THẦY DẠY LƯU-THANH BIỆN-TRƯỢC

THẦY DẠY LƯU-THANH BIỆN-TRƯỢC

THI

NGỌC-tòa bửu chiếu hội TRUNG-NGUƠN.

HOÀNG-THƯỢNG khai-minh chánh-giáo tồn.

THƯỢNG-ĐẢNH con hành cho kíp lẹ,

ĐẾ-MẦU bí-nhiệm giá lai nguơn.

Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Trải qua bao thời đàn Thầy đã giảng rõ về môn Siêu-Hình-Quan hôm nay Thầy tiếp tục cho Phục-Nguyên con hiểu rõ về phần Vô-Hình này để mà thâm-nhập lãnh-hội cho người thế-gian. Hoặc những nguyên-nhân thức tỉnh theo đó mà răn mình sợ-sệt quay về chốn tu-hành vững-chãi hơn.

Theo như Đàn trước Thầy đã giảng và con cũng hiểu rõ phần linh-hồn nằm nơi đâu ?

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ con đã rõ.

THẦY : Và phần Vô-Hình này không phải chỉ riêng ở một quốc-gia hay một xã-hội hay trong một địa-lãnh nào thấu hiểu, mà cả toàn thế-giới loài người đều phải chấp-nhận nó. Dù khác lãnh vực, khác địa thổ, khác ngôn-ngữ, khác màu da hay khác chí-hướng. Cũng phải chấp-nhận rằng :

Sự thật có linh-hồn, và linh-hồn nằm ở tại ngoại xác thân,

phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Vậy thì Phục-Nguyên con đã xác định rõ Hồn với Phách như thế nào? Linh-Hồn là như thế nào rồi, phải không ?

P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ hoan-hỷ cho con xin hỏi để bổ-túc thêm cho con nắm vững được tất cả mọi sự việc về Vô-Hình.

Con xin bạch Đại-Từ-Phụ !

Con người đã có thể-phách, xác thân khỏe và thanh-khiết, thì thể-phách càng lớn và trong suốt. Vậy thể phách để làm gì mà phù hợp liên hệ với lại linh-hồn ?

Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy !

THẦY : Này Phục-Nguyên ! Con hãy định tâm nghe rõ:

Con đã xác định vị-trí của linh-hồn là một phần sống tại-ngoại xác- thân.

Thì hôm nay Thầy sẽ giảng tiếp về phần Thể-Phách cho con.

Đó cũng là một điều trọng đại đó. Thầy chỉ cho con xem, Linh-Hồn như xác thân của người ta, và Thể-Phách như là cái bóng, thì hình đâu bóng phải theo đó.

Cũng như hồn đâu xác phải theo đó, đó Phục-Nguyên !

Nếu xác thân to, hình to thì sẽ phản chiếu được bóng to. Nếu hình nhỏ thì sự phản-chiếu trở lại bóng nhỏ.

Phải không, này Phục-Nguyên !

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Cho nên nếu xác thân cường tráng mạnh-khỏe thì Phách sáng-suốt và to lớn.

Thế cho nên đối-diện lại với sự hiểu biết, nếu xác-thân này có một mãnh-lực tinh-thần cường-kiện, và có một nguồn năng-lực đại-trí từ ấy phát sinh ra sẽ được sáng-láng rạng-rỡ. Và nếu xác-thân này thanh-bai theo sự nhu cầu thanh-đạm, đạm-bạc, chỉ cầu học ở tinh-thần thì từ ấy Phách cũng được hấp thụ do xác thân. Và nếu xác thân vì sự lợi-dưỡng đòi hỏi vẫn còn ác tính thì sanh ra Phách sẽ bị nhiễm tính của xác thân thì Phách nó cũng có sự nhu-cầu như vậy. Cho nên tại sao người tu thì Phách sáng và người không tu thì Phách bình thường, còn người hung dữ lại Phách mờ đen và đỏ đậm ! Đó Phục-Nguyên !

THẦY: Thầy ví cho con biết rằng: cũng như một cái hình đi an-nhiên từ-tốn, thì chiếu lên mặt đất một cái bóng cũng đi an-nhiên từ tốn. Còn nếu một cái hình đang chạy nhảy trong sự cưỡng-bức của cái xác thân thì cái bóng cũng phản-chiếu bay nhảy, chạy nhảy như thế !

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Như vậy thì hôm nay con có hiểu rõ hay chưa ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ !

THẦY : Chớ không phải giảng theo như phần kinh-điển Hồn-Phách. Nhưng phải biết nó nằm ở đâu ? Định vị-trí của nó cho rõ-ràng, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Bữa trước con đã hiểu thấu linh-hồn nằm ở đâu ? Thì ngày hôm nay con đã hiểu thấu chưa về phần thể Phách nằm ở đâu ? Đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Bởi vì phần Vô-Hình nầy rất ư là trọng đại. Nếu con là một bậc giáo-hóa quần-sanh không nắm rõ tất cả về phần linh-hồn, sự sống của linh-hồn và nơi nào linh-hồn định trụ ? Cũng như sự to lớn hoặc eo hẹp của phần Phách-Vía thì làm sao con độ được những phần nguyên-nhân ? Đó Phục-Nguyên !

Bởi vì sự tu không thể mơ hồ. Cũng như Thầy giảng cho con biết rằng: Không phải nói linh-hồn rồi chỉ vẽ linh-hồn nằm nơi nầy, nơi nọ, hay linh-hồn là một cái gì chi chi trừu-tượng khái-quát bao-hàm những sự tưởng-tượng. Không phải đâu !

Linh hồn chính là sự sống có thật và tồn tại dưới dạng của xác thân mỗi người, mỗi cá thể.

Đó Phục-Nguyên ! Hôm nay con đã hiểu rõ chưa ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phu ï! Con đã hiểu rõ…

THẦY : Thế thì phần nào con chưa rõ con cứ tiếp tục.

P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Hoan-hỷ cho con xin hỏi tiếp.

Một khi Thể-Phách tráng-kiện trong sáng là nhờ xác thân khỏe mạnh và tu luyện thanh lọc tinh khiết.

