1. LUYỆN TINH HÓA KHÍ Đây nói về hồi sơ quang, về Tinh biến Khí, phải biết giờ thiên-quí, sanh nhâm-thủy, có qui đầu diêu động, mau mau thâu lấy đó mà đem về Khí-căn-Huyệt, chừng lối; thể thủ, phải dụng chơn-ý mà điều hòa nội hô hấp là chơn tức vãng lai mà dẫn, hỏa bức kim hành,điên đảo chuyển,
tự nhiên đảnh nội đại-đơn hườn ư trung quan, trung huỳnh mà sự nói đây là luyện Tinh biến Khí. 2. LUYỆN KHÍ BIẾN THẦN Ấy là thừa thử hỏa-lực chúc hành, động giả hà-xa, tự Thái huyền, khai hườn-tống lưu chí Thiên-cốc-huyệt, thị Nê-hườn chi khiếu giả-dả.
Quang dử Thần hiệp nhiên, hữu hạ-giáng phòng, lưỡng chơn-huyền tương-thân, tương ái. Sở dĩ Càn-Khôn giao cấu, chánh chơn hỉ ! Mãnh-liệt tương giao.
Khi bãi cuộc rồi, mới có điểm chơn-dương lọt vào cung Huỳnh-đình-Huyệt vậy.Rất hay thay! 3. LUYỆN THẦN HƯỜN HƯ Tại Thượng-quan Nê-hườn-cung, mà là bảo-ngươn-thủ-nhứt, di Thần qui ư Tánh-hải; tức là chỗ nói di thần qui ư tỳ-lư khí-huyệt. Vậy là từ Đảnh-thượng đã lại Tam-Quan. Nơi đây là chỗ hữu-vi mà nhập vào vô-vi. Ấy là Tiệm-pháp vậy. Còn từ Thượng nhứt quan,, mà còn thêm có hạ nhị quan, ấy là Đốn pháp, mà luyện thần hườn hư là dời Thần lên Đảnh, mà giao thông huỳnh-chuyển tạo-hóa, học hỏi thêm sự tấn hóa của cõi trời hư vô.
Tổng luận: Đức-nhơn-kinh, nói “cổ; luyện thần hườn hư dã, nãi thị luyện đắc vong ngã”, mà là về lối Hư-cực tịnh-đốc, thì lưỡng-vọng tiêu vong; chỉ còn lại Ngươn-Thần mà thôi !. 4. TINH HÓA KHÍ
Tịnh Hụ-vô tiếp linh-diển, khi biến Thần thì vận châu-thiên rút thần công, quá quan phục thực, ắt đặng trọn lành chẳng sai.
Tức là chỗ Quản y tử nói :”Vọng tinh thần, nhi khởi sanh chi tang giả dã.
” Từ tam-quan này hễ có mồ-kỵ nhị thổ là: đạo-tâm mà điều đình mới an. 5. HỎA-BỨC KIM-HÀNH Là: Hậu-Thiên hô-hấp nó làm bức, vì là Trụợc-Âm điên đảo, mà xâm-phạm nội Điền, cho nên Tiên-Thiên nội hô-hấp, nó mới vọt lên Nê-Hụờn; cho nên mới lấy số Nhứt cùng Tứ là Khảm-nhứt-Thủy cùng Tứ-dụơng-Kim vậy.
Còn về số phải biến số; là Lạc-Thơ biến vi Hà-Đồ.
THI TAM-NGŨ:
Tam ngũ nhứt đô tam cá tự,
Cổ-kim minh dã định nhiên hy,
Đông tam, Nam nhị, đồng thành ngũ,
Bắc nhứt Tây phương, tức cọng chi,
Mồ-Kỵ cư trung sanh số ngũ,
Tam gia tương kiến, kiết anh nhi,
Anh-nhi thị nhứt, hàm chơn-khí,
Thập ngoạt, thai hườn, nhập thánh ky (cơ). *** THI:
(Ngũ-Hành mà hiệp số cọng về Ngũ-Số).
