TRƯỜNG-TRAI GIỚI-SÁT

   

Ngọ Thời, ngày 16-02 MT

PN : Bạch Đại-huynh! Hễ là giới tu khổ hạnh, nếu cái thân càng khổ bao nhiêu thì càng tiến Đạo bấy nhiêu. Nó hoạn-nạn là để giải nghiệp, đâu phải nó là thật đâu mà sợ, nó là giả mà!
XTC : Nó đâu có thiệt, mà hễ nó đau đớn bao nhiêu thì giải nghiệp bấy nhiêu! Mình muốn chết giờ nào thì chết, không ai kêu tới mình hết. Mà xác thân này thật thì đâu để ai làm chủ mình đâu, tự mình làm chủ mình, còn lần này mình còn để thất-tình, lục-dục làm chủ mình, thì làm sao nó là xác của mình được, phải không ? Bởi vì trước Lão có viết ra bộ

Vân-Trung Tập” Lão có nói tất cả những “Phép Luyện Khí Huyền-Công”.
PN : Kỳ này Đại-huynh lập lại hết nhé!
XTC : Lão chưa có lập cái chi hết, trong toàn bộ đó, Lão chỉ nói sơ sơ.
PN : Để khi nào Đại-huynh nói lại hết, rồi trong Thất-Chơn mỗi một ngài lập một chương-trình của mình, nguyên một bộ Thất-Chơn, Đại-huynh nhé!
XTC : Bởi vì mỗi người có hoàn-cảnh tu khác, sự tiến-hóa khác, cảm-giác khác, tùy căn cơ, tùy theo trình-độ, tùy theo cảm nhận mà viết ra giáo-lý, phải không? Lão thì có bộ “Vân-Trung Tập”, chỉ nói về bảy mươi hai động đá, chuyển lại “bảy mươi hai đại châu-thiên”, là luân-xa của Lão “bảy mươi hai vòng”, đến lúc cái động bảy mươi hai là hoàn-thành động cuối cùng là Lão bị chết!
Mà lúc đó là lúc Lão đã huờn lại cái đại châu-thiên của Lão, thành ra không có bức được cái gì của Lão hết, thành ra Lão đã giải-thoát rồi, phải không Đệ? Vì nhẫn-nhục nhiều hơn, chịu khó, chịu đựng, phải bền tâm vững chí.
PN : Đệ cũng vậy, Đại huynh, Đệ cũng nhẫn-nhục nhiều hơn, người ta sỉ-vả công-kích,

phỉ-báng Đệ,

hại Đệ mà Đệ cũng vẫn thương họ.
XTC : Cái chuyện đó tầm thường ở ngoài đời.
PN : Ngoài ra Đệ bị nạn này, nạn kia đó, Đệ cũng lướt qua hết.
XTC : Còn như bây giờ, giả-sử như Lão đây, Lão muốn đục đá tìm cái động để lo tu, nhưng vừa đục xong là có người đến xin, mà liên-tục; liên-tục mấy chục cái động như vậy, rồi ai có sức nhẫn-nại đặng như vậy hay không?
PN : Đâu phải chuyện dễ!
XTC : Đúng! Nhưng mà mình phải nhẫn-nại.
PN : Cao cả là chuyện đó.
XTC : Đó là ơn trên thử chí Lão.
PN: Độc nhứt vô nhị là Đại-huynh, đó là cái hạnh của Đại-huynh!
XTC : Đó là ơn trên thử chí Lão; Thiên-Thần thử chí Lão chớ không phải người đời; Người đời đâu có ai biết mình đục đâu mà vào xin. Đó là mình có cái trực-giác, phải không? Nhẫn-nại trong cái sự làm của mình, nhẫn-nại trong cái sự tu của mình. Không thối chí, cứ đục mãi, đục mãi.
PN : Ở ngoài đục đá, tối đục Tâm.
XTC : Đúng! Bởi vì Lão thấy vào thời kỳ này chúng-sanh đi lạc đường xa quá

mà khi bước xa thì lúc

quay lại cũng cả vấn-đề mệt nhọc!
PN : Khi mà đi còn sức-khỏe đi, mà đi càng nhiều thì sức-khỏe càng hao, đến khi muốn trở lại thì mệt, suy-nhược rồi, sức mòn, lội không kịp nữa!
XTC : Sức mòn khí kiệt rồi, thế cho nên Lão phải thuyết-giảng về vấn-đề này; đề tài này để cho Đệ có một nền-tảng giáo-lý mà lập lại những thi-thơ, từ-chương đầy đủ hết, không phải mình chấp vào những vấn-đề đó, nhưng mà phải có, đúng không Đệ ?
PN : Bạch Đại-huynh! Bây giờ mình bắt đầu thuyết đề-tài đi Đại-huynh!
XTC : giờ Lão lấy đề tài là “Trường-Trai Giới-Sát” phải không và đề-tài sau là : “Tuyệt-Dục Ly-Gia Cắt-ái”, đúng không ?
PN : Đúng đó!

TRƯỜNG-TRAI GIỚI-SÁT

XTC : Hôm nay Lão thuyết-giảng phần đề-tài này mục-đích để phổ-hóa vấn-đề giáo-lý cho nhân-sanh sau này noi cái gương đó mà làm theo và Đệ có một bước tiến vững-chải trên đoạn đường hoằng-hóa độ sinh.

Vì sao tu phải trường-trai tuyệt-dục hay trường-trai giới-sát? Mình phải đặt ra câu hỏi như thế, phải không? Tại sao không nói tu cũng tự-nhiên đâu có chi mà phải bắt-buộc trường-trai, giới-sát? Bởi vì Lão thấy chúng-sanh còn đam-mê trong cái nghiệp vật-chất hữu-hình, trong vấn đề môi-trường ô-nhiễm của nhân-sinh trong kỳ tam này. Biết rằng cơ-thể của chúng ta mỗi ngày phải thụ-hưởng vật-chất ở bên ngoài vào để có năng-lực mà làm việc để tu, nhưng mà đối với người tu thì phải dùng thức ăn gì, phải làm sao cho nó thanh-khiết để khỏi phạm giới-sát, vì Đệ nên biết “Vạn-Vật Dĩ Đồng”, phải không? Đã nói tu là giải sự đau khổ tại sao mình còn gây đau-khổ cho kẻ khác?