Song, nhờ định-lực vận chuyển “LƯU-THANH BIỆN-TRƯỢC” ý chí tạo THỂ-PHÁCH càng ngày càng lớn. Thì như vậy THỂ-VÍA nương theo THỂ-PHÁCH mà bừng nở các-khiếu được xán-lạn thêm. Ngược bằng không thì thể vía bị gò bó trong các HUYỆT-ĐẠO LUÂN-XA thì như vậy làm con người cái trí không được sáng-suốt và mờ-ám.

Cón nếu Thể-Phách được xán-lạn thì Thể-Vía được xán-lạn và minh-mẫn đ ể tạo cho phần hồn được huờn trở lại bổn tánh Chơn-Như.

Bạch Đại-Từ-Phu ï! Có đúng vậy không ? Kính xin Đại-Từ-Phụ ! Hoan-hỷ dạy.

THẦY : Này Phục-Nguyên ! Con định tâm !

Vấn-đề đây Thầy nói linh-hồn không có ranh-giới cũng không có sự hạn định của hàng rào Tu hoặc không tu. Bởi vì nếu có cá thể của một đơn-vị xác thân chính ắt là đã có linh-hồn rồi. Và linh-hồn nầy trưởng dưỡng theo từng cá nhân. Cũng như thể Phách là bóng của phần xác thân, là bóng của phần hồn thì nếu trường-hợp dù một cá-nhân nào có tu hoặc không tu đi chăng nữa, nhưng có một cuộc sống điềm-đạm hướng thiện cao-thượng loại trừ những trùn-độc của thể-xác thì cái bóng của Thể-Phách vẫn được trưởng-dưỡng trường-tồn theo sự tăng hóa của linh-hồn.

Đó Phục-Nguyên !

Nhưng Phách nầy càng lớn nhanh lớn mạnh là do bổ-túc vào việc tu đó.

Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thế cho nên, những phần trước kia đã thấu nhập được sự tu hành cũng như đã nuôi theo Thể-Phách cho ăn theo thức ăn, như thế thì hôm nay Phách cũng được hưởng qua dạng thức ăn đó,

đó Phục-Nguyên !

Thế cho nên, nếu người tu trọn-vẹn Chơn-Tu thì tự ắt cái Phách sáng, và cái Phách này trái lại trợ duyên cho phần thể-xác bằng cách không muốn những nơi ồn-ào, thích hợp với sự thanh-tịnh, hoặc những gì trược cấu bên ngoài thì không muốn đem vào xác thân. Bởi vì nếu đem vào xác thân thì xác thân này đã bị trọng-trược thì Phách cũng tiêm-nhiễm…!

Đó Phục-Nguyên !

Kéo theo sự tăng-trưởng của Phách càng ngày càng được quang-minh, do bản-thể cá nhân đó giác ngộ theo môi-trường của Thể-Phách thì cái Vía cũng được như vậy.

Đó Phục-Nguyên !

Bởi vì cái Vía nó là một sự phản xạ của Phách mà thôi. Cho nên những phần tu thì Thể-Vía càng lúc càng thanh nhẹ! Có thể thấy biết trước sự việc xảy ra, có thể am-hiểu trước những gì đến với mình,

gọi là linh tính !

Đó Phục-Nguyên !

Và có thể thấu-triệt những nguồn năng-lực đang trường tồn ở linh-hồn. Cho nên Thể-Vía cũng là một hệ-quả của phần linh-hồn, bắt nguồn do thể-xác.

Phục-Nguyên ! Con hiểu hay chưa ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…

THẦY: nói tóm tắt : Linh-Hồn, Phách, Vía đều có sự liên-quan mật thiết với nhau, cấu-kết với nhau qua thể xác của mỗi cá nhân.

Thế thì Thầy xác định rõ cho con biết rằng: Thể xác vô-cùng quan-trọng tối . Nếu một thể xác lành mạnh, một tư-tưởng hoặc một sự hiểu biết thông-thái cũng đều là những thức ăn tuyệt-vời, những phần hiểu biết tuyệt diệu cho linh-hồn để tăng-trưởng về nơi Phách Vía của mình, đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Cho nên tại sao giữa người tu và người không tu có sự phân-biệt khác xa nhau? Giữa bước đi của người không tu, và bước đi của người tu nó có trọng-lượng nặng nhẹ khác nhau ?

Phải không này Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Giữa người không tu và người tu có sự hiểu biết khác nhau, dù cho người đó không tu, nhưng vì có một trí óc thông-thái học giỏi. Nhưng cũng trong phạm-vi hữu-hạn mà thôi, không vượt mức hạn định đặng. Vì người đó hiểu trong sự hiểu biết của những việc hiển-hiện xảy ra trước mắt mình. Nhưng không nhận định được, không hiểu biết những việc gì sắp xảy đến mình. Không thấy biết những gì sẽ có trước hoặc sau sự tiên đoán của mình !

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Còn nếu người tu đạt đến trình-độ an-nhiên thì sự nở bừng tức là sự dinh-dưỡng của phần Phách đã đến lúc to lớn trưởng-dưỡng thì người đó đoán biết được tương-lai, thấy được việc quá-khứ. Và sẽ nhận định được sự việc ở hiện tại cho mình, đó Phục-Nguyên ! Cho nên Thầy kết-luận cho con hiểu rằng: Nếu qua phần thể xác thì ai cũng như nấy.

Nhưng đã đưa qua về phần Vô-Hình-Quan, linh-hồn thì mức tiến thối đều nằm trong định-luật không-gian và định-luật này không tồn-tại, không hạn-hẹp, không Hữu-Vi,

không trừu-tượng như các con trẻ đã nghĩ lầm…!

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Rồi Phục-Nguyên, con cứ hỏi tiếp-tục.

Hôm nay thầy sẽ giảng cho con biết rõ tất-cả những gì về phần Vô-Hình để từ đấy con có một nguồn Thiên-Lực hóa-độ trong cõi không-gian, nhưng có một sự sống ẩn-tàng rất là mãnh-liệt…!

