Đại Đạo Chân Truyền Ngụy Nghiêu
(Đoạn văn sau đây ở cuối quyển bản chữ Hán)

1. Đại Đạo Chân Truyện do Tây Thục Ngụy Nghiêu khẩu thuật,
do Chiết Đông Trần Mạnh bút lục chỉnh lí mà thành.
2. Đại Đạo Chân Truyện chỉ ra hết sức tường tận về 1 việc “hỏa hậu”. Hỏa hậu là 1 trong tam đại áo bí, thường ẩn mà chẳng dễ truyền cơ yếu, nếu được hỏa hậu thì đan có thể thành , mê hỏa hậu thì vạn không chỉ được một thành. Đại Đạo Chân Truyền phân tích hỏa hậu, trình bày thứ tự, có thể theo thứ lớp để nghiệm. Nhất Quán Thiên Cơ Trực Giảng về việc này có nói : “cẩn thận chỉ ra thứ tự hỏa hậu mọi điều, thứ tự ấy trước đây thường ẩn hoặc ít nói ra nghĩa chỉ để học giả tự chứng.” “Chân Truyền” cùng “Trực Giảng” thật là trong ngoài cùng nhau giúp nhau tham chiếu phát minh. Nếu trong Trực Giảng chưa nói “hỏa hậu trục tiết” ,
 thì có thể xem trong Chân Truyền sẽ có đáp án,
nên mời học giả với cả hai bản đều nên nghiên cứu kỹ .
3. Nhất Quán Thiên Cơ Trực Giảng do Ngụy Nghiêu năm Dân quốc Giáp tý ngày đông chí (công nguyên 28-12-1924) tại bắc kinh truyền đạo đã giảng nghĩa, được Trần Mạnh chỉnh lý, từng lưu truyền. Đại Đạo Chân Truyền thế gian khó thấy truyền bổn, chỉ một ít tiền bối cất kỹ. Tôi hạnh ngộ phúc duyên, được biết Lâm Phong tiên sanh, cùng Diêu Kính Tùng tiên sanh có cất sao bổn, nhưng không có giao hảo. Lấy lý do giúp Trần Dục Chiếu tiên sanh biên soạn Tây Phái Công Quyết Hối Biên, Lâm tiên sanh là bậc chân nhân thiện sĩ, giao cho tôi mà nói : “thiên lưỡng hoàng kim không mại đạo, thập tự nhai đầu tống vu quân”
(Ngàn vàng không thể mua nỗi Đạo, Ngõ rẻ đầu non giúp cho anh),
đối với tôi thật là nghĩa cử khó thấy. Bản văn này ngày nay có thể thấy được,
đối với công của Diêu Kính Tùng và Lâm Phong nhị vị tiên sanh thật không thể quên.
4. Nguyên bản có một ít câu tôi có ghi lại theo cách ghi ngày nay. Trong đó một hai chỗ trong khi ghi lại, có điều nghi vấn, tôi đều ghi chú không dám sửa đổi.
5. Trong nguyên bản có dẫn đan kinh đạo thư, một vài chỗ ghi nguyên trứ không đồng,
 cũng không dám sửa.

Thời công nguyên ngày 01/05/ 2000.
Thịnh Khắc Kỳ ghi
ĐẠI ĐẠO CHÂN TRUYỀN
Thục Tây, Ngụy Nghiêu khẩu thuật,
Chiết Đông, Trần Uy Công Mạnh bút kí
Ký Đông, Ngọc Điền Thịnh giảo đính
Đạo tự tâm trung cầu, tâm không đạo khả tu.
Nhược vi hi phúc quả, thượng cách nhất giang chu.
(Đạo cầu trong tự tâm, Tâm không Đạo dễ tu.
Nếu làm vì phước báo, còn cách một con sông.)

Chúng sanh nếu muốn được Đạo, phải không bám chấp nhân ngã, buông xuống thân tâm, siêng năng trùng khai long hổ. Tự tu tự kiểm, bỏ niệm bỏ tư, tham sân chẳng khởi, nhất ý tồn thành, vào cửa đạo nghĩa phải là huyền tẫn. Một khi được dược, biến thể sanh xuân, đức độ khi ấy thơm như hoa quế, nhuần thắm như mật ngọt, mới biết là chỗ ở tốt. Phải hết sức nỗ lực chẳng sai chẳng lười, thật là cần kíp ! Kiếp vận phải hưng, đạo vận cần khởi, đừng để tự mình kéo dài mà phụ ơn trời vậy ! Thận trọng mà làm ! Suy xét để tu ! Gấp rút ! Gấp rút !