Mình giết một con vật, mặc dù nó không có tri-giác, nó không có hồn giác, nhưng nó có sự đau-đớn, rên-xiết của nó mà mình không biết, phải không?

Thế thì tu phải trường-trai :

1- Thứ nhất là trường-trai để chi? Để giữ thức ăn vào cho tinh-khiết luyện “Tinh, Khí, Thần” cho nó thật là thanh. Vì Tinh thanh thì Khí nhẹ, thì Thần mới minh, nếu mà Tinh trược thì Khí nó nặng, nó đen, Phách ám mờ lu, mà Thần không sáng, Thần nó nặng nề thì làm sao hiệp vào với bổn “Hư-Linh” của Thượng-Đế?

Mà trường-trai thì nó cũng có một hạnh như là “Từ-Tâm, Từ-Bi Bác-Ái”, phải không? Vì mình “Từ-Bi” mình không nở giết muôn loài hay thú cầm để mà mình lợi-dưỡng cho cái xác-thân này.

Đã nói tu là giải oan-nghiệt mà tại sao mình còn cột oan nghiệt vào? Nếu mà mình còn giết một con vật gì là mình gieo cái oan-nghiệt rồi dù cho có tu thì cái oan-nghiệt nó đeo theo mình suốt đời.

THI

Trường-trai giới-sát độ muôn loài,

Cảm-hóa từ-bi chẳng nghiệp đày…

Một kiếp trau-giồi năng giải-thoát,

Tiên-thiên bổn mục hiệp Linh-đài.

HỰU

Hiệp linh-đài trường-trai giữ giới,

Đức từ-bi vun-xới, quén-tâm,

Người tu nên tránh lỗi-lầm,

Gây ra oan-nghiệt nặng-trầm muôn thu.

Đã mang tiếng rằng tu độ thế,

Sao giết loài vật để làm chi?

Cũng cùng con của huyền-vi,

Bởi vì nhân-quả đoạn trì mà ra.

Cũng chơn-linh cùng Cha Thượng-Đế,

Cũng máu hồng rơi lệ như nhau,

Giết chi mà chẳng tâm đau.

Nỡ nào cấu-xé dạt-dào thiết-tha !

Vì căn-cơ đẩy-đà chấp-nhận,

Mình làm người tán-tận lương-tâm,

Làm sao đạt máy huyền-thâm,

Cũng đầy uế-trược ẩn nằm trong tâm.

Đúng không Đệ?

Vì một khi mình dùng khí trược, những cái thức ăn trược đem vào cơ thể này hành-pháp nó rất khó, đó là điểm thứ nhất.

2 - Điểm thứ nhì là sát-sanh hại-vật thì một là gây quả-báo luân-hồi, hai là vì máu của con vật vào trong mình khắc trược đi, thành ra không luyện thành Đơn đặng, mà nói hạnh người tu không có tình-thương là cái chỗ đó, phải không Đệ? Chi chi thì muôn loài vạn-vật cũng là anh em cùng cha mẹ đối với mình. Vì bởi do duyên kiếp tiến-hóa của nó, mà chịu kiếp luân-hồi của nó phải trả, biết đâu về sau này mình làm ác, mình cũng phải như thế đó, phải không? Mình phải suy nghĩ chỗ đó, mà mình phải giữ hạnh nhà tu, là phải trường-trai, vì rau cỏ là thảo-mộc hồn nó trong, không có khí trược mình dùng vào nó tiếp bổ Tiên-thiên cho mình và nó nhẹ-nhàng cho cơ-thể mình vậy.

HỰU

Trường-trai giới-sát,

Đường tu giải-thoát,

Muốn về Cực-Lạc,

Tâm này đừng ác,

Mà gây lầm-lạc,

Nhiều người bài-bác,

Bởi mê thù-tạc,

Chánh-truyền chẳng đạt,

Làm sao cỡi hạc !

Tội mình phải chác.

Tội mình phải chác lấy vào,

Từ-bi bố-hóa không trau tâm-lòng

Người tu nhất thong-dong tự-tại,

Hạnh trường-trai thơ thái lòng này,

Miếng ăn đạm-bạc qua ngày”,

Giữ tròn giới-sát muôn loài tình-thương.

Sống thanh-bần mà trương Đạo-lý,

Bốn buổi ngồi trưởng “Khí Huỳnh-Thiên”,

Để mà đạt máy diệu-huyền,

Thanh-thanh nhẹ gót điễn huyền chiếu ban.

Chớ còn tu mà mang tâm-dạ,

Sát nhơn-loài vì ngã quá đầy,

Gây bao quả-báo nặng dầy,

Cũng còn oan-nghiệt kiếp này gieo mang!

Người tu-học giải-nàn nhân chúng,

Mà giết chi hữu-dụng do mình?

Gây ra cái tội sát-sinh,

Luân-hồi quả-báo đến nghìn năm sau.

Một giọt máu hồng-đào đã chảy,

Biết bao nhiêu đào-thải chơn-linh,

Làm cho chìm đắm do mình,

Tu không đặng phước mà gìn bổn-lai.

Còn gây họa vì sai Chơn-lý,

Thụ-hưởng chi chẳng nghĩ đến ai?

Đời người trong giấc mê-say…

Con đường lầm-lẫn hàng ngày đã đi.

Càng đi xa càng trì thăm-thẳm,

Muốn quay về nào đặng thong-dong,

Người tu vững chí “Không Không”.

