ĐẠI-TỊNH HƯ-VÔ
(CÔNG-PHU- LUYỆN-KỶ)

 Muốn vào tịnh-tọa theo tâm-pháp, của Thoàn-Môn, cho có điều-chứng, chỗ Chánh-Đạo chơn-tu, luyện           -khí định-thần. Trước hết: đoạn-tuyệt trần-duyên, bảo-thủ chơn tánh-lý của Ngũ-tướng cho hoàn-toàn,sát Ngũ-Ma; bất tương-quan Xã-Hội, cần phải thiệt-thành theo chỗ Bát-tự-Giác-Nguyên
(1); ĐOẠN-TUYỆT DÂM-THÂN,
làm cho dâm-thân hết bộc-khởi; thì mới dám vào tu Đại-Thừa, sẽ đoạn được dâm-căn !.
Phải ngồi thoàn cho thường, thì được ngoại-tịnh, nội-động, ở trong mới có Chơn-cơ phát-hiện; thì sẽ được Thanh-Khí hườn-lai. Phải trường-trai giái-sát luôn, cho cảm động lòng-Trời, thì Chơn-cơ sẽ phát hiện, chớ không gì là lạ. Phải Hành, Trụ, Tọa, Ngọa, định-thần luôn-luôn, mặc-mặc vô ngôn, Hồi-Quang Nội-Chiếu,      và tâm điền
(2). Tổng-Ngôn,
bất tri Thiên-Địa thế-sự như-hà, hà tại giả dã …
Nhi hậu đắc-kiến Thiên-Khí thượng phù, tạp hỏa hạ giáng, đó là chỗ nói:
                                                     ( CHIẾT-KHẢM-ĐIỀN-LY )(3)
                                                  ( LUYỆN-HỒN-CHẾ-PHÁCH ) (4).

 Mà là phép của Tiên gia, đạo-pháp siêu quần vậy. Các phép đã minh chỉ rõ, phải thủ cho tròn vẹn, sau mới nên nhập tịnh an-thần, thì muôn đều không thất một đó. Phải ở Đời phước-huệ cho song-toàn, âm-chất được tương-phò, mới cảm đến Hư-Không, Thựợng-Giái, Thần-Tiên sẽ chỉ dạy, cách làm Thần-Tiên chẳng khó gì!
ĐỆ-NHỨT-THOÀN:
Vạn-duyên đốn-tuyệt, tâm-mục tựơng-y, hô-hấp hữu-độ, bất-vọng ngoại-trần;  thì là: nơi trung có hữu-động xuất hiện huyền-linh-điển chiếu vậy. Sự động mà nói đây,tức là động kiến Thiên-tâm, hoán-trựợc, hoàn-thanh, thâu ngoại Chơn-Âm, hựờn vào trong, diệt Giả-Dựơng ở trong, hóa thành ra Chơn-Dựơng. Đoạn Giả-Âm nhờ linh-điển chuyển-vận bèn hóa thành Chơn-Âm nơi tâm, mới vận-chuyển thuần toàn cho lục-âm, lục-dựơng điều, mới là nên chơn Đạo vậy.
(Mồ-Kỷ Nhị-Thổ, kết thành minh-châu) mới là trọn câu tịnh-thoàn.
MỚI VÀO NGỒI TỊNH
Mới vào ngồi tịnh, ngồi thân-hình cho đoan-trang, nghiêm thân chi tựớng, hình nhự khô-mộc, bất động bất diêu, nhơn ngã nhự nhứt, vạn sự giai-vong. Vậy là phương pháp vô-thượng của Tiên-gia-Bí-truyền là đó.
A. Khi vào ngồi-tịnh phải hít vô 6 hít, mật-niệm: Nam-Mô-Cao Đài-Tiên-Ông ;
B: Thở ra cũng mật-niệm Tưởng thien môn . Cho đủ 360 lần như vậy, rồi thôi, làm thinh tịnh-định, đừng tưởng chi-chi nữa, cũng đừng hô-hấp nữa, và cũng đừng để ý vào đâu đâu, để tự nhiên, như nhiên mà tịnh, để cho trong tâm, tâm-tự-chuyển, tâm-tức, tức-tâm, tức-tự-tâm-sanh, tâm-tức-tự-sanh; mỗi ngày theo Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, 4 lần, mà phanh-luyện; cứ như vậy mà tịnh hành, chẳng nên ngoại-vọng, thì Tâm-Phàm phải tuyệt, mới có Thiên-Tâm lai-phục, vì dục-vọng đã bặt-dứt, nên mới hỉ-hiện tâm vô-vọng ra; nhờ có Chơn-Khí trở về bổ-nhuận, nên lâu ngày mặt-mày hình-thể nở-nang và vui-vẻ, lại trong lòng khoái-sướng, lạ-thường, bởi chẳng còn tư-tưởng xấu-xa xâm-nhiễm nữa.