ĐẠI ĐẠO CHÂN TRUYỀN KHẨU QUYẾT
Đệ nhất giảng Sao gọi là hỏa hậu tiểu chu thiên ?

Phàm nói đến hậu, là thời vậy. Lấy tình trạng của hoạt tý thời, hoạt ngọ thời, sau khi thời đến thì khởi hỏa, nên gọi là hỏa hậu. Hỏa là li, là thần trong tâm. Dùng hỏa là diệu dụng của tâm thần, diệu tại giác. Lấy tự nhiên thần giác để tu hỏa hậu thiên nhiên mà luyện đại dược, bên trong có quy củ nhất định. Trong đan kinh căn cứ quy củ mà thuyết pháp, kỳ thật tự tự nhiên nhiên, chẳng cần cố ý đến việc dụng công, tự nhiên vô vi mà không vô vi. Trong hỏa hậu ấy, tu theo thứ tự thiên nhiên, có thể chứng nghiệm được vậy. Nhưng mà phải tu tự nhiên, có thần giác, nếu như có chẳng tự nhiên, thì thần không linh, vì trứ tướng động niệm đã lâu, nên hỏa hậu cũng sai lầm, nên ta chỉ lấy “tự nhiên thần giác” bốn chữ ấy, đan kinh gọi là hoàng bà. Hoàng là màu của bà. Bà là tượng thuần khôn, lại có nghĩa là bà tâm nhu thuận vậy. Tây du đã kể đường tăng 9 x 9 là 81 nạn, vì hỏa hậu bị sai lầm. Nguyên do gặp ma, lại xin cơm không được, vì khi ở nhờ, nương cậy ăn mặc mà sinh tâm tham cầu. Trong nhân tâm có tính tham ăn hiếu sắc làm nguyên nhân tái sinh, tính ấy một phần kế thừa từ phụ mẫu (duyên), một phần từ thân trung ấm (nhân). Tính thực sắc của phụ mẫu truyền đến ta là 1 ; thân trung ấm trãi qua nhiều kiếp, nghiệp thực sắc bám rễ vào tâm địa của ta, là 2 vậy. Có hai món này, mà sanh tâm tham, sân, si, ái, không lúc nào dừng, vì một chút không cẩn thận, sanh tâm động niệm,
hỏa hậu sẽ sai lầm vậy. Trư Bát Giới vừa nói tán hỏa, thì hỏa liền phân tán vậy.
Hỏa hậu là tối yếu của tiểu chu thiên, đến đại chu thiên thì tự nhiên thần giác đã trọn, nên sai lầm ít. Tại tiểu chu thiên hoặc linh, hoặc chẳng linh, bước bước đường tu cần nhận rõ, đan kinh đều có chỉ bày. Ngộ Chân viết : “Hào phát soa thù không kết đan”, có thể biết nếu dừng hỏa hậu thì không thể ngộ. Do nói rõ như vậy, học giả đi theo hướng dẫn, thí như dùng 9, dùng 6, kiền sách, khôn sách theo sách nói, nhưng sự thật thì không phải như vậy, chẳng qua có lý ấy mà bày ra hình tượng thôi, nếu bám chết vào sách, là trứ tướng đó. Trong Long Môn Bí Chỉ, Khâu tổ có Tiểu Chu Thiên ca quyết, nếu theo ca quyết để hạ công, cũng chẳng hợp. Liễu Hoa Dương chân nhân trong Phong Hỏa kinh cũng giảng rõ hỏa hậu, nếu lấy sắc thân mà làm theo, khi hành hỏa phải chẳng nên chấp vào câu nói để hạ công,
 cũng giống như tiểu chu thiên ca vậy.
Sao là hỏa ?
Tự nhiên thần giác vậy.
Sao là dược ?
Tiên thiên nhất khí vậy.
Theo “dược hỏa” nói ở trên. Giải thích về “luyện”, thì khí là lò; thần là hỏa trong lò; hư không nhất khiếu là đỉnh, thần khí hợp mà chiêu nhiếp tiên thiên khí là dược vật trong đỉnh. Bạch Ngọc Thiềm nói : “Lấy hỏa luyện dược mà thành đan, tức là lấy thần ngự khí để thành đạo.” Lý Thanh Am nói : “Làm Phật làm Tiên chẳng phí sức, chỉ tại ngưng thần nhập khí huyệt.” Lời ấy đã nói đủ về dược hỏa đỉnh lô vậy.