Luyện Tinh hóa Khí Thần trong Nê-huờn!

XTC : Đúng không Đệ?

PN : Chí lý lắm Đại-huynh!

XTC : Đó là như thế!

PHÚ
Bởi vì đời không còn tình-ái,

Đắm-chìm hoài biển trải bao năm,

Gây nghiệp sát dầy đặc thậm-thâm,

Làm chuốc quả nặng trầm linh-thể.

Còn Chơn-tu nào đâu có dễ,

Sống thanh-bần bất kể tháng ngày,

Miễn vật-chất đừng có mê-say…

Mà tu-học Phật-đài vẹn tánh.

Nghiệp gây ra mình đây phải tránh,

Tạo tình-thương là hạnh bổn-nguyên,

Hiệp “Nhứt-Khí” tại máy diệu-huyền,

Hòa Ngũ-Tạng Định Yên Thần Khí”

Tu Làm Sao Tẩy Tà Định-Ý”

Hiệp Bao Nhiêu Chi-Khí Bổn Huỳnh”,

Đường tu-học soi sáng năng gìn”,

Phải bồi đức trọn Tình Bác-Ái”

Nếu đã tu rồi mau nghĩ lại:

Việc hàng ngày vấp phải điều chi ?”

Mau sửa-đổi rồi phải tránh đi”,

Đừng gây nữa ma trì quỷ kéo…”

Đường tu-hành Tâm-lòng đừng héo”,

Tưới Ma-ha đục đẽo Tánh-Tâm”,

Phản huờn bổn nguyên-vị thậm-thâm”,

Hiệp Linh-Đài độ lầm giả thể”,

Mình tu rồi đừng nên chuốc lệ,

Hối-hận hoài đã trễ người ơi !

Cuộc-tu hành phải chịu quả nhồi”,

Đoạn đường bước qua rồi tự-tại.

Miễn là mình đừng nản-chí sờn lòng, thì cái việc gì nó cũng thành-đạt. Bởi vì Lão đây, trước khi đi tu Lão thấy một người cầm cục sắt cứ mài miết, Lão mới lấy làm lạ, tại sao mà người này mất thời-giờ mài cục sắt làm chi, cục sắt như vậy mài biết chừng nào, Lão mới hỏi: “Này người kia! Người mài cục sắt để làm chi?” người ấy mới đáp: “Mài để làm thành kim, cây kim đó”

Lão mới cười xòa, cục sắt như thế mà mài biết bao giờ mới thành cây kim đặng? Thì người ấy mới trả lời rằng: “Thì ngày này không đặng ngày kia, tháng này tháng nọ, năm này không đặng năm kia”, chả nhẽ suốt cuộc đời không thành cây kim đặng hay sao?

Lão mới suy nghĩ như vầy: “Người đời, người ta muốn làm vật dụng để xài; người ta còn phí cả thời-gian, suốt cả đời, chả nhẽ mình tu đây không dụng thời giờ để tu hay sao? Mình không giữ vững ý-chí lập-trường của mình hay sao?

PHÚ

Vì Lão thương ra bài thuyết-giảng,

Cho người tu tường-hãn cơ-nguyên,

Nếu Chơn-lý hòa đặng nhơn-duyên,

Quay trực-giác bổn thiền soi sáng.

Chớ đường tu đừng nên xao-lãng,

Phí ngày giờ đem bán trò chơi,

Tu đâu đặng thong-thả ngày giờ,

Quyết một kiếp nào ngơ tấc dạ.

Người tu-hành dụng lòng chí cả,

Vững lập-trường để phá vô-minh,

Nếu phục-bổn về hiệp Chơn-linh,

Nào có dễ trăm nghìn đau-khổ !

Miễn làm sao Tâm lòng dìu độ,

Nung chí ngày tháng khổ do mình,

Giữ giới-sát đừng có nghiệp sinh,

Gây quả-báo chuốc nghìn u-tối.

Thì làm sao “Phục-Thần” cứu rỗi ?

Vẫn vòng oan mở trói không ra,

Đường diệu-vợi đi mãi càng xa,

Mà nung-nấu do ta quyết-định.

Cái thân của ta đây ví như, Lão nói mình bịnh thì mình biết, không ai biết bịnh của mình, mình bịnh, mình đau do tự mình biết, không ai biết cho mình thì mình phải tự giải bịnh cho mình, giải đau cho mình, đó là như thế. Phải “Giữ Giới Trường-Trai Giới-Sát” là để tránh quả-báo luân-hồi đó Đệ!

Đã nói tu, nói giải-khổ mà còn gây sự đau-khổ để làm chi? Đó là hình-thức bề ngoài, còn hình-thức bề trong nó còn ô-trược, thì làm sao “Luyện Tinh Hóa Khí, Luyện Khí Hóa Thần” mà “Huờn Tam-Bửu”?

Đã nói rằng “Luyện Tinh Hóa Khí, Luyện Khí Hóa Thần”, đào-thải những cái trược-cấu ở trong mình đã bao đời mà mình còn đem vào cái trược đó để làm chi? Thế là tu biết đến bao đời, kiếp nào mới thành đặng mà mang thêm điều tội sát-sanh nữa phải không?