Thủy-Hỏa luyện Tinh nhứt tứ thành, (1-2)
Hỏa-Kim luyện Khí dưỡng thuần thanh, (2-4)
Kim-Thủy luyện Thần Nhị-Tam hiệp; (4-1)
Trung ương Ngũ Số luyện Kim-Anh, (5 nhà 5)
Giải Lý: 1+4 = 5, 2+3 = 5, Trung ương = 5.
1-2: luyện (Tinh), Mà Một Bốn thành,
2-4: luyện (Khí), là 2-4 sanh,
4-1: luyện (Thần), là 2-3 hiệp,
5 nhà 5, luyện nên thành Linh Quang (diệu-hữu),
Bấy giờ hiệp 5 nhà 5 làm một nhà, trong vẫn có ngậm 5 số, mà Nghịch Số là Hậu-Thiên – Rồi Hậu-Thiên phản hườn làm Nhứt-Khí. (a) Khảm, biến thành Khôn, (b) Ly biến thành Càn đó !
Mà là phản quái của Nghịch Số vậy ! Vì nó đã gom ở trong quang khiếu vậy ! Mà Huyền-Quang-Khiếu là nguyên gốc Lưỡng-Huyển chi-Khí, đã được qui về Mồ-Kỵ nhị-Thổ là nhờ bởi phép diệu-hiệp, điều hòa, đã đắc thành kim-cang Xá-lợi tại Đao-Khuê.
BẠCH-TỰ THIÊN-THƠ
Đạo gốc là Thiên cơ Thiên Lý,
Hạo nhiên giao Nhứt-khí Thái-hòa;
Đơn-truyền là phép tiên-gia:
Thánh-truyền Thầy bố diễn-ca cho rành 1.
Đạo khử trược lưu thanh, tồn tánh,
Phép Trung-dung Khổng-Thánh roi truyền,
Thích-già Hội-thượng Linh-xuyên,
Kim-Đơn nấu luyện qui-nguyên một-đàng 2.
Sơ nhập định, vạn bang chỉ-niệm,
Dẹp Thất-Tình, luyện kiểm điều hòa,
Ngũ-Minh biến tượng Càn gia;
Kim-đơn chưng-nấu, tinh-ba phi-đằng. 3.
Gìn khẩu-tỵ lương-năng tạm phục,
Bế Lục-Căn tâm mục Tức-điều,
Bế mà phản chuyển Tam-Tiêu;
Tức tâm, tâm tức, phiêu-phiêu vận hành. 4.
Cố Linh-căn thuần-thanh nhứt chũng,
Tam-bửu thâu, vận-dụng lò-vàng,
Con mau phản-chiếu hồi-quang,
Ngưng thần nhập khí tỵ đoan chớ lầm, 5.
Tâm chỉ thủy hạnh lâm êm gió,
Thân hồ-không châu đỏ ánh trăng.
Tịnh-tâm trong giữ Huyền-Quang;
Ly-trung âm-hỏa giáng đàng Khôn-lư. 6.
Yểu-minh dưỡng trầm-tụ phục thực,
Lo bổ trung phản cực nội hườn,
Có đâu hình-tượng ngã-nhơn,
Vong-tồn vô-biệt hỗn ngươn Linh-tòa 7.
Riêu riêu lửa điều hòa thâm cảnh,
Thủy-khí thăng Càn-Đảnh tựu-thành.
Đó là Hỏa bức Kim hành,
Tịnh hầu Dương-khí phát sanh nội huyền. 8.
Đình Nhựt-Nguyệt tạm nhiên thường-tịch,
Lượng Tốn-phong hỏa dịch đượm thăng,
Hư-cực tịnh đốc hàn-băng,
Động là gốc Tịnh, tịnh-năng động hoài. 9.
Châu phục thỉ hình-hài phát chuyển,
Lưỡng-Thận thêm tợ tiển viêm thang,
Đơn-Điền tháo nhiệt chan-chan;
Xa-luân Nhâm-đốc Tốn phong gió giồi. 10.
Thiên-cơ biến con ôi ghê gớm,
Hạ-Thận thêm xúc Đởm nào yên,
Con mau qui tức thâu Diên;
Rồi toan Mộc-dục miên-miên thanh-hòa 11.
Tinh, Thần, Khí Tam-xoa ngưng-tựu,
Vận trường sanh Tam-Bửu qui châu,
Linh-căn trở lại ban đầu;
Tiêu-diêu Bắc-Cực khỏi âu luân-trầm. 12.
HÀNH VI BÍ-KHUYẾT
(Chơn-cơ Đại-Đạo)
Dương âm-dương lập đường siêu đọa,
Thanh trược thanh phân hạ lưỡng đồ,
Quang-lai Hỏa-Khí Kim-Ô,
Thuần-dương viên-mãn vận đồ minh-linh. 1.
Thần-quang vốn vô-hình, hữu tướng,
Truyền sanh căn bảo dưỡng sanh linh.
Vô-tư ảnh-xạ công bình,
Châu hành Tam-giái phân hình lục-long, 2.
Quyền Ngọc-Đế, tồn-vong tiêu-trưởng,
Giáo quần-sanh quán tưởng luyện tu,
Thối-phù Tấn-hỏa công phu,
Điền-hào hoán tượng ôn-nhu tùy hành. 3.
Đồ-Thơ thể khắc sanh tại thử,
Ly biến Càn Khảm trứ thành Khôn,
Minh-tri tử phách sanh hồn,
Hà-xa tinh-đẩu huyền-môn chơn-truyền. 4.
Tam-tài định Linh nguyên hiệp nhứt,
Tứ-tượng phân bát tiết thâu hàng,
Nhị-thập-tứ-khí Chi Can,
Ngũ-Hành Tứ-Tượng cực-hoàn Lưỡng-Nghi. 5.
Hư linh đạo bất ly Tam-Ngũ,
Càn Thiên-Dương Giáo-chủ minh-sư;
Tương-sanh mai hậu Khôn Lư,
Tri thanh biện trược chơn-như phục-hườn. 6.
Hiện huệ-mạng thần đơn khí tựu,
Xuất huyền-quang diệu-hữu vô cùng,
Hiệp minh Thái-Cực Thượng-Khung,
Trường-sanh dược vật hiển dung dị thường. 7.
Sư ái tử Thiên-đường trực chỉ,
Giáo minh-cơ thiên-lý phanh-tu,
Tứ-thời chánh-đại công phu,
Trường sanh bất diệt ôn nhu tùy hàn. 8.
Đông-Chí thời lập thoàn sơ-thủ,
Thủy sanh căn ứng bửu ngươn dương,
Tý thời thể khởi Thận Đường,
Luyện Tinh hóa Khí mai ương Thổ-Huỳnh. 9.
Vận Văn-Võ phi hình thiên-động,
Điều Tuyết Nha nhứt thống Nê-Hườn,
Bế căn hiệp tức bảo ngươn,
Tịnh hầu trung ngũ linh-chơn lập nguyền. 10.
Tịnh âm phù dưỡng yên Đơn-thất,
Tận âm-linh hiện chất thái-hòa,
Hư-vô tịch diệt thần-sa,
Vô-cấu bất phục độ Hà Tam-thông. 11.
Tri quan-khiếu bạch hồng Đơn-Đạo,
Mẹo, Dậu châm tịnh hảo Ngươn Thần,
Long-tu tảo tận vi-trần,
Song-khuê bửu-kiếm đoạn phân tục-tình. 12.
Lục-dương quái biện minh thứ tự,
Trược lục-âm sở-trụ công-hành,
Hống-diên nhị-bát tri danh,
Di Lư, hoán Đảnh đoạt thành huyền-châu. 13.