Lúc luyện đan tối yếu là thái thủ (hái giữ), phong cố (niêm gói) cũng không thể sao lảng. Thái thủ được chân dương, còn sợ có di lậu trở lại, cần phải dụng công phong cố, nên cần yếu tại hai chữ định vong. Định là khi chân dương đến thân, dùng và điều khiển cần phải lâu bền và đầy đủ; chỉ dùng một chữ vong, thì chẳng thái mà thái, chẳng thủ mà thủ vậy. Phong cố là chỉ hỏa (dừng lửa). Lấy thái thủ chân dương mà thượng hành hỏa không ngừng, thì có lỗi, ngược lại thành lậu thất, nên phải cần chỉ hỏa mà phong cố, việc này tối yếu vậy.
Tiểu chu thiên ca quyết nói đều chứng nghiệm, đó là pháp độ vậy, nhưng không phải pháp để hành công. Nếu dùng để hành công, phải dùng ba chữ : định, vong, chỉ. Dương sanh thì phải tri giác, dùng thì có hoạt tý, hoạt ngọ vậy. Ngọ là li; tý là khảm. Đã giác thì tý ngọ lấy để tương giao, đã giao khi tình trạng đó (hậu), chính là luyện dược. Tại đại chu thiên thì hành kiền khôn tương giao, chính là hành hỏa hậu. Ở trên lấy hoạt tý, hoạt ngọ, nếu không thể linh đến hoạt ngọ mà không tự giác tri ; hoặc tuy giác mà không đúng pháp dùng hỏa ; hoặc dùng hỏa mà trứ tướng, trứ ý, đều do nguồn nước không sạch. Ngộ Chân Thiên viết : “Yếu tri hỏa hậu thông linh xử, tu cung thần tiên tử tế luận.” Trong sách chỗ này đã không nói rõ như ở đây : gồm ba chữ là định, vong, chỉ, nên cần phải so sánh với thần tiên. Lữ tổ nói : “đãn an thần tức nhâm thiên nhiên.” chữ “an” là tối yếu, thường an thì có tự nhiên thần giác hỏa hậu, chỉ tu thuận theo tự nhiên, thì không sai lầm vậy. Tiểu chu thiên khi công phu đã rất thuần thục, có thể khoái chí hành xong một phần chu thiên. Nếu như theo sách trên nói, tu kiền khôn dùng theo độ sổ 360 hơi thở, thì phải tu đến khi kiền phân đến hết, thì không thể hoàn tất công việc được một phần. Có thể biết số ẩn bên trong, dùng không vượt qua lý cùng pháp độ như vậy, mà sự thật thượng quyết không như thế, không nên do đó mà sinh ra nghi ngờ ý nghĩa.
Giải thích rõ Khâu tổ Tiểu Chu Thiên ca quyết :
“Tĩnh cực nhi động, thị nhất dương lai phục”.
(Tĩnh cực mà động, là nhất dương lai phục)
Tiểu chu thiên công phu, theo đúng lúc dương sanh mà hạ thủ, còn dương vào lúc tĩnh cực mới sanh. Khi Tĩnh cực thì dương sanh, nguồn nước rất sạch, nên “tĩnh cực” hai chữ cần phải chú ý. Lúc tĩnh mới sinh là chân dương. Bình thường do ý niệm cảm động mà sanh dương, đó là dâm tinh. Chỉ có tĩnh cực mà động đến, mới đúng là chân chánh dương tinh. Trương Tử Dương chân nhân nói : “Dược vật sanh huyền khiếu.” Do dược vật mà sanh huyền quan, dược theo trong hư không sản sanh. Khi mới sanh theo Âm kiểu nhập mệnh môn. Mệnh môn là nội thận. Mệnh môn xung động mà ngoại thận tự cử, một mặt xung động lên tâm phủ, mới biết ngoại thận đang cử, đó là hoạt ngọ thời, chân hỏa trong khảm thủy thượng giao đến li vậy. Nhất dương lai phục, là địa lôi phục quái. Bảy ngày lai phục, là tạo hóa thiên địa. Dưới đất sanh chân dương, bảy ngày một lần. Dịch nói : “Phục kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ !” Đạo gia đơn giản gọi là thiên tâm. Nhất dương lai phục, ngoại thận bột cử, đó là khi thiên tâm phát hiện. Ngoại thận cử, mà làm dương khí xung động. Dương khí ấy tức là lý khí của thái cực, cùng với tiên thiên thái cực mà sanh, thiên địa tương đồng. Khí ấy một khi đến thân ta, ngoại thận sẽ cử, thí như đến lúc đông chí, nhất dương sanh bên dưới trọng âm, do dưới đất chấn xung mà xuất, để phục về thiên tâm. Trong nhân thân khi dương cử cũng từ dưới mà lên, cũng đồng như vậy, khi cử là nhất dương lai phục, cũng tức là phục quái. Lúc tĩnh cực thuần âm, một hào dương sanh dưới năm hào âm, nên gọi là “lai phục”. Lúc ấy dược tuy có lấy, vì non nên không thể thái thủ, chẳng qua theo đó mà lấy (nhưng không thủ). Người ta khi công phu đến lúc yểu minh, vạn tượng đều lặng, nhất dương lai phục, trong khoảng hoảng hốt, mà ngoại thận bổng cử, là thiên nhân hợp phát. Dương của Tiên thiên mới cảm đến thân, nên cử mà chưa yên, lấy chỉ có nhất dương vậy. Đạo Đức kinh nói : “Hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng; hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật ; khiếu hề minh hề, kỳ trung hữu tinh; kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín.” Điều ấy nói về tướng, tức là tướng dương sanh phục. Dương sao mà cử ? Nhân vì có tinh, lại là hư không nguyên tinh ; dương sanh, cảm đến thân trên là nguyên tinh đến thân, cũng là tinh hỗn nguyên, đến khi có tướng thì sanh tinh vậy. Trong lúc giao cảm, dương cũng cử mà sanh tinh, nhưng khác với nguyên tinh sanh, vì thế lấy “thậm chân” hai chữ mà nói để phân biệt ra. “Tín” là nghĩa tín trong tín dụng, thiên tâm bảy ngày lai phục, ngàn xưa vẫn không sai khác, nên gọi là tín. Lúc dương cử là tín về thiên tâm phát hiện, tu sĩ bằng vào tín mà hành công thái thủ vậy. Do thường đến được hư cực tĩnh đốc vi tế, thì nhất dương tất nhiên lai phục, không luận 20 tuổi, cho đến 100 tuổi, như nhau vậy. Làm sao có tín được như vậy ? Phải tu yểu minh hoảng hốt, mới có thể có tín. Khổng tử nói : “Từ xưa đều có kẻ chết, dân chẳng tín thì không thể gầy dựng.” Có tín mới có thể thoát chết để lập mệnh mà được mệnh bảo, chu tử không nhận ra, nên chỗ chú này không hợp. Riêng cái biết này, có thể không chết, mà cũng không thể chết, sanh tử do ta mà không do trời, tự do ta nắm cán. Thường tập được tâm thân cùng tĩnh, nhất dương lai phục, tự có thể xuất nhập sanh tử, tự do tự tại, mà không bị tạo vật câu thúc. Tĩnh cực mà động, thì phản về thái cực, thái cực phản vô cực, theo đó mà nhất dương lai phục. Nếu có thể tĩnh tọa sanh dương được thì tốt, nếu như không thể, thì đổi sang dùng thụy công, cũng có thể tĩnh cực mà sanh dương vậy. Ngữ nói : hướng vào chỗ tối là ngũ, là lúc nghĩ ngơi nhiều vậy, lúc ấy thân tâm cùng tĩnh vậy. Nhưng vì có nhiều thất tình lục dục che lấp, ngũ cũng không được chân tĩnh nên mộng nhiễu, trong mộng lại tham dục hảo sắc, không được dừng nghĩ. Nếu thật thân tâm đều tĩnh, thì ngũ mà không mộng, tĩnh cực dương cử, nhất dương lai phục, tâm thần tự có thể giác tri.
Nhân thần khí tương hợp, khí một khi động,
thần có thể biết được vậy. Dược sản thần tri hề, diệu quyết thông linh”
Tri tức là “Tri bạch thủ hắc, thần minh tự lai”. Nhất dương là dược; lai phục là dược sản; nhất dương lai phục, là hoạt tý thời. Thần tri, là hoạt ngọ thời, tiên thiên nhất khí đến thì biết được. Nhân chân dương từ Âm kiểu tiến đến, xung động mệnh môn chân hỏa mà ngoại thận cử, trên xung tâm tạng mà thần giác tri. Âm cực sanh dương mà dược sản, trong dương sanh âm mà thần tri, hoạt tử, hoạt ngọ tương liên, khí động mà thần động theo. Khế viết : “Tẩm mị thần tương bão, giác ngộ hậu tồn vong” là vậy. Bên trong có diệu quyết, tự có thể thông linh. Thông linh là linh khí thông thiên địa, linh tính của tự mình. Diệu quyết là dược sản thần tri, là quyết hoạt tý hoạt ngọ vậy. Ta ứng theo tình trạng khi ấy mà ra tay thái thủ,
 có thể biết mà tu, thì tự có thể “thiên nhân hợp phát,
vạn hóa định cơ”, nên nói “thông linh” vậy.
