Dậu thời, ngày mùng 01 tháng 7 niên Tân-Mùi (10-8-1991) THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN TIẾP BÀI THI CAO thấp hơn nhau mãn sự đời, ĐÀI tông hoát mở Đạo hoằng khơi. TIÊN gia nhóm học thành Đơn-dược, ÔNG giảng tình thương rõ cứu đời. PHÚ Này Phục-Nguyên! Theo lời giảng-giải, Cõi Vô-Hình ẩn máy huyền-vi. Chiều nay tiếp con để nội qui, Không hiểu phải hỏi đi hỏi rõ. Nguồn linh thiêng con nên sáng tỏ, Máy vô-vi đừng bỏ cơ-quan, Ẩn vạn-vật trong cõi hành-tàng, Nương sự sống linh-quang Thượng Đế. Này con ơi! Cơ Trời đâu dễ, Nguồn linh tiêu ẩn bế khó tầm. E con trẻ hiểu đặng sai-lầm … Nên Thầy tiếp diệu-thâm Chơn-Lý ! Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Theo thời giờ Ngọ, Thầy đã giảng rõ về Vô-Hình trong phần đề-mục nầy có điều chi con không thấu triệt hỏi rõ lại và nếu các con bên ngoài dự đàn tịnh tâm, dầu không hiểu cũng không nên phóng tâm. P.N : Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ ! Những điều mà con cần hỏi, con xin Đại-Từ-Phụ hoan-hỉ để con nghiên-cứu với lại thật kỹ những bài mà Đại-Từ-Phụ dạy con, đã qua mấy thời đàn rồi sau này để con thanh-lọc lại những điều nào mà con không quán-triệt thì con xin kỉnh bạch Thầy con sẽ hỏi sau xin Thầy hoan-hỉ. THẦY : Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Trong lúc Thầy chiếu điễn giảng về Vô-Hình thì mọi sự Vô-Hình đang sống trổi dậy, không được lơ-đãng, hoặc chẳng được nhíu mày nhăn-nhó hay phóng tâm. Bởi vì qua phần đề-mục nầy, không phải giảng thuyết sơ-sài, hoặc giảng-thuyết trong lối Hữu-Vi đặng. Bây giờ Thầy hỏi tiếp con, con có xác định được linh-hồn hay chưa ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã xác định được linh-hồn theo lời Thầy đã dạy hồi thời đàn giờ Ngọ. THẦY : Vậy nếu bây giờ Thầy đặt giả thuyết rằng, sẽ có một câu hỏi tiếp đến cho con Phục-Nguyên rằng: Lấy bằng chứng và dẫn dụ thế nào là linh-hồn và hiện tại nếu trong mỗi cá thể có linh-hồn thì linh-hồn ở đâu ? và linh-hồn đang làm gì ? P.N : Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ! Xin Đại-Từ-Phụ dạy cho con thấu triệt thêm. THẦY: Nếu theo phần hiểu của con trong lúc giảng đạo, hoặc trong khi tham-thiền nhập-định thấu-triệt thế nào là linh-hồn ? thì con sẽ trả lời như thế nào ? Để Thầy từ đó giảng-giải thêm và bổ-túc, hoặc Thầy sẽ chuyển hướng về phần hiểu xác thực, xác định rõ như thế nào là linh-hồn ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo thiển ý mà con đã biết, là bởi vì từ Hư-Vô với lại Nhứt-Khí đó là Đại-Linh-Quang của Đại-Từ-Phụ, chiết ra Tiểu-Linh-Quang thì mỗi một nhân-loại nơi thế-gian nầy, đó là linh-hồn không có mê-muội theo thường tình của thói chúng-sanh ở thế-gian. Nhưng bởi vì sống ngày qua ngày chuỗi tháng, bởi mê cho nên làm mờ ám linh-hồn, do nơi đó, chính cái mờ ám đó nó gây tội-lỗi. Vì thế cho nên gọi rằng linh-hồn lu-mờ. Mà người gây tội càng nhiều thì linh-hồn càng mờ thêm. Nếu quay về con đường tu thì chính đó làm xáo-trộn tâm, bởi vì tội lỗi nhiều. Bạch Đại-Từ-Phụ! Đây là con nói đại-ý. Còn những phần mà tội lỗi ít, thì linh-hồn mờ ít. Khi giác-ngộ ngồi tu thì cái sức tu năng-lực mạnh hơn. Do nơi đó cho nên chuyển-biến những cái việc mờ ít nó sẽ xóa đi, linh-hồn bổng nhiên sẽ lòe ra mau lẹ chính đó là bổn-nguyên trở về với Nhứt-Khí hiệp Đại-Từ-Phụ gắng liền với nhau từ Tiểu-Linh-Quang hiệp với