PHỤC-QUI Ư ANH-NHI

ĐỊNH-NGHĨA NGỒI THIỀN PHỤC-QUI Ư ANH-NHI

BÀI
Thấy đường giả-tạo nhân-gian,
Tình đời là đấy lại càng chán-chê !
Gẫm nhìn lại ê-chề thê-thảm !
Nghiệp oan-khiên chìm-đắm chơn-hồn,
Ai người tỉnh-thức là khôn,
Quày đường phục-bổn bảo-tồn linh-quang.
Là trọn tu Kim-Cang Phật-Tánh,
Do hành-trì hiệp-đảnh Thiên-khai,
“Tam-Hoa Tụ Kết Liên-Đài”,
“Triều-Nguơn Nhứt-Khí Như-Lai huyền-đồng”.

Bây giờ Tu phải làm sao? Không lẽ nhắm mắt khơi khơi đó hả đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Liễu-ngộ không là ở chỗ đó, đó !
XTC : Không phải tu cứ ngồi nhắm mắt khơi-khơi hoài – Cũng ngồi Thiền,

hay đọc kinh gõ mõ, Đệ thấy thế nào ?
PN : Bạch Đại-huynh! Tu thì phải định-Tâm, thấy Tánh, biết Lục-căn, trừ ba Tình …
XTC : Hay là tu tạo tướng cho đẹp, mặc áo quần màu sắc huy-hoàng, muốn cái nào ?

PN : Đệ muốn thuyết tiếp về “Nội-Tâm”, đó là chỗ quan-trọng !

BÀI
Lành thay duyên gặp đàn-tiền !
Lão đây thuyết-giảng chơn-truyền tri-phanh,
Này hiền-đệ! Lời lành đã hỏi,
Thì Lão đây phải nói vài câu,
Đạo-mầu bí-pháp cao-sâu,
Nguyên-nhân tỉnh-ngộ trở đầu mau-mau.
Tu làm sao nhập vào căn-bổn ?
Tu làm sao hỗn-độn sơ-khai ?
“Huyền-Quang Nhứt-Khiếu” nào bày,
“Hư-Vô” tá-trợ “Linh-Đài Mâu-Ni”.
Tu phải rán hành-trì tỉnh-tọa,
Tu làm sao diệt ngã của ta ?
Tu sao “Phục-Thỉ” Ma-ha ?
Cam-lồ thanh-khiết hà-xa nhuận-hồn.

PN : Bạch Đại-huynh! Đó là bí-chỉ của hàng Chơn-tu.
XTC : Bí-chỉ, nhưng mà Lão phải nói, nói thì phải có thứ lớp.
Thứ nhứt: Tu sao mà gọi ngồi Thiền, tu mà tụng-kinh gõ mõ đâu có đặng? Tụng-kinh mà nó nhớ tình, tiền trong Tâm mãi thế thì có phải tu không ?
PN : Bạch Đại-huynh! Như vậy đâu phải là tu, đó là tu miệng, tu thân, chớ không phải tu-Tâm. Hàng chánh giác thì lo tu Tâm xét mình !
XTC : Tay gõ mõ, mắt nhìn kinh mà nó còn nhớ đủ thứ trong này: không biết ngày mai có đủ tiền không? không biết ngày mai có ăn không? Không biết ngày mai có đói không?

Như vậy chữ kinh có vô đây không Đệ? Cười …
PN : Bạch Đại-huynh! Bị kinh chuyển rồi !
XTC : Đó là cái thứ nhứt !
Thứ nhì : Cũng ngồi thiền, mắt nhắm, nhưng mà nhớ đủ thứ đệ à! Đường đệ đã đi Huynh nói thì đệ hiểu, lấy chữ cười mà nói với nhau. Nhớ thương, nhớ ghét, nhớ buồn, nhớ thiếu, nhớ đủ, nhớ vợ ta quá! Nhớ chồng ta quá! Nhớ từ thuở nhỏ, nhớ sắp đến trường gặp thầy dạy, chớ cha, nhớ mẹ, nhớ anh, nhớ em. Thương anh này quá! Thương chị kia quá! Đó là cái nhớ, nhớ sao bỏ nhà đi uổng quá!
Chỗ đầy-đủ mà không ở lại đi ở chi chỗ thiếu-thốn! Rồi ước đủ thứ ước – Ước sao có cánh đi về nhà, rồi bắt đầu nó thương, phải không? Sao mà thương cha mẹ quá! Thương anh em gia-đình quá! Thương chỗ ngủ ta quá! Thương cái bàn ta quá! Bỏ đi uổng quá! Đó là cái thương.
Rồi đến ghét: Nhớ người nào mà mình ghét trông cho gặp mặt để chửi một mách cho nó sướng cái miệng. Cười .… Đúng không? cười … Ngồi thiền nó thấy đủ thứ hết đó đệ! Không quên chút nào hết trơn. Hồi trước kẻ nào gây cho bực-tức tối, nó nhớ lại hết, đầy-đủ không quên một chi tiết nữa, thấy người đó trước mặt cũng vậy! Cười … đúng không đệ? Rồi đến bắt đầu muốn : thôi, ngồi chi cho cực-khổ, đi một chút cho nó sướng. Cười … Ăn cực khổ quá cũng không muốn, mai làm cái gì ăn cho lợi sức đặng ngồi thiền lâu lâu. Cười…, đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Đúng vậy!
XTC : Đường có đi qua nói cái cười hè! Cười… Rồi nó bắt đầu tê chân, tê cẳng, trong này nó nhức-mỏi, thôi đi nằm một chút rồi ngồi, nằm cho khỏe đi, nó cũng nói hay mà! Nằm một chút có mất-mát vào đâu, nằm mười phút rồi ngồi lại cũng hơn! Cười …
PN : Không ngờ nằm một chút rồi ngủ luôn !
XTC : Nhưng mà Lão giảng chỗ ngồi thiền bữa trước Lão không nói, nay Lão giảng sẽ nói hết, không dấu-giếm chi một chút nào !
Thế sao ngồi thiền phải ngồi Kiết-dà, mà không ngồi Bán-dà, phải không đệ? Hay tay phải chấp như thế này. Sao không nằm thiền cho nó sướng mà ngồi chi cho nó cực-khổ vậy, phải không? Đây là chỗ bí-yếu mà suốt đêm phải ngồi gọi là hạnh Đầu-đà. Sao ban ngày không ngồi suốt ngày, mà ban đêm phải ngồi suốt đêm ?
PN : Vì ban đêm Âm, nên mình phải ngồi cho hiệp với Dương.
XTC : Đó! Chỗ đó, đó !
PN : Còn ban ngày dương hậu-thiên mà mình ngồi nhiều thì rất có hại cho Khí-Thần, trường hợp nơi nào có sinh-khí mát dịu mới được, phải không bạch Đại-huynh !
XTC : Vậy đi vào từng chi-tiết, đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Bí-chỉ ở chỗ đó, đó !
XTC : Bởi vì hai bàn chân này thuộc về âm, âm thì lúc nào nó cũng trên đất, thì nó hợp với đất. Có bao giờ hai cái chân đưa lên trời mà đi bằng cái đầu không? Cười… phải không đệ?