“Vi dương sơ sanh hề, nộn nhi vật thái”
(Khi dương mới sanh còn non thì chưa thu hái)
Đã thông được quyết ấy, thì tu thái thủ. Dược non không thể thái, già cũng không thể thái. Khổng tử nói : “đạo mà không hành, ta biết, kẻ trí vượt quá, kẻ ngu thì không kịp ; đạo mà không sáng, ta biết, kẻ hiền vượt quá, không cười là không kịp vậy.” Già non đều không thể dùng, thái quá cùng không kịp, đều không được. Tất phải không thái quá không chẳng kịp, mới hợp đúng lúc, mới là hợp pháp. Khổng tử xưng là “thời thánh”, chính là trong khi “hỉ, nộ, ai, lạc chưa phát”. Thái thủ công phu, quan hệ hữu tác hữu vi, tức là hòa hợp “phát đều ra trong từng phần”. Cho đến phong cố, cũng phải hòa hợp ngưng kết vậy. Non dương, là lúc cương sanh, khi dương sơ sanh, tuy cử nhưng chưa bền, non nên chưa thể dùng, không thể lấy thái thủ. Nhất dương là địa lôi phục, không thể thái ; nhị dương địa trạch lâm, cũng không thể thái ; tất phải đến địa thiên thái quái, thượng tam âm mà hạ tam dương, kia đây bình hành, chân duyên tám lạng, chân hống nửa cân, âm dương được bình hành, mới có thể thái thủ. Sơ sanh thì non không thể thái, tu định đến trong hư không trước mũi, hỏa bức kim hành, khiến dương sanh đủ. Chân kim phải tu mỗi điểm góp thêm một, góp chứa dần mà thành.
“Dược vật kiên thật hề, thập ngũ quang doanh ;
thời đương cấp thái hề, mạc giáo thác quá”
(Dược vật bền thật như ngày mười lăm ánh sáng tỏa khắp;
Thời đến gấp thu hái, chớ để lầm qua)
Thời tức là đến lúc dược vật bền thật, nếu lấy có thể thái thủ vậy. Mười lăm ánh sáng soi khắp, là lúc kim mãn. Bền thật, là lúc dương cử mà bền thật. Lúc đó lấy không thái quá không chẳng kịp, chính là lúc trăng tròn, không có thể lầm qua, phải nên hạ thủ thái thủ vậy. Gọi là thái thủ, tức là dùng công phu chữ “vong”, lúc đó nên giữ để khôi phục lại vật đã mất, lấy thái của không thái, thủ của không thủ. Phàm người mỗi ngày vào lúc có dương sanh, mà nhiều sai lầm trước mặt, do không biết được quyết để thái thủ. Dược vật bền thật, là chánh tý thời. Khi mới biết động, là hoạt ngọ thời vậy.” Thời đến gấp thái. Chữ “thời” là giờ chánh ngọ vậy. Ngoại thận mới nhẹ cử, kế cao cử, sau bền thật, do dược đủ mà xung động tâm tạng, lại phải giác mà biết là kiên thật, đó là chánh ngọ thời. Đó là khẩu quyết của khẩu quyết,
 học giả cần phải biết vậy !
“Cửu nhi vọng viễn hề, thái chi không thành”
Tức là chỗ Ngộ Chân Thiên nói “kim phùng vọng viễn bất kham thường” (nay gặp mà còn trông ngóng ở xa thì không nhận được). Chữ cửu (đã lâu) hết sức chú ý, do đã lâu nên qua khỏi lúc đáng thái, tức là qua khỏi mười lăm đã xa, đến trăng mười bảy, mười tám, mười chín, già mà không thể dùng, không thể thành đan. Tức theo lời này về tiểu chu thiên dược vật già non cùng hỏa hậu hoàn toàn giảng đủ vậy. Chỗ văn sau nói về thần khí tương y,
 hoạt tử, hoạt ngọ cùng tương liên ý nghĩa vậy.