HỰU
Tội sát-sanh,
Chẳng để dành,
Quá hôi tanh,
Tu phải thanh,
Quyết cải-canh,
Chớ ngơ đành,
Chẳng khôn lanh,
Bỏ giựt-giành.
HỰU
Bỏ giựt-giành hôi-tanh linh-tánh,
“Hạnh người tu phải tránh oan-khiên,
“Thậm-thâm diệu-pháp Tham-thiền,
“Huờn-Tinh, Hóa Khí, Thần Yên Định Lòng”.
“Tinh đã trược nào không giải-tán,
“Khí đã khô mờ-ám Chơn-Thần,
“Làm sao hiệp lại Kim-Thân,
“Quay về Nhứt-Bổn qua tầng Khí Thanh?”
“Người tu-học trọn-lành trọn dạ,
“Bố-thí là hạnh cả Chơn-Tâm,
“Sát-sanh gây nghiệp đọa-trầm,
“Gieo nhiều oan-trái ngấm-ngầm về sau.
“Tu diệt khổ đoạn đau trần-thế,

“Chẳng trường-trai sao dễ Khí-Đơn? Luyện thành “Tam-Bảo Phục-Hườn”, “Tham, Sân, Si mãi giận còn đeo mang”.
Vì “Nghiệp Giới-Sát”này còn trong nghiệp Si, vì mình Si mình mê quá, mình mới giết vật, còn trong nghiệp Tham, mình Tham lợi-dưỡng cái xác thân này, rồi mình giết không đặng mình Sân lên, phải không? Nó còn dính trong nghiệp Tham, Sân, Si thì làm sao phục “Tam-Bửu” là

“Tinh, Khí, Thần”?
Nếu không phục lại “Tinh, Khí, Thần” thì “Thượng-điền, Trung-điền, Hạ-điền” nó bời-rời, làm sao hiệp được cái “Bổn Thái Hư-Vô”? Bởi thế, người tu phải giữ vững lập-trường của mình, phải biết tại sao phải trường-trai? Tại sao phải cử Giới-sát là như thế đó Đệ! Mà trường-trai nó có lợi cho mình, là mình không có mất thời-giờ. Bởi vì người tu thì càng đạm-bạc, cần sự thanh-khiết qua ngày mà thôi, phải không Đệ?
PN : Chí lý quá Đại-huynh! Vì lợi-dưỡng thì phải lao thân, mất cả thời-gian, thêm tội-lỗi nữa.
XTC : Mà mất thời-gian để tu không nói chi,

mất thời-gian để tạo quả thì càng uổng kiếp tu của mình.
PN : Mất thời-gian để nuôi cái thân không!
XTC : Phải không? Nhưng mà xác-thân này xem thử nó có trường-tồn mãi với thời-gian không? Nó có lâu bền mãi với thời-gian hay không? Thế cho nên mình phải đặt câu hỏi nơi chỗ đó đó!
PN : Vì thế Huynh-Đệ mình buông hết.
XTC : Phải không? Mà trường-trai nó có cái lợi như thế này, nó đỡ mất thì giờ của mình, mình trọn công-tu, mình “Hòa-Qui Tam-Bửu” để “Kết Tam-Gia” đó, mà lại không có đọa trong sự “Luân-Hồi Quả-Báo”, phải không Đệ?

B ÀI
Người đau vật cũng đau theo,
Ngày càng khổ khóc lộn nhào bổn linh,
Thì muôn vật cũng hình như thế,
Nào khác chi ăn để làm gì ?
Biết mình ngon sướng miệng chi,
Để người đau khổ, biệt-ly thảm sầu !
Muôn vật chỉ đồng câu Nhứt-lý,
Vì luân-hồi thấp khí hóa sanh,
Cho nên phải bị nghiệp hành,
Nở nào đem giết tan-tành xác linh.
Làm đau-khổ trong tình nhơn-loại,
Nỡ đang tay gây tội quá nhiều,
Người linh có giác hồn yêu,
Vật thời cũng biết chắc-chiu bổn này.
Không biết nói đọa-đày kiếp trước
Nhưng xác hình vẫn được bình-thường,
Cuộc trần thế ngắn để nương,
Mà xong quả-báo lộn đường thế-gian,
Đã tu-hành còn mang nghiệp-chướng,
Luyện Đạo-gia còn vướng sân si,
Làm sao tròn đức từ-bi ?
“Kết-Hòa Tam-Bửu Huyền-Vi Đơn Thành”.

Đúng không Đệ?
Đó là Lão nói vấn-đề “Trường-Trai Giới-Sát”, còn bây giờ Lão qua vấn-đề

“Ly-Gia Cắt-Ái”, tuyệt-dục.
Sao gọi người tu-hành phải tuyệt-dục, mà phải “Ly-Gia Cắt-Ái”, phải không? Phải cắt nghĩa rõ, vì :

PHÚ
Vì tu-hành phải nên tuyệt-dục,

Tinh đủ đầy, Chơn-thức sáng ra,

Nuôi cho Khí bốc đó xông ra,

Thần minh-mẫn khai “Toà Tâm-Pháp”.

Không vọng niệm, thản bình ắt đạt,

Chớ tư-lự thì thác Chơn-hồn,

Hạnh tu-hành năng giữ trường-tồn,

Gìn “Ba Báu”, nhu-ôn phải biết!

Người tu-hành giữ-gìn khí-huyết;

Huyết càng thanh, Khí hiệp Chơn-Thần,

Còn đắm dục, lao-lý xác-thân,

Kiếp trăm năm vô-ngần phiền-toái!

Đã tu rồi chúng-sanh bỏ thói,

Cao-thượng lòng cứu-rỗi linh-hồn.

Giữ “Bổn-Tinh, Khí” mới trường-tồn,

Luyện “Nhứt-Khí Huờn-Chơn Phật Vị”.

Đúng không Đệ?

Bởi thế mới nói là tuyệt-dục, vì chúng-sanh đau-khổ trong những con đường Tham, Sân, Si đắm mê vật-chất tình-dục làm cho mờ mất Tánh-linh đi, vì đã mờ mất Tánh-linh đi nên phải xa Đạo, hôm nay đã trực-giác cái bổn-nguyên này trở về nguồn Đạo là nguồn sống thiên-nhiên bất hư bất hoại thì phải trừ bỏ những thói của chúng-sanh đi, có những thứ gì thì mình không nên như thế, mình phải đoạn-trừ nó, mà người đã “Tham-Thiền Nhập-định” gìn “Tam-Bửu” thì đoạn trừ ái-dục là cái điểm chánh, vì ái-dục nhiều thì sanh ra Thần mê Khí ám, Tinh hoại, thì làm sao mà “Trưởng-Dưỡng Tam-Bửu”

để kết Đơn đặng ?