Đại-Linh-Quang. Bạch Đại-Từ-Phụ! Đây là con xin kể khái-quát theo thiển ý của con. – Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy con. THẦY : Này Phục-Nguyên ! Định tâm nghe rõ, và các con bên ngoài cũng phải cố-gắng định tâm. Vì trong đề-mục nầy, không phải hiểu trong những cái lý sơ-thiển, hay những cái lý từ xưa đến giờ bằng bút mực hoặc qua lời giảng thuyết của từng cá nhân từng sự hiểu biết trong một cái khía cạnh nhỏ hẹp đâu. Nếu móng tâm e động điễn là sa-đọa lắm ! Đây! Nếu theo lời của Phục-Nguyên con giảng giải rằng ; Linh-hồn là một điểm linh-quang của Thượng-Đế. Nhưng nếu Thầy đòi hỏi một bằng chứng cụ-thể thì Phục-Nguyên con tìm đâu ra ? Thầy muốn cho con hiểu linh-hồn qua sự thăng-hoa để mà biết rằng, linh-hồn nầy có thật và bằng những biện-pháp khoa-học cũng có thể kiểm chứng rằng có linh-hồn. Bởi vì sau đây con sẽ đối đầu với nhiều nhân-vật. Giả-sử như không phải là những trẻ tầm-thường hay những trẻ hiểu cái lý của qua kinh điễn, nhưng Phục-Nguyên con cũng có thể làm sáng tỏ, bởi vì Đạo là như thế nào ? Đạo là một chỗ để nương dựa mà hiểu được sự sáng của những gì trôi qua trong nguồn-gốc u-minh đó Phục-Nguyên con ! Phải không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ, đúng như vậy ! THẦY : Mà giả sử bây giờ Thầy đặt lại câu hỏi nhưng theo lúc nảy con có trả lời, nếu mình gây tội-lỗi u-tối thì linh hồn sẽ mờ tối, phải không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Nhưng bây giờ Phục-Nguyên! Con dựa trên điểm nào mà con nói rằng người đó là tội lỗi, và linh-hồn sẽ mờ-ám ? Bởi vì linh-hồn là phần không nhận thức được qua dạng sờ mó, hay qua dạng thấy biết, hay qua dạng đụng chạm trong những cảm-giác của xác-thân đặng, phải không ? và hiện nay theo Phục-Nguyên con! Trường hợp có một số vấn đề hỏi con về phần linh-hồn, nếu xác thực được có linh-hồn và lúc ngồi thiền tâm thì linh-hồn nó sẽ ở đâu ? Và như thế nào gọi rằng trực nhận, và có sự liên quan với phần linh-hồn giữa thể xác ? Phục-Nguyên! Con định tâm ! Không có chi khó hiểu, nhưng mình phải thấu triệt bằng những sự trong vô-hình xuất-phát, phải không ? Đây! Thầy sẽ giảng rõ như lúc trưa.Thầy nói với con rằng : qua cái thể xác này còn có một sự sống tại-ngoại ngoài thể xác thì cái sự sống đó con có thấy hay không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Không thấy. THẦY : Nhưng mà con có xác định rằng có một sự sống tại ngoại thể xác nữa hay không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Con xác nhận có đúng. THẦY : Nếu con xác nhận có đúng thì điểm nào sẽ dẫn chứng rằng sự đúng đó ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Bây giời theo con hiểu thiển-ý xét thấy rằng, bây giờ cái sự sống của con tại ngoại bằng hơi thở, nếu mà không có hơi thở, thì đương nhiên con không được sống, hoặc là bây giờ con đang ngồi đây cái sức nóng hấp-lực của Vũ-trụ con không thấu, nhưng mà con đã bị hấp-lực của vũ-trụ làm cho cơ thể con nóng mà chính tự con thọ cảm nhận được, và bao nhiêu người khác cũng thọ cảm-nhận đặng. Đó là cái sự sống ở bên ngoài để hổ trợ cho cái xác thân bên trong. Bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã trả lời với Đại-Từ-Phụ bao nhiêu đó. Xin Đại-Từ-Phụ dạy tiếp cho con lãnh hội thêm. THẦY: Và bây giờ nếu Thầy đặt câu hỏi để cho con rằng : Bởi vì theo định-luật tuần-hoàn, con người