“Khí trì vu ngoại hề, thần diệc trì ngoại ;
thần phản vu gốc hề, khí diệc hồi căn”
(Khí giữ bên ngoài thần cũng giữ bên ngoài
thần ngược về gốc thì khí cũng về gốc)
Câu trên nói về hành tắc đồng hành, câu dưới nói trụ tắc đồng trụ ; câu trên dược sản thần tri, câu dưới ngưng thần nhập khí huyệt ; câu trên khí động mà thần tùy theo, câu dưới thần trụ mà khí cũng đồng trụ ; câu trên hoạt tử, hoạt ngọ tương liên, khí động tức giác, mà thần tùy theo, đối với bên ngoài mà nói vậy. Chân dương từ ngoài đến, vì khí do từ ngoài đến, thần phải ra để nghênh đón, chỗ nói “duyên chí hống nghênh” vậy. Câu dưới nói về lúc thái thủ phong cố, bắt đầu dùng định, ngoại dược tác dụng vậy. Dương sanh để định phải tu thái thủ, ứng với công phu dùng chữ “vong”. Khí về mà thần tương tùy, thần cũng nhập vào trong đỉnh lô. Khí là dược, mà thần là hỏa, thần về gốc mà khí phục mệnh vậy. Đạo Đức kinh viết : “quy gốc là tĩnh, tĩnh để phục mệnh.” Công phu dưỡng khí lập mệnh, định tại bên ngoài cho đến vong (hơi thở không còn, không còn chấp giữ trần cảnh) thì về gốc vậy. Thái thủ dùng vong, khí quy gốc thì thần cũng quy gốc. Lấy hỏa luyện dược, thần quy gốc mà chân dương sanh từ bên ngoài, cũng theo đó dương thu về trong đỉnh lô, thái của không thái, thủ của không thủ, thái thủ đủ mà về gốc vong thân, khí cũng về đến gốc vậy. Lúc thần khí về gốc, khí tương doanh mà ngoại thận hạ xuống. Thái thủ được một hậu, phong cố được một hậu,
 đó là nhị hậu thái mưu ni vậy.
“Khí hồi tương doanh hề, thái phong hậu túc ;
tử thời khởi hỏa hề, tu yếu phân minh”
(Khí về đã đủ thái phong cũng đủ
Giờ Tý khởi hỏa, cần phải phân minh.)
Khi đã hạ xuống thì biết tình trạng thái phong đã đủ, cần phải chỉ hỏa mà dừng công không làm, không thể dùng lại hỏa hậu. Nếu mà không biết dừng, dược sẽ lại tiết nữa.
Văn dưới nói về công phu chứng nghiệm, mà thật chẳng phải công phu vậy. Lữ tổ nói : “tự hữu thiên nhiên chân hỏa hậu.” Hỏa hậu có thứ tự thiên nhiên. Văn dưới nói về lý trong hỏa hậu tiến dương hỏa, thối âm phù. Nhân từ tĩnh cực mà động, nhất dương lai phục, dùng định công mà chân dương đến thân, lấy đến sung túc, tức tu theo sự thái thủ. Đã thái thủ, thần khí lấy về đến gốc, thì tu chỉ hỏa, là công phu bước một. Ngày ngày như vậy, hành trì lâu lâu, thái đến lúc dương đủ, tức chứa kim đầy bụng, lấy đến chân kim khi đầy bụng, do đó mà sanh tác dụng của phanh luyện, nên làm ngay 360 chu thiên, kim mộc thủy hỏa đồng thời đến để tương giao mà thái thủ lấy ngoại dược. Hành công đến trình độ này,
 thì tiến dương, thối âm đồng thời đều khởi sự. Đã thái phong đến lúc đủ,
 tự có thể khởi hỏa mà thối lui được phần âm trên thân.
“Như hà thị hỏa hề, hậu thiên hô hấp ;
như hà vận hỏa hề, hô giáng hấp thăng”
(Hoả là hậu thiên hô hấp; vận hỏa là hô giáng hấp thăng)
Hỏa là khí hậu thiên hô hấp. Đó là công phu tự nhiên, đến đó thì nguyên thần thường linh,
 mà có thần giác tự nhiên. Hô thì tiền giáng, hấp thì hậu thăng vậy.
“Dụng hỏa huyền diệu hề, như không tự hữu”
Tức là có không không lập, mà hô hấp thăng giáng xuất nhập tự có mà cũng như không, chỗ nói “đãn an thần tức nhâm thiên nhiên”, dùng công phu chữ vong, mà không trứ tướng vậy.
“Hành hỏa đỉnh nội hề, tức hiệu chân nhân”
Tức là cùng khí hậu thiên thu về trong đỉnh, là pháp hiệu nghiệm về hơi thở chân nhân.” Hơi thở chân nhân đến tận gốc”, gốc nghĩa là thâm sâu, đó là chân tức vậy, lúc đó khí hô hấp có thể đến chỗ thâm sâu nhất (thường ví dụ gót chân là ý nói chỗ thấp nhất trong thân người).
“Hỏa tu hữu hậu hề, sổ tức xuất nhập ;
danh vi khắc lậu hề, dùng định thời thần”
Công phu sổ tức (đếm hơi thở), là vũ hỏa khắc lậu (đếm hơi thở mạnh), dùng cách thầm đếm số, cũng như đồng hồ. Đồng hồ để định giờ, kia cũng đếm theo thời khắc. Nhân dùng vũ hỏa khắc lậu, nghe hơi thở xuất nhập, mà có thể bền thật, mà được chánh tý thời, nên có thể thái thủ luyện dược vậy.