Bởi thế, người tu không nên tẩu-lậu (xuất tinh) nó sẽ làm suy-giảm, thân hoại mà cũng là mình diệt Chơn-linh trong cơ-thể của mình, phải không Đệ?

HỰU

Gìn Nguyên-bổn,

Giải khốn-tai,

Cứu loài vật,

Chẳng mất đâu,

Giải sầu thế,

Để dễ tu,

Đoạn trừ nhiễm,

Huệ kiếm lòng,

Thong-dong học,

Tẩy lọc dơ,

Không ngơ bụi,

Lầm lũi đi,

Luôn trì hạnh,

Thoát cảnh trần.

Bao lần khổ.

Tự độ mình,

Giữ-gìn đạo,

Rốt-ráo lên,

Xây nền-móng.

Phải chóng mau,

Tâm tà diệt,

Khí-huyết bình,

Hòa minh thể.

HỰU

Hòa minh thể giáo Chơn lòng,

Người tu tuyệt-dục thong-dong cõi đời.

Không đắm sắc ở nơi trần-thế,

Làm hoại Tinh đâu dễ mà tu,

Làm sao vẹt áng mê mù

Tam-gia kết bổn đi từ Khí thiên

Năng trưởng-dưỡng “Bổn-Nguyên Phật-Tánh”,

Diện-mục thời thấy cảnh Niết-Bàn,

Huờn-nguyên cho trọn Kim-Cang,

Để rồi phản-bổn chiếc thoàn Tâm-linh!

Còn đắm-mê sắc-tình ái-dục,

Thì làm sao Chơn-tức điều-hòa ?

Một mai Tinh kém Thần xa,

Quỉ hồn ma ám thì ta hoại Thần!

Đường tu-học chuyên-cần Định-tĩnh,

Ba báu mình giữ đúng mới hay,

Lưu-ly ngọc sáng của Thầy,

Làm sao mất đặng Thiên-đài Chí-chơn!

Tinh bổ Hỏa Khí huờn Thần phục,

Nhẹ gót trần thúc-giục tu Tâm,

Đó là tự tuyệt nặng-trầm,

Do mình quyết-chí đi tầm “Chơn-Kinh”.

Bởi vì thế, tại sao nói trần thế này không có “Tiên-phong đạo-cốt”.

Vì đâu mà không có “Tiên-phong đạo-cốt”?

Vì Tinh nó đã tẩu-lậu, phần trược nó hóa-sanh, mà cứ đi xuống mãi không đi lên, làm sao mà có “Tiên-phong đạo-cốt”? Tinh thì nó trược nó phải đi xuống, bây giờ người tu phải

“Huờn Tinh Bổ Não” là chỗ đó đó!

Huờn làm sao? Là mình phải tuyệt-dục để nuôi bầu Tinh này cho đầy-đủ Khí-lực, đừng cho nó xuất Tinh ra, một khi Tinh nó đã đầy-đủ nuôi “Chân-Khí” thì Thần nó mới lâng lâng, sáng sáng mới thấy lộ “Tiên-Phong Đạo-Cốt”, phải không Đệ? Mà Tâm không bận lo chi; một khi Tâm không bị lo chi, không dính vào phiền-não, không dính vào mê-si, không dính vào nghiệp; “thân không dính vào vật-chất; tình tiền danh lợi”; thì đã thoát-tục rồi, đâu phải như trần-gian nữa, mình đã hướng-thượng thì cứ đi lên, vì người đời thì đi xuống, còn người tu thì đi lên. Bởi có dục-tinh thì có tẩu-lậu, thế cho nên cha mẹ giao-cấu hiệp lại thì mới có xác-thân của ta đây, mình cũng phải đi xuống, phải không Đệ ? Mà ngày nay nếu mình tu thì phải trừ ngay việc đi xuống, hãy đi lên, mà đi lên thì “Khí phải thanh; thanh thì nó bốc thăng, không có trầm ám mà nó giáng”. Người luyện đạo “Bổ-Khí Huờn-Tinh, Phục-Thần” càng “Phải Giữ Giới-Hạnh”, phải không Đệ? Đệ đã nắm rõ chưa?

PN : Đệ đã nắm rõ rồi!

XTC : Rồi Lão phải giảng qua vấn-đề tại sao phải “Ly-Gia Cắt-Ái”; Mình tu phải đoạn trừ hết, mà “Ly-Gia Cắt-Ái” là sao?

Vì con người đã sinh ra bị níu-kéo trong vấn-đề gia-đình; trong vấn-đề tình-thương luyến-ái vợ chồng, cho nên đời đời mãi luân-hồi không thoát cái vòng xích-xiềng sanh-tử, không cổi đặng, phải không Đệ? Do sự trìu-mến “xa người thương thì cũng khổ mà gần kẻ ghét cũng khổ”, hôm nay đã tu thì dứt trừ những tạp-niệm đó đi, ai cũng như thế mà thôi!

Tu mà còn trong tình thân-quyến, tình vợ chồng, tình cha mẹ, tình anh em thì làm sao giải-thoát đặng? Vì tâm chúng-sanh càng ngày càng dầy đặc, nó sẽ lôi-kéo mình mãi mãi mà thôi, tâm Phật thì diệu-diệu xa-xa, xa vời mình càng đi càng bước, bao nhiêu đoạn đường gian-khổ mới rõ đặng. Còn cái Tâm chúng-sanh càng ngày càng dầy đặc sẵn rồi, nó cứ lôi kéo trì mình miết thì làm sao giải-thoát đây? Thế cho nên phải “Ly-Gia Cắt-Ái” và tuyệt-dục là như thế đó Đệ!

