Nghĩa Phướn Tam Thanh

 Nghĩa Phướn Tam Thanh

Phướn Tam Thanh của Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo có những đặc điểm sau:

1/ Hình thể:

  Lá Phướn hình chữ nhật trơn không có tua.

  Kích cỡ: Dài 12m, rộng 0,9m.

   Màu sắc: ba màu từ trên xuống là xanh-vàng - đỏ.

   Phần màu xanh có thêu sáu chữ Việt ngữ (có nơi dùng chữ Hán tự) Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

  Phần màu vàng có hình Thiên Nhãn với hào quang.

  Phần màu đỏ có hình Cổ pháp (trên là cổ tự chữ Pháp, bên trái là quyển Xuân Thu của Đức Khổng Thánh thể hiện của Nho đạo, ở giữ là bình Bát du của Đức Phật Thích Ca thể Thích Giáo, bên phải là cây Phất Trần của Đức Thái Thượng thể hiện cho Đạo Giáo) .

2/ Sự hình thành và ý  nghĩa Đạo Pháp Phướn Tam Thanh của Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo:

        Đây không phải là lá Phướn nguyên thuỷ của Đạo Cao Đài lúc mới sơ khai tại Tây Ninh, lá Phướn sơ khai được treo lần đầu tiên khi Toà Thánh từ Từ Lâm Từ dời về làng Long Thành - Tây ninh (Toà Thánh Tây Ninh ngày nay) đến ngày 15-07- Đinh Mùi thì bị trận gió lớn làm gảy cột Phướn, Hiệp Thiên Đài bị tróc nóc, Thánh tượng Thiên nhãn trên nóc bị bể ...

    Sau trận gió làm gãy cột Phướn, Chức sắc Hội Thánh cầu cơ, Đức Lý giáng cơ quở trách Chức sắc và từ đó đến ba bốn năm sau cột Phướn bị tháo gở.

    Sau sự kiện này Hội Thánh Tam Kỳ Phổ Độ lâm vào cơ đại khảo đảo cho đến khi hai vị Đầu sư Ngọc Trang Thanh và Thượng Tương Thanh lui về Thánh Thất Bình Hoà (Sài Gòn) và Thánh Thất An Hội thành lập Ban Chỉnh Đạo để cũng cố đức tin của nhơn sanh, tiếp tục điều hành việc Đạo.

    Ngày 15/01/Mậu dần (1938) tại Đại Lễ Thành Đạo của Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương (sau thời giang Đại Tịnh 100 ngày tại Hiệp Thiên Đài) Hội Thánh thượng Phướn Tam Thanh mới (Phướn hiện nay) theo sự chỉ dẫn của Đức Giáo Tông, có nhiều người thắc mắc đến hỏi Người, Người cười và cho biết đó là sự học hỏi của Người khi xuất chơn thần về chầu Thầy, Đây là lá Phướn Thành Đạo, lá Phướn trước kia thể hiện thời kỳ hành chánh do Tam Trấn hướng dẫn, dìu dắt lúc buổi Đạo mới hình thành.

(1)

Đức Quan Âm Bồ Tát Đức Lý Đại Tiên Đức Quan Thánh

 Nay đặc biệt lệnh cấm sử dụng cơ bút của Đức Chí Tôn, Chánh thể Đạo Đạo đã đầy đủ, luật lệ Đạo đã kiện toàn, Hội Thánh và Nhơn sanh đủ sức thực hành Tôn Chỉ, Mục đích của Đại Đạo nên phải nêu gương Đạo pháp và Luật lệ của Tam Giáo do vậy đây cũng là lá Phướn Đạo Pháp của Tam giáo:

Đức Thái Thượng Đức Thích Ca Đức Khổng Thánh

(2)

Căn bản của Đạo là Đạo Pháp

    Hành Chánh là nêu gương, hành luật để làm phương tiện tu thân để đạt đến mục tiêu cao cả sau cùng là đắc thành Đạo Pháp.

    Từ thời kỳ Khai Đạo, Khảo Đạo đến thời kỳ Chỉnh Đạo là thời kỳ sứ mạng của Đức Quyền Giáo Tông, chư vị Tiền Khai, là thời kỳ hành chánh do Tam Trấn. Đến nay Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương với sứ mạng hoàn thành Tân Pháp chân truyền của Tam Giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ này nên Người đã nêu đũ cả Gương, Luật, Pháp tức là cơ Đạo đã thành.

    + Màu xanh ở bên trên với sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là thể cho gương Đạo (phái Thượng)

    + Màu vàng ở giữa có hình Thiên Nhãn hào quang chiếu diệu là ngôi Thần thể cho  pháp Đạo

(phái Thái)

    + Màu đỏ có Cổ pháp của Tam giáo là thể cho luật Đạo ( phái Ngọc)

    Tại sao màu vàng ở giữa? Theo Đạo Pháp: " Trung ương mồ kỷ thổ" tức màu vàng thuộc thổ ở về chính giữa. "Hồi quang phản chiếu" và " Thần nhập cung trung" tức là ánh sáng (Thần) chiếu rọi lại trong, ngôi Thần sẽ ở vào giữa (ấy vậy ta thấy tại sao Thiên Nhãn nằm giữa trong màu vàng là vậy)

    Tại sao buổi đầu Thầy không dạy? Buổi đầu trong đàn cúng Thầy dạy sắp xếp chức sắc ba phái theo thể hành chánh của Tam Trấn nên làm lá Phướn như vậy (1), để đến khi nào Tân pháp của Đạo được phô bày chừng đó mới có người thấy được sự huyền vi mầu nhiệm của Đạo mà phô bài lá Phướn nói trên (2) để cho thế gian một ấn chứng, minh chứng cho sự thành Pháp của nền Đạo, Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương là một minh chứng cho sự thành Pháp đó. Cũng nhờ đó mà toàn Đạo mới có thể chiêm nghiệm để vững vàng đức tin nơ Đạo của mọi người.

    Nhắc lại, khi mới phô bày lá Phướn này có nhiều người hỏi ý nghĩa nhưng Đức Giáo Tông chưa cho biết vì sự bí nhiệm của Đạo Pháp không cho phép Người phô trương những đắc ngộ của mình cho mọi người biết mặc dù đó là một hình thức chứng minh sự viên thành Đạo pháp của Người, tức là Đạo vậy, mãi đến sau 10 năm ngày Đức Giáo Tông viên tịch, Hội Thánh nhận thấy sự tiến bộ Đạo lý của nhơn sanh đã đến hồi được phép chiêm nghiệm về Phướn Tam Thanh này để lĩnh hội một giá trị Đạo lý nhiệm mầu nền Đạo của Đức Chí Tôn.

(1) Phướn Tam Thanh ngày xưa.

(2) Phướn Tam Thanh của Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo.

    Thanh Điện

Trở lại trang chánh

Thư Viện 1      4   5