“Tự tử chí tị hề, lục dương dùng cửu ;
tam thập lục tức hề, thái thủ tiến thăng”
Từ tý đến tị là sáu hào dương, kiền quái dùng cửu, kế 36 hơi thở, là lúc tiến dương hỏa.
 Ngay đó đến chánh tý thời, phải dùng chữ vong, trong đó tự tự nhiên nhiên,
 có 36 hô hấp, 36 hơi thở ấy là tiến hỏa vậy.
“Tự ngọ chí hợi hề, lục âm dùng lục ;
nhị thập tứ tức hề, thối giáng luyện phanh”
Từ ngọ đến hợi là 6 hào âm, khôn quái dùng 6, kế 24 hơi thở, để thối lui âm khí trong thân. Tức có nước mát chảy xuống, tự đính qua trọng lâu vào bụng, đó là thối âm phù vậy. Nói là 24 hơi thở, nhưng phải tự nhiên, không thể chấp tướng ở số,
mà thần giác của ta tự có thể chủ trì hỏa hậu để phanh luyện vậy.
“Mão dương mộc dục hề, dương hỏa nghi tức ;
dậu âm mộc dục hề, âm phù nghi đình.
Không giáng không thăng hề, mộc dục cảnh tượng ;
giác chi đại chu hề, lược hữu vi hình”
(Mão dương mộc dục hề, dương hỏa nên tắt ;
dậu âm mộc dục hề, âm phù nên dừng.
Không giáng không thăng hề, cảnh tượng mộc dục ;
giác khi đại chu, nói sơ cảnh tượng)
Mão dậu mộc dục nên dừng tức là dùng chữ vong, đình tức là không hô không hấp, đình chỉ hô hấp mà không thăng giáng, chính là mộc dục mão dậu vậy. Tóm lại mà nói, tý động ngọ giác, dược sản thần tri, tức theo hạ thủ mà định. Định là vũ hỏa khắc lậu. Định tại hư không ngoài mũi, mà lấy tai nghe hơi thở, chính là sổ tức xuất nhập, có vậy mới có thể bền thật được dược vật, mà chánh tý, chánh ngọ khi giờ khắc đến, ngay lúc đó ứng thái thủ, mà dùng công phu chữ “vong”, cũng tức là giờ mão dậu mộc dục.
Đến lúc thập tự đại giao, đã biết chánh tý thời đến, thì tiến dương hỏa. Một mặt giác lúc chánh ngọ, thì thối âm phù. Tý ngọ vốn đồng thời mà đến. Chỗ nói 36, 24, là pháp độ của hỏa hậu. Mà mạch đốc thì dài, mạch nhâm thì ngắn, dài có 36 hơi thở, ngắn có có 24 hơi thở, kia đây thật tương đương. Lúc tương giao, trong khoảng mão dậu, nội thì thủy hỏa giao, ngoại thì kim mộc giao. Kim mộc thủy hỏa đồng giao đến trung cung, đó là thủ khảm điền li, nhị thổ thành khuê vậy. Mà công phu ấy, đều ở trong chữ vong. Lục dương lục âm đều là pháp độ. Đốc có 36 hơi thở, nhâm có 24 hơi thở, 1 dài 1 ngắn, mà công phu đều noi theo chữ vong, tự mình tự tự nhiên nhiên, 1 vật không hay, thân tâm vô vi, mà thần khí tự nhiên thi hành vậy. Thượng hạ thì thủy hỏa giao, tả hữu thì kim mộc giao. Hai giao ấy hợp nhau đến trung cung, cửu hoàn thất phản, đồng thời mà đến, không có trước sau,

cho đến đại chu thiên,
 mới có một ít không đồng vậy.
“Chu thiên tam bách hề, trừ mão dậu sổ ;
tam bách lục thập hề, liên mão dậu danh.
Tái gia ngũ độ hề, tứ phân chi nhất ;
lấy tượng nhuận dư hề, chu thiên nhất tuần.
Phục quy đến tĩnh hề, y nhiên mộc dục ;
thần ngưng khí huyệt hề, tái hậu dương sanh”
(Chu thiên 300 trừ số mão dậu;
360 liên quan tên mão dậu.
Thêm vào năm độ, một trong bốn phần ;
lấy tượng nhuận dư làm chu thiên một lần.
Phục quy đến tĩnh theo đó mộc dục ;
thần ngưng khí huyệt sau lại dương sanh”
Lúc đó hành công một độ, là chu thiên một vòng. Một vòng đã xong, phải chỉ hỏa không làm thêm, nên mộc dục ngưng khí huyệt, hậu dương sanh lại làm, đến 360 chu thiên làm trọn, mà công phu tiểu chu thiên hoàn tất. Từ tý đến ngọ, từ ngọ đến hợi, mà ngoại thận hạ xuống, tức là chu thiên một vòng vậy.
“Hành chi nhật cửu hề, tinh phản vi khí ;
hồi phong trực thượng hề, bách nhật công linh”
(Hành được lâu ngày thì tinh phản thành khí ;
gió thổi ngược lên trăm ngày linh nghiệm công phu)
Hồi phong trực thượng, tức vận hành chu thiên, ngày ngày gia công, trên thân tinh đều hóa thành khí vậy. Tiểu chu thiên công phu đã thành, ước chừng tu 100 ngày, chỉ qua 100 ngày, mà trúc cơ đã hoàn thành, thành thai tiên, nên nói bách nhật công linh vậy.
“Lục chủng chấn động hề, thất nhật khẩu quyết ;
đại chu công khởi hề, tái vấn mê tân”
(Sáu thứ chấn động có khẩu quyết 7 ngày ;
đại chu công khởi rồi hỏi lại bến mê”)
Do vậy mà có đến 6 thứ chấn động, bên trong phải có một năm ôn dưỡng công phu. Sau khi qua một năm ôn dưỡng, phải hành lại công phu đại chu thiên, khi đó cầu thất nhật hành công khẩu quyết, để qua được đại chu thiên, nên nói “đại chu công khởi, tái vấn mê tân” vậy.
Tiểu chu thiên hành công, chủ yếu nói đến chỉ có “định, vong, chỉ” ba chữ mà thật hành công phu, toàn tại trong dương cử, cử mà hành công, vui mà hoàn thành. Trên thân có chỗ giác như lấy một miếng váng sữa. Đến khi hành công thuần thục, váng sữa ấy từ sau đến trước, cho đến có lương dịch hạ giáng, đó là chứng nghiệm của tiến dương, thối âm vậy, cho đến khi dương về và váng sữa tiêu mất. Đó là một bước công phu, không còn phương pháp gì khác.
Học giả nên để ý hai việc này vậy.
Chương này bàn về hỏa hậu tiểu chu thiên nhưng lại lầm qua khái niệm đan dược già non, mộc dục là hỏa hậu trừu thiêm để thoát thai là không chính xác. Trước đây sư huynh từng chú giải 2 chữ 'già non' nhưng không thông nên đã xóa bỏ, sau này đọc 'xao hào ca' có câu :
Khí nhược hành, Chân Hỏa luyện, mạc sử Huyền Châu li bảo điện.
Gia thiêm hỏa hậu thiết phòng nguy,
 sơ cửu tiềm long bất khả luyện. Nếu Khí hành,
Chân Hỏa luyện, không để Huyền Châu rời bảo điện.
Thêm vào hỏa hậu rất phòng nguy,
sơ cửu tiềm long không được luyện
Rồi 'Ngộ chân thiên' viết:
Phiên âm: Bát nguyệt thập ngũ ngoại thiềm huy, chiwnh thị kim tinh tráng thạnh thời. Nhược đáo nhất dương tài động xứ, tiện nghi tiến hỏa mạc diên trì.
Dịch nghĩa: Mười lăm tháng tám ngắm ánh trăng vằng vặc, chính là lúc kim tinh cường tráng. Đã đến lúc nhất dương bắt đầu động, liền nên tiến hỏa chớ chậm chân.
Những câu trên là hỏa hậu già non và mộc dục.
Nếu khí hành là chỉ chân diên đã đủ chính là ngày mười năm trăng sáng vằng vặc, đan muốn bay ra thì phải thêm hỏa hậu để phòng nguy, cũng nghĩa là phải tiến hỏa chớ châm trễ, cần rót hống vào để giảm bớt chỗ thái quá của chân diên khiến diên hống lại kết hợp vào đan, điều này Lưu Nhất Minh gọi là thêm hống rút diên. Nếu chân diên chưa tới mức cường thịnh gọi là sơ cửu tiềm long thì không được luyện, tức là không được vội vàng rót hống vào, nếu không rõ lý này thì hỏa hậu mộc dục thành ra vô ích, đan lớn đến mức thân ta không thể chứa nổi mà việc mộc dục cũng chưa xong thì gặp cái họa đầy quá thì tràn, đan đã hoàn có thể mất,
 lý này có thể xem thêm bài mộc dục trong bài giảng.

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

Thư Viện 1      4   5