Vô Cực Nhiệm Mầu Sanh Tánh Mạng Ngày xưa ông văn thù bồ tát hỏi nơi phật thế tôn rằng: “bạch phật tổ phàm kẻ tu hành như đệ tử đây dùng kinh nào mà làm đuốc soi sáng đường về nhà đặng chứng quả vô sanh?” Phật tổ đáp rằng:(có chử là giả không chử là thiệt)
Bởi vậy trong sáu chử nam mô a di đà phật là dẫn nhập kẻ tu hành đi trên đàng pháp môn, dồn đến bốn chử a di đà phật là đắc đến cửa pháp môn, chớ chưa được vào trong cảnh diệu pháp. Huống chi năm ngàn bốn mươi tám quyển kinh chỉ để dạy cho người đời mê tỉnh giấc. là phép kiến ăn đâu đặng vào nhà đạo, ngày nay ta chỉ đem theo một quyển tâm kinh, ấy là chơn kinh vô tự, ngươi khá trừ ý xét rỏ chử tâm từ đâu mà đến. rồi tự giác liểu ngộ chơn. Nói rồi tổ sư liền ngâm kệ rằng:
1 Vô tự chân kinh báu chẳng cùng
So cùng kinh giấy cách tây đông
Uổng công trên giấy tìm chơn khuyết
Lạc nẻo trầm luân chẳng phải dòng. 2 Khỏi vòng khổ não khỏi đầy vơi
Kinh giấy làm sao dứt nợ đời
Ai thấu chơn kinh vô tự ấy
Nay ta chỉ rỏ máy cơ trời 3 Cơ trời một điểm gọi linh quang
Vọng tưởng kết nên cái xác phàm
Nhìn đặng nẻo về làng xóm củ
Đường chuông gióng tỉnh giấc mê mang. 4 Tâm người đều có kinh vô tự
Chẳng mượn bút nghiên tỏ diệu huyền
Ai đặng xem qua kinh vô tự
Ngày đêm thấy chứng quả kim liên.
Rằng nay có người đội kim cang rỏ thông phép lạ, chơn theo niết bàn kinh thông suốt nhiệm mầu, mắt xem kinh quan âm, thần thông rộng lớn, tai nghe kinh pháp hoa chỉ nẻo tu hành, mũi nghe kinh lôi âm ra vào thiên cảnh, miệng niệm di đà pháp báu không so, tay cầm kinh tịnh độ thoát ra ba cõi, bên trái chồng kinh báo ân thảo thuận cha mẹ, bên mặt chất kinh hoa nghiêm, kinh chỉnh giáo đều thông, lần rỏ viên giác kinh từ đâu cũng là diệu lý, ý tưởng đa tâm kinh công lực giúp kiền (càn) khôn, ba tạng kinh năm bộ khuyết là kinh bửu tư đều nơi tay chưởng giáo (ca diếp) mà chép ra. Song sánh lại thì khó khăn hơn kinh vô tự, chúng sanh ai cũng có kinh vô tự này, chỉ vì không biết nó ở đâu?.
Than ôi giác là phật, mê là chúng sanh. Ngày nay ngươi bốn vóc xác phàm ,
khá lấy ngọn đuốc huệ mà tìm ra ông chân sư dò xét để ccầu chỉ điểm đàng đi
(vô vi) mà lần bước về nơi nhà củ cảnh xưa.
Vậy ngươi khá bước tới cho hăng hái, thấu đặng cái lý này rồi thì so với mặt nhật nguyệt đồng sáng, đặng chứng quả vô sanh, tức là lên chín phẩm sen, về nơi cảnh tiêu diêu cực lạc,
ngang vai cùng chư phật bồ tát, ngươi xét các tột lý này ấy rỏ tánh vậy.
Rỏ tánh thì thông mạng, thông rỏ tánh mạng ắt lên vị vô sanh, đặng vô sanh là bổn tính di đà,
thấu rỏ chử di đà là gom vào vô vi.
Đặng vô danh là bổn tánh di đà. Thấu chử di đà là gom vào vô tự tâm kinh vậy.
Tâm kinh này từ khí hư vô mà nên sanh ra một chử chơn kinh, một chử chơn kinh hóa sinh ra khí âm dương kết nên tinh hoa của ngươn thần, phân làm nhựt nguyệt,
non sông, xã tắc, người vật, cầm thú, cỏ cây đều một chử nầy mà thành Tiên nên
Phật hay là đọa lạc nẻo tứ sanh lục đạo cũng bơi một chử này.
Nếu bằng tỉnh ngộ thì đem năm ngàn bốn mươi tám quyển kinh đều bỏ dẹp.
Thật là:
Vô cực nhiệm mầu sanh tánh mạng
Chơn không diệu ảo kết căn nguyên
Đến ngày sau khi ngươn thần hiệp lại chất thể hư thì tan rả đất trời chiêm lặng ngôi nhựt nguyệt gom về khí hư vô như hồi ban đầu (Hỗn Độn Sơ Khai) cũng bơi một lý nhứt tự chơn kinh này,
Ngươi hãy nghe bài kệ sau đây thì rõ; 1) Di đà sáu chử gom nên phật
Chỉ có một chử không thấy mặt
Thấu xét nhứt tự chơn tâm kinh
Bổn tánh di đà thiệt rỏ chắc 2) Một chử lớn thay một chử lớn
Bao la trời đất gom thái cực
Bằng ai thấu xét lý chơn thoàn
Đến chốn linh sơn đồng chư phật 3) Một chử nhỏ thay một chử nhỏ
Không hình không dạng thua cát bụi
Hỏi ai tầm rỏ nổi chử này
Cùng với chư tiên chư phật hội.
phàm kẻ học đạo phải bái cầu minh sư tâm tánh còn mờ ám, thì khá mau giải thóat ý nghĩa chẳng đặng sâu xa, gắn công mà học tập cái lý vô tự tâm kinh là ta muốn cho mọi người khám phá ra đàng sanh tử, chỉ dẫn nhập vào nguồn cội, nghĩa ấy phải khẩu thọ tâm truyền mà thôi chớ không có biên chép ở kinh sách nào,
nó không có ở trong tam giáo, vì nó có một nghĩa tự nhiên mà thôi. Nho gọi là hạo nhiên chi khí đó, không phân ba chia bảy gì, gặp non sông chỉ non sông,
gặp cây cỏ nói cây cỏ.
cái ý nghĩa vô cùng rồi thì cũng trở lại hồi ban đầu (Phản Bổn Hườn Nguyên)
ta nay đem chỉ bửu pháp ấy mà nói chẳng cần niệm phật tụng kinh, chẳng kiếm phép ngoài.
Chính trong mình ta cũng có bửu pháp Lão tử nói: “Đạo tại thân trung, thân ngoại vô Đạo” Á Thánh Mạnh Tử cũng nói : “Đạo tại cận, nhi cầu chi viễn”.
Ấy là mấy ổng đã thấy Vô Tự Tâm Kinh nên chỉ rành lẽ đạo rồi !
Vậy ngươi cần phải thấu xét trong lòng ngươi, bỏ ráo việc trần, dứt hết muôn phép, chỉ xem cho thấy được kinh mà thôi ! Vậy Ta trao cho ngươi bài kệ này :