TUYỆT-DỤC LUYỆN TINH-KHÍ-THẦN

        

Dậu thời, ngày 17-02-MT

TUYỆT-DỤC LUYỆN TINH-KHÍ-THẦN

Hôm nay Lão giảng tiếp đề-tài Tinh, Khí, Thần để làm sáng tỏ thêm mấu-chốt quan-trọng trên đường học Đạo, tinh-tấn mà noi hành theo từng bước tiến-triển, để tự độ linh-hồn rồi giác-ngộ hóa-độ lại nhân-sinh.
Vì sao gọi là ba báu ?
Vì đây không phải là báu-vật của thế-gian mà người phàm có đặng, nó là những món báu của “Hư-vô” đã có sẵn từ thuở ban-sơ, TINH, KHÍ, THẦN cũng là “Tam-Bửu” đó Đệ! Cho nên ở Đất thì có Thủy, Hỏa, Phong; cũng là ba báu của Trời; trong người thì có Tinh, Khí, Thần. Còn ngoài thì Trời có Nhựt, Nguyệt, Tinh; con người cũng có Tham, Sân, Si phải không? Cũng là ba món của đời.
PN : Trời có Nhựt, Nguyệt, Tinh; Đất có Thủy, Hỏa Phong; người có Tinh, Khí, Thần.
XTC : Thủy, Hỏa, Phong rồi ở người có Thiên, Địa, Nhân cho nên mới có Thượng, Trung, Hạ. Thượng-điền, Trung-điền và Hạ-điền, thì làm sao phải phối-hợp lại để đi vào một bước tiến khác vững chắc, để đi về một khí “Hư-vô” chí-linh, chí-diệu !
Thủy, Hỏa, Phong ở trong người mình là ở đâu ?
Bởi vì Tinh thì thuộc Thủy, phải không? Mà Hỏa là do Thần, Khí thuộc về phong.
Bây giờ mình phải phối-hiệp làm sao cho nó trở về một mối “Hiệp-Nhứt” mà thôi !
PN : Không có rời-rã ra !
XTC : Nhựt, Nguyệt, Tinh ở trong thân-thể của mình mà là ở đâu? Phải không Đệ? Nhựt là cái “Chơn-Thần” của mình đây nè! Nguyệt là do cái Khí đó! Tinh-tú là cái Tinh !
Thế cho nên, phải hiệp nó mới đặng thành một thôi, không có rời-rạc nữa, như vậy thì phải hiểu rõ máy Âm-Dương biến-hóa khôn lường, Ngũ-Hành hỗn-hợp để hiệp với Ngũ-Tạng trong máy Âm-Dương thân-thể của mình mà luyện Đạo mới đúng, mới đi đến con đường rốt-ráo đặng !
Rồi Thượng, Trung, Hạ thì như thế nào? Thần thì ở trên Thượng, phải không? Trung thì ở Khí, mà Hạ thì ở Tinh. Bây giờ phối-hiệp sao cho nó trở về một mà thôi. Cũng như Đạo thì có Phật, Thánh, Tiên phải không ?
Phật thuộc Thần, Tiên thuộc Khí, Thánh thì thuộc Tinh, phải không ?
Cho nên mới gọi rằng có ba màu : đỏ, vàng và đen là như thế đó Đệ! Bây giờ phải hiệp lại trở về một “Bổn-nguyên hạo-nhiên chi khí” mà thôi! Lão tiếp giảng đề-tài này để mở rộng ra bao-quát cho những người tầm đường giải-thoát để có một phần kiến-thức sâu-xa về vấn đề tu-luyện rõ-rệt, chính-chắn bổ-khuyết về Tâm-Kinh Bát-Nhã này, phải không ?
Do vì cái Tinh này nè! Nó có từ quá-khứ, nên nó mới sanh ra cái Khí hiện-tại đây, rồi nó mới bổ vào cái thân tương-lai. Lão nói vậy thì Đệ đã hiểu !
PN : Bạch Đại-huynh tiện Đệ đã hiểu !
XTC: Quá-khứ là cái “Tam Tâm Tứ Tướng” đó !