Nên mới gọi đầu đội Trời, chân đạp Đất.
Vì thế, hạnh ngồi tu phải ngồi Kiết-dà chớ không ngồi Bán-dà bao giờ ! Hai Âm thì phải hiệp với

Dương, chớ có một Âm thì đâu mà hiệp, phải không đệ? Bởi điễn-lực nó xuống đó, ngồi phải ngồi cho ngay, không phải ngồi rồi ẹo một cái, ngồi một chút lại dựa vào vách rồi ngủ luôn cũng không đặng, phải không ?
Ngồi cho ngay! Tại sao ngồi ngay mà phải Kiết-dà ?
Bởi vì đường xương sống nó có chín-khiếu – mà mở thông chín-khiếu thì nó mới hiệp với trên “Hư-vô nhứt-khí”, là chỗ Lão đã nói với đệ “Chín phương Trời, mười phương Phật” đó, đúng không đệ? Chớ còn ngồi cong thì làm sao mà thông đủ chín khiếu đó đệ ?
PN : Có “Phá nhứt-khiếu” mới “Chi-Huyền-Quang”
XTC : Đúng không ? Mà ngồi tay cũng hiệp lại, bởi vì Đông, Tây, Nam, Bắc – Tây là Đông, Tây, Nam, Bắc. Bởi chia nửa thân người thử xem: Bên Âm, bên Dương. Có đầy-đủ mới có. Nhâm-Đốc, đúng như vậy không? nên ngồi thiền mới kết Nhâm-Đốc lại, thì Nhâm-Đốc nó mới chuyển pháp vào sao hiệp với Đài-Đảnh là xuất Chơn-Thần, chớ còn nằm thiền thì bị thùy-ma (tăng thêm âm-thần – ma ngủ) đúng không
Còn tại sao ngồi thiền lại không mở mắt, mà bắt phải nhắm mắt? Chỗ đó là bí-yếu à đệ !
PN : Hễ mở mắt thì Chơn-Thần nó tản ra !
XTC : Đúng! Bởi vì con mắt mình suốt ngày cứ nhìn cảnh vật… hoài chán-chê chưa? Đến khi ngồi thiền còn mở mắt chi nữa. Mở mắt làm sao tập-trung hở đệ? hễ nhìn cảnh-vật bên ngoài, thì có loạn-động bên trong, chỗ nào thanh-tịnh đâu nữa mà ngồi thiền? Chỗ nào đâu nữa mà thấy Tánh, thấy Tâm? Bởi vậy con mắt đời phải đui đi thì con mắt Đạo mới sáng. Đui là sao? Là không còn nhìn thấy nữa; không nhìn là đui rồi, thì mới tập-trung vào Nội Tâm này nè! Là con mắt Đạo nó mới mở, mới sáng. Thế mới gọi là Mâu-Ni Bửu-Châu, đúng không? Con mắt Mâu-Ni Bửu-châu đó !
Hôm nay Lão nói hết, chịu không ?
PN : Bạch Đại-huynh! Đệ chịu lắm chớ !
XTC : Phải không đệ! Bởi vì hôm nay Lão thấy trọn-vẹn, nên Lão mới nói, còn lúc trước Đệ kêu Lão nói mà Lão không nói, là tại sao? Chi chi cũng có nhân-duyên.
PN: Bạch Đại-huynh! Do Tâm thanh-tịnh tha-thiết, lòng chí-thành, chí-kỉnh vậy.
XTC : Đúng không đệ? Vì hiệp lại Đông, Tây, Nam, Bắc – Huờn lại “Tứ-Tổ Qui-Gia” là cái chỗ đó, đó! Mà “Tứ-tổ Qui-Gia” trong mình là cái chi? Đó mới là cái mấu-chốt mà để đệ nói, Lão nói chi cho thừa! Mà quan-trọng phải ngồi làm sao đây ?
PN : Bạch Đại-huynh! Hai cái bầu Hỏa (hai bên mông) để trợ chơn-dương, thế nên phải ngồi thiền, chớ không đặng nằm thiền. Một bên là bầu Hỏa Dương, một bên là bầu hỏa Âm, hai bên mông này đây, nên ngồi nó mới thông vô Vĩ-Lư, rồi nó đi lên …
XTC : Đúng! Nó mới khai-thông “Tam-quan, Cửu-khiếu” đặng! Nhưng mà phải ngồi Kiết-dà thì đây nó ra đây, tức là theo chân ra hết đó! Rồi bây giờ mình làm sao cho bầu Hỏa Dương trọn-vẹn thuần-Dương, không có Âm mà cũng không có Dương nữa, phải không Đệ ?
PN : “Nhứt-khí hư-vô”, bạch Đại-huynh !
XTC : Vì còn Âm, còn Dương thì còn sanh hóa, bây giờ trọn “Nhứt-khí hư-vô, thuần-dương chi-khí” rồi, thì không có Âm nữa, chỉ thuần-dương “Nhứt-Khí Hư-Vô” mà thôi !
PN : Bạch Đại-huynh! Đó là vô-đối !
XTC : Phải không Đệ? Mà như thế nào phải là Kiết-dà, cái chỗ đó đó! Hai cái bầu Hỏa này! Bởi thế mới có Pháp luyện “Hỏa-Hậu” đó, đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng vậy !
XTC : Ngồi đương nhiên chuyển hai bên mông này nó qua. Mà luyện “Hỏa-Hậu” xong, mới có lửa Tam-Muội, lửa Tam-Muội mới thiêu-đốt trược trần,