P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ, cho con xin hỏi điều này.

Bởi theo thế-gian, mỗi một khi bỏ xác thân hữu-hình này, rồi qua dạng để thiêu cho xác thân rụi hết nói rằng để đốt đó, cho cái Phách tan ra thì linh-hồn mau tiêu-diêu tự-tại.

Bạch Đại-Từ-Phụ ! Có đúng như vậy không ?

Kỉnh Đại-Từ-Phụ ! Hoan-hỷ dạy.

THẦY : Này Phục-Nguyên con !

Đó cũng đúng một phần. Bởi vì Thầy đã giảng rõ cho con nghe rằng: Phần thể xác là một bản-thể tối ư quan-trọng cho việc sanh trưởng linh-hồn, phải không ? Vì phần thể xác này trọng-trược, sẽ kéo theo linh-hồn mờ-tối. Và linh-hồn mờ tối thì cái bóng là Thể-Phách nó cũng mê-mẫn và cái Vía cũng mê-muội theo, đó Phục-Nguyên !

Nhưng dù thế nào đi nữa, dù có thiêu hay không đó cũng là cái hình-thức tùy theo sự hiểu biết của mỗi cá thể, hay cũng là tập-quán phong-tục tùy quốc gia.

Nhưng chung qui là phần xác nầy là phần tối hậu tiên đề đầu tiên.

Đó Phục-Nguyên !

Không phải thiêu xác thân mà linh-hồn được tiêu-diêu tự-tại đâu. Nhưng mục-đích là thiêu xác thân để cho linh-hồn không nắm-nuối vào thể xác, không nắm-nuối vào những sự xấu-xa đê-tiện đã trải qua trong kiếp hữu trần ở tại mặt thế gian, đó Phục-Nguyên !

Bởi vì một khi linh-hồn đã thoát xác thì ngó lại xác thân này ngậm-ngùi tê-tái và càng chê-chán. Bởi vì thấy nó là một đống thịt quá ư là đau-khổ ! Và cũng như một sự việc gì nó làm cho linh-hồn bất tiến đó. Cho nên ngày nay linh-hồn đã thoát được cái xác này quay lại nhìn thể xác thì linh-hồn chạnh-lòng,

đó Phục-Nguyên !

Con có hiểu rõ hay không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Ccon đã rõ…

THẦY : Thế thì Phục-Nguyên cứ hỏi tiếp.

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Con kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Hôm nay nhơn-dịp ngày Rằm tháng bảy cũng là mùa Vu-Lan. Con thường đoái lòng đến các phần Vô-Hình trước khi bỏ xác còn mang theo nhiều tội-lỗi bởi vô-minh, nên ngày nay không biết làm sao để Vãng-Sanh hóa độ hết những phần hồn này. Cũng như thường nói rằng có những phần hồn tội-lỗi ở địa-ngục A-Tỳ không thể thoát khỏi cảnh đau-khổ Diêm-La U-Tối.

Xin bạch Đại-Từ-Phụ ! Mở lòng từ-bi hoan-hỉ dạy cho con những phương-pháp gì mà con để Cầu-Siêu tội lỗi cho những phần hồn này. Nói chung hết tất-cả thế-giới loài người ?

Kỉnh Đại-Từ-Phụ ! Hoan-hỷ dạy.

THẦY : Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thế thì hôm nay con đã hiểu rõ linh-hồn là một sự sống tại ngoại ngoài xác thân, và sự sống ấy vĩnh-cửu trường-tồn, như nếu sự sống nầy được thoát kiếp thời sự sống này không hủy-diệt và cũng chẳng sanh nữa.

Còn nếu không hiểu được bên mình có một sự sống tại-ngoại thì những điều gì xảy ra trước mắt hay những hành động gì ở ngoài xác thân gieo ra thời linh-hồn sẽ gặt nấy. Bởi vì ví như cũng như là xác thân chính là sự dinh-dưỡng nuôi cho linh-hồn cũng như thức ăn sạch-sẽ, thì linh-hồn hưởng được thanh-khiết. Thức ăn mà dơ-dáy thì linh-hồn cũng bị nhiễm theo sự xấu-xa tội-lỗi, đó Phục-Nguyên !

THẦY : Cho nên, trong thời Kỳ-Tam này bởi vì chưa hiểu rõ phần Vô-Hình-Quan là như thế nào? Và ngày hôm nay trong thời kỳ mạt-pháp còn có sự tranh-luận sôi-nổi về Vô-Hình, còn có sự bàn cải về linh-hồn. Và những sự bàn cải đó chẳng đưa đến mục-đích là đâu đâu cả, chẳng đưa đến kết-luận là đâu.

Thì hôm nay Thầy giảng dạy cho con để con nắm rõ chủ yếu về phần Vô-Hình này.

Thế thì những linh-hồn thoát xác nhưng còn đắm chìm u-mê trong tội-lỗi. Thời ngày hôm nay trong khoảng không gian Vô-Hình đó, những linh-hồn nào có tiếp nhận luồng Thiên-điễn do đấng Tạo-Hóa Kỳ-Tam ân xá để hổ trợ dìu-dẫn cho những phần linh-hồn u-tối thời đồng nhận được. Hoặc giả nếu những linh-hồn nào muốn tu, muốn có một cuộc sống thanh-đạm của linh-hồn để trở về con đường

“Vô-Sanh Bất-Diệt”,

thời có những phần Thiêng-liêng luồng điễn chiếu xạ vào để nuôi những linh-hồn

đó không còn tạp-nhiễm nữa.

Còn những linh-hồn quá ư nặng-trì, mê-muội và nắm-nuối những đam-mê của bản thể của xác thân xưa cũ. Thầy e khó rằng hóa độ trong khoảng không gian. Bởi vì nếu những phần linh-hồn đó còn những thèm-thuồng, những ham muốn, những u-mê, những dục-vọng của thói quen xưa cũ. Thời ngày hôm nay linh-hồn cũng trưởng-dưỡng theo sự đam-mê đó mà thôi. Đã đam-mê thì dù cho con có độ cũng không hiểu được, không nghe được, không thấy được đâu Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Và những linh-hồn đó không được nhận một luồng điễn của Đấng Tạo-Hóa trong Kỳ-Tam này. Bởi vì Thiên-điễn chính là thức ăn chánh cho những linh-hồn giác ngộ sự đau-khổ…! Nhưng cũng là những thức ăn không phù hợp với những linh-hồn còn đói khát, đam-mê u-tối, đó Phục-Nguyên !