BÀI
Lão đây thuyết-giảng độ đời,
Để mà bao-quát Càn Trời địa nhân.
Người tu-luyện không còn trược-cấu,
Gìn bổn Tinh tẩu-lậu chẳng nên,
Khí thanh châu-tải làm nền,
Trưởng Thần sáng chói mà quên việc đời !
Phật, Tiên, Thánh đồng nơi nhứt lý,
Qui Tam-gia trực-chỉ Hà-đồ,
Cho nên hiệp lại “Huờn-vô”,
Bố-ban linh-điễn “Thái-hòa” chí-linh.
Rõ máy Đạo khắc sinh bổ chế,
Hòa Âm-Dương hầu để cứu mình,
Diệu-huyền phục sáng chơn-linh,
Ba nhà có một chí-tình mà thôi !

PHÚ
Vì Lão đây thương đời mới giảng,
Luyện KHÍ THẦN đánh tản âm ma,
TINH là gốc trưởng-dưỡng cho ra,
Bổ Thần Khí khai tòa Thần sáng.
Rồi ra trái ửng hồng đỏ rạng.
Trái Bồ-Đề kết bạn chơn-như,
Người tu-hành kỵ nhứt suy-tư,
Làm tán-loạn mịt-mù linh-thể.
Phải “Đại-Định” lọc thân trược bế,
Đóng lục môn chẳng để vào trong,
Mở “Tam-Quan” khai lối thoát vòng …
Mà hiệp lại “Qui-tông nhứt-lý”,
Người tu-luyện chỉ gìn bổn khí,
Không nói nhiều Tỳ-Vị sẽ suy,
Chẳng nghe gì bao tiếng thị-phi,
Làm mất mối huyền-vi Đạo-Pháp.
Không dùng nhiều thức ăn hỗn-tạp,
Nó đem vào làm nát Chơn Tinh,
Chẳng ngủ nhiều thần bế không minh.
Làm hôn-ám động kinh Thần-thất.
Không lay-động thân này lê-lất,
Ngoài chợ đời mà giật gió sương,
Ý phóng-Tâm chẳng được buông-cương,
Tánh diệu-diệu mà trương Đạo-lý.
Điều tối-kỵ là không suy-nghĩ …
Làm tinh-thần tản Khí người ơi !
Làm việc tu cứ mãi rã-rời.
Cái thân này chiều mơi sẽ khổ !
Khí-lực ra làm sao tận-độ ?
Cái chơn-linh về chỗ “Huờn-Hư”,
Rồi người tu thân mãi lắc-lư,
Không thẳng cột Đại-từ bổ-hóa.
Ngồi ngã-nghiêng càng thêm điều họa,
Làm hôn-trầm mất cả điễn-thanh,
Tối đi nằm lảm-nhảm nói hành,
Vì hôn-ám không thanh tịnh-dục !
Cố siêng-gắng do ta điều-tức,
Hấp-hô nhiều để thức trược ra,
Mồ hôi âm bế Huyệt của ta,
Phải xây-xát mà ra chơn-điễn.
Nếu ngồi lâu thân này uể-oải,
Ngoại dược ngoài thơi-thái lại liền,