chớ không lửa nào thiêu-đốt được trược trần hết.
PN : Đó! Bí-yếu là chỗ đó, đó bạch Đại-huynh !
XTC : Đúng không? Mắc lắm! Vì cái trược trần nó đã có vô-lượng kiếp, cho tới kiếp này, rồi cha mẹ mình cấu-tạo có mình, có mình rồi ảnh-hưởng qua tinh-thần nữa, thì tức nhiên tư-tưởng xấu. Còn về xác thân này biết bao nhiêu cái uế-trược Hậu-thiên nó thâm-nhập vô nữa, phải không Đệ. Bởi vì mỗi ngày mình cứ độn, nhắm-nhử vào bao thức ăn thực-vật? Thêm biết bao nhiêu trược-uế, mà khi đã thuần-Dương rồi thì không còn gì là uế-trược. Nhưng vì cái xác-thân này nó đòi-hỏi mỗi ngày, nên mình phải đem vào những cái Âm đó,

bây giờ mình phải làm sao đốt những cái Âm đó hở đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Bây giờ mình phải tạo “Hỏa-Hậu”, thì mới có Tam-Muội, có Tam-Muội mới hiệp với Tiên-Thiên; Tiên-Thiên mới đốt những thứ âm đó !
XTC : Đốt là do Âm-Dương; Âm-Dương đốt đã hiệp lại thành ra ánh-sáng.
PN : Âm-Dương kết thành ra ánh-sáng.
XTC : Đó! Ánh-sáng đó không bao giờ mất,

nhưng mà làm sao biết đặng ánh-sáng đó là ánh-sáng của

“Hư-Vô”? Đây, Lão sẽ nói :
Đường tứ-khổ đã qua uế-trược,
Nay tu-hành , lập đức bồi-công.
Mặc dầu xác-giả não-nồng ;
Mặc dầu khảo-đảo nhưng lòng vẫn tu.
Có đắng cay tâm-tư mới sáng ;
Có khổ-sầu làm bạn “Hư-Vô”,
Phong-sương dầu-dãi điểm-tô,
Thấy tâm luyện Tánh Nam-mô nhập-Thần !

Tu thì không bao giờ sướng đặng, không có Phật, Thánh, Tiên nào sướng mà ra Phật, Thánh, Tiên? Các vị từ trong cái khổ mà ra. Thế cho nên, ngồi thiền mà bắt phải tu theo hạnh Đầu-đà

suốt đêm là cũng bởi thế đó !
Thứ nhứt, bởi ở thế-gian này người ta lục-lạo ban ngày,

mình người tu phải lục-lạo ban đêm! Cười …
PN : Ở thế-gian ban đêm lục-lạo để ăn cướp, ăn trộm,

còn mình tu ban đêm lục-lạo ban đêm để ăn cướp của Trời.
XTC : Đó! Chỗ đó đó! Bởi vì ban đêm thuộc về âm, nên mình phải ngồi thiền để sinh ra chơn-khí Thuần-Dương Và Thuần-Âm hiệp lại mới sinh ra ánh sáng “Mâu-Ni Bửu-Châu”, rồi hiệp với “Nhứt-Khí Hư-Vô”.
PN : Bạch Đại-huynh! Mình phải cướp cái “Linh-Khí” nữa !
XTC : “Linh-Khí Hạo-Nhiên”, mà Linh-Khí đó từ đâu phát-sinh, phải trong giờ Tý không? vào giờ đó là giờ Âm-Dương giao-hiệp, phải không? Giờ đó là giờ của Trời-Đất hóa-sinh,

mình phải cướp ngay đi !
PN : Nếu bỏ giờ đó thì nó trở lại Âm-Thần rồi, nên phải dụng-công mà cướp Chơn-Khí vào giờ đó
XTC : Quan-trọng là chỗ đó! Thế cho nên mới gọi “Khảm-Ly ký-tế”, vậy Khảm-Ly ký-tế là giờ nào
PN : Bạch Đại-huynh! Ngoài “Khảm-Ly ký-tế” mình còn “Chế-Hồn Luyện Phách” nữa !

XTC :
Thế nên gìn Đạo nơi lòng,
Tâm-truyền khẩu-khuyết “Huờn Không Phật-Đài”.
Tu phải rán đêm ngày tịnh-tọa
Hằng xét mình giải-tỏa tâm ma,
Trừ yên lục-tặc vạy-tà ;
Dẹp đi lũ quỉ sanh ra từ đầu !
Tri thất-tình do đâu mà có ?
Tam-độc tiêu, hiểu rõ Phật-mầu.
Đạo truyền bí-diệu cao-sâu,
Thức đời mau tỉnh nhiếp bầu âm-dương.
Đường Lão qua, con đường Thiên-lý,
Nay thâu lời bí-chỉ tu-tâm.
Đứng, đi quán-xét ngồi, nằm,
Diệt lòng loạn-động trong vòng trầm-luân !

Phải không đệ? Đó! Thế cho nên đã định-nghĩa chữ tu thấy con đường chín-chắn như vậy thì cứ đi theo cho đến cùng, còn luyến-tiếc chi nữa? Con đường nào chọn một mà thôi! Đường đời hay đường Đạo?
Mà thấy đời chán rồi, qua đường Đạo, nhảy qua đường Đạo cũng chán, rồi bây giờ đi đường nào
PN : Bạch Đại-huynh! Si quá thì đi đường ma !
XTC : Đường đời cũng không chịu, đường Đạo cũng không chịu,

giờ đi đường Địa-ngục thì Lão thấy

còn sợ chớ đừng nói ai mà không sợ! Nhứt là cái biển Diêm-la.

