chí lý người khôn phải thương kẻ dại, người trí đừng có hiếp ngu, tới đây đặng sửa lầm hể ai chịu nghe lời, thì nên trang hiền ngõ, đó là Thầy trao gánh nặng.
Là một cái gánh trước của mình sau đăng cứu đời nên kêu là gánh nặng, nghĩa là lo bề TU-NIỆM cho đến chết chứ không phải một ngày hay một tháng, một năm...nên kêu là nặng.
Câu thứ 170: DẠY CÁC CON DỨT HẲN PHÀM-TÂM
": Thầy dạy trong các con của Thầy nếu muốn gánh nặng Thầy trao mà làm cho trọn phận nên kêu danh phận người Hiền, thì phải dứt hẳn cái phàm-tâm là điều tự kiêu tự đắc dứt hẳn nghĩa là đừng cho vương-vấn vào thân mình dầu có, mặt dầu không cũng trọn một lòng cho thiệt phải.
Câu thứ 171: ĐỪNG LÒNG CHIA RẼ MÀ LÀM.
": Thầy dặn đừng để lòng chia rẽ, dầu mình tu đặng thành công thì cũng phải thương người lở vở, nhớ hồi vô thỉ có một cho đến giờ cứ giữ thẳng một lòng thương chung làm cho biết phận mình còn ai vô duyên thì chịu đừng lầm tưởng cho mình được gần Thầy rồi sanh điều nhĩ ngã.
Câu thứ 172: ĐỪNG LÒNG DẠI DỘT MÀ CẦM RẰNG KHÔN,
": Đừng mọi việc đem lòng tính trước đặng hưởng phận cho tròn mà không dè trong đó là điều phi lý, đã không mang ơn mà lại còn thêm hại cho mình đó kêu là Dại dột.
Câu thứ 173: XÉT COI NỘI QUẢ KIỀN KHÔN.
": Thầy biểu việc chi chi phải xét cho cùng, phải coi cho kỹ trong một trái đất nào một cái kiền khôn nào những người như vậy có đâu mà bền vững cho được.
Câu thứ 174: CÓ AI QUA ĐƯỢC CHÍ TÔN LÀ THẦY.
": Trước Thầy biểu phải xét cho kỹ rồi trong đó có ai mà gọi là đủ tài đủ trí qua cho được coi luật Đức Chí Tôn hiện nay xưng là Thầy của các con đây.
Câu thứ 175: THẦY THƯƠNG XÓT MỘT BẦY CON DẠI.
": Thầy là một Đấng Chí Tôn, Chí Đại nhưng Thầy có lòng thương xót cho một bầy con khờ dại chưa rõ luật nầy nên Thầy phải giáng trần cứu độ.
Câu thứ 176: KIẾP NGŨ LÔI HIỆN TẠI DƯƠNG GIÀN.
": Thầy chỉ ra cho thấy rõ là con mạc kiếp nầy, trong luật Thiên Điều có cho ngũ lôi, phạt người Hung Bạo hiện tại bây giờ đương giàn ra đặng chờ đúng ngày giờ làm y theo luật.
Câu thứ 177: THẦY THƯƠNG THẦY DẠY THẦY THAN.
": Thầy vì thương nên Thầy phải dạy TU đặng sửa mình trước đi cho khỏi trong luật đó, Thầy than việc TU thì khó, khó là tại phần đông mỗi con đắm tục mến phàm khó theo bề tu niệm chỗ đó là chỗ Thầy than.
Câu thứ 178: MONG CHO CON CHỚ NGỖ NGAN LỜI THẦY.
": Thầy ước mong sao cho cả thảy con của Thầy chớ nên đem lòng kình cự phản đối những lời Thầy dạy đã than trên đó.
Câu thứ 179: VÍ BẰNG KIẾP SỐ ĐẾN NGÀY.
": Lời Thầy thí dụ: cho dễ nghe là Thầy ra Thánh Ngôn, Thánh Giáo, Thánh Huấn tuy không thấy cái hình dạng của Thầy than trước đây mà không chịu làm để chờ cho kiếp số đến ngày đó có chắc hay không, chừng đó sẽ tuân sẽ làm sao cho kịp.
Câu thứ 180: ĂN NĂNG ĐÃ MUỘN KÊU TRỜI UỔNG CÔNG.
": Tới đây Thầy để một lời là các con ăn năng thì đã muộn rồi, chớ lời Thầy có nói trước có kêu Thầy cũng là uổng công vì luật Trời ra nếu ai cải không thể nào khỏi đặng.
Được bài giải nghĩa TAM KỲ THÁNH HUẤN nầy tới đây là đủ còn về phần luật chuyển vô vi lập thượng cổ thì Thầy đã chỉ trong các bài từ ngày lập Hội Long Hoa đến giờ. Vậy con giao lại cho CA đặng nó in ra cho đủ, lập thành một bổn để tại dưới bàn Ngươn Thần một bổn, Đầu Sư một bổn năm vị Thiên Sư.
Trong đó phải gởi cho các chủ Thánh Thất hay theo lẽ mỗi chổ phải cho một người về chép cho đủ đặng đem về Thánh Thất cho coi chung, chớ đợi xuất bản thì lâu lắm vì thời cuộc khó khăn.
CHUNG
L.S LONG.

Trở lại trang mc lc

Thư Viện 1      4   5