Mà tuyệt-dục là đoạn trừ tình vợ chồng, còn “Ly-Gia Cắt-Ái” là đoạn-trừ tình gia-đình, đó là như thế, mà “Đại-Lực” là do sức của mình, mình phải “Đại-Lực” chớ nếu còn yếu trong tình thân-quyến nó sẽ lôi-kéo mình mãi mãi mà thôi!

Đã nói “Tu thì phải hơn đời, đừng để đời nó níu-kéo mình, hay gia-đình anh em, cha mẹ níu-kéo mình thì làm sao mình tu đặng? Mình cũng trược. Mình cũng ô-nhiễm như bao nhiêu người khác,

phải không Đệ?”

PHÚ

Người tu-học gìn trong Tam-Giáo”;

Phật, Thánh, Tiên vì Đạo ra đi,

Đoạn tình-duyên trong cảnh sanh-ly,

Không quyến-thuộc kéo trì lôi mãi.

Chúng-sanh chìm trong đường tình-ái,

Mãi kéo trì bể-hải ái-hà,

Nay tu-học quyết phải lánh xa,

Vòng tục-lụy buộc ta trói mãi.

Tu đại hùng chớ đừng quản-ngại,

Quyết một lòng mà giải oan-khiên…!

Đã tu-học phải đoạn trần-duyên,

Đừng như thế, tình tiền danh-lợi.

Thì Đạo-lòng làm sao sáng chói ?

Mãi mịt-mù như cõi chúng-sanh,

Lão thuyết-giảng chơn-lý đành-rành,

Hỡi thiện-duyên! Nghe xong nung nấu.

Tu phải hiệp ba-thăng sáu-đấu,

Mới tròn Tinh đừng lậu ra ngoài,

Tu đoạn dứt cái nghiệp trần-ai,

Dù quyến-thuộc có ngày cũng dứt!

Đường tử biệt ví như bể-vực,

Không hẹn ngày đến lúc chết rồi,

Thì thân này cũng phải tanh-hôi,

Cũng sình thúi rữa rồi chê-chán!

Người tu-hành hãy nên tường-hãn,

Lập-chí bền mà đoạn trần-duyên,

Đã biết rằng quyến-thuộc oan-khiên,

Tình ân-ái xích-xiềng mãi khổ !

Linh-hồn mình mau-mau tự độ,

Cái thân này thoát chỗ tử sanh.

Đúng không Đệ ?

BÀI
Thoát vòng sanh-tử khổ-đau…!

“Là do ý-chí làm sao vẫy-vùng?

“Kiếp nhân-gian hãi-hùng chê-chán,

Dù vợ chồng bậu bạn qua ngày,

Nhưng mà nghiệp-chướng nạn-tai,

“Của ai nấy lãnh có ai lãnh giùm?

“Lúc bịnh đau hãi-hùng thân-thể!

“Ai bịnh giùm mà để qua ngày ?

Còn đường tử-tuyệt đọa-đày,

“Nào ai chết thế cho ai bao giờ?

“Sao không nghĩ mà lơ quyến-thuộc?

“Vì gia-đình trói-buộc oan-khiên,

Đắm say tháng lại ngày liền,

“Tu-trì giải-thoát trần-duyên ái-tình!

Đúng không Đệ? Đó là như thế!

HỰU

Đoạn duyên ái-tình hề, Lão đây thường ngao-ngán,

Vì đoạn đường đời hề, Rất nhiều bậu-bạn.

Nhưng thói đời đây hề, Tiền muôn bạc vạn,

Thì đến gần chơi mãi hề, Không bao giờ biết chán,

Nhưng lúc thất-thời hề, Không còn một người bạn,

Tình gia-đình đây hề, Lúc đầm ấm bình thản,

Thì vui-vẻ luôn hề, Thấy mình không biết chán,

Nhưng sa-cơ rồi hề, Giả Tâm đành quên lãng,

Dù vợ chồng đây hề, Tình ái-ân bậu-bạn.

Lúc bịnh đau đây hề, Cũng trề môi ngao-ngán,

Thấy thói đời đó hề, Lão đây nghe choáng-váng

Bèn xa đời đi tu hề, Con đường giải-thoát sáng.

HỰU

Giải-thoát sáng vững tâm-cơ,

Lão đây kinh-nghiệm đường đời biết bao!

Ôi! Thế-thái nhân-tình là ấy;

Vì tình đời sở cậy chữ tiền,

Nhà cao cửa rộng bạn duyên,

Đến khi thất-thế quay liền mặt thôi.

Còn tâm-giao bạn đời âu-yếm,

Lúc thất-thời châm-biếm ngày đêm,

Gia-đình quyến-thuộc nói thêm,

Hằng luôn dày-xéo chán-chê tình đời.

Giấc công-hầu xa nơi tục thế,

Lão quyết tu đoạn để trần-duyên.

Cho nên “Nhập-Định Tham-Thiền”,

Theo Thầy học đạo Khôn-Kiền mở ra.

Biết bao năm vượt qua đau-khổ!

Thắm-thoát đời đến chỗ diệt-vong,

Biết rằng xác giả não-nồng,

Nào đâu gìn mãi thời-gian bao giờ!

Lão nay thương vì đời mê-muội,

Thuyết-giảng ra cặm-cụi lời này,

Ước mong tục thế tỉnh say,

Quay nguồn đạo-đức diệt ngay thế tình!

Do tâm-tư “Chơn-Linh Phục-Bổn,

Không ngại-ngùng lời đốn đời mê…

“Miễn sao trở lại Bồ-Đề,

“Qui-nguyên Phật-tánh” trở về “không không”.

Dù Thần-lực oại-oằn không sá,

Vì thương đời chí cả khải luôn,

Để cho người thế tỉnh tuồng;

Tuồng đời vui khóc não-nồng xiết bao!

Đúng không Đệ?

PN : Đúng lắm Đại-huynh !

XTC : Vì tuồng đời giống như tuồng hát.

Khi vui thì quá vui, khi buồn lại quá buồn, khi khóc thì quá khóc, lúc giận thì sân, si, ái, ố, lúc đặng thì mừng hết kể, nhưng mà vui thì có giây phút thôi, còn buồn thì thăm-thẳm, phải không Đệ ?

Sống cõi trần-gian này, cái xác này có thật đâu, phải không Đệ ? Nó bịnh đau, nó rên-xiết rồi nó va chạm vào đời biết bao nhiêu chuyện này, chuyện nọ, tình tiền, danh lợi, rồi ham muốn vật-chất. Nếu muốn mà có đặng thì toại lòng, ưng chí thì thôi, nếu không đặng thì sanh phiền-não, sanh ra nghiệp-chướng sân si, hờn giận. Bởi thế Lão đã kinh-nghiệm đường đời, Lão cũng là một chơn-linh đã sống ở dưới cảnh thế-gian này !

Hôm nay Lão lấy cái kinh-nghiệm cuộc sống của Lão; Lão lấy cái kinh-nghiệm tu của Lão; Lão xuống đây thuyết-giảng vì tình-thương với chúng-sanh; tình-thương đời, chớ không phải Lão kêu réo người ta tu đâu, ai tu thì nấy nhờ, ai thức-tỉnh thì đặng hiệp bổn chơn. Đạo không phải món hàng mà kêu rồi nài-nỉ bán; cũng không phải món hàng đặt ra chợ rồi kẻ trề người nhún, phải không ?

Thế cho nên, đây là thiên-điễn quyền-năng của Lão, Lão tiếp đàn đánh tan hết những cái hữu-vi, hữu-lậu của thế-gian này để đánh cái tâm-thức bổn-nguyên khi xưa của mình vì đam-mê, vì u-tối mới đọa-lạc xuống trần-gian này đây !

Hôm nay mình biết nó như thế rồi, thì hãy mau thức-tỉnh để quay về trường-trai giới-sát, để không còn gây ra cái quả-báo luân-hồi nữa.

Đã nói tu là dứt cái quả-báo luân-hồi mà sao còn tạo cái vòng oan-khiên. Đã nói tu rằng phục Khí, huờn Tinh, bổ Thần mà tại sao còn vướng trong cái tình-dục, đúng không ?

Vì tình-dục, nó mà say thì cái Thần mờ-ám, mà Thần mờ-ám thì làm sao thuần-dương đặng? Mà không thuần-dương thì không hiệp “Khí Hư-Vô” đặng ! Người tu quan-trọng nhứt là phải phát-động Chơn-Dương, phải không? Đó là điểm chánh-yếu. Phải “ly-gia cắt-ái” !

Bởi vì gia-đình thân-quyến nó không tu, nó cứ lôi kéo mình mãi-mãi mà thôi. Nó lôi-kéo mình còn đắm-chìm trong biển tục đau-khổ, chìm-đắm mãi-mãi.

Nó đã chìm trong biển, nó còn muốn lôi mình xuống biển nữa! Hôm nay mình đã có chiếc thuyền; chiếc thuyền Đạo-pháp thì mình cứ vững bước leo lên, mình đi mà cũng đừng ngó lại nữa, dù nó kêu réo mình cũng không quay lại nữa. Nó kêu mình quay lại thì mình động Tâm, mình nhảy xuống biển với nó hay sao? Cho nên phải “ly-gia cắt-ái” !

BÀI

Lão đây đã từng ngày tu-học,

Lê gót chân lăn-lóc phiêu-du,

Theo Thầy vẹn giữ công-phu,

Đoạn-trần bất-nhiễm diệt trừ ái-ân.

Ngày nghe Đạo chuyên-cần nhiếp-định,

Đêm Tham-thiền chấn-chỉnh từng giây,

Xem mình có lỗi gì sai,

Phải trừ tận gốc chớ mai đặc dầy !

Vì đường đời Lão đây đã chán,

Cảnh thế-gian lắm nạn u-hoài,

Chớ đâu yểm-thế vì ai,

Nghĩ rằng trong kiếp nhân-loài không lâu !

Nói rằng sống bạc đầu bao tuổi ?

Nhưng vô-thường nào tuổi nào tên ?

Quỉ thường kế cận hai bên,

Đoạn-trường níu-kéo không bền Đệ ơi !

Lão thương thế ra lời bổ-khuyết,

Vì khách-trần hiểu-biết cạn nông,

Lòng người như một khúc sông,

Chiều sâu thăm-thẳm tối-tăm mịt-mù.

Nay Lão giải chương-từ lẽ Đạo,

Hãy bình-tâm dạy-bảo linh-hồn,

Đường tu là kẻ biết khôn;

Đường đời mê-đắm không còn chơn-linh.

Vì thế, Lão mới nói cái hữu-hình thì lúc nào cũng “hữu-hoại” mà thôi! Hãy đoạn-trừ cái hữu-hình đi thì không bao giờ hữu-hoại, nó “Trường-sanh bất-tử” mãi-mãi ngàn thu, phải không? Ý-chí-đoạn-tuyệt dứt trừ nó đi, biết rằng kiếp sống tha-nhân này cũng xuất thân từ gia-đình, từ trong quyến-thuộc, kẻ lập gia-đình, nhưng một khi đã thức-tỉnh giác-ngộ rồi thì mình biết đó là chỗ mình nương thân, gởi-gấm thân này trong lúc mê. Hôm nay phải lìa nó ra đi để tìm bến Giác. Một khi mình đã hiểu gia-đình mình, quyến-thuộc mình hay tình ân-ái vợ chồng là ái-hà, phải không Đệ ?

Mình cũng xuất-thân trong cái biển ái-hà nhưng một khi mình biết nó là cái biển mình chìm-đắm lặn-hụp, bây giờ phải ngoi lên, để mà trèo lên chiếc thuyền Đạo-pháp; Một khi đã trèo lên chiếc thuyền Đạo-pháp thì cứ vượt biển, trôi mãi, vô bờ vô-tận !