Cười … nó rất nhiều mãng-xà.
PN : Đệ có xuất Chơn-Thần đi đến đó rồi, bạch Đại-huynh !
XTC :
PHÚ
Đường tứ-khổ sanh trong nhân-thế,
Cái giả đây lấy để tìm chơn.
Này nguyên-nhân! Tỉnh-ngộ phục-huờn,
Lai nhứt-khiếu hòa đơn hiệp khí.
Sanh ra rồi, thân này làm quỉ,
Hằng tranh-giành chỉ nghĩ riêng ta,
Nào ruộng vườn, sự-nghiệp cửa nhà …
Hay quyến-thuộc của ta là thế.
Đó chính mình mê-lầm tà-kế …
Tại trần-gian có thế huờn-hồn,
Nếu giác-tỉnh tức kẻ biết khôn.
Còn ngu-muội sa đường Địa-ngục !
Bao quả-báo trì Tâm xuống vực …
Rồi trả vay cùng-cực khổ-đau !
Bởi thế nên linh-tánh lộn-nhào,
Nẻo tử-sanh nói sao cho xiết !…
Đến lúc bịnh nào ai hay biết ?
Thân hoành-hành các huyệt đớn-đau !
Nói sao hết khốn-lụy dường bao!
Người an-ủi lời trao ngoài miệng.
Nào bịnh thế cho ta mà khiến ?
Khi thác rồi xuống biển Diêm-la,
Bao quỉ-sứ tra-tấn nghiệt đa !
Chịu quả-báo hải-hà bi-thảm !!!
Như vậy cũng chưa được yên, trước khi chết xác này còn bị hoành-hành, đâu phải tự-nhiên muốn chết giờ nào là chết !
PHÚ
Khi từ-giã cõi trần thoát-xác,
Bao đọa-đày nghiệp ác đeo-mang,
Hằng hoành-hành thân xiết rên than !
Ôi! Nhọc khổ luận-bàn sao hết ?
Rồi chịu-đựng đến ngày mình chết,
Thì quỉ lôi đến hết đường trần.
Hỡi ai ơi! đã có xác thân,
Đường tứ-khổ một lần chịu-đựng !
Nay phục-hồi tâm-minh viên-ứng,
Hãy tu-trì cho vững chơn-linh,
Thân già, đau khốn-khổ muôn-nghìn,
Dù con cháu nào mình nhờ đặng !
Hay quyến-thuộc thấy già bỏ hẳn,
Rồi thân này tẻ-lạnh sầu-bi !
Đường nhân-thế tử-biệt sanh-ly,
Bao tê-tái bởi vì xác giả !
Hãy tu mau, tham-thiền hối-hả ;
Diệt lòng phàm, tịnh-tọa nhiếp tâm.
Hiểu máy tạo diệu-diệu thậm-thâm,
Hòa phục-khí chơn âm-dương lại.
Phủi sạch trần trở về cực-thái,
Dù gian-lao chẳng ngại đường đi …
Quyết lãm-thông, rõ máy huyền-vi,
Hãy chiếu-kiến châu-nhi phục-thỉ.
Nguồn Đạo-khai thì đừng suy-nghĩ …
Ngừa duyên-trần kéo rị khó đi,
Tu làm sao dứt nghiệp mê trì ?
Lầm huyền-cảnh sanh-ly tử-biệt !
Nào mẹ cha, vợ chồng thân-thiết,
Dù thương mình, thế chết được đâu !
Biết nguyên-nhân sự khổ não-sầu !
Phải hồi-tỉnh, trở đầu tịnh-tọa.
Bao nghiệp vay, do mình giải-tỏa.
Sáng-suốt mau, mở ngỏ Chơn-Thần.
Linh-quang phục, điễn hiệp Kim-thân.
Rồi huờn-lai, hòa tầng “Hư-Khí” !
Lão nay nói những lời bí-chỉ,
Vì đệ-hiền thầm-thỉ từng hồi.
BÀI
Lão đây thuyết-giảng bao lời,
Thật là hữu-hạnh tại thời đàn đây.
Nguyên-nhân khổ, mê say mà có,
Đã hiểu rồi, phải bỏ mau-mau,
Bằng không thân-xác lộn-nhào,
Linh-hồn sa-đọa chịu bao luân-hồi !
Quyết chí tu rán ngồi tĩnh-tọa,
Diệt tâm phàm, chấp ngã sao nên ?
Đức-công gầy-dựng làm nền,
“Từ-Bi Hỷ-Xả” nào quên ân dày.
Sao gọi là: “Từ, Bi, Hỷ, Xả” đệ ?

PN : Bạch Đại-huynh! Thuyết chỗ đó đó !
XTC : Bởi Lão chuyển Đồng-tử cho nó biết đau, biết khổ cũng có nguyên-do …
PN : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ đã biết nguyên-do đó rồi !
XTC : Đúng không? bởi thế Lão mới dặn đệ là đến số 9, Lão bắt nó phải Chánh-Định: “Ý không khởi, Tánh không sanh, Tâm không phóng”, hằng chơn-thường thanh-tịnh và nhịn ăn trong thời gian chín ngày để biện-trược xác-thân. Nguyên-do sao bắt nó phải thực-hành như vậy? Bởi vì cái nghiệp xác-thân này nó rất là nhiều nghiệp, sống như thế này, nói ra chi cũng là nghiệp, lời nói không khéo, không chín-chắn cũng là nghiệp, ăn-uống cũng là nghiệp, đi, đứng, nằm, ngồi cũng là nghiệp, nên người tu thấy cái gì cũng sợ (đi đứng nằm ngồi cũng phạm sát-sanh hết), mà mình không thấy đạp con trùng, con dế cũng nghiệp, hay mình ngứa mình gãi đụng cái noãn-sanh mang nghiệp. Vì thế tu phải biết, chớ không thì cái nghiệp nó lôi mình.
PN : Bạch Đại-huynh! Đã biết nghiệp, mà mình phải làm sao chuyển cái nghiệp đó để không còn ?…
XTC : Điều quan-trọng đây, là mình giải-thoát trước đã, rồi mới giải-thoát bao nhiêu nghiệp, quan-trọng là chỗ đó đó !
PN : Mình giải-thoát cho được cái nghiệp Thân, nghiệp Tâm của mình rồi, thì mình mới độ tha, giúp ích cho những người khác vậy, bạch Đại-huynh !
XTC : Tại sao nhà tu lại phải đi xin ăn? Xin ăn cũng gây cái nghiệp, đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng vậy !
XTC : Bởi có nhiều nghiệp tùy theo đức-độ, trực-tiếp hay gián-tiếp, đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng vậy !
XTC : Nhưng nếu người Chơn-tu, thật tu thì nó giải hết, bao nhiêu nghiệp-quả nó cũng theo mình mà vãng-sanh.
PN : Bởi vì mình thiệt tu.
XTC : Đúng không đệ? Vì mình có công-năng tu-luyện đã phục lại được Tiên-thiên Tam-Muội đó !
Bởi vì người tu thì đâu còn làm việc gì nữa, phải không đệ? Đâu phải như đời mà tạo ra, vật chất, nuôi-dưỡng xác-thân đặng, phải không? thế cho nên, tu phải tịnh-tọa, phải nhất-thiết là thật tu.
Thế nào là thật tu? Thế nào là giả tu? Giả tu là tu cái miệng, Tâm còn phóng, Tánh còn sanh, Ý còn khởi phải không? đã vậy thôi sao, tụng kinh ngồi lâu trông cho mau đi; tụng cho hết lẹ lẹ thì phóng rồi – Còn tu giải-thoát thì không có như vậy. Chỉ phải diệt cái Tâm phàm đi, mà đã nói “Tâm phàm tử thì Tâm Đạo sanh”, phải không đệ ?
Còn cái gì nuôi-dưỡng xác-thân hằng ngày? Vì thức ăn hằng ngày có biết bao nhiêu vi-khuẩn trong đó; nó có biết bao nhiêu mạng sống lẫn-lộn trong thức ăn. Bởi vì mắt phàm mình không nhìn thấy, nếu tu đến bậc Đại-giác rồi thì thấy rất là sợ, phải không đệ? Bởi thế, trong lý nhà Phật, trước khi đó

Phật có nói trong một ly nước có 84 ngàn con vi-khuẩn.
Thế thì mình tu, mình phải làm sao? Mình đã độ cho nó thì nó phải chết, đã bám vào 84 ngàn cái hồng huyết-cầu của mình; 84 ngàn lỗ chân-lông, nhưng mà nếu mình thiệt tu thì mình cầu-khẩn, cầu-nguyện với cái lòng-thành, thì nó trở lại độ mình, nó ủng-hộ mình. Còn như mình không tu, hoặc tu giả-dối ngoài miệng, thì nó là 84 ngàn con ma quấy-phá mình khôn ích đó !
Thành ra tại sao biết người tu-thiền ngồi lâu không đặng là chỗ đó đó! Ngồi thiền thường hay phóng tưởng hôn-trầm là chỗ đó, đúng không? Không có ma nào xa hết mà chỉ trong thân này có 84 ngàn con ma là cũng chết với nó rồi !
PN:Còn chưa nói đến ma oan-nghiệt nữa, bạch Đại-huynh!
XTC : Phải không? Thế cho nên, người tu phải thận trọng mình, phải nhứt-tâm chí-quyết tu ; quyết lòng tu rồi mình phải cầu-nguyện: “Bởi xác-thân này cũng trong cảnh thế-gian, hôm nay tôi nguyện tu để hóa-giải vãng-sanh cho các ngươi, các ngươi hãy độ tôi”. Nhưng mà mình phải thiệt tu; thiệt tu là sao? Thì ma âm trong người mình nó phải đầu-phục mình, thiệt tu làm sao mà động lòng Trời, thì Trời mới chiếu Linh-Quang xuống hóa-giải cho oan-nghiệt của mình bớt đi! Chớ còn miệng thì nói tu mà nội-tâm cứ quấy động hoài-hoài, thì làm bạn với 84 ngàn con ma trong này. Nó là ma, mà mình động thì cũng làm ma với nó; làm bạn với nó thì làm sao ngồi-thiền đặng sáng-suốt, viên-minh và linh-thông cách-vật? Song song, mà làm sao ngồi-thiền lâu đặng? Bởi ma nó kéo, nó lôi, ngồi lâu nó không cho. Như vậy làm sao Âm-Dương hiệp-nhứt? Làm sao kết Khí mà để hòa với “Hư-Vô”? Điểm này là điểm quan-trọng lắm, đúng không đệ ?
Thế mới nói như vầy: “Đường tu thì khó, nhưng mà lòng thành có, thì cũng không khó, thiệt tu cũng không khó” – Nói đường tu dễ nhưng mà chẳng phải dễ! Sao mà dễ? Dễ với người thành-tâm, quyết chí tu cầu-Đạo. Người mà lúc nào cũng quay về với “Nội-Tâm”, biết lỗi-lầm, xét mình hằng ngày tu, tu từ giờ phút, là nó dễ. Còn không dễ, bởi tu giải-đãi vì nó ngoan-cố, phải không? thế cho nên :

BÀI
Đệ ôi! Đường Đạo thênh-thang,
Chí tu phục-bổn Kim-Cang hòa-mình.
Mâu-Ni trực-khởi viên-minh ;
Bửu-Châu sáng rọi Huỳnh-Đình bố-ban.
Lòng tu chuyển hiệp Nhã-thoàn.
Từ-bi độ vật vững-vàng công-phu.
Trọn chơn bố-hóa ân-từ,
“Vãng-sanh Chi-thực” vẹn như lòng mình !
Người tu thì phải hy-sinh,
Xả-thân cầu-đạo bỏ mình chết đi !
Ai ơi! muốn hiệp huyền-vi,
Thanh-bần xả-phú hành-trì mới mong.
Chớ tu lẩn-quẩn lòng-vòng,
Uổng đi thân-xác não-nồng gió sương !
Tứ-khổ bao-nỗi thảm-thương ;
Nghe qua thấu hiểu đoạn-trường gian-nguy !
Đạo-tâm gìn-giữ thực-thi,
Trọn lòng mặc-khải phải ly cảnh đời.
Đạo đâu có nói ra lời ?
Vì người đã hiểu Lão thời nói nghe !
Chí-thành ngâm-kệ bài vè,
Nếu ai tỉnh-thức chở-che linh-hồn !
Nguyên-nhân giác-ngộ “Phục-Huờn”,
Chơn-tri máy Đạo Càn-Khôn hiệp-hòa …
“Khảm-Ly, Tứ-Tổ Qui-Gia”;
“Chế-Hồn Luyện-Phách” điều-hòa thân-tâm.
Chí-chơn do bởi lòng-thành,
Thiêng-liêng phổ-hóa nguyên-nhân trọn-lành.