Thời không phù hợp thì làm sao mà linh-hồn ăn vào được? Chính nó không ăn làm sao nó tiêu-hóa được những luồng Thiên-điễn đó để giải-thoát hoặc tiến-hóa trong một mức định nào !

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Hôm nay con đã hiểu rõ chưa ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…

THẦY : Con còn hỏi gì, con cứ tiếp ?

Thầy sẽ giảng cho con trong đề mục Vô-Hình-Quan này không phải là một sự việc như là cây bút mà vẽ ra chữ đâu Phục-Nguyên !

Bởi vì trong phần Vô-Hình này rất phức-tạp, rất hổn-độn, nếu con hiểu không chính-xác, sai-lầm e không có những phương-hướng mà độ Vô-Hình và không thấu triệt được chơn-lý thì con cũng không giảng được sâu-sắc, chính xác đâu.

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con xin hỏi tiếp.

Con ta bà khắp các nơi, con có thấy một số mà nói về phần Vô-Hình mượn xác của Hữu-Hình. Nhưng mà con xét thấy những phần này cũng nói rằng tu, nhưng cớ sao lại thuyết cái lý giải-thoát dường như họ không có lãnh hội. Họ thích thỏa-mãn theo bản chất dục vọng ham-muốn …?

Bạch Đại-Từ-Phụ ! Dạy cho con. – Nếu trường hợp gặp những tình huống như thế này, bây giờ con phải làm sao để hóa-độ cho họ quày tâm trở về con đường chơn để cứu phần

xác hữu-hình đó và phần hồn đó tỉnh lại ?

Xin Đại-Từ-Phụ ! Hoan-hỉ dạy.

THẦY : Đây này Phục-Nguyên !

Câu hỏi này rất là chính đáng đó !

Bởi vì Thầy muốn con hỏi. Và Thầy cũng yêu-cầu con hỏi để làm sáng tỏ những phần Vô-Hình trong thời kỳ này cần một thể xác làm sở trường của mình mà đạt đến mục-đích riêng của mình, đó Phục-Nguyên !

THẦY : Tại sao trong thời Nhứt-Kỳ, Nhị Kỳ không có những phần mượn xác nhiều như thời Kỳ-Tam ?

Và tại sao thời kỳ này lại xảy ra quá ư là nhiều đến nổi không biết rõ đâu là thật, đâu là giả ?

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Thì hôm nay Thầy sẽ giảng cho con rõ :

Bởi vì trong sự sống của khoảng không-gian này đang cần một nhu-cầu để giải-trừ hết những gì u-uất của những sự việc xảy ra ở thời tiền kiếp còn xác thân. Đúng ra theo những mực hạng, những linh-hồn đam-mê dục-vọng, mờ tối sẽ không nhận-định được điều gì,

và linh-hồn này từ từ sẽ ốm bé nhỏ lần đi đến chỗ hoại-vong !

Nhưng trong thời-kỳ ân-xá, điễn thiêng-liêng của Đấng Tạo-Hóa, chính là sự từ-bi của Thầy để làm thức ăn nuôi dưỡng cho các linh-hồn suy-sụp các linh-hồn sắp bị hoại-vong có một chỗ, có một nơi nương dựa nắm-níu để mà trưởng dưỡng lại, hồi phục lại Thể-Phách, hồi phục lại sự sáng của cái Vía dù không có thân-xác đi chăng nữa, linh-hồn này cũng thấu -triệt về phần Vô-Vi.

Nhưng này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Trong một môi trường không-gian thời linh-hồn chẳng làm gì được ca

Bởi vì Thầy đã giảng rằng: linh-hồn là sự sống tại ngoại ngoài xác-thân mà hôm nay không có xác-thân thì làm sao linh-hồn được trưởng-dưỡng, và linh-hồn ấy nếu mà muốn quay về con đường hướng thiện, thì xác-thân ở đâu mà để cho linh-hồn nương dựa vào trong cái môi-trường được tiến-hóa lần lần,

đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thế cho nên những linh-hồn này sống trong khoảng không-gian tự thấy bơ-vơ và tự thấy còn thiếu-thốn một phần điểm tựa cho nên những linh-hồn này bắt đầu khao-khát điểm tựa đó. Cũng như là một con người thiếu một mái nhà che nắng, che mưa, ấm-cúng trong sự đói lạnh. đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thời linh-hồn cũng thế. Cho nên những linh-hồn bổng hoạt-động, bổng tiếp nhận được luồng Thiên-điễn này và cảm thấy rằng mình cần có một xác-thân để môi sinh cho phần linh-hồn của mình. Nhưng bây giờ tìm ở đâu mà ra, nếu tái-lập một thể-xác mới là cả một vấn đề. Bởi vì tái lập trong một quá-trình gián-đoạn mất thời gian và sự đường tiến-hóa của linh-hồn này biết đâu bị trắc-trở do ô-nhiễm của môi-trường sống xác-thân.

Đó Phục-Nguyên !

Đôi khi linh-hồn cũng không vừa ý với một thể-xác mới của mình tạo ra, phải không ?

Cho nên linh-hồn này bắt đầu nhốn nháo, những linh-hồn này bắt đầu nhốn-nháo đi tìm những phần xác mà có sự gần gần giống như mình, có một môi-trường điều-kiện giống như mình xưa kia trong thời tiền kiếp. Và phần linh-hồn này tự động nương vào thể-xác nào cảm thấy rằng mình hợp ý vừa lòng, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Nhưng do vì phần xác đó tuy có phần Thể-Phách hợp với linh-hồn, nhưng về sự hiểu biết của xác-thân này thì đôi khi cũng gặp những nghịch cảnh, đó Phục-Nguyên! Phải không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Con cứ định tâm !

Cho nên một khi linh-hồn nương vào một với cái thể-xác mới và sự hiểu biết của thể-xác này còn trong thiển-cận còn trong sự lầm-lạc thì linh-hồn cũng không thể nào tiếp cận, giải-thích cho phần thể-xác nghe được. Bởi vì phần linh-hồn trong khoảng không-gian này, cấu-kết với phần linh-hồn hiện tại của xác-thân nương-dựa với nhau, tương trợ với nhau để cho có một mái nhà ấm-áp chính là xác- thân và đôi khi những phần linh-hồn nào muốn quay về đường tu-hành giải-thoát, nhưng bởi vì xa xưa sự giải-thoát còn mơ-hồ với tiền kiếp và với kiếp hiện tại xác-thân này không có một ý-thức gì về giải-thoát cho nên con giảng làm sao mà linh-hồn trực-ngộ đặng ? Và vì những linh-hồn đôi khi trổi dậy nhưng do từ bấy lâu nay sự trường trong khoảng trống đó thiếu khả-năng để tiếp nhận, và hôm nay quay về với thực-tại của thể-xác thì linh-hồn chới-với, đôi khi muốn làm thỏa-mãn của cá tánh ngày xưa, cho nên xúi-giục xác bằng cách đôi khi giận ghét một người nào đó trong tiền kiếp thì hôm nay thỏa-mãn để làm cho trọn vẹn sự giận-dữ đó để không còn ấm-ức nữa.

Có những linh-hồn do chết oan, chết ức vì sự giết chết hoặc sự bịnh-tật không ngờ đưa đẩy đến, thì phần linh-hồn này thoát ra khỏi xác nhưng mang theo sự câm-tức thù-hận chính hôm nay phần linh-hồn này đã mượn vào thể-xác mới để mà rửa cho tan những ấm-ức, những oán-hận của mình đi. Có những linh-hồn muốn tu, nhưng ngày xưa thì sự hiểu biết của đường tu còn quá u-mê còn quá mơ-hồ, cho nên ngày nay nương vào phần xác cũng trong mức tiến đó mà thôi, phải không Phục-Nguyên ?

Nhưng con chỉ gặp những phần linh-hồn sống trong lẩn-quẩn và con chưa được hữu-hạnh hữu duyên để gặp những phần linh-hồn nương vào thể-xác mà xưa kia đã mang theo một nguồn minh-triết một nguồn sự tiến-hóa tột cao, nhưng vì do sự vô-thường thể-xác mà hôm nay linh-hồn nương vào một phần xác thanh-cao ẩn-dật để tiếp tục cuộc hành- trình của mìn,. đó Phục-Nguyên !

Và sự sống linh-hồn này do tiền kiếp cọng với kiếp hiện tại cọng với sự hiểu biết trong khoảng không-gian đó, ba sự hiểu biết này bừng nở ra trong sự thấu-triệt quảng-bát vô-song mà hôm nay con chưa gặp đặng, đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Bởi vì những phần hồn này còn đang trong giai đoạn để lập lại một phương trình xưa cũ, một cuộc hành- trình mới sắp diễn ra, đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thế thì con có hiểu về phần những linh-hồn mượn xác hay không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Cho con xin hỏi tiếp:

Con gặp cũng có một số người mang xác-thân hữu-hình nhưng mà có những phần hồn mượn xác, mà con xét thấy rằng mượn xác đặng tu, nhưng mà những phần hồn đó dẫn người ta đi mê-tín dị-đoan hoặc là lập môn-phái, xưng Phật, Thánh, Tiên giáng-thế, đành rằng đó nói về chơn-lý, thì như vậy con thấy còn lời, không có thể đưa nhơn-loại đi đến cái chỗ cứu-cánh tư-tưởng không đồng Chánh-Giác, Chánh-Đẳng được, thì như vậy những phần hồn này như thế nào ?

Con kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy.

THẦY : Này Phục-Nguyên !

Nếu những phần hồn vào những thể-xác biết tu, nhưng khiến cho những phần xác làm những điều xằng bậy là bởi vì những phần linh-hồn này Thầy cho con biết rằng do dục-vọng xưa cũ chưa thành đạt mà ngày hôm nay thừa dịp được mở rộng ân-xá cho phần linh-hồn. Thế cho nên những phần linh-hồn này mặc tình thỏa chí tìm chọn lựa cho mình một xác vừa ý mà cấu-tạo trong những sự thỏa-thích riêng mình. Với lại đôi khi chẳng phải linh-hồn của một phần xác tiền kiếp bỏ ra mà có những phần giác-hồn tu-luyện trong thời-gian hạng-định, hôm nay hóa-sanh để trở vào linh-hồn thì chính những phần này nương dựa xác để mà tiếp-tục công việc của mình, đó Phục-Nguyên !

Con hiểu thấu hay chưa ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu thấu…

Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ ! Cho con hỏi tiếp cũng bổ túc thêm phần này:

Cũng gọi là Đồng-Tử nhưng mà cũng xưng là Phật, Thánh, Tiên, hoặc là Thầy giáng thế, rồi tặng phong chẳng hạn như người đối diện đó là Bồ-Tát xuống thế, hay hoặc Phật xuống thế, Tiên … gì đó xuống thế và sau này có trách-nhiệm làm Giáo-chủ hay hoặc làm Thầy Tổ trong những hệ-phái của cơ “Qui-Nhứt Đại-Đồng”. - Mà theo con xét thấy rằng, những phần mà được phong đó đối về mặt hữu-hình thì học-thức và lý-trí không được thông-minh lịch-lãm! Về phần Đạo-Pháp thì không có tỏ-ngộ được chi, thế mà cũng vẫn xác-nhận. Con biết rằng đây là bị cái quyền-lực ám khí Vô-Hình nó ám-thị, do nơi đó nên con bạch Đại-Từ-Phụ dạy cho con biết hai phần này :

1 - Về Phần Vô-Hình nó còn thỏa-mãn được những cái gì nữa ?

2 - Còn về phần Hữu-Hình do đâu mà bị ám-muội mà nghe không xét mình ?

Kỉnh xin Bạch Đại-Từ-Phụ ! Dạy cho con nắm vững cái việc này để con cứu đời.

THẦY : Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Con định tâm, định-trí nghe Thầy giảng rõ khúc này :

Bởi vì phần này đang là nhu-cầu của cơ cứu-đời sắp đến đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Bởi vì Thầy cho con biết rằng, nếu những phần nào vào xác-thân gọi rằng Đồng-Tử và còn biệt lập với cuộc sống bên ngoài xưng gọi rằng : Phật, Thánh, Tiên mà những phần hữu-vi lại ám-muội…

Đây Thầy nói rõ cho con biết :

Thứ-Nhứt. Đây chính là một điều-kiện căn-bản, có lập-luận vững-vàng. Bởi vì có những phần hồn mượn danh Phật, Thánh, Tiên để làm chi ? Để là thỏa-mãn cái yêu-cầu của mình, cái sự đòi hỏi của mình và cũng do ý-thức về vô-hình của các con quá ư là nông cạn, cho nên những phần hồn nầy đánh vào tâm-lý sở thích ham muốn những dục-vọng để mà làm môi trường cho những linh-hồn đó tồn-tại. Vì những phần thể-xác này, thứ nhứt có một ý muốn ham muốn, cho nên những phần hồn này nắm bắt vào nhược-điểm đó mà phong-chức, vì có phong mới đặng ham, có phong mới có sự phấn-khởi, mới có cái nguồn an-ủi, mới có những điểm tựa để lôi-cuốn những phần hữu-vi khác, phải không Phục-Nguyên con ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Cho nên đây không phải là một điểm nhỏ, không phải tội của một phần vô-hình mà có cả tội của phần hữu-vi nữa. Do sự cấu kết của cả hai, đó Phục-Nguyên !

Và chính hôm nay Thầy đang chọn-lọc, Thầy đang dùng điễn-quang quét sạch những phần này, về mặt linh-hồn về mặt vô-hình thời Thầy sẽ trừng trị bằng quan-điễn. Nhưng khốn nỗi về phần hữu-vi, bây giờ làm sao mà trừng trị đây ? Bởi vì Thầy nói cho con biết rằng linh-hồn là sự sống tại ngoại ngoài xác-thân. Bởi do những phần tử này quá ư đam-mê. Thứ nhứt xưng rằng mình là Phật, Thánh, Tiên để cho người thế nhìn đó mà khuất-phục, nhìn đó mà sợ sệt. Rồi từ ấy muốn cho những phần tử theo bằng cách phong chức, bằng cách tôn danh. vì tâm-lý chung của thế-gian đều muốn như vậy mà cho nên sự muốn này nó lôi cuốn vào tội-lỗi. Sự muốn này làm cho những phần hồn bị sa đọa, đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Cũng như vì phần xác đói chi thì linh-hồn cho ăn nấy, ý nó như vậy mà! Bây giờ nếu con kết tội riêng về phần vô-hình đó cũng không được. Bởi vì những phần linh-hồn đó nó thích-hợp với cái môi-trường của cái thể-xác đó đó, cấu-kết lại hồn với xác mà làm những việc tội-lỗi.

Đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Vả chăng, những phần xác này lý-trí thì không biết, về tu thì không hành, về Đạo thì không hiểu. Nhưng bởi muốn tôn-vinh, bởi muốn cho bao nhiêu người nhận thấy mình là một hàng trong đẳng cấp Phật, Thánh, Tiên cho người thế bái phục. Thời linh-hồn đó thích-hợp với môi-trường này sẽ đến ngay phần thể-xác làm việc… Đôi khi linh hồn này, những cái phần hồn này nó làm tin bằng cách cho biết trước một hai điểm, bằng cách cho thấy một hai việc linh-ứng để cho người thế tin-tưởng … !’

Đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Bây giờ như trường hợp như thế thì con sẽ giải- quyết như sao ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Sự việc này mà Đại-Từ-Phụ vừa giảng dạy cho con lãnh-hội đó, thì con đã gặp tại mặt hữu-hình rồi. Bây giờ kỉnh Đại-Từ-Phụ dạy cho con, con chấp-nhận hy-sinh thân nầy để làm sáng tỏ Đại-Đạo của Thầy mà độ những phần căn-lành “Chơn-Tu Trọn Giới-Hạnh” biếtø nương theo Pháp “Vi-Diệu Mật-Truyền” và “Vô-Thượng-Đao, Chánh-Đẳng, Chánh-Giác”.hầu“Huờn-Lai Linh-Bổn” của mình.

THẦY : Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Bởi vì muốn cho người cũng đều mê-man như mình,

thời phần hồn nó sẽ từ từ đưa vào mê-hồn trận.

Đó Phục-Nguyên !

Chính đưa vào mê-hồn-trận này cho nên những phần xác, những phần cá-nhân nào bị lâm vào trận đồ ấy đều không có lý-trí, sự hiểu biết thì quá ư là tối-mịt, còn về việc tu thì lại mơ-hồ, cho rằng mình đúng, bảo-thủ sự hiểu biết của mình, không nhận định, không quán xét, không thấu-triệt với vã-lại việc tu dễ thì ham, việc tu khó thì lại không chịu.

Nhưng này Phục-Nguyên con !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Việc tu không phải dễ đâu! Cho nên nếu nói ngồi rồi phong-chức Bồ-Tát hay là Phật, Thánh, Tiên tất cả đều là tà chớ không phải chánh !

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Phong cả làm Giáo-Chủ ở thế gian đó Đại-Từ-Phụ !