Hay cốt gân đứng đó xéo-xiên,
Dùng tư-tưởng tinh-chuyên độ số.
Nếu tán-loạn tham-thiền chưa ngộ ! …
Thì định vào đúng chỗ Huỳnh-gia,
Pháp-luân chuyển đuổi hết âm ma,
Rồi trầm lắng điều-hòa khí thể,
Dùng huệ kiếm đánh tan huyệt bế,
Vì khí trời thân-thể phong-sương,
Thì phải biết chìu nó mà nương,
Song mâu quán tìm đường giải nạn !
Khai Cửu-Cổ huờn quang xán-lạn,
Hiệp ba nhà chẳng tán rời ra,
Định “Thần-Thất” phá đảnh Nê-tòa.
Nhiếu âm hậu đừng ra khí tốt !
Cái Tề trung, mình đây đã cột,
Khoa bí-truyền Lão rốt hết rồi,
Hỡi ai ôi! năng tịnh mà ngồi.
Chớ xao-lãng cuộc đời sẽ thảm !
Nếu ngồi lâu bụng ta nặng ám,
Là do mình ngoại cảm đem vào,
Thì “Thối Âm Phù” đẩy ra mau,
Để “XUẤT-HUYỀN” ra màu đen tối !
Hãy mau đi tu-hành cởi nghiệp,
NHẬP-TẨN điều Khí tiếp đem vào,
Hít càng sâu nếu rún nó đau,
Càng ép sát trược-âm ra hết.
Rồi ý định Tam-gia phải kết.
Ba báu này thiên lệch không thành,
Trưởng huờn Tinh, Khí-hóa phải sanh,
Đường “Hỏa-Hậu” trọn-lành khai điễn,
Hãy suốt thông “Tâm-Trung” ứng-hiện,
Nóng riu-riu là điễn thanh-thanh,
Nếu nóng nhiều do điễn nó hành,
Vì tạp trược khắc sanh chưa rõ !
Thì làm sao mình đây phải ngộ ?
Nước Ma-Ha điều-độ rưới vào,
Là Đơn-điền mắt ngó nhìn sao,
Đường “Hỏa-Hậu” nối vào đi đúng.
Thì điễn thanh trọn-lành sẽ vững,
Mát-rượi hoài hiện ứng tâm-linh.
Khai Cửu-Cổ thoát-tục tử-sinh,
Phá Thiên-trụ Huỳnh-Đình mở hội,
Soi Ngọc-Chẩm luyện-phanh cởi trói,
Đảnh Nê-huờn giải tội nhân-sinh,
Rồi tự-nhiên “Vô-Tự Tâm-Kinh”,
Sẽ mặc-khải cho mình thông-suốt.
Hiểu ba ngàn thế-gian chuốc cuộc …
Thông tam-thiên chẳng buộc bó mình,
Rồi Bắc-hải đi đứng mình nhìn !
Ngao-du liễu vẹn gìn Tâm-đắc …
Núi ngũ-hành ta bay một khắc,
Thì đến nơi không mất thời-gian,
Biển Ô-thước Tâm để quá-giang.
Chèo một lối giải-nàn đau-khổ !
Vì tình-thương lão đây tỏ-lộ …