Phải không đệ? Giờ Huynh-Đệ cứ lai-rai … Bởi vì Lão nghĩ như vầy: Lão thấy cuộc đời nó là giả, sống bao nhiêu năm đâu đệ? Sao không thoát được hai đường sanh-tử ? Mà mua tử đặng thì đâu có ai tu! Nếu mà không có con đường luân-hồi thì không ai tu,

nếu mà không có Tứ-Khổ thì cũng đâu ai tu, thế nên :

Đường trần lăn-lóc nhọc-nhằn,
Xác-thân đau-khổ vô-ngần trái-oan !
Buồn vui cười khóc thở-than,
“Dinh-hư tiêu-trưởng” lộn đàng nhân-gian !
Được mầng, buồn mất hai đàng,
Làm sao vừa ý những hàng muội-mê ?
Được thời phú-quí ê-chề,
Mất đi đau-khổ não-nề mãnh thân !
Nay tu phải quyết chuyên-cần,
“Nhứt-trần bất-nhiễm” chí-chơn vẹn gìn.
Tu sao huờn lại nguyên-linh ?
Lấy lòng thành-thật mình nhìn vào tâm.
Diệt đi những cảnh lỗi-lầm,
Do ta tác-tạo bao năm mê trần !


Nhưng mà mình phải lấy cái lòng chơn-thật; chơn thật là cái “Bổn-gốc” (tu mà không chơn-thật, thì phải sa-đọa trầm-luân). Vì mình không chơn-thật vào cái nội-tâm mình, lúc nào mình cũng thấy nó đúng hết, đâu có thấy nó sai! Còn có chơn-thật mình mới thấy trong mình sai; mình mới thấy trong mình mê. Chớ mình tà-vạy, giả-dối, mình thấy cái nào cũng đúng hết. Bởi vì lúc mê thì đâu có biết chi, mà lúc “Kiến-tánh” thì phải tầm hiểu … Thế cho nên mới nói : “Khi mê mới tầm Pháp, còn khi giác thì Pháp tầm” là cái chỗ đó đó !
Thành ra mê đâu biết cái chi, cái gì cũng nói đúng hết, không có sai! Nhưng mà người Đại-giác, các bậc chí-tịnh chí-linh, nhìn thấy cái lỗi-lầm mình ngây; mà đã thấy cái lỗi-lầm là đã đi vào con đường chánh; thì đã biết Đạo rồi! Còn cứ bảo-thủ cái sai là còn mê; mà còn mê thì làm sao đi con đường chánh? Là nó hiệp với đường tà, đường tà thì làm sao thấy Đạo, đúng không ?
PN : Bạch Đại-huynh, chí-lý lắm! Nếu mình cứ bảo-thủ, mình cứ nói không có sai, thì nghiệp vô-minh nó che không thấy con đường chánh đặng. Còn mình thấy được sai, thì đã đi được con đường chánh rồi, chỗ này là chỗ quan-trọng, hãy nên lưu-ý! Xét rằng: Đa số hạng ngã-mạn là chỗ đó, người ta chỉ cái sai của mình mà không bao giờ chấp-nhận cái sai ấy đâu – Thậm-chí còn bào-chữa lại mình, cho mình là đúng, nên bị che mất con đường chánh rồi vậy. Vì thế, mình tu trong chánh-Đạo mà Tâm của mình là tà-vạy, phải không Đại-huynh ?
XTC : Vì thế, nên người tu phải ăn-năn sám-hối là chỗ đó đó! Bởi vì Đạo thì đâu có chánh với tà, do lòng mê gây ra mà thôi! Chánh tà hai nẻo do Tâm (chớ Đạo thì không nói chánh tà) đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Thảy thảy do nơi mình, hễ đi đến toàn-chơn thì không có chánh với tà.
XTC : Bởi vì mê nên có chánh, có tà, phải không? mà mê là ngoan-cố, không có thấy được cái bản-tánh chúng-sanh của mình, mỗi cái mỗi bảo-thủ, mỗi cái mỗi tự-ái … mà tà là như thế nào? Tu là phải diệt cái Tâm đời, Tâm chúng-sanh đi, khi cái Tâm đời chết thì cái Tâm Đạo nó mới sanh; Tâm chúng-sanh chết đi thì mới hòa-nhập: “Hư-Vô”, phải không đệ? Nếu cái Tâm đời còn thì cái Tâm Đạo làm sao mà sanh đặng? Tâm mê còn thì làm sao hòa-nhập với “Hư-Vô”, phải không ?
Còn ngồi thiền là phương-pháp bên ngoài thôi, phải không ?
PN : Bạch Đại-huynh! Bên ngoài nó trợ bên trong.
XTC : Nhưng mà phần quan-trọng nhứt là bên trong phải “PHỤC-BỔN HUỜN-NGUYÊN, CHÂU-NHI PHỤC-THỈ” là cái chỗ đó đó! Huờn-nguyên nhứt-khí là bí-yếu của hàng Chánh-giác vậy.
Sao gọi là “HUỜN-ĐƠN NHỨT-KHÍ” ?
- Bởi vì xưa ta là điểm linh-quang mà nay làm sao nhập cái điểm linh-quang ấy; nhập vào là không có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Bởi lục-căn nó phân ra đủ thứ; nào phải trái, hư nên, đau rồi khỏe, nóng lạnh, vui cười, buồn khóc. Đó, nó sanh ra đủ thứ cái chi-tiết như vậy. Thế cho nên, bây giờ phải diệt cái lục-căn đi, thì trở về “NHỨT-KHÍ HƯ-VÔ”
Trở về “NHỨT-KHÍ HƯ-VÔ” là sao ?