ĐỆ-NHỊ-THOÀN.
Tịnh tọa như vậy cho được hoàn-toàn; tịnh tọa như vậy cho đặng ba tháng dư ngày, thì bổn-thể Chơn-Ngươn định-an, hữu linh điển hội-trợ, điều hòa khí-huyết, chỗ ở cho ra tương-hòa. Tạp-hỏa tán-tiêu, cho nên dâm-thân, dâm-tâm hết bộc-khởi nữa, thì Chánh-Pháp-Nhãn-Tạng đặng nên, chẳng sai. Vì có nhị-âm tấn, thì giả-hỏa.
                                                                       VÀO-TU:
Phải lựa ngày Đông-Chí, có Nhứt-Dương-sanh sơ-động (trước Đông-Chí mười ngày, thì lo vào Đại-Tịnh),    Đó là: Hiệp theo thời tiết, cách nhập tịnh của đấng Tiên-Gia.
 Khi vào tịnh, phải bế-môn tịnh-khẩu, chẳng cần tương-quan với xã-hội nữa.
 Gom-lại mà nói: Bất-tri nhơn-sự, Thiên-Địa giai vong, thì trăm-đều y như ý nguyện; cứ một-lòng đại-tịnh hư-vô, thì hoàn-toàn đại-cơ thoàn-định vậy ! Trong lối này: Chơn-Âm và Chơn-Dương nhờ ngoại-tịnh mà nội phát-động, nên hai khí đã về hòa-hiệp, tại Huyền-Quang-Khiếu (Hạ-Điền), hay Thái-Cực-Đồ, mà hóa trược cho ra Thanh; lại còn phát-sanh thêm điển-lực, hóa Khí, mà phụ-trợ cho Thần-Quang. Thần-Quang đặng mãnh-lực sáng-tỏ và sung-túc, là nhờ có mãnh-lực xung-đượm, là bởi nhiều-ngày trọn-tịnh Hư-Vô. Tóm lại mà nói: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi đều phải tịnh-thoàn luôn-luôn ! Nhờ tịnh nhiều ngày mà nội-cơ sanh-điển dồi-dào, xung-lên diệt trừ hỏa-tánh, hóa-chơn thăng-thượng Nê-Hườn-Cung, tựu nơi đó mà ra minh-trí,  (là cốt Minh-Châu).    Hễ đặng có minh-trí rồi, là tánh-cao-thượng, nên là về tư-tưởng cao-siêu, đã diệt trừ Hạ-trí đó.
ĐỆ-TAM-THOÀN.
Đến đây: Nhờ phương định, thường-tịnh mà được Thần-Khí giao-thông, điều-hòa dinh-vệ, cho Nhâm, Đốc, lưỡng-mạch thông-giao, phản hậu thông-tiền, thần mới qui vào trung-ương (Hạ-Điền), Thái-Cực-Đồ, là nơi: Mồ-Kỷ-Thổ ! Nhờ tịnh mà lƣỡng giả tăng-tiến, chỉ còn lưỡng-khí chơn Âm-Dương tương-hòa, thần-khí tương-liên, cho có ra sanh-lực. Nhờ sanh-lực đủ quyền diệt-trừ, làm cho:
A. Giả-Hỏa biến ra Chơn-Hỏa.
B. Giả-Thủy biến ra Chơn-Thủy. Chơn-Thủy-Hỏa đồng cân, mới điều dinh-vệ thống-động, động Thần-Khí Tương-Liên, Tương-Ứng đó vậy; mà là chỗ nói: “Chiết Khảm, Điền Ly” đó. Nhờ ta được “Chiết Khảm, Điền Ly” lâu ngày, mà Thần-Khí tựu thành Linh-Điển Thần-Quang, bèn tựu-hiệp, cư-trung Thái-Cực-Đồ, hầu chờ ngày thăng-thượng Nê-Cung.