phải có hơi thở để sống, nhưng bất cứ trong một sinh vật nào tại mặt vũ-trụ nầy cũng phải cần thiết sự sống của mình qua hơi thở, phải không ? Và con nói rằng: có một sự sống tại ngoại dựa trên căn bản đó, phải không ? Nhưng bây giờ nếu Thầy nói là bởi vì định-luật Tạo Hóa nó như thế, thì con sẽ nghĩ như thế nào ? Bởi vì cái Tim là nơi cơ-quan dự trử máu trong thân người, mà nguồn thở chính cũng ở đó đó. Thì bây giờ nếu Thầy dẫn chứng bằng sự hiện-hữu thì con có thể cho rằng hơi thở là sự sống tại ngoại của xác thân hay không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo con xét thấy rằng: Đành rằng định-luật của Tạo-Hóa dành sẵn cho con người ngủ-tạng, nhưng mà trong đó trái Tim là cơ quan chính để tiếp khí, nhưng nếu không có khí tại-ngoại bên ngoài thì đương nhiên trái Tim đó cũng kể như là vô-dụng. Bạch Đại-Từ-Phụ ! THẦY : Như vậy là con khẳng định quả quyết hay không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Con khẳng định như vậy. Mặc dù con không thấy “Nhứt-Khí Hư-Vô”. Nhưng mà trái tim được điều-hòa khí là nhở “Nhứt-Khí Hư-Vô”, mà khi trái tim đã ngưng, ngưng thở thì đương nhiên không tiếp được khí Hư-Vô chính đó là xác thân sẽ hoại. THẦY : Và bây giờ nếu Thầy đặt câu hỏi rằng: Nếu sự sống của tại ngoại mà bây giờ linh-hồn có cần hơi thở hay không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Linh hồn không cần hơi thở. THẦY : Như vậy là chính tự con đã mâu-thuẩn lấy mình. Nếu là linh-hồn không cần hơi thở thì sự sống tại ngoại bên xác thân là linh-hồn không có hơi thở thì có nghĩa là tự mình khẳng định là mình bát-bỏ vấn-để có linh-hồn hay sao ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Con không dám bát bỏ không có linh-hồn. Nhưng mà linh-hồn đó theo con xét thấy rằng đó là chứa cái sự sáng. THẦY : Đó, thấy chưa? Bây giờ Thầy chỉ lấy một cái mấu-chốt nhỏ để cho con hiểu rõ và xác định rõ về Vô-Hình, sự sinh-hoạt của Vô-Hình đó như thế, nếu mà dẫn chứng càng đi xa thì càng sai thực-tế, và nếu sự dẫn chứng trong mơ hồ sẽ càng sai lệch. Bởi vì bây giờ theo như con trả lời như thế đó. Nhưng sẽ có những đối lập về nguồn triết-lý nữa, không phải hẳn theo như lời con nói đâu Phục-Nguyên, phải không ? Nhưng bởi vì hôm nay Thầy muốn cho con có một nguồn sáng tỏ dù Đông-Phương hay Tây-Phương cũng phải chấp-nhận có một nguồn sống tại-ngoại xác thân. Phải không ? Chớ nếu bây giờ con kiểm chứng bằng Đạo học thì Thầy cho rằng đúng. Nhưng nếu con kiểm chứng bằng khoa học thì Thầy cho rằng sai. Con nghĩ thế nào ? Phải không Phục-Nguyên ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy ! THẦY : Giả sử bây giờ trong Đạo học cho rằng Âm-Dương là có, cho rằng Thái-Cực là có và cho rằng Hư-Vô là có. Nhưng về khoa-học thì gọi rằng không. thì con sẽ như thế nào hòa hợp đây ? Bởi vì Thầy muốn cứu vãng một số nguyên-nhân rải-rác trên mặt địa-cầu nầy, do vì những thuyết lý hoặc lúc đó đã đi sai-lệch từ một mấu-chốt nhỏ mà dẫn đến những sai-lầm lớn, và càng sai lầm bây giờ không biết đường nào để tháo gỡ ra cái sai lầm đó bằng một cách mơ hồ, lúc nhận là đúng, khi cho rằng sai. Thế cho nên nay Thầy phải nhọc lòng giáng-hạ giảng cho Phục-Nguyên con biết thế nào là Vô-Hình ? và Vô-Hình nầy nó sẽ làm sáng tỏ những cái lý Hữu-Vi từ xưa đến giờ. Nếu theo rằng Phương-Đông cho đúng mà Phương-Tây cho sai,thì con nghĩ như thế nào?Phải không Phục-Nguyên? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Bây giờ Thầy nói cho con biết rằng, một sự sống tại-ngoại ngoài xác thân như theo Thầy giảng ban trưa đó! Thầy cho rằng, Thầy ví con là xác thể đi, cũng như cái bào-thai tượng trong bụng mẹ, thì cái bào thai đó ẩn nằm trong bụng mẹ chẳng có biết gì. Mà chính cái bào thai đó cũng chẳng có biết mình có một sự sống tại ngoại ngoài xác thân mình nữa, phải không ? Thì bây giờ cái phần xác thể con hiện-hữu đây, chính con cũng ngỡ nó là thân xác tạo ra do cha mẹ và sự di truyền bản-năng mà có thể xác nầy, hoặc những tập-quán hay những tánh tình, hay những thói quen do sự sống của cha mẹ tạo ra, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Mà đâu có ngỡ rằng còn một sự sống tại ngoại mà sự sống nầy không phải do một xác thể hữu-hình cấu tạo nên. Bởi vì sự sống tại ngoại nầy do sự cấu tạo của bản-năng Tạo-Hóa thế cho nên không thấy, không nghe và chỗ không thấy, không nghe, không biết mới gọi rằng Vô-Hình. Thầy tạm mượn danh từ đó gọi là linh-hồn, và bây giờ Phục-Nguyên, con biết linh-hồn nằm ở đâu không ? P.N : Kỉnh Bạch Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Và con phải có đặt câu hỏi rằng : nếu khi bỏ xác thì cái sống tại ngoại nầy có trôi theo cái phần xác thể nầy hay không ? và cái sự sống tại ngoại nầy nó có tồn tại theo cái xác thể hay không ? Đó chính là những câu hỏi mà Thầy mong muốn con hỏi đó. P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo con thiết nghĩ rằng, thường nói rằng cái Phách nó không còn vướng vất với cái xác thân nữa đó là thể Phách tại ngoại. Mà nếu con người gây nghiệp nhiều thì chính cái nghiệp đó nó làm cho cái thể Phách mờ, hoặc là người không tu hành thì không bứt được cái thể Phách đó. Chính đó là cái ngầm ở trong cái đau-khổ của thế-gian bởi vì cái nghiệp của cái phần xác đó gây ra. Bạch Đại-Từ-Phụ ! Có phải đúng như vậy không ? THẦY : Bây giờ Thầy hỏi với con rằng, nếu con xác định vị-trí Thể-Phách và Linh-Hồn có sự cách biệt hay không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo con xét thấy rằng, không có sự cách biệt. THẦY : Dựa trên chứng cớ nào, và con có thể trực nghiệm cho Thầy một điển hình hay không ? P.N : Bởi vì cái Thể-Phách thì nó nuôi xác thân, nếu mà cái xác thân được Tinh-Luyện thì cái “Thể-Phách Thanh-Khiết” nó mới hiệp với phần hồn được sáng-suốt thì người được phát triển trí-huệ. Còn ngược lại cái Thể-Phách không có trong lành, cái phần Thần mờ ám thì như vậy cái phần hồn không sáng suốt, chính đó là không có tiếp thu được với “Vô-Hình Hư-Vô”. Bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo con nghĩ như vậy, xin Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Này Phục-Nguyên ! Cái ý nghĩa và cái sự hiểu của con cũng có cơ sở. Nhưng bây giờ Thầy muốn cho con hiểu thực-tế hơn qua vấn để Vô-Hình. Con đừng hiểu theo những cái gì lập-luận từ xa xưa trôi theo thời-gian đến nay. Và Thầy muốn con phải thấu-triệt linh hồn của mình ví như bàn tay của mình nắm được vật-dụng. Và Thầy muốn cho con hiểu rõ linh hồn của mình ví như là lúc mình va chạm sự nóng lạnh mà mình thấu-triệt được, chớ đừng có mơ-hồ hoặc đừng có hiểu theo như sự thông thường. Bây giờ Thầy hỏi con : chớ nếu con xác định rằng không sai biệt giữa linh-hồn và Phách, mà con nói cái Phách sáng, mà con có thể thấy được hay không? Thế nào là Phách mờ? Và thế nào là Phách sáng ? Và bây giờ Thầy hỏi một điểm chánh yếu nữa là Thần là cái chi? Mà Thần nằm ở đâu ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Theo con thiết nghĩ rằng: Nếu con người có cái xác-thân thế-gian nầy đã gọi rằng có, mà bởi vì mờ-ám do mê vật-chất của thế-gian, cộng thêm lục dục thất tình, vì thế nó bao phủ hết nên gọi rằng mờ hồn. Mà khi đã quyết-chí quay về con đường tu, tịnh-luyện cái xác thân và tâm phủi sạch hết những cái gì mà còn dục-vọng ham-muốn, càng ngày càng an-lạc thì đương nhiên cái trí-huệ bừng sáng thấy hết tất-cả những gì giả-dối đó bằng cái trí-huệ thấy và tỏ ngộ được tất cả những cái gì để giải-thoát cái cảnh trần-gian đau-khổ nầy. Không còn ngoại cảnh cám-giỗ nữa và nội tâm lúc nào cũng thanh-tịnh an-lạc cái trí nghĩ được sáng-suốt, minh-mẫn không có còn mờ-ám thì theo con xét nghĩ đó gọi rằng là linh-hồn, mà chính cái đó là cái xác nhận cái linh-hồn để thấy cấu tạo trong sự sáng và khi không nghĩ nó nữa tức nhiên cũng kể như là không thấy có linh hồn. Mà cái linh-hồn khi ứng-hiện là sự sáng để thấy và không nhầm lẫn nữa. Bạch Đại-Từ-Phụ! Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Con cố gắng định tâm. Bởi vì những lập-luận về Chơn-Lý nó phải chửng chạc và dựa trên những cái gì có thể nắm bắt được căn-bản để đánh phá tất-cả những lý-thuyết trừu tượng mơ-hồ, hoặc là theo sự hiểu biết của mình trong cái hạn hẹp khía-cạnh hữu-thể. Hôm nay Thầy muốn cho con Phục-Nguyên hiểu rõ qua vấn-đề linh-hồn và con sẽ phối-hợp tất-cả các Tôn-giáo trong mặt địa cầu nầy dù nó nằm nơi Phương-Đông hay ẩn Phương-Tây cũng thế. Phải đồng một sự nhất-trí, hiểu rằng xác-định nó như thế mà hướng về một nơ,Thầy sẽ cho sau, phải không ? Bây giờ nếu trường hợp con cho rằng có thất-tình lục-dục, và vì cái thất tình lục-dục đó Phách mờ, và con cho rằng linh-hồn là chúa sự sáng. Nếu xác thể làm việc đúng thì linh-hồn được sáng, và nếu không nghĩ đến nó là không có linh-hồn. Bởi vì con có biết linh-hồn đâu mà con nghĩ đến.Phải không? Bây giờ Thầy giảng một cách rất tiêu biểu. Này Phục-Nguyên ! Hãy định tâm. Bởi vì Thầy xác định với con rằng: Có một nguồn sống tại-ngoại ngoài xác thân. Nhưng Thầy quả-quyết rằng : Trong thế-gian hữu-hình nầy, không ai cảm-nhận đặng, không ai nắm biết đặn, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy ! THẦY : Bây giờ Thầy nói cho con rằng như vầy; Nếu bào thai biết rằng mình nằm trong bụng mẹ, thì cái bào thai ấy sẽ làm gì ? Và nếu bào thai nằm trong bụng mẹ biết sự đau khổ của thế-gian, bào thai nầy không có được sanh trưởng ngoài hữu-hình đâu, phải không Phục-Nguyên ? Nhưng mà qua quá-trình để nuôi dưỡng cái bào thai nầy thì do cái gì ? Do cái nguồn khí của mẹ hấp-thụ. Nhưng mà nguồn khí nầy tạo sinh bởi cái gì ? Bởi những vật ăn thức uống, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Và hôm nay cái nguồn sống tại-ngoại nầy nó được cấu trúc do thức ăn của Tạo-Hóa, con biết thức ăn của Tạo-Hóa là thế nào ? P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy ! THẦY : Đây, Thầy sẽ giảng rõ : Nếu trường hợp có một nguồn sống tại ngoại ngoài xác thân thì sự sống đó lập luận cũng như cái thế-giới hữu-hình có chi khác, và cái thức ăn, cái nguồn sống của linh-hồn chính là sự thấu-triệt và sự hiểu biết cảm nhận của thể xác. Vì nếu