TỨ-KHỔ VÀ CÂY BỒ-ĐỀ

                                              

NGÀI XÍCH THÁI-CỔ THUYẾT TỨ-KHỔ VÀ CÂY BỒ-ĐỀ

PN : Bạch Đại-huynh! Thuyết phần Tứ-Khổ, rồi tiếp bài: “Thành, Trụ, Hoại, Không” và lòng Từ-Bi – Mà như thế nào là Từ-Bi? Tu phải ăn-năn sám-hối như thế nào? Phải biết giữ giới-hạnh để tránh phạm sát-sanh và phải có lòng thành cầu-nguyện để cho các oan-nghiệt nó hoan-hỉ như thế nào? “Lưu-thanh biện-trược” làm sao để tiếp điễn Tiên-Thiên mà đuổi phần Hậu-Thiên và các oan-nghiệt nó nhờ đó mà nương theo con đường giải-thoát luôn !
XTC : Lão vốn ít nói, sao lúc này lão lại nói nhiều , chỗ đó, đó thấy không ?
PN : Bạch Đại-huynh! Vì bịnh chúng-sanh mới nói, còn không bịnh nên không nói !
XTC : Hữu-duyên hữu-hạnh Lão mới nói, còn không duyên không hạnh Lão nói chi cho nó mệt xác, đúng không Đệ? Vì Đệ cũng hay kêu réo lão hoài, đúng không? kêu hoài réo mãi riết Lão cũng mắc muốn nói. Cười …
Tại sao có tứ-khổ? Vì có tứ-khổ (Sanh, Lão, Bịnh, Tử) mà do đâu có Sanh, Lão, Bịnh, Tử ?
PN : Bạch Đại-huynh! Do đất, nước, lửa, gió mà tác-thành ra và cũng do chỗ ý khởi đó !
XTC : Đúng! Đã biết tứ-khổ rồi, thì làm sao giải tứ-khổ? Giải tứ-khổ bằng cách nào ?
PN : Bạch Đại-huynh! Giải bằng “Tứ-Tổ Qui-Gia”
XTC : Đó! Cái điểm đó là cái điểm quan trọng đó Đệ! Chớ biết rồi mà để đó, nói cho vui miệng thì không đặng. Chi-chi cũng có nguyên-nhân; chi-chi cũng có mấu-chốt, đâu phải nói nghe cho sướng lỗ tai không thôi ?
Giờ Huynh-đệ mình cứ nói lai-rai, rồi Lão muốn nói gì thì cứ nói, đừng réo Lão nữa. Đệ thì hay hỏi – Lão thì hay nói. Cười … Khổ chỗ đó, đó! Nếu không có người hỏi thì sao có người nói? Cười …
PN : Bạch Đại-huynh! Còn không có người nói thì không có người nghe đó! Hễ có người hỏi thì phải có người nói, thêm mắc công người nghe nữa.
XTC : Đúng không? thành ra nó xoay vần mà khởi sự là Đệ trước, ai bảo Đệ hỏi làm chi? Cười … Nhắc đến Lão, nên Lão phải nói hoài; nên phải cho hàng thiện-duyên lên nghe, phải không ?

BÀI
Lão xin thuyết một bài tứ-khổ.
Hỡi nguyên-nhân! Tự độ linh-hồn.
Đệ ơi! Lòng dạ sắt-son,
Réo kêu Lão mãi, lý-chơn nói hoài !
Đường tứ-khổ trần-ai khốn-lụy,
Thân giả này hoại-hủy bao năm !
Sanh ra quả-báo lỗi-lầm,
Tăng thêm nghiệp-chướng ẩn nằm trong Tâm.
Do Tứ-Đại xác thân mới có ;
Đất nước hòa với gió mà ra,
Lửa kia là lửa của ma,
Hậu-Thiên trọng-trược sanh ra thân này.
Rồi tứ-khổ ai ơi có biết ?
Sanh ra rồi, cay-nghiệt gớm-ghê.
Khổ đau thân-xác não-nề,
Chợ đời lăn-lộn ê-chề bao năm !
Nếu người khôn không màng nơi thế,
Còn hạng ngu há dễ nói đâu !
Con đường tứ-khổ thảm-sầu ;
Sanh, Bịnh, Lão, Tử Tâm-hao nghiệp hành !
Song, thân này hôi-tanh trược-uế,
Lọt khỏi lòng mẹ để khóc lên,
Chân lông ám-khí kề bên ;
Thụ-tinh, hơi-thở ở trên phủ đầy.
Thế cho nên nghiệt-cay đeo-đẳng.
Bịnh khổ-đau nào đặng an-thân ;
Bịnh làm hành-hạ oại-oằn,
Biết bao rên-xiết vô-ngần bi-thương !
Rồi cứ mãi vấn-vương, vương-vấn,
Phải lê-thê khắp chốn chợ đời,
Khổ-đau, đau khổ luân-vơi,
Đắm-chìm vật-chất do nơi lòng mình !
Đến khi già người nhìn chê-chán,
Tóc pha sương điểm nám mặt mày,
Má nhăn gậy chống run tay,
Chân đi không vững đọa-đày xác thân !
Rồi chử tử nắm phần kế cận,
Ôi! Thân này hoại tận khổ-đau,
Một mai dứt thở tâm-bào,
Ai nhìn vào đấy thấy sao lạnh-lùng !
Dù xác thân anh-hùng cũng vậy,
Bậc Đế-vương cũng phải chết thôi !
Tranh chi cái chỗ đứng ngồi ?
Đắm-chìm dục-lạc thảm ôi não-nồng !
Lúc sanh tiền vợ chồng êm-ấm,
Khi bịnh đau người nắm được không ?
Có ai bịnh thế mà mong ?
Có ai chết thế cho xong cuộc đời ?