C. Khi, Thần-Khí chủ trương trong Thái-Cực-Đồ, có hỏa điển-lực rồi, bèn rút giả-hỏa cư nội Tâm-vị (Tim) xuống, biến Chơn-Hỏa, đem vào khoảng giữa-thận. Khi lưỡng-khí cư tại lưỡng-thận trung-gian rồi, Linh-Điển bèn tống Chơn-Thủy lên Tâm-Vị, kéo Chơn-Hỏa vào nội thận; thì là Thủy-Hỏa đƣợc điều hòa, thì có linh-chơn điển, là “Thủy-Hỏa Ký-Tế” vậy.
 Có Linh-Điển rồi, rất dồi-dào, mà thể-chế giả-thần cư ngụ. Ngươn-Thần hườn-cư mới an-tịnh được. Là nói: Nhà cũ không tâm, nó nhờ Tịnh lâu-lâu mới an-tịnh được. Vì tánh nóng của tạp-hỏa tháo-thứ, chủ-sử hư-hại cho ta, làm chủ-sự bấy-lâu, để nội-tâm loạn, hết biết sanh tử là gì, cứ lấy khó làm vui, là toại-chí. Nay đã tán-tiêu, nên hết làm hại ta nữa. Cho nên bây giờ nhơn-tâm biến thành Thiên-Tâm rồi, là ta đã có thâu-thập Linh-Quang-Điển cư tại Kỳ-Trung đó vậy. Rồi Linh-Điển lại vận-dụng làm nội-công, mà điều-hòa lưỡng-chơn cho thành Chơn-Điển nữa. Khí hóa Điển, điển hóa Khí, ta thường tịnh và rút thần-công, Chơn-khí mới thăng-thượng Huỳnh-Đình, mà bổ-dưỡng Ngươn-Thần.
Tuy là Khí, khi vận-dụng chuyển-luân ở ngoài, mà khi vào trong Cung-Trung (Thái-Cực-Đồ) lại hóa ra Chơn-Thần mới cho Ta là kỳ tài.
ĐỆ-TỨ-THOÀN.
Đến đây đã vừa được 100 ngày rồi, trong mình Thần-Khí sung-dinh điều-hòa kinh-huyệt, hô-hấp hữu-độ, cho nên thân-thể được tươi-nhuận cả thân con Người. Lưỡng-Khí đều vào trong Huyền-Quang-Khiếu rồi, cho nên Linh-Điển thường hoạt-động, cho Thần-Khí chuyển-luân, giao thông Tam-Quan Cửu-Khiếu, lấy sanh-lực Thiên-nhiên mà bồi bổ Chơn-Ngươn, cho nên con Người trở lại đồng-trinh. Vì nay đặng: Thủy-thăng Huỳnh-Đình-Cung, Và nay đặng: Hỏa-giáng Giáng-Tắc-Cung. Y như hồi 16 tuổi xuân-xanh; đó là phép dạy “Chiết-Khảm-Điền-Lý” dó.
 1. Mà “Chiết-Khảm-Điền-Ly là đem lửa ở Cung-Ly (Tâm) xuống Thận-Thủy.
 2. Lấy nước ở Thận-Thủy đun lên, cho nó trở về nhà cũ nó, là: Cung-Ly; Cho Thủy-Hỏa đồng-cung; nhờ lấy Điển-lực của hư-vô chuyển vận nó điều-hòa. Khi nó điều-hòa, nhờ Linh-Điển trong Thân làm chuyển nó; manh-động theo lưỡng-mạch mà vào Huyền-Quang-Khiếu (Thái-Cực-Đồ). Khi Linh-Điển ở tại Huyền-Quang-Khiếu, thì nó qui tựu Tinh-Huyết mà hóa ra Ngươn-Thần. Ngươn-Thần được đầy-đủ, thì lại có sanh-Khí bắt từ dưới rún trào lên họng (Huyền-ưng), hơi ngọt ngọt; lối, ấy, nên chậm chậm mà nuốt vào Thái-Cực-Đồ, lâu càng hay; nếu nuốt mạnh, thì nó chun vào Tỳ-Lư (Khí-Hải), càng vô-ích, thì hóa ra trược-tinh. Trược sanh vọng-tinh, xuất ngoại, là sa Địa-Ngục đó. Ngươn-Thần nhờ tịnh-an mà càng ngày, càng sanh thêm năng lực, chuyển-vận cho Ngươn-Thần thêm Điển dồi-dào, mà Linh-Điển bèn nhán sáng ra, là: có Linh-Quang-Hiện.