THẦY : Đúng đó, bởi vì ham-muốn của cá nhân đó mà! Cho nên dựa vào cơ-sở tâm-lý chung, dựa vào cơ-sở sự ham muốn chung, dựa vào cơ-sở những vọng thức chung mà những phần hồn này đã dẫn dắt biết bao nhiêu linh-hồn đi sai đường, e đó là quả báo của thế-gia,. đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : - Nhưng nếu bây giờ, muốn làm cho phần hồn này tỏ ngộ thì dễ. – Mà muốn làm cho phần thể-xác được liễu thông thì lại khó. Bởi vì sống theo trong cái giả-ngã, cái sự đòi hỏi, sự ham-muốn hay nhu cầu của môi-trường, cái xác-thân này lúc nào nó cũng như vậy. Hôm nay con bứt lìa nó cũng cả một vấn-đề, không phải dễ đâu ! Bởi vì nếu tu mà đưa vào nội-qui khó thì không chịu tu lẫn-lộn và dễ-dãi thì lại ham, và được phong làm chức này, chức nọ thì lại thích, đó Phục-Nguyên con !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thế cho nên, nếu con gặp những phần tử này con phải “Đốn-Ngộ”. Bởi sự việc nói thì dễ, sự việc làm thì lại không dễ đâu, và nếu những phần tử này không nghe con, đều quả-quyết cho rằng: Chính vì tâm tà cho nên bị những phần hồn tà dẫn-dắt sai trong đường tà đạo.

Đó Phục-Nguyên !

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Những phần này con cũng gặp đã nhiều rồi, kính Đại-Từ-Phụ! Mà chính họ cũng muốn lôi kéo con, lợi dụng danh nghĩa vào cơ Qui-Nhứt hòa và Đại-Đồng, họ đánh vào nhược điểm của con ở chỗ đó! Nhưng trái lại con biết họ có một cái tà ý, con cũng “Đốn” dữ lắm mà họ không tỉnh, thì con biết đó là bị ngoại cảnh tà thần, tà-tâm ám-muội !

Vì thế hôm nay con xin thỉnh Đại-Từ-Phụ dạy để lãnh hội, Đại-Từ-Phụ dạy là như vậy !

THẦY : Thế thì hôm nay con ngõ ý với Thầy phải như thế nào trong việc này phải không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Này Phục-Nguyên con !

Bởi vì trong Kỳ-Tam này, tà sự, ngoại đạo rất nhiều, chính những phần tà tâm này cho nên những phần tà hồn mới xen vào đặng và muốn lôi cuốn nghịch chuyển trở lại điễn-quang của Thượng-Đế, trong thời kỳ ân xá. Âu cũng là một mối đe-dọa cho sự tiến-hóa của linh-hồn.

Thế cho nên, Thầy nhọc lòng giáng-hạ giải-thích rõ cho con về Vô-Hình-Quan, con nắm bắt, hiểu rõ và khai trừ ra …

Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Về chơn-chánh thì ít có ai hiểu sâu xa, nhưng mà với những tà vọng thời những phần hồn này sẽ nắm bắt dựa trên nhược điểm của chính mình đo,ù cho nên con phải cẩn-trọng lắm lắm !!!

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Chính bây giờ nó đã lan-tràn mà bước đường của con đã đang xuyên qua những cái màng lưới này.

THẦY : Nhưng đối với con thì làm sao con đánh ngã được những thành phần hồn như thế. Bởi vì con còn chưa nắm rõ được những cái yếu-tố, những hành động của những phần thể-xác, hay những phần linh-hồn, làm sao mà con “Đốn-Mê Khai-Ngộ” đặng phải không ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Chỉ có điễn-quang của Thượng-Đế mới đánh bạt trừ tiêu những phần hồn ám-khí mê-muội và chỉ có những luồng minh-triết siêu-nhiên thấu-triệt những phần thể-xác còn đam-mê u-tối mà thôi! Và muốn phá thủng một màng lưới vô-minh dầy đặc trong những phần tử này không phải dễ, mà cả một vấn đề nặng nề lắm ! Đó Phục-Nguyên !

Nhưng vì Thầy cho con biết rằng, thời kỳ xán-lạn của con sắp đến cũng chính là điễn-quang của Thiêng-Liêng cũng sẽ trừng-trị những phần tử này. Con yên tâm. Chi chi nó cũng có thời-kỳ. phải không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Qua hết thời kỳ u-tối sẽ có ánh quang-minh xán-lạn cho một nền “Đại-Đạo Chơn-Lý Siêu-Minh” ra đời, đó mới là Chánh-Pháp, đó mới là “Đại-Đạo Kỳ-Tam”.

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

Kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Cũng như vừa rồi con và Chơn-Thần Thiên Phục-Linh đã khai trừ và vạch mặt giả nhân, giả nghĩa của Đồng-Tử Chơn-An, hướng dẫn biết bao nhiêu người đi sai đường lạc lối, xưng là Phật,Thánh, Tiên, xưng cả Thầy. Chính đó là cũng tiêu-biểu để thể hiện trong Kỳ-Tam vạch mặt hết tất cả những phần giả-dối về Vô-Hình nương vào hữu-hình, nhưng từ đây tới sau cũng còn nhiều lắm lắm về mặt hữu-hình. Bởi vì các nơi cũng lạm-dụng danh-nghĩa cơ-bút và Đồng-Tử cấu-tạo những phe nhóm, cũng nói rằng Đại-Đồng cũng nói rằng cơ Qui-Nhứt hòa ái trong Kỳ-Tam. Nhưng con xét thấy rằng ở trong tư kỷ và bản-ngã của cá-nhân môn-phái mà thôi !

Do nơi đó, nên hôm nay thuận-duyên Đại-Từ-Phụ dạy cho con về Vô-Hình-Quan. Thì con đã thấy hết tất-cả những tình-tiết thế-gian.

Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy, giúp cho con lãnh-hội. Con nguyện lòng đem thân này phhụng-sự Đạo Thầy trong Kỳ-Tam để làm sáng tỏ “Chơn-Lý Qui-Nhứt” vậy.

THẦY : Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-di Đà-Phật !

THẦY : Trước khi muốn cho phần xác và hồn của một cá-thể, cá-nhân nào đã vướng-mắc trong mê hồn-trận, thời Thầy sẽ dùng điễn-quang và có phương-pháp để đánh tan những mê-muội đó !