Đó như thế Lão nói, Lão giảng vì Lão thương đời; thương nhân-sanh trong chỗ đắm-chìm đọa-lạc. Lão phải nói Lão phải giảng. Mình leo lên thuyền được rồi thì mình phải vớt những ai còn chìm-đắm ở dưới biển, không kể gia-đình quyến-thuộc của mình, mình vớt tất cả đặng, chớ mình còn đang lặn-hụp ở dưới biển đây, thì cũng còn chìm-đắm như bao nhiêu người thì làm sao cứu-vớt đặng ai, phải không ?

                                                                   

PHÚ
Thế thì sao không lên thuyền Đạo-pháp ?

Mà chống-chèo bão táp mưa-sa

Đường trần thế là cảnh sa-bà,

Không rán vượt đi qua cảnh khổ ?

Linh-hồn mình đây mau tự độ,

Rồi cứu đời thoát khổ mê-tân.

Độ Cửu-huyền chìm-đắm bao lần !

Ngộ tất cả diệu-thâm chơn-lý.

Rải điễn từ “Qui-Nguyên Trực-Chỉ”,

Rồi hành-thâm “Nhứt-Khí Hư-Vô”,

Đã tu rồi đừng để Tinh khô;

Mà Khí cạn huờn vô sao đặng ?

Thì Chơn-Thần cũng về hữu-tận,

Không kiến tri cõi Chấn, Càn, Đoài.

Tâm bổ hỏa đừng có mê-say,

Đốt lửa tục hàng ngày nung-nấu.

Dụng Đơn-Điền đừng cho tẩu-lậu,

Nấu Âm-Dương soi thấu Hỏa-Ly;

Ấy lửa thiêng đốt cảnh sanh-ly;

Dùng Tam-muội hành-trì Bát-Nhã.

Đường trần-gian biết là cảnh họa,

Rán vượt qua, vàng đá sắt-son,

Tu thì phải ngậm quả bồ-hòn,

Ai đặng sướng vàng-son chi tá ?

Ngày xưa ấy Thích-Ca chí cả,

Bỏ cung-vàng cha đã già-nua,

Đường sanh-tử Ngài quyết dứt chừa;

Đoạn tình-ái không thua ma đạo

Thì gương ấy, là gương chí-thảo,

Hãy nhìn vào mà bảo trong Tâm,

Tu trừ dứt bao nỗi lỗi-lầm…

Vì nghĩ quấy mà thêm quả-báo !

HỰU

Mà thêm quả-báo khổ-sầu,

Đường tu nung-nấu từ đầu mới xong.

Vận Đơn-điền “Huờn-không nhứt-khí”,

Hiệp mối tề bổn-vị chơn-linh,

“Cư trung Tổ-khiếu Huỳnh-đình”,

Hống-Diên hòa-hiệp giữ-gìn “Bổn-nguyên”.

Thận sắc đen huyền-huyền thăm-thẳm,

Dùng Hỏa Ly đỏ thắm đem vào,

Hai màu hòa thấy thanh-cao;

Màu vàng sáng chói hiệp bào Tiên-thiên.

Hoát Nê-huờn tri-nguyên diện-mục,

Nổ hư-không chơn-tức điều-hòa,

Vĩ-lư mấu-chốt hà-xa,

Mà khai Cửu-khiếu vượt qua biển trần !

Qua chín ải bao lần đau-khổ,

Nhưng do mình dìu-độ mà thôi,

Ải nào cũng có quỉ ngồi,

Do Tâm thanh-tịnh độ thời nó tu

Ải Thiên-trụ diệt mù mê-ám,

Nơi Minh-Đường sẽ sáng Đạo Cha,

Thái-dương mặt nhựt chiếu lòa,

“Huyền-Ưng khai khiếu Bửu-Tòa Tâm-kinh”.

Nơi Trung-điền giữ-gìn cho kỹ;

Huyệt Trung-chiên là Khí điều-hòa,

Nó là mấu-chốt Tam-gia,

Để cho Tỳ, Phế, Thận hòa bên trong.

Phế với Tâm phải nằm đúng vị,

Càn với Đoài hòa khí âm-dương,

Người tu sanh niệm ghét, thương,

Chính là lấy lửa đốt đường Chơn-Dương.

Đường Hỏa-Hầu phải nương phục-bổn,

Chánh-niệm lòng trừ khốn âm-ma,

Chữ tình phải quyết đoạn xa,

Tâm-lòng thanh-bạch vượt qua biển sầu.

Đừng phóng-diễn bắt cầu quỉ khiến,

Rồi ma thường hiển-hiện bên trong,

Làm sao mà đạt Tâm thông,

Diệu tri huỳnh cửu khúc cong biển sầu !

Đúng không Đệ?

Hoát minh-châu huờn câu đạo-lý,

Cửu-khúc là “Nhứt-khí Tiên-thiên”,

Bổn-lai Diện-mục” diệu-huyền,

Phục-ư chí-bửu anh-nhiên tỏ rồi !

Huờn bổn sơ quả nhồi căn báo,

Hãy đi lên thì Đạo đạt thâm,

Chớ đừng đi xuống nặng trầm,

Ôi thôi! Chịu quả não-nồng oan-khiên !

Đúng không Đệ ? Đó là như thế ! Hôm nay Lão giảng về vấn-đề “trường-trai giới-sát, tuyệt-dục ly-gia cắt-ái”. Vậy chiều Đệ có tiếp Lão không? Chiều tiếp Lão nói đại-cương khác, nói người tu phải gìn Tinh bổ Khí mà phục Thần thì phải làm sao ?

Ba điểm này là ba điểm chánh-yếu trong phần ấn-khuyết chơn-

Thôi Lão thăng.

Trở lại Mục Lục