Kiều-du nạp khí hầu qui nhứt, (1)
Hỏa lâm quan thủy-trược hườn-hư,
Khắc sanh phách biến trầm-tư,
Thâu Thần qui Phách hiệp ư vọng tình. 14.
Vu-hồn cọng trược tinh hà-luyện,
Ngũ-tạng hòa phát chuyển ngũ-ngươn,
Cầu ô tróc thố thâu hườn,
An cư lập đảnh linh-chơn viên thành 15.
Huyền lục-hạp đạo sanh thần-thể, (2)
Công cửu-khai dinh vệ thánh thai,
Hiện hình pháp tướng nhƣ-lai,
Thông thiên tịnh địa tọa đài Kim-liên. 16.
Chứng quả vị vô biên vô lượng,
Yết Linh-Tiêu đài thƣợng kinh-cung,
Tam-tài nội thủ chưởng trung,
Danh-lưu thiên-cổ vô cùng thanh-lương, 17. THI:
Thanh-lương đạo vị lập Càn Khôn 1.
Bút lạc minh-chương vãn phách hồn,
Giáo hóa chư sanh hòa chúng tử,
Hượt-tu quảng-luyện ngộ huyền-môn. HỰU:
Môn trung Sư khuyến thoát luân hành,
Thánh-vũ Kim ngôn hoán tử sanh,
Phi đạo phi tu phi thể-luyện,
Tu nhi bất luyện đạo nan thành. 2. HỰU:
Thành do tâm lý khắc chơn thân,
Tứ tượng tứ phi giảm lục-trần,
Thập ác bát tà tam cửu độc,
Giai-Không ngũ-uẩn nghiệm duy tân, HỰU:
Tân-dân minh-đức đạo hà nan.
Thủ hộ thiên-nhiên khử thể bàng,
Thất bộ hiền tài bồi thiện chất;
Đại từ bi ái độ phàm-gian.
Cắt Nghĩa: 1. KIỀU-DU-NẠP là Phế-Can tương thông với nhau. Dương-kiều là Can. Dương-du là Phế. Âm-kiều là Thận. Âm-du là Tâm; mà làm cho Tâm-Thận tương tiếp đó. 2. HUYỀN LỤC-HẠP, đạo sanh thần thể; là Bổn thể chơn ngươn pháp-thân, do trong cơ định tịnh Tam-âm và Tam-dương hườn-nguyên mà thành Linh-quang xá-Lợi. Mà lục-hạp là Tam-âm và Tam-dương tương tiếp tại Thượng-thước-Kiều và Hạ-thước-Kiều tương liên, hiệp nhứt rồi tống đưa Chơn-Thần qua cầu mà chun vào Trung-Điền (Huỳnh Đình) kết nên Thai-Tiên. Chơn-Thần đi vào Trung-Huỳnh, là nơi Thần-thất (Thiên-Tâm), cư ngụ đó, hầu chờ ngày thăng thượng Nê-hườn-Cung (Đảnh Đầu). 1. Phục-cổ là Ngọc-chẩm, 6. Cách-cổ là Huyền môn, 2. Long-cổ là Thiên-trụ, 7. Phế-cổ là Mạng môn, 3. Bạch-cổ là Cốc-đạo, 8. Vị-cổ là Long-hổ, 4. Nhục-cổ là Thần-đạo, 9. Khương-cổ là Vĩ-lư quan. 5. Xích-cổ là Giáp-Tích, Cổ là Trống. Đó là 9 cái Trống. Có tu-luyện thì Cửu-Cổ khai; là Cửu-Khiếu xung thông, nhờ tịnh hư-vô được nhiều ngày mà khí “Ling Quang thuần-nhứt” xoi-thông Cửu-Khiếu (hay Cửu-Cổ)thấu Nê-Hườn; vì hết trược-chất rồi, mới xuất-hiệp Thần-Linh.