Nhưng Phục-Nguyên con tiếp Thầy ở vào Đàn khác và sự vén-màng của Vô-Vi cũng sắp lố-hiện, cho nên chương trình đề-tài Vô-Hình-Quan của Thầy cũng là một màng sơ-khởi, đó Phục-Nguyên !

Từ từ lớp màng vô-vi đã rọi bóng dưới trần gian thời những tên kép hát giả-danh, những tên đào hát trá hình sẽ bị hoại-vong dưới ánh-sáng Chơn-Lý Vũ-Trụ Linh-Quang của Thầy, phải không ?

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

BÀI

Này Phục-Nguyên ! Vô-Hình trọng đại,

Cứu dương trần tà vạy bấy lâu,

Gây ra bao mối ưu-sầu,

Trá hình, ẩn-náo trong màu Hữu-Vi.

Nhưng bởi con thời-kỳ đang ẩn,

Đại-Đạo Thầy chưa dấn thân ra.

Cho nên có chuyện vạy-tà …

Sau màng thứ lớp rọi ra Chánh-Truyền !

Này con ơi! Hữu-duyên nghe dạy …

Pháp ẩn-tàng hoán cải huờn-chơn.

Thế-gian bởi quả dập-dồn,

Căn nào gặp ấy muội hồn đó thôi !

Vì tâm-lý thường khơi trong dạ,

Cái danh khen bản-ngã thời ham…

Nhiều điều đen tối nhỡ-nham,

Nào đâu biết đặng việc làm thiên-ma …

Riêng phần con vậy là Hữu-Thể,

Cộng Vô-Vi mới thệ hóa-hoằng,

Ngược bằng nói lý bâng-khuâng,

Làm sao hồn muội nghe lần dang ra ?

Con ơi hỡi! Kỳ-Ba vọng-ngoại,

Những phần hồn tà vạy nhập vào,

Đưa người đến chỗ tuyệt cao,

Là màng chung-đỉnh lòn vào hưởng chung !

Còn tu thời não-nùng khảo đảo …

Tu quá khó chơn-giáo của Thầy,

Tu rồi hành sự gì đây ?

Ngày nay tá ngã như vầy hay hơn !

Để thụ-hưởng bao con vọng-ngoại …

Để xen vào Đạo khải chơn-truyền.

Này con ơi! hỡi Phục-Nguyên,

Vén màng trị sự Thầy khuyên con làm !!!

Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : PHÚ

Chi chi có lúc có giờ,

Có màng u-tối tôn thờ yêu ma,

Thì lúc ấy sáng lòa Đại-Đạo.

Vững hành y bổn giáo Kỳ-Tam,

Bởi vọng-ngoại do nhúng tay phàm,

Nên đưa đẩy việc làm sai trái.

Này con ơi! Cơ hành đào thảy …

Sắp đến rồi con phải định tri …

Cho lực điễn thêm đặng nhiều đi,

Phối hợp cùng vô-vi trực-diện !

Con ơi hỡi! Trong cơ chuyển biến …

Đưa từ tà chánh-kiến phải cao,

Chớ không thôi e xác lộn-nhào.

Trong cục-diện đớn-đau điên-đảo !

Bổn phận con cơ đời thông-thạo,

Qua Vô-Hình thấu đáo tận-tường.

Thầy dạy rõ con hiểu mọi phương,

Để nắm bắt đối phương cho đúng !

Đến thời kỳ con đừng nao-núng,

Điễn lực Thầy đánh trúng hoại-vong,

Tuy cùng nói hai chữ Đại-Đồng,

Nhưng mặt trái trong lòng giả dối !

Thời Thầy đến sẽ tra hỏi tội,

Và Phật, Tiên các cõi đồng lâm,

Để phụ-tá trong việc cơ thâm,

Cho con biết e lầm tặc-đạo.

Này con ơi! Hữu-vi cạn-ráo.

Sắp đến thời Thầy khảo nguyên-nhân,

Nếu các con vững bổn chơn-thần,

Sẽ tiến thêm qua lần mở trí !

Nhưng nếu con vạy tà ủy-mị,

Chính điễn này trừng-trị các con,

Để lai chơn tà vạy phần hồn,

Cho trở lại nguyên đơn bổn cũ.

Thầy cho biết trừng xong một lủ.

Sáng danh Đạo đầy-đủ oai-năng,

Phục-Nguyên con! Mau định chơn-thần,

Cơ tiếp giá cũng cần con lắm !

Thôi bấy lời Thầy thăng vạn-dặm,

Khuyên nữ nam ở tận trần-gian,

Thấu lý-chơn của đấng Thiên-Hoàng,

Tu phải chịu đa mang giải-nghiệp !

Nếu tu sướng thời đâu chuyển tiếp,

Quả bao đời luôn dịp trừ tiêu,

Và con tu sự thích quá nhiều.

Chính thức này là yêu nhập đến.

Tu phải chịu những điều tập-tểnh …

Tập từ-từ cho đến siêu-vi,

Chớ muốn tu nhảy phóc cao thì,

Chính hồn dại nó qui nhập-thể.

Thôi Phục-Nguyên! Trọn lời Thượng-Đế,

Thầy lui đàn chiều để tiếp thêm.

Vô-Hình-Quan con hiểu xây nền,

Mà đối diện kề tên phương-thức !

Để trừng-trị ra cơ mẫu-mực,

Cơ “Đốn Giáo” đến lúc ra-đời,

Đốn” cho tiêu tà vạy con ơi !

Sáng chơn-lý người đời thu-nhập.

Đời lộ hiện Đạo thời tới tấp,

Đạo với đời cùng ập xô-chung,

Cơ Đạo Thầy có lúc nở bừng …

Còn cơ đời giậm chưn tại chỗ.

Cơ Đạo sáng đưa vào giác-ngộ !

Đánh tiêu hồn những chỗ muội mê …

Dạy phần xác thâm-nhập lối-lề,

Dạy cho hồn quay về chơn-chánh.

Thôi Phục-Nguyên !

Thầy thăng.

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

TTrở lại trang MỤC LỤC