Đúng không Đệ ?
PN : Bạch Đại-Huynh, đúng vậy !
XTC : Nếu ai chết thế Lão, thì Lão không đi tu. Cười … Ai bịnh thế giùm cho Lão, thì Lão dại gì đi tu. Cười… Thế thì biết cái chỗ nguyên-nhân nó là như vậy, giờ phải làm sao ?
PN : Bạch Đại-Huynh! Phải tu, để giúp cái hạt giống nguyên-nhân đó !
XTC : Mà có hiểu chữ “TU” để làm gì không? từ hồi nào đến giờ người ta cứ nói tu tu, mà tu là gì? Nghĩa chữ tu ra sao? Phải định-nghĩa chữ tu, phải xác-nhận nó như thế nào mình mới hành đúng chớ, phải không Đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Phải kiếm cái chỗ khởi nguồn-gốc đau-khổ đó !
XTC : Đúng không? bởi vì trước kia Lão cũng đã từng trải qua cuộc đời nơi thế-gian trọng-trược rồi, nay Lão lấy kinh-nghiệm, mà Lão nói lại, phải không Đệ ?

Lúc mình giàu có, công-hầu,
Xe đưa, người rước, người đâu đầy nhà ?
Lúc mình thất-thế sa-bà,
Ai nào nhìn thấy xót-xa cho mình !
Lúc mình áo-mão cân-vinh,
Người theo hầu-hạ dìu mình bậc-cao.
Sa-cơ thất-thế khổ-đau,
Ai nhìn, ai ngó, ai vào giúp cho ?…

Phải không Đệ? Tình đời nó như vậy; thói đời nó có thế thôi ! Lúc ta mạnh khỏe phương-phi, Người nhìn ngắm đấy khen thì rất hay, Lúc già cằn-cổi ưu-hoài,
Người chê, người chán mấy ai lại gần.
Đúng không Đệ ?
PN : Bạch Đại-Huynh, đúng vậy !
XTC : Cảnh già thê-lương, đâu có ai cần mình, phải không Đệ? Còn thân-thế, quyến-thuộc có ai thay thế, đổi cho mình được không? mình bịnh thì mình biết, ai biết khổ-đau thế cho mình đây, phải không Đệ? Rồi đến cảnh chết lại còn thê-lương hơn nữa.
Tử thần réo gọi bên tai,
Mà ai chết thế nghiệt-đày đệ ôi!
Mang theo nghiệp-quả trả nhồi ;
Mang theo quả-báo đầy rồi thế-gian.
Phủi tay trong giấc mộng-vàn,
Chết rồi vướng nợ giây-oan khiên-triền !…
Linh-hồn sa-đọa nào yên,
Diêm-vương xét tội, xích-xiềng khảo-tra …
Lúc chết có mang theo được gì không? Mang cái nhà cao, của-cải sự-nghiệp theo được hay không ?

PN : Bạch Đại-Huynh! Mang theo cái quả-báo !
XTC : Người ta chết còn có người tẩn-liệm, làm đám … Còn Lão chết thì quần-áo tả-tơi. Cười … Áo không che thân đặng là lúc Lão chết. Thế cho nên ngẫm đi nghĩ lại xác-thân này đâu có tồn-tại vĩnh-cửu đâu-Đệ! Gớm-ghê bao nỗi, phải không? Tại sao mới chết một ngày mà người ta lôi đi cho lẹ lẹ? Như Lão đây, Lão chết rồi, thằng đệ-tử nó thấy Lão nó còn sợ. Cười … Chỗ đó là chỗ quan-trọng đáng nói. Thế cho nên phải định-nghĩa chữ “TU” như thế nào? Vậy Tu là gì? Tu là tri-nguyên nguồn-cội của mình, trở về cái gốc bổn-nguyên, phải không Đệ? Chớ đâu phải tu mà bề ngoài trau-chuốc cho xác-thân tinh-khiết, còn bên trong lại nhơ-bẩn, hôi-thối; cái xác đã sẵn hôi-thối rồi, nó nào có sạch-sẽ gì đâu, đất cũng huờn đất thôi, phải không? Giờ sao mới gọi là Tu ?

Trở lại Mục Lục