THI
PHỤC-hồi bổn-tánh hiệp Như-Lai,
NGUYÊN-vị ngày xưa điểm tá Đài.
NHỨT-KHIẾU HUYỀN-QUANG qui “Thái-Cực”,
KHÍ-linh diệu ẩn Đạo hoằng-khai !…

Thế mới gọi là “Phục-Nguyên”, phải không? Lão không có nói tên Đệ (Phục-nguyên là trở lại, Phục-nguyên là chung mà); Lão chỉ nói Phục-nguyên bổn-tánh !
Sao gọi là PHỤC-NGUYÊN BỔN-TÁNH ?
- Bởi vì bổn-tánh sơ-khai đâu biết khóc, chẳng biết cười, đâu biết nói, đâu biết nhìn, đâu có nghe, đâu biết nóng lạnh (là nói còn trong bụng mẹ), đúng không? Nên mới gọi sao là ngồi thiền? – Ngồi thiền là “Phục-Bổn Chơn-Tánh” lúc còn trong bào-thai bụng mẹ mình – Cũng ngồi trong bụng mẹ chớ có đứng, đi lúc nào đâu, có nằm không ?
PN : Bạch Đại-huynh, đâu có nằm !
XTC : Phải không? Thế cho nên, ngồi thiền là cái điểm chánh của nó như vậy. “PHỤC-QUI Ư ANH-NHI” là chỗ đó đó! Bởi vì bào-thai khi còn trong bụng mẹ thì, có mắt, tai, mũi, miệng đầy đủ. Nhưng mắt có thấy không? tai có nghe không? Mũi có ngửi không? miệng có nói không? Thân có đi, đứng không? Và ý có khởi sanh ra hay không?

Tâm có phóng không ?

Muốn huờn lại bổn-nguyên Tánh, thì phải :

Phục Đài bổn-vị tánh-linh,
Trở về nguyên-thể vô-hình ban-sơ.
Tri lý-nhiệm chẳng ngơ tâm-tánh,
Hiểu biết rồi trong cảnh luân-hồi.
Sơ-sinh bụng mẹ, mình ngồi,
Bây giờ cũng thế ai ơi hiểu rành !
Hòa sanh-khắc, ngũ-hành nhập-vị,
Chuyển âm-dương hai khí sinh ra,
Trở về có “MỘT” thể “HÒA”.

Qui-y “TRUNG-ĐIỂM”, Tam-hoa tựu đài.
PN : Đó! “Nhứt-khí Hư-Vô”, bạch đại-huynh !

XTC : Phải không ? Hễ sanh ra rồi, thì mới có Tinh, Khí, Thần. Bây giờ muốn trở về “MỘT” phải làm sao đây? Đó! Chớ còn tinh ở chỗ khác, Khí ở chỗ khác, Thần ở chỗ khác, thì làm sao hiệp lại được “NHỨT-KHÍ”? Mà sao gọi là “PHÁ NHỨT-KHIẾU CHI HUYỀN-QUANG”? Cười …
PN : Bạch Đại-huynh! “Phá Nhứt-Khiếu” là phải diệt cái lòng trần đó !

XTC : Đúng !
PN : Cái óc của mình phải phủi sạch, không cho dính thói chúng-sinh, phá cái Nê-huờn, lúc đó khai “Huyền-Quang” thì mình hiệp với “Hư-Vô” rồi !
XTC : Bởi vì hồi sinh ra con người, quan-trọng nhứt là cái bộ óc, không có óc thì làm sao sống? Mà con người nếu bộ óc bị bại-liệt rồi thì nó khùng-khùng, điên-điên. Có bộ óc rồi con người suy-nghĩ đủ chuyện, tính-toán đủ điều, cạnh-tranh không biết bao nhiêu việc rắc-rối, nó hơn thua đủ thứ, nó suy-diễn lung-tung, thảy-thảy đều do bộ óc này mà ra !
Bây giờ muốn trở lại “NHỨT-KHÍ HƯ-VÔ” thì phải làm sao? – Phải diệt bộ óc đời đi, thì bộ óc Đạo nó mới sống lại, mà làm sao diệt? Bởi vì bộ óc đời còn, thì bộ óc Đạo phải mất. Bộ óc Đạo sống, thì bộ óc đời phải mất. Thế cho nên, tu thì như người khùng-khùng, dại-dại, cứ chấp-nhận như vậy đi, thì óc Đạo nó mới sáng. Như thế mới gọi là “Hườn-tinh bổ-não!” Bổ-não là bổ cái óc Đạo nè! Chớ đâu phải bổ cái não này rồi tính-toán hơn thua, phải không ?
PN : Không còn phàm Tâm, óc tịnh-khiết thì mới “Phá Nhứt Khiếu” đặng !
XTC : Đó! Bốn chữ “Huờn-tinh bổ-não” là như vậy. Bổ-não là bổ cái óc này; bổ cái não Đạo này mới hòa với “Nhứt-Khí Hư-Vô”. Bởi vì cái óc đời nó đã quá vững rồi, thành ra cái óc Đạo nó mất đi! Bây giờ óc Đạo phải sống lại, mình phải bổ cái não thì mới hiệp với “NHỨT-KHÍ HƯ-LINH”.
PN : Hễ huờn-tinh bổ-não thì mình phải lấy cái thanh mới bổ, rồi đuổi cái trược ra !
XTC : Mà cái thanh nó do đâu ?
PN : Do cái Nguơn-Tinh, bạch Đại-huynh !
XTC : Đúng không?
PN : Phục Nguơn-Khí !
XTC : Vì thế, mới có bốn chữ “XUẤT-HUYỀN NHẬP-TẨN” – Là xuất cái trược đi, rồi nhập cái thanh nó mới bổ não đặng! Cũng như người đời lợi-dưỡng, ăn chơi nhiều, đầy-đủ bổ-tinh là bổ cái óc đời. Còn bây giờ mình trở về bổ-não huờn-tinh hiệp với Đạo thì phải thanh-lọc bỏ cái trược đi – Cũng có nghĩa là “Biện-Trược Lưu-Thanh”.
PN : Mình lấy cái Nguơn-Khí đem vào bổ nó.
XTC : Đó! Đúng không đệ? Cười …
PN : Mình “Huờn Nguơn-Tinh” bổ-não rồi mới phá cái Nê-huờn của mình, tức là “PHÁ NHỨT-KHIẾU”, rồi mới “CHI-HUYỀN-QUANG”, bạch Đại-huynh, phải không ?
XTC : Đúng !
PN : Hòa “Hư-Vô” rồi, thì cái Tâm của mình với Tâm Thiêng-liêng có một, nên gọi là “TÁNH HIỆP VÔ-VI” vậy, bạch Đại-huynh !
XTC : Đó! Cùng nghề dễ nói. Cười …
PN : Gọi là “XUẤT-TÁNH”
XTC : Đó! Gọi là “XUẤT-TÁNH PHI-THĂNG”
PN : Là do nơi “THỐNG TAM-TÀI” (hiệp Tinh-Khí-Thần) rồi mới “CHI-BÍ-CHỈ”.
XTC : Do chỗ mình “XUẤT-HUYỀN NHẬP-TẨN”, mình đưa trược ra tiếp cái thanh vô. Đó, “CHI-BÍ-CHỈ” rồi mới “ĐA-THI-HUỆ-TRẠCH”, lúc đó trí-huệ mình là “TÂM-KINH VÔ-TỰ”, không phải là trí-huệ đời nữa, mà “TRÍ-ĐẠO” nó sáng, nên tự nhiên có pháp. Bởi vậy mới nói : “Tâm-giác thì Pháp tầm, người mê tầm Pháp” Cười… đúng không đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng vậy !
XTC : Vì sao Tâm-giác thì Pháp nó tầm? – Bởi vì lúc đó trí-huệ mình nó đã thông-suốt rồi, thì Pháp tự nhiên nó có. Cười … cùng nghề nói hay hay, phải không ?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng vậy !
XTC : Cười… cùng nghề nói thích ý là chỗ đó đó! Thế cho nên nói sao “ĐA-VĂN HUỆ-TRẠCH”, nói hoài không hết; Đạo hoài không hết mà Đạo lại “Không-lời”.
PN : Bạch Đại-huynh! Gọi là “Tâm-kinh vô-tự” đó !