thể xác có cảm nhận rằng mình còn sống nữa, và mình biết nuôi dưỡng nguồn sống đó là những mãnh-lực tinh-thần để trưởng-thành cái linh-hồn đó càng ngày càng được vững-vàng và càng thấu-triệt hơn về mặt Vô-Hình nữa, đó Phục-Nguyên ! Nhưng phần sống ngoài thể xác nầy bởi vì hòa nhập trong cảnh giới của Tạo-Hóa, thế cho nên làm sao con biết được hả Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Bây giờ Thầy giả sử nếu trường hợp. Hôm nào con bị đánh, con bị đòn đau, xác con đau, con biết nhưng mà qua cơn đau rồi thì thôi, phải không? Và Thầy sẽ lấy cho con một giả dụ, như lúc con nằm ngủ, bỗng con chợt con la lên và con cũng có trạng-thái đau như lúc thể xác con bị đánh đau. Đó là cái gì đó ? Hỡi Phục-Nguyên ! P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đó là linh-hồn. THẦY : Và có những cảnh huống rùng-rợn xảy ra trước mắt con thì lúc con thấy , con sợ, con hốt-hoảng, con kinh hoàng và một thời-gian nữa trôi qua con được ổn-định. Nhưng có đôi lúc do vì một cơn thiếp, hay là một cơn ngủ con sẽ thấy cảnh tượng nó diễn ra trước mắt mình, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Đó là chi ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Chính đó là linh-hồn. THẦY : Vậy thì bây giờ trong cái giả dụ của Thầy thì con có thể kết-luận là linh-hồn nó nằm ở đâu không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Chính linh-hồn nó diễn tượng ra những cái gì mà đã qua, để nhắc nhở lại, để biết và thấy ở trong cái sự… THẦY : Bây giờ Thầy nói cho con rõ, nếu theo người luyện Đạo và trực-nhận Đạo qua thể xác nầy thì làm sao mà biết mình có được những gì để mình biết rằng mình đã có cái nguồn năng lực từ Tạo-Hóa, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy ! THẦY: Làm sao con cảm-nhận được ? Nhưng mà sự cảm nhận của con người khác có hiểu được hay không ? có biết được hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con không biết. THẦY : Thế thì Thầy cho con biết rằng: nếu trường hợp mà con có những cái gì con ước-ao; con ước muốn và con tô vẽ cho mình những sự tương-lai thì vào một lúc nào đó tự-nhiên nó diễn ra cho con y như lúc con suy-nghĩ. – Thì đó là chi ? Và Thầy hỏi con rằng : Đệ-Nhị Xác-Thân là cái gì ? Đệ-Nhị Xác-Thân nằm ở đâu ? Tại sao đã có xác thân, mà còn gọi là Đệ-Nhị Xác-Thân nữa là cái gì ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Này Phục-Nguyên! Chuyện quá đơn-giản và cũng dễ hiểu, phải không ? Đệ-Nhị Xác-Thân, chính là sự sống tại ngoại ngoài thân-thể mình, là linh-hồn, chớ có cái gì đâu, phải không ? Nhưng mà bởi vì sao gọi là Đệ-Nhị Xác-Thân ? Bởi vì xác thân đó không có hình, không có ảnh, không thấy, không nghe, không sờ mó. Nhưng sự sống lúc nào cũng thấu-triệt hết từ bản thể xác thân và trực-tiếp với Tạo-Hóa bằng một nguồn linh-năng vô-hình, đó Phục-Nguyên ! Phục-Nguyên hiểu sao ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Phải hay không, Phục-Nguyên ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Phải như vậy ! THẦY : Nhưng con nên nhớ rằng : Linh-Hồn khác và Thức nó khác đó, đừng lầm lẫn. Tại sao gọi rằng Thức ? Bởi vì có những cái gọi rằng những cái danh-từ đặt ra gọi là Thức, và có những cái điểm mà Linh-Hồn xảy ra không cần Thức, phải không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Như bây giờ điển-hình Thầy hỏi con rằng: Đệ-Nhị Xác-Thân có phải là Thức hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Đó là không phải Thức. THẦY : Tóm-tắt con nghĩ như thế nào ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo con xét thấy rằng : Nếu mà cái phần xác thân hiện-tại được thanh-khiết, tạo nghiệp ít, khi tu thì trở về thanh-tịnh thì chính cái linh-hồn đó gắn liền với lại điểm linh-quang của Đại-Từ-Phụ thì cái điểm linh-quang đó gắn liền lại xác thân. Chính đó là linh-hồn tại-ngoại. THẦY : Không phải con trả lời rất là sai. Bây giờ Thầy khẳng-định với Phục-Nguyên con rằng. Dù con không tu và con không biết gì về đường tu, con cũng vẫn có cái xác thân tại-ngoại ngoài linh-hồn. Chớ không phải nói rằng tu thanh-khiết rồi mới trực nhận với linh-hồn. Không phải thế. Con phải nhận-định cho đúng phần linh-hồn nầy mới được, còn không, không khéo mập-mờ về trong cái triết-lý Vô-Hình là không có được. Phải không ? Bây giờ Thầy không nói tu hay là không tu, nếu đã có một xác thể cấu-tạo của cha mẹ ra một sinh thể mới, là con người thì là có một xác thân tại ngoại rồi, dù lớn hay nhỏ, dù trẻ hay già, dù nam hay nữ, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Nhưng bây giờ Thầy sẽ giảng cho con rõ rằng cái xác thân tại-ngoại đó luôn luôn nằm kề bên cái xác thân hữu-thể này. Và mọi sự diễn biến của xác thân nầy giả tạm linh-hồn đều thấu triệt, đều được cảm-nhận qua sự liên đới của phần cấu-tạo linh-năng Tạo-Hóa đó ! Thế cho nên, hồi nảy Thầy dẫn chứng cho con đó. Nếu trường hợp có những cái gì khủng-hoảng thì xác thân nầy đã trực-nhận đã thấy rằng sự đó là sự việc đau-đớn hay là ghê-tởm. Lúc đó cái nguồn linh-năng liên-đới với xác thân tại-ngoại cũng tiếp nhận được và linh-hồn mới ghi nhận, ghi nhận qua cái xác thân hữu-thể nầy, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY: Rồi khi xác thân hữu-thể nầy không làm việc hoạt động bằng chân tay hay trí-óc. Thì lúc đó vị-trí của linh-hồn sẽ xuất-hiện diễn-đạt lại cho xác thân hữu-thể nầy biết – Phải không Phục-Nguyên ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Thầy lấy bằng chứng, bây-giờ nếu trường hợp có một sự việc xảy ra vân-vân …, như sự việc gì xảy ra ở ngoài mặt hữu-thể nầy, nhưng bình-thường thì con nghĩ rằng là chỉ con biết, phải không ? Và con cố đè nén chìm lãng sự việc đó vào trong quá-khứ. Nhưng lúc con tham-thiền là động-tác của xác thân nầy tạm yên-ổn, tạm chìm lắng thì lúc đó vị trí linh-hồn xuất hiện, sẽ gợi nhớ cho con những sự việc đã qua. Phải không này Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Như vậy thì con đã hiểu hay chưa ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu. THẦY : Chớ không phải là thức, mà cũng chẳng phải là nghiệp, cho nên định nghĩa cho rõ-ràng. Thế nào là nghiệp ? Thế nào là Thức ? Vì sự cố xảy ra dù mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, hoặc gần cả cuộc đời. Nhưng lúc tâm-tư con được thoải-mái và con nằm nghỉ trong tư thế an-ổn xác thân. Lúc đó linh-hồn hoạt-động mạnh-mẻ sẽ gợi nhớ đến cho con. Bởi vì xác thân nầy có một sự liên đới với linh-hồn, cho nên những hành động gì xảy ra từ xác-thân này linh-hồn đều ghi nhận. Thầy muốn dẫn giải cho con để cho con chứng-minh rằng đã có linh-hồn. Phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Chứ không phải đó là thần kinh để nhớ, hay là, đó là bởi vì trí nhớ của con người. Không phải thế đâu ! Nếu gọi rằng trí nhớ của con người, thì sự nhớ đó đôi khi bắt chợt nó đến. Và tại sao nếu gọi rằng sự nhớ của con người có những lúc sự việc nó đã xảy qua con muốn cố tìm nhớ, cố moi óc để nhớ, mà sao không nhớ ? Phải không ? Phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy ! THẦY : Mà sự nhớ, sự biết tạm mượn danh từ gọi rằng Thức đó. Thầy muốn mổ-xẻ cho con hiểu rõ phần linh-hồn là khác và như thế nào là linh-hồn ? – Linh-hồn nằm ở đâu ? Linh hồn nằm trong khoảng không gian ngoài xác thân, nhưng luôn gần-gũi với xác thân. Và mọi sự hoạt-động của xác-thân linh-hồn đều ghi nhận, linh-hồn đều diễn-biến. Thế cho nên, lúc con chết bỏ xác thì linh hồn sẽ về đâu, hả Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Từ nãy chí giờ Thầy giảng con đã tạm hiểu chưa ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã tạm thấu-triệt. THẦY : Thế thì con phải xác định rõ là hơi thở khác, linh hồn khác con có nhận định như theo Thầy nói hay không? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phu ï! Con đã xác-định đúng như vậy. Hơi thở là chỉ để nương cái xác thân, chớ không phải hơi thở là linh-hồn. THẦY : Đó ! Thế cho nên, sự hiểu sai biệt và sự hiểu trong cái trí hữu-vi nó không có giải-quyết được về phần vô-hình. Phải không, này Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phu ï! Đúng như vậy ! THẦY : Nếu mà con nói rằng: Hơi thở là linh-hồn. Thế thì lúc chết, là tức-nhiên không thở nữa, như vậy là linh-hồn không có sao ? Thầy khẳng-định và quả-quyết với con rằng: Linh-hồn vẫn còn tồn-tại. Đây, Thầy dẫn chứng cho Phục-Nguyên. Bây giờ giả sử như có một xác thể đó đã lìa đời, nhưng linh-hồn còn vướng-vất, bởi vì cái xác thân tại-ngoại này nó không hài-lòng với cái sự ra đi đột-ngột của cái xác-thể này, và cái điều kiện ra đi của xác thân này, xác- thể nầy, linh-hồn chưa trực nhận. Thế cho nên còn lảng-vảng.Phục-Nguyên hiểu hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã hiểu… THẦY : Và linh-hồn đó sẽ đến với cái thế-giới hữu-hình này qua những dạng, để cho thế giới hữu-hình được tiếp nhận, được tiếp thu rằng: Sự ra đi của cái xác thể đo,ù đó là linh-hồn không hài lòng, đồng ý, và hiện giờ linh-hồn đang chơi-vơi. Phục-Nguyên có hiểu hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã hiểu… THẦY : Bởi vì sao? Bởi vì có thể rằng, linh-hồn tìm cách báo mộng cho một người, và cái người đó không có biết những cá-tánh của xác thể này đã chết, đã qua đời. Nhưng mà linh-hồn sẽ gợi nhớ để cho cái người hữu-hình đó trực nhận rằng: Cái người chết này linh-hồn vẫn còn lảng-vảng. Phục-Nguyên con có hiểu hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu… THẦY : Thế thì linh-hồn sống ở đâu? Thấy chưa ? Cho nên Thầy muốn rằng Phục-Nguyên con hiểu cho rõ, thấu triệt cho thật là chặt chẽ về cái lý Vô-Hình. Bởi vì cái lý Vô-Hình nầy rất là cao-siêu với cái thế-giới Hữu-Hình nầy, phải không Phục-Nguyên ? Và cái linh-hồn đó, cái sự sống tại-ngoại đó vì có còn sự liên đới với cái thể xác. Thế cho nên linh-hồn cứ ngỡ rằng thể xác đó còn sống và linh-hồn đó cứ quanh-quẩn nơi thể xác sống, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Phục-Nguyên định-tâm. Thầy cho phép con hỏi trong khoản linh-hồn – Nếu người chết sẽ đi về đâu ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! THẦY : Con định tâm, để cho Thầy …
|