Từ Hạ-Điền là Huyền-Quang, mà thông lên tới Ấn-Đường (Ngươn-Môn) hiện xuất ra ngoài.
Cho nên lối này, mới có Huỳnh-Quang nhị-hiện, tới tam-hiện.
Vì gần đủ 360 Châu-Thiên, cho nên mới có hiện-xuất vậy.
 Mà đây là cảnh phải thôi-lửa (Chỗ nói: Chỉ-Hỏa-Hầu là đây).
 Lối này là nghỉ-Vận, thôi dùng Thần-Công nữa, cứ Đại-Tịnh Hư-Vô mà chờ cho có Huỳnh-Quang Tái-Hiện,  sẽ vận qua phép “Tiểu-Châu-Thiên”.
Tại sao biết trong mình có đủ 360 Châu-Thiên? Hễ có đủ 360 Châu-Thiên y như Nhựt-Nguyệt luân-hành theo vòng Trời-Đất (có độ số Châu-Thiên luân hành), thì lại có phát ra 4 cảnh cho ta được biết , là: đã đủ 360 Châu-Thiên rồi, là có phát cảnh:
1. Tại rún xung quanh nóng hổi, dường như có bánh xe lăn (Tiển-nhiệt-thang).
2. Sau, có gió thổi ùn-ùn (như tiếng Chim cu kêu),
3. Tại giữa Chơn-mày (Ấn-Đường) có hiện ra Điển-Quang nhán-sáng và chớp. Đó là dấu ta đã kết điển-thai vậy (Thai-Tiên); là nhờ khởi tịnh Nhứt-thoàn, Nhị-thoàn mà lần qua Tam-Thoàn, từ 75 ngày tới 100 ngày; là: phép Bá-Nhựt Trúc-Cơ. Nếu được có Huỳnh-Quang Nhị-Hiện rồi, thì phải mau mau đình lửa, nghỉ 7 ngày, để không-không Hư-Tịnh là tốt; mà chờ Huỳnh-Quang tái Nhị-Hiện rõ-ràng, sẽ vận-hành qua Tiểu-Châu-Thiên. Mà vận Tiểu-Châu-Thiên, là bắt đầu từ qua 100 ngày rồi, tới 10 tháng mà Ôn-Dưỡng Thánh-Thai đó vậy; tức là: Ôn-Dưỡng hỏa-phù là đây.
VẬN-TIỂU-CHÂU-THIÊN
Từ đây, nhờ tịnh Hư-Vô thường-thường và hồi-quang-nội-chiếu đã có ấn-chứng, Thần-quang nhán-sáng ra, thì là bổn thể Chơn-Ngươn được cường-tráng và tươi-nhuận; trong khoảng từ bước qua 10 tháng rồi. Thẳng đến cảnh 3 Năm, là ta có đặng Tam-thông rồi, cứ tịnh Hư-Vô và hồi-quang cho thường, thì lục-trần đã bặt, lục-căn còn đâu mà loạn chơn-tánh của ta. Hễ có động-cơ phát-hiện, ta vẫn cứ vận Đại-Châu-Thiên, rút Thần-công mà nuôi Ngươn-Thần. Thần mạnh thì Ta được tiêu-diêu tinh-thần. Cứ vận Tiểu-Châu-Thiên, có chỉ trong Bí-Khuyết; vì đây là nơi: Khẩu-Khẩu tương-truyền, khó mà tả văn-thơ.
ĐỆ-NGŨ-THOÀN. (ĐẠI-CHÂU-THIÊN)
Đây là qua một Năm, đến chín Năm. Cứ có hiện ra, là rút thần-công và Đại-Tịnh Hư-Vô hoài-hoài, là tốt. Vì đã đặng siêu phàm, hơn Người-thường, và tròn-vẹn Ngũ-Thông; là cảnh đặng xuất nhập Thần-Quang đó vậy.    Ban đầu xuất gần, sau lại càng xa; Chừng đặng Thần-Quang ra vào trong bổn-thể, xác-phàm đặng dễ-dàng; đó là: đã nên Tiên-vị; mà là: chứng vị Đại-Giác-Kim-Tiên, Thần-thông quảng-đại; cũng là truyền-khẩu,                    bất khả truyền thơ vậy.

Phải Khẩu-Thọ Tâm-Truyền, không nên tự ý hành.

Trở Lại Thư Viện Chiếu Minh