XTC :

Thế cho nên, đó là mấu-chốt.
“Huờn-Tinh Bổ-Não”, huệ-khai,
Hiệp Ly hòa Khảm, hình-hài Anh-nhi.
Lục-căn phải bế hết đi !
Có thân như chết để ly cảnh trần.
Tâm đời diêu-động bao lần,
Nay đà phế bỏ phục-Thần sáng ngay !
“Huờn-Tinh Bổ-Não Linh-Đài”,
Sinh ra “Nhứt-Khí” hiệp ngay Huỳnh-Đình.
“HUYỀN-QUANG NHỨT-KHIẾU” chí-linh,
“Hư-Vô”â một điểm “Tâm-Kinh Bửu-Truyền”.
Cùng nghề mới thấy hay! Cười…
“Xuất-Huyền” đẩy hết trược-tinh,
Đem vào “Nhập-Tẩn” Huỳnh-Đình mở mang…
Người tu Đạo-lý vững-vàng,
Diệt đi phàm-tục hằng mang trong lòng.
Để cho đường Đạo càng thông …
Tâm đời phải chết cho xong mới mầu.

Đúng không? Tâm đời còn dầy đặc thì Tâm Đạo làm sao sanh Đạo? Thành ra nói tu mà người ta hỏi gì cũng không biết hết! Cười… Đúng không đệ ?
Sao gọi là chơn-Hống, chơn-Diên ?
Bây giờ nói tu trong pháp “THIỀN” chơn-Hống, chơn-Diên có biết đặng không? Hồn-Phách có biết đặng không? Sao gọi là Hồn-Phách? Giờ hỏi Tinh, Khí, Thần nó nằm đâu đây? Ba cái này hiệp Tam-Tài mới “CHI-BÍ-CHỈ” đó! Tinh, Khí, Thần nó nằm ở đâu? Chỗ bí-yếu nghe Đệ, phải không?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng !
Hôm nay đại-huynh hứng rồi đó !
XTC : Cười … tại Đệ, Đệ cứ lôi Lão nói hoài, nên Lão mới nói, phải không Đệ ?
Thế cho nên, “Thần cư Bắc-hải” mà “Khí đáo Nam-San”; là bởi vì Thần thì cư Đơn-Điền (là Diên), mà Khí đáo Nam-San là khí ở Ly (là Hống). Nhưng do đâu mà trược-tinh, là cái tinh đầu tiên nó khởi từ đâu ?

Thần vòng khởi Thủy điểm đầu,
Chế hòa Ly-Khảm trở bầu âm-dương.
Ngày xưa thai lọt xuống đường …
Ngày nay phải đáo Tây-Phương Phật-Đài.
Thế nên đầu trở lại ngay,
Chớ đừng lộn xuống Diêm-đài khổ đau !
Thần sanh khí hắc đen màu.
Ngày nay huờn-phục Anh-bào diệu-linh.
Huỳnh-Kim sáng-rực viên-minh ;
Tâm khai trực giác “Huỳnh-Đình Qui-Gia” !

Thế nào mới gọi là Huỳnh-Đình? Huỳnh là màu vàng, Đình là cái “Tổ-Đình”, là cái nhà màu vàng. Nhà của ai ? Nhà của Phật ngự! Cười… đúng không Đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh, đúng vậy !
XTC : Thế thì nhà quỉ, nhà ma thì màu đen. Còn nhà của Phật thì màu vàng. Cười… phân biệt hai đàng mà nhà quỉ nó nằm ở đâu ?
PN : Bạch đại-huynh, chỗ Hắc-qui đó !
XTC : Đúng không? Khá đó! Đơn-điền đấy! Cười … Cùng nghề nói mau biết, mau hiểu. Đệ nhạy cảm chi để lôi cho Lão nói hết trơn, phải không

Trở lại Mục Lục