Mà người tu phải khổ dài-dài …
Rồi đừng trách Phật dậy đã sai,
Không có độ vì ta mê-muội !


Đúng không Đệ? Đó thì đừng trách, nói sao Phật, Tiên không xuống cứu mình, phải không Đệ? Bởi do đây nè; mình xét mình, đừng trách Phật, Tiên, Thánh !
Trên lúc nào cũng thương mà dạy-dỗ, bởi vì mình cứng đầu, cứng cổ không chịu nghe mà thôi, mà nghe cũng không chịu hành, mà hành cũng không đúng, vì bởi do sao? Bởi do giải-đãi, vì do nghiệp-chướng, vì do vô-minh, vì do u-mê … Đó là như thế đó Đệ !

HỰU
Qua bờ bắc-Hải; nối lại tây-du,
Chu-du động-thất; choáng mất thời-gian,
Niết-bàn khai kệ; Hữu-thể rõ thông,
Nằm trong linh-vị; nhứt-khí Tiên-gia,
Bay ra diệu-diệu; thấu hiểu việc-mầu,
Trọn bầu Tâm-ấn; kế cận đào-nguyên.
Thoát miền trần-ái; đem lại thong-dong.
Huờn-không tất cả; để phá Âm Hồn !
Độ hồn giải-thoát; không lọt Diêm-phù,
Đường tu phải biết; “Bổ-khuyết Tâm-kinh”.
Không nhìn sắc-tướng; chẳng vướng trần-ai !
Miệt-mài tu-học; chí-dốc độ đời,
Chẳng lơi thiền-định; chấn-chỉnh nội-Tâm.
Mê-lầm tiêu-diệt; Ngọc-khuyết Đế-tòa,
Ban ra ấn-chứng; nắm vững thiên-cơ.
Không ngơ tấc-dạ; hòa cả Tam-Thiên,
Độ miền dương-thế; chẳng bế Tam-Tiêu.
Lạc xiêu hồn-phách; cốt cách thần-thông,
Ngoài vòng sanh-tử; chẳng giữ cuộc thế.
Nào dễ kéo lôi; tô-bồi Đạo-quả,
Bản-ngã diệt-đi; huyền-vi ứng hiệp.
Mối tiếp chơn-linh; khai kinh vô-tự …!
Không chữ ra lời; thảnh-thơi tinh khí,
Trưởng vị thần hư; Đại-Từ đã hiệp …
Mới tiếp Mâu-ni; mà trì Ngũ-Giới,
Đi tới Phật-đài; hoằng-khai Chơn-Lý.
Trực-chỉ hành-thâm; mê-lầm không có,
Đã rõ Đạo rồi; năng ngồi chấn-chỉnh …
Giải bịnh trần-gian; thảm-nàn tiêu hết,
Mà kết Tam-Gia; phục-hòa “Nhứt-Khí” !
HỰU
Phục hòa “Nhứt-khí hư-linh”,
Tri cơ để rõ hữu-tình, Vô-Vi.
Vì chúng-sanh nghiệp trì mãi kéo,
Còn đoạn đời bạc-bẽo biết bao,
Lão đã chê-chán làm sao,
Đành đường tu-học động-đào-nguyên khai !
Bổ “Chơn-Hỏa” lai-rai diệu-ứng !…
Nấu đơn thành cho vững nghe không ?
Đừng khô thuốc sẽ không trong,
Nước nhiều thuốc lạnh Tâm lòng tản ra.
“Nấu ba chén sắc ra tám-lạng”,
Thuốc màu vàng nào bán cho ai;
Thuốc này uống giải nghiệp tai …
Riu-riu để lửa đêm-ngày nấu-nung !
Nếu Tinh khô phải dùng khí-lực,
Uống nước vào tiếp sức cho mau,
Nếu Tinh tràn quá làm sao ?
Thì ta nung lửa “Hỏa-Hầu” đi lên …!
Đem ba củi đừng quên sắc thuốc;
Nồi thuốc này chung cuộc trần-gian,
Đừng cho bốc khói lan-tràn …
Sẽ bay mùi hết Tâm-can rả rời !
Khi khói lên gìn nơi “Thần-Thất”,
Đem ép vào đừng mất người ơi !
Một khi sắc đủ nó rồi,
Nuốt vào ừng-ực để ngồi thảnh-thơi.
Là Tinh-dịch ở nơi đốc giọng,
Một khí thanh chẳng đóng miệng mình,
Nuốt vào trường vị để sinh …
Thân ta vững-chải hòa minh Bửu-tòa !

Lão tiếp đề-tài luyện đơn đó! “Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần Huờn-Hư”, nó qua nhiều giai-đoạn, nhưng người luyện phải biết rõ, để tránh nhầm lẫn, sơ sót, kẻo bị Bại Âm mà Chơn-Dương không trưởng đặng, rồi toàn thân bất toại, nguy-hiểm lắm nghe Đệ !
Vì Dương thì không bốc lên đặng, mà Âm thì cứ giáng làm cho không điều-hòa, cho nên ở dưới thì nặng trì, mà ở trên thì lơ-lửng, lửng-lơ, làm sao mà đi đặng, phải không? Thành ra con người sanh ra mờ-ám, u tối càng ngày càng đần-độn, càng ngày càng uể-oải rồi sức kiệt đi, chớ thật sự luyện đơn rồi thì da-dẻ hồng-hào, tinh-thần tráng-kiện, khí-lực đầy-đủ, mỗi tiếng nói ra đều vang-động hàm-chứa tất cả tinh-hoa của Đạo-Pháp đó Đệ !
Cái đó mới trọn người luyện Đạo. Bởi người đời mới nói là: “Sao thấy người đó có vẻ Tiên-phong đạo cốt” là như thế đó Đệ! Da lúc nào cũng căng-thẳng, không nhăn-nheo dù là lớn tuổi cũng vậy; mà khí-lực hàm-chứa đầy-đủ những tinh-hoa của ngũ-tạng, không ăn cũng sống, không uống cũng vẫn thấy không khát là bởi vì sao? Vì đâu còn ăn đồ Hậu-thiên vào đâu mà sợ đói, phải không? Bởi vì uống là uống nước của Tịnh-thủy Ma-ha ở trong bầu

linh-dược của mình đây, cho nên Lão mới thuyết-giảng qua đề-tài, vì phép Tiên-gia quan-trọng phần “Phục-Khí Huờn-Đơn”, mà gọi là “NGŨ-KHÍ TRIỀU-NGUƠN” đó Đệ !
PN : Đúng như vậy Đại-huynh !
XTC : Mà “Ngũ Khí Triều-Nguơn” là cái gì ?
NGŨ KHÍ là năm sắc khí phải Triều-Nguơn. TRIỀU là đưa lên, là triều đảnh đó! NGUƠN là tạo lại cái Nguơn-Thần, Nguơn-Tinh, Nguơn-Khí. Cho nên biết nó thì “Trường-sanh-bất-tử” (vô-sanh bất-diệt), không biết nó thì trầm-luân đọa-lạc miết-miết; mãi-mãi, ngàn đời chìm-đắm trong vòng khổ-não !!!
Đó, hôm nay Lão thuyết-giảng đề-tài này, bởi vì sao? Vì trong con người cốt yếu chỉ có ba phần quan-trọng là “TINH, KHÍ, THẦN” mà thôi, phải không? Bây giờ làm sao mà nấu Tinh đây? Nấu Tinh để cho nó hóa Khí, rồi từ cái Khí nó mới bốc lên thành Chơn-Thần mà phải làm sao, lúc mà cái Khí nó bốc lên kết lại thành Chơn-Thần rồi nó đọng lại, rồi phải làm sao cho nó sáng mới đặng? Chớ nếu không kềm lại thì Thần nó xuất ra luôn là tản Thần rồi, vì tản Thần mà kềm không đặng, thì có thể bị âm ma hay trược phách chế-ngự !
PN : Là tẩu-hỏa nhập-ma đó !
XTC : Nó, phần đó đó, phải không? Cho nên luyện Đạo ngậm hột kim-đơn coi vậy mà khó lắm à Đệ! Không phải chuyện đơn-giản. Nấu hột kim-đơn là như thế !
PN : Tiên, Thánh, Phật cũng chỉ “Một Pháp” mà thôi !
XTC : Phải không ?
PN : Đúng vậy Đại-huynh !
XTC : Bây giờ Lão lấy cái đề-tài này Lão giảng để cấu-tạo từ lúc “Anh-Nhi” trong bổn-sơ của người mẹ mà ra, trở về với cái Khí thái-hư huyền-huyền, tẩn-tẩn ngày xưa. Trong thân mình, ĐƠN-ĐIỀN là chỗ quan-trọng chánh-yếu đó Đệ! Đó là cái lò nấu thuốc đó Đệ! Nhưng mà cái lò này phải tạo làm sao, để ngay hướng nào nấu cho nó đúng huớng mới đặng; nấu đúng hướng để gió nó không thổi tạt !
PN : Chí-lý đó, bí-yếu à Đại-huynh !
XTC: Phải không? Mà phải chụm lửa bằng cách nào, chụm bao nhiêu cây, để cho nồi thuốc lửa nó riu-riu mãi, không có lúc thì quá ồ-ạt; ồ-ạt quá thì nó trào ra: nó trào ra thì mất chất thuốc. Mà không có lửa thì thuốc nó mất vị phải không? Lâu tới, lâu tới mà mất vị rồi; nó mất cái tính dược của nó rồi; Lão nói ý chắc Đệ hiểu? Đó là như thế, bây giờ Lão nói như thế là quá tường-tận rồi !

PHÚ
Này Đệ hiền! Luyện đơn chế dược,
Đạt “Thánh-Thai Biển-thước thuốc thần”;
Thuốc này đây, tạo máy Kim-Thân;
Hột Kim-đơn gìn ngân châu-biến …
Hột sáng chói huyền-huyền ẩn-hiện;
Tròn khoe ra diệu điễn quanh-mình.
Hạt này đây đâu thấy ra hình !
Nhưng mình tạo vì kinh Bát-Nhã.
Nấu nồi thuốc năm trường ròng-rã,
Hãy lắng-lòng để phá trược âm …
Nồi thuốc đây cứ nấu âm-thầm,
Chọn giờ khắc đoạn tầm tịch-lặng !
Lò hướng Bắc day qua mới đặng.
Đốt củi Trời khói chẳng âm-u,
Dụng “Hỏa-Hầu” phát lửa từ-từ …
Nấu đúng tiết lao-lư cốt-cách.
Rửa cái nồi làm sao cho sạch.
Tám vị trường pho sách đã ghi,
Ấy Bát-nhã Diệu-pháp huyền-vi,
“Hống tám cân, Diên thì nửa-lạng” !
Dụng Chơn-Âm, Chơn-Dương làm bạn,
Đem để vào nồi rán nấu lên,
Đúng bốn thời đừng có ngủ quên,
Thuốc sẽ nguội không nên đâu nhé !
Nếu nó lạnh làm mùi nhạt-tẻ,
Sao bốc xong mở hé cơ-mầu,
Dụng khí tạo mở huyệt linh-châu,
Lấy mắt Thần song-mâu hồi-quán.
Nhăm cái lò mình đây đốt sáng,
Nấu nồi đơn tám-lạng nửa-cân,
Ba chén thuốc sắc lại tám-phân,
Là vị dược phải cần chuyên tịnh !
Toa thuốc này trừ nhiều căn bịnh …
Bịnh trần-gian đã dính bao đời,
Nấu làm sao đừng có nhạt-nhòa.
Màu đen tánh dược hòa với đỏ …
*
Đệ biết cái chi không? Nó điều hòa, bốc “CHƠN-DƯƠNG”

hiệp với “CHƠN-ÂM”, hai cái hiệp nhau.
PHÚ
Tức là thân đây bồi trong đó,
Đem Tâm LY mà bổ hòa-giao,
PN : Là “CHIẾT-KHẢM ĐIỀN-LY” đó !
XTC : Phải không ?
Nam với Bắc màu sáng rực sao,
Chồng hòa vợ một bào thai kết.
Chiết-Khảm là Tam-gia qui-hiệp,
Rồi Điền-Ly chẳng lệch ý hành,
Nấu nó nguội tánh lửa chẳng sanh,
Dụng “Hỏa-Hầu” khí thanh đốt nó !
Từ Vĩ-lư điểm này phải tỏ,
Mồi lửa Trời sáng chỗ linh-thiêng,
Rồi Chơn-Ý nấu nó nóng liền,
Để xông khói khí thiêng huờn lại.
Khí nó đi ở bờ bắc-hải,
Bốc xông ra ta phải an-thần,
Rán nhốt nó trong đỉnh Nê-cân.
Năng đậy lại ân-cần cho kỹ !
Kẻo nó bay mất mùi tánh vị …
Thì làm sao nhập khí “Hư-vô”?
Nếu yên-lặng nó đã “Qui Mồ”;
Ta dẫn nó hấp-hô, nghỉ mát (Mồ-Thổ).
Nhà Huỳnh thiên đến đây không lạc,
Mở cửa ra tan hoát cho vào,
Để rồi không nó sẽ lao-xao,
Không yên-tĩnh một màu khí thể.
Nó đã vào thì không có dễ,
Phải lắng lòng rồi bế khiếu ngoài,
Dụng trà nước nó uống lai rai …
Là “Tịnh-Thủy” đem ngay bổ nó.
Khách đến nhà nước trà phải có,
Nó ngồi yên đừng bỏ ra ngoài,
Đóng sập cửa ta phải đi ngay,
Thẳng về đảnh Nê-đài tiếp điễn.
Để rút nước của Trời, cửa biển,
Rót Thần vào chiếu hiện cơ-mầu,
Thận hữu phải bổ Hỏa là sao ?
Thận tả đó bồi vào khí-lực.
Hai Thận này giữ-gìn đúng mực,
Giữa Mạng-Môn điểm cực tri-nguyên …
Tức đòn-dông trong của Trung-chiên,
Phải đóng lại đặng liền sanh Hỏa.
Rồi ta đây một đường phải phá.
Chín ải Trời đục đã bao đời ?
Từ Vĩ-Lư, Ngọc-Chẩm, cửa Trời,
Nhảy một bước qua nơi biển-khổ !
Đó do mình “Tâm-Trung” phải độ.
Chớ có lơ dính chỗ bụi-trần …
Nấu thuốc đây Tâm rán định-cân.
Đừng xao-lãng mất phần mùi-vị.
Đừng phóng-diễn hay là suy-nghĩ …
Mất thời-gian hư khí thuốc huyền.
Đó Lão nói tới đây Lão ngưng, chiều tiếp phần này.
Thôi Lão thăng.

Trở lại Mục Lục