THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN

Ngọ thời, ngày 01 tháng 07 niên Tân-Mùi

(10-8-1991)

THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN

THI

NGỌC tỏ CAO-siêu ngọc nhiệm-mầu,

HOÀNG-Thiêng ĐÀI Phụ ngưởng thâm sâu,

THƯỢNG đình TIÊN-giá hòa con trẻ,

ĐẾ khuyết ÔNG ban tiếp điễn trao.

GIÁO huấn PHỔ hoằng nguồn Đạo-đức,

ĐẠO thành TRUYỀN bá khắp NĂM-CHÂU.

NAM-kha CHƠN-khuyết hằng HƯ-THÁI

PHƯƠNG thức huyền vững nhiếp-thâu.

BÀI

Này Phục-Nguyên! Ngọ thời tiếp điễn,

Vững tâm bình thể hiện lời Thầy.

Vô-Hình-Quan tỏa chuyển xoay,

Vào môn trọng-yếu giờ đây hóa-hoằng.

Trải bấy lâu dương trần không rõ.

Cõi Vô-Hình nào có ẩn-tàng.

Nhưng con trần thế nghinh-ngang,

Dụng trong trí óc phủ-phàng bác đi.

Này con ơi! Huyền-vi chuyển Đạo,

Đâu phải lời cao-ngạo hóa truyền,

Ngày nay Thầy tiếp Phục-Nguyên.

Cho tròn nguồn Đạo Huyền-Thiên tại phàm.

Này con ơi! Nhở-nham, nham-nhở,

ĐẠO Kỳ-Ba trắc-trở bao phen,

Bởi do thói tánh thấp-hèn,

Sống trong tư kỷ lu đèn chơn-linh.

Nay có con hy-sinh hoằng ĐẠO,

Nẽo cứu đời gở tháo gông cùm,

Thay Thầy danh hiệu Huyền-Khung,

Trưởng hoằng Đạo pháp thung-dung cứu người.

Ôi! Lòng người dễ-duôi thái-quá,

Thường bài-bác đả phá Đạo thâm,

Hoặc là một số hiểu lầm,

Cho nên tà lý bần-thần hại nhau.

Này con ơi! Đạo-Cao phải biết,

Ma phá nhiễu quỉ diệt kế bên,

Thầy cho con biết lập nền,

Dựng gầy giáo-lý tuổi tên lẫy-lừng !

Bao Giáo-chủ chùn chưn con hỡi !

Bao người sai đang đợi chờ con,

Đức, Trí, Tài sẵn vuông tròn,

Với là Đạo Hạnh mong con nhớ rằng !

Nay Thầy tiếp thêm phần buổi trước,

Để cho con hiểu được vẹn toàn,

Đường Thầy về đến Tây-Phan,

Lắm nhiều bẩy-rập hố-hang sập hầm.

Này con ơi! Âm thầm hướng Đạo,

Thời kỳ nầy rốt-ráo ở con;

Thời kỳ lừng-lẫy chánh-chơn,

Có con sáng Đạo huyền đơn khai truyền.

Rồi sau đây mối giềng Đại-Đạo,

Rất nhiều nơi kiến tạo tìm con,

Năm-Châu các nước vĩnh-tồn,

Học qua Đạo-Pháp ở con Bí-Truyền !

Vì vấn-đề đầu tiên mô-phỏng,

Trong Siêu-Hình ai sống được đâu,

Với lại chẳng hiểu nhiệm-mầu,

Lẽ cao kín ẩn rất sâu lý truyền !

Chỉ có con Phục-Nguyên hữu-thể,

Tiếp lời Thầy giảng để người nghe…

Cho đời thấu hiểu e-dè,

Chớ đừng nhầm-lạc muội-mê quá chừng !

Khi có cõi mong-lung Trời đất,

Chia hai phần tràn-ngập khí vào,

Một phần có thể thấp cao,

Một phần vô-thể làm sao tận-tường !

Rồi con ơi! Chơn-Dương Sức Nóng,

Càng lên nhiều sự sống càng cao.

Một bên thực-tế anh trào,

Sống trong bóng tối làm sao thấy đường ?

Vì Vô-Hình không nương-náo đặng,

Nói chung là các chặn không hình,

Không hình sao biết cao-minh ?

Thế nên khó nói Siêu-Hình ở đây !

Tuy không hình như thây kẻ sống,

Nhưng có hình sự sống ẩn-tàng !

Đó là hàm phỏng chứa-chan,

Là bên thế-giới vô-vàn nấu-nung !

Trong Vô-Hình lung-tung lạ chạ,

Vì chưa có đặt cả phơi bày,

Thế nên chẳng biết là ai !

Cứ trong nhốn-nháo sống vầy mà thôi !

PHÚ

Này Phục-Nguyên! Con ơi gắng nhớ,

Chữ Vô-Hình khó gỡ ở đây,

Vô” là “Không” vạn-lý theo Thầy,

Không hình ảnh như vầy khó nói.

Nếu nói ra như tên thầy bói,

Đoán non già ở cõi Vô-Hình,

Sao đặng rõ lý tuyệt chơn-minh,

Đây Thầy giảng huyền-linh Thượng-Đế.

Nếu có thân con người thực-thể,

Tức có hồn đặt để bên trong,

Một phần “Vô” là ở cõi lòng,

Một phần “Hữu” trần hồng xác tục.

Nhưng con biết bởi vì trí-thức,

Nhưng con hiểu bởi sức thần-kinh,

Do cảm-giác nóng lạnh thể hình,

Con nhận biết vì mình thừa hiểu !

Sanh xác ra cho con trọng-yếu.

Mắt con thấy Tai hiểu nghe lời,

Miệng biết nếm trong chỗ mùi hương,

Và Thể tích tăng cường theo lực.

Là do bởi con theo định-luật,

Giống sinh vật chi cực hóa-sanh,

Con hơn vật ở chỗ ngũ-hành,

Và hiểu biết thật rành tất-cả.

Vì trí-não đã thâu gồm cả,

Thế cho nên con đã sống dài.

Nhưng con hiểu xác chết ngày mai,

Hồn ở đâu vậy rày nương-náo ?

Đây Thầy cho con tường hết ráo,

Để Đốn ngã gió bão văn-minh,

Cho rằng hay thể-chất hữu-hình,

Không linh-hồn không tình gì đó!

Tuy con mất xác thân đã bỏ,

Nhưng oan-hồn đâu rõ con ơi !

Trong lúc đó lìa xác chơi-vơi,

Là sợi dây nối đời từ trẻ.

Lúc bào-thai tượng trong bụng mẹ,

Là chơn-tức hấp lẹ hấp mau !

Và một khi con bỏ xác nào,

Hơi thở mạnh dứt vào con chết !

Những cái gì tượng lên và kết ?

Thì sau đó con chết y vầy,

Nhưng con ơi! Là chỗ rất hay !

Do sao biết hồn nầy tạo dựng ?

Ngày sanh ra các con dẫn chứng,

Điểm linh-quang trưng-dụng các nơi,

Một khi sắp là trẻ ra đời,

Tự tiếng khóc nhập rời hồn-phách.

Lúc bỏ xác con đây lại tách,

Qua thế-giới muôn cách Vô-Hình,

Cuộc sống mới từ đó trưởng sinh,

Con hòa nhập không tình không thể.

Nhưng lúc chết vì hồn nhiễm thể,

Nhiễm từ xác đã để ăn sâu,

Nên chết đi hồn nọ buồn-rầu.

Hoặc nhớ lại những màu sống cũ …!

Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Ngày hôm nay Thầy giảng cho con về “Vô-Hình-Quan”, nhưng vấn-đề Vô-Hình nầy rất là trọng-đại. Bởi vì con nên nhớ rõ, nếu không vững trong cái lý Vô-Hình thì không thể đánh ngã đuợc lý Hữu-Hình đó. Vì thế-gian chỉ biết hiểu trong một cái kiến-thức cá-nhân hoặc hiểu trong một cái kiến-thức của tập-thể nào đó, rồi kết hợp. Nhưng cũng trong cái lý Hữu-Hình và không vượt thoát giới-hạn của sự hiểu biết mình tiến xa hơn một cảnh giới khác. Cho nên về vì không thấu hiểu rõ hoặc vì hiểu mù-mờ và không nhận định được những gì của phần Vô-Hình. Đó cũng là một điểm thiếu sót, và ngày hôm nay, Thầy cho con hiểu : vì khoa-học văn-minh có mức tiến-bộ, với lại có ý muốn tìm hiểu sâu-xa về phần Vô-Hình.

Này Phục-Nguyên! Con nên nhớ rằng, một khi mức tiến của Hữu-Hình nó đã đi quá xa về phần hữu thể nó sẽ trở ngược lại về phần như thế nào, bây giờ mức tiến hữu-thể nó đã đến định mức nầy và tiến xa hơn nữa là cái chi đây ? Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Và Thầy sẽ thông-báo cho con biết rằng : chỉ duy-nhứt những phần trực-ngộ tâm-linh mới tìm hiểu điểm Vô-Hình. Nhưng ai giải về phần nầy, đó Phục-Nguyên ?

Nếu mà sống trong cái thế giới Vô-Hình, sống trong sự sống của nhận-thức, tri-thức, trí-thức, kiến-thức, học-thức và thể-thức, những phần mô-thức nầy kết hợp trong cái thức của hữu-thể thì không thể giải đáp trong Vô-Hình, đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Vì mình sống, mình hiểu trong cái cuộc sống, mình hiểu trong cái phạm-vi giới-hạn đó thôi. Còn phần khác thì làm sao mà hiểu rõ được, và người có đặt bàn tay vào nước nóng mới thấy cái sự nóng của nước, đặt bàn tay vào cái lạnh mới biết cái lạnh như thế nào ? Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Thế cho nên nếu không có những phần Thiêng-liêng và Vô-Hình về giải đáp hoặc diễn-đạt tạm mượn lời của Hữu-Hình mà mô-phỏng về thế-giới Vô-Hình thì làm sao mà hiểu rõ đặng ?

Này Phục-Nguyên !

Thế thì như con hiểu như là nếu Thầy gọi rằng con tạm có trí-huệ trong chơn-lý Đạo thì con hiểu sao về phần Vô-Hình ?

Phục-Nguyên con cho Thầy biết.

Đây chính là đề-tài được mở rộng mà nửa sau nầy có thể nói rằng những phần đi tìm hiểu, những phần nguyên-nhân giác-ngộ sẽ tìm đến con. Mà chính những phần nầy là làm sáng Đạo, đó Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Bởi vì thế-giới Hữu-Hình hôm nay đã tiến xa quá tầm mức và đã hiểu đến tận cùng, nhưng còn đang lơ-lửng. Bây giờ phải có một điểm tựa, mà điểm tựa đó sẽ cứu-vãn lại những phần nguyên-nhân lơ-lửng trong cuộc sống văn-minh khoa-học. Mà chính những phần nguyên-nhân nầy là những phần có tầm hiểu biết Đạo, nhưng chưa xác định được nó như thế nào . Giả sử bây giờ Thầy hỏi rằng: Con nói Đạo là như thế nào? Sao gọi là Âm-Dương? Thì con sẽ mô-tả như thế nào? Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Thầy ! Đúng như vậy !

THẦY : Bây giờ Phục-Nguyên! Con cho Thầy biết rằng con có một óc quan-sát và nhận định như thế nào về Vô-Hình ? Thầy cấm nói vấn-đề trừu-tượng.

P.N : Con kỉnh Đại-Từ-Phụ ! Xin Đại-Từ-Phụ dạy cho con lãnh-hội.

THẦY : Bởi vì một hàng cứu-thế một phần giảng Đạo con phải nắm rõ yếu tố nầy, nếu không thì con không thể nào giảng thuyết và không thể nào làm cho bức màng vô-minh của hữu-thể được mở rộng ra. Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy !

THẦY : Thế thì con cứ nói cho Thầy biết, theo sự hiểu biết theo trình-độ nhận-thức qua quá trình tu học của con từ bấy lâu nay. Thì như thế nào là Vô-Hình ? và Vô-Hình? Và Vô-Hình có thực-tế hay không? Hoặc là như thế nào gọi rằng là một linh-hồn, và linh-hồn sẽ ở đâu ? Về đâu, khi phần xác được gởi lại trần-gian, và trong cuộc sống linh-hồn đó như thế nào ? Tại sao nếu cứ bỏ xác thì phần linh-hồn vẫn còn? Thế thì bao nhiêu linh-hồn mà gọi rằng đủ 96 (chín mươi sáu) ức nguyên-nhân hả Phục-Nguyên?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Dạy cho con !

THẦY : Như vậy là con không có một nhận-thức về phần Vô-Hình, phải không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Con cũng chưa quán thông được về phần Vô-Hình.

THẦY : Nếu sự quán-triệt về Vô-Hình được tuyệt-đối thì bức-màng của vô-minh trong thế-giới Hữu-Hình trong Kỳ-Tam, trong một thời đại văn-minh kiến-thức mở rộng sẽ được phá tan, và nhờ cái lý Vô-Hình nầy, con mới đạp đổ những thành-kiến từ bấy lâu nay trong sự mê-tín, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Thầy cũng mong muốn rằng, Phục-Nguyên con trong thời-gian tương-lai sẽ mổ xẻ và con sẽ làm sáng tỏ Chơn-Lý.

Như thế nào gọi rằng Chơn-Lý ?

Nếu những gì không hiểu rõ thì cái lý đó gọi rằng cái lý mờ-ám, và những cái lý đó do vì cuồng-vọng hay do vì cái vọng thức mà sai niệm. Thế cho nên càng đi sâu vào càng lôi-cuốn bao nhiêu người trong cảnh-giới Hữu-Hình nầy sai lạc, đó Phục-Nguyên !

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Mà Đạo trong Kỳ-Tam tức rằng là một mối Đạo Thầy gồm từ Nhứt-Kỳ, Nhị-Kỳ, lẫn Kỳ-Tam. Nhưng vì Nhứt-Kỳ còn sơ thỉ trong một nguồn sống chơn-thật và sự hiểu biết về những gian-xảo, hay sự hiểu biết về những phần ác-trược chưa nhiễm nhiều. Thế cho nên, sự dạy Đạo chỉ trong tồn lại trong những lý đơn-giản, và lúc đó tâm linh còn chơn-chất cho nên những chơn-lý cũng dễ minh.

Qua thời Nhị-Kỳ do vì nhơn tâm đã bị xáo-trộn qua chiều hướng dục-vọng, qua chiều hướng đam-mê sự Vô-minh tràn-ngập dẫy-đầy. Vã lại trong số từ thời Nhị-Kỳ thì lúc đó nguyên-nhân còn trong một cái bào-thai, và từ cái bào-thai đó trưởng sanh ra, trưởng sanh ra tan dần theo thời-gian, cho nên cái nết chơn chất đầu tiên theo màng vô-minh, màng của thế-gian nầy mà từ từ làm mờ đi ánh sáng của linh-quang Thượng Đế lúc đầu.

Đó Phục-Nguyên ! – Và qua đến Nhị-Kỳ thì sự mờ tối nầy càng tăng trưởng với cuộc sống, lúc nào cũng muốn ngã theo chiều hướng thỏa-mãn, ngã theo phần thể xác nặng hơn. Cho nên phần nặng nó đã lôi-cuốn và phần nhẹ là phần Đạo-Đức nó đã bay bổng đi rồi..

Đó Phục-Nguyên !

Và phần thời Kỳ-Tam thì con người hầu hết đã thiên về cuộc sống trong cái nguồn tri-thức, không còn trong cái sự hiểu biết về tâm thức nữa đó Phục-Nguyên !

Nên hôm nay, Thầy phải giảng-giải về Vô-Hình,

sẽ tiếp với con nhiều thời đàn để cho con được tận thấu hiểu.

Bây giờ Thầy lấy điển-hình trước rằng, ở loài người vì ở loài người có điểm linh-quang của Thầy, đó Phục-Nguyên! – Và từ đó Thầy sẽ đi xa hơn vào ở những loài vật, vào ở những loài thảo-mộc, vào ở những loài noãn-sanh, côn-trùng nó có phần Vô-Hình hay không? Một khi sự sống đối với con người rất cần-thiết. Bởi vì con người cần-thiết sự sống. Tại sao lại sợ chết? Vì con người có một cái ám tượng rằng, chết là một cái gì kinh-hoàng, chết đó là một cái gì đau-đớn, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ Phụ ! Đúng như vậy !

Cho nên con người không muốn gần chết, xa sống và sự sống trong cái thể-xác nầy bao-bọc nặng trần do cái sự hưởng thụ từ đời kiếp. Thế cho nên lúc nào cũng nuôi phần xác, hiểu rằng là phải như thế để sống và phải cần những nhu-cầu để sống. Nhưng các con đã quên rằng trong cái cuộc sống của các con ở trong phần Hữu-Hình trong phần xác thì lại có một phần sống ở ngoài xác nữa. Nhưng phần sống ngoài xác nầy có thấy chăng ? Và vì chỗ không thấy cho nên chẳng biết có một phần sống rất quan-trọng cần-thiết ở ngoài xác nữa.

Đó Phục-Nguyên !

Nhưng phần sống ở ngoài xác nầy, không cảm-nhận, không hiểu biết, không thất tình, không lục-dục, cho nên không đáp ứng nhu cầu của các con ở trong thể xác hiện-hữu này, và sau khi con bỏ xác là lúc đó cái phần hồn đã trở về cái vị-trí của mình là cái sự sống ngoài xác, thì lúc đó con mới cảm thấy rằng trong cái sự-sống nầy quá mới-mẻ, sự sống nầy quá ư là khó chịu đối với sự sống ở xác thể.

Đó Phục-Nguyên, phải không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Đây, Thầy giả-dụ : Bởi vì trong lúc một bầu thai tượng-hình sống bằng sự hô-hấp của cái hơi thở qua Rốn mẹ, thì bào-thai đó cũng có sự sống, nhưng sự sống đó sống trong một cái hữu-thể khác, nhưng cái sự sống nầy có cảm nhận được rằng, mình có một cái sự sống ngoài mình hay không ?

Đó Phục-Nguyên, phải không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Mà nếu giả sử sự sống nầy, một cái nguồn sống nầy đã thấu hiểu biết rằng phải cần nhờ một sự sống bên ngoài mình để nuôi-nấng cho sự sống của mình, thì sự sống nầy sẽ không lọt ra đời trong cái sự biết, sự nghe, sự thấy.

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Vì sự sống ở trong một cái sự sống khác, mà sự sống nầy được tròn vẹn và được an-lạc, được an-nhiên thì lý do gì mình phải đi tìm một cái sự sống khác nữa.

Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Nhưng Thầy cho con biết định-luật. Bởi vì do cái sự di-truyền để sanh-sản ra theo định-luật hóa sanh đó. Cho nên sự sống tạm-bợ này trong bầu-thai của mẹ cũng có thời-gian và cũng phải có hạn-định để được thoát thai ra sống trong cuộc sống tự-lực, thì hôm nay Thầy giảng đó, con đã hình dung được hay chưa ? Thì ví như bây giờ sự sống của con hiện-tại nầy, nhưng con sống nhờ trong một sự sống khác ở phần Vô-Hình, nhưng mà trong cái sự sống hiện-tại hôm nay con đâu có nhận-thức và biết rằng mình còn cần nhờ cái sự sống khác ngoài sự sống hữu thể của mình nữa, phải không Phục-Nguyên !

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Phục-Nguyên, con có hiểu hay chưa ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ, con đã hiểu.

THẦY : Thế thì Thầy tạm tóm-tắt và Thầy đúc-kết, kết-luận trong cái phần Thầy hỏi con rằng : Hôm nay về phần Vô-Hình con hiểu như thế nào ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ! Dạy con, con mới lãnh-hội.

THẦY : Vì cho nên đây Phục-Nguyên !

Con phải biết; một cái sự sống được tượng hình trong thai mẹ, nhưng vì còn quá non-nớt và cũng chưa có đủù khả-năng để nhận-định rằng, mình phải nhờ một cái sự sống của người mẹ bên ngoài mà nuôi-nấng mình. Thì giả tỉ như bây giờ hiện-hữu sự sống xác thân của con, con phải cần nhờ cái sự sống Vô-Hình bao-quát hơn để bao-bọc thể xác của con. Nhưng con đâu có hiểu rằng và con cũng chẳng nhận-thức, và cũng không chấp-nhận sự sống đó là sự sống, một nguồn sống để nuôi dưỡng bao-bọc che-chở mình nữa, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Đó chính là sự sống của Vô-Hình sự sống của linh-hồn.

Thôi Thầy tạm ngưng. Chiều nay Thầy sẽ giảng tiếp về : SỰ SỐNG CỦA LINH-HỒN.

Nếu Phục-Nguyên con còn mơ-hồ và con còn khúc-chiết, hoặc còn mường-tượng vào điểm nào, con cứ tự-nhiên phát-biểu, hay con sắp đặt để những câu hỏi, Thầy sẽ trả lời trọn-vẹn, và Thầy cũng mong muốn rằng con ở tại mặt Hữu-Hình này thay thế trong bước đường hoằng hóa mà giảng-giải với nhu-cầu đáp ứng mà “Đốn-Mê” cho những trẻ còn ngu-si, khờ dại, chỉ biết sống trong cuộc sống giả tạm, mà chẳng biết như thế nào là Vô-Hình, và do những nhận-thức sai-lầm đó, khiến cho màng vô-minh càng bao-phủ làm sao thấy Đạo-được, Phục-Nguyên ?

PHÚ

Này Phục-Nguyên! Thành tâm nghe dạy …

Cõi Vô-Hình đại-khái hiểu-chưa ?

Nếu rằng con đáp là chưa,

Thầy sẽ giảng cho vừa lòng hiểu.

Này con ơi! Vô-Hình khó hiểu,

Bởi vì đời bế khiếu từ lâu,

Với lại con cuộc sống lộn-nhào,

Trong biển tục biết sao vừa ý !

Này con ơi! Vô-Hình thâm-thúy,

Nếu hiểu rõ suy-nghĩ nhiều hơn …

Và từ đó con biết nguồn cơn,

Khai “Đốn Ngộ” những chơn tu học.

Cái gì đây bên ngoài bao-bọc ?

Tấm thân con lăn-lóc trần-gian,

Nếu không hồn đâu có than-van;

Nếu không hồn đâu màng chơn-lý.

Nếu không hồn con đâu suy-nghĩ …

Nếu không hồn sợ cái gì đây ?

Nếu không hồn đâu biết u-hoài,

Nếu không hồn nhớ rày gì hỡi !

Nếu không hồn con đâu khổ tới,

Nếu không hồn tu hỡi gì con ?

Nếu không hồn giấc ngủ vuông tròn,

Đâu mộng-mị vì con yếu vía.

Nếu không hồn hiểu sao những lý ?

Rồi suy tư trực-chỉ hành thâm,

Nếu không hồn con bị mê-lầm,

Đâu giác-ngộ mà tầm Đạo học.

Nếu không hồn biết đau biết khóc,

Nếu không hồn biết nhọc thở-than,

Đây tóm-tắt con trẻ vài hàng,

Thầy giả lui tiếp đàn chiều nhé

Vô-Hình cho con mổ xẻ,

Hiểu rõ-ràng mọi lẽ không hình,

Để dạy đời cho được kiến-minh,

Tầm chơn-lý Hư-Thinh tột bực.

Đó, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Nếu con giảng Đạo con chỉ giảng vào trong cái lý Hữu-Vi, và con chỉ giảng qua những tầng lớp hữu-vi thì này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di-Đà-Phật !

THẦY : Những phần tử nghe chỉ hiểu đó là hiểu mà sự hiểu chưa thỏa-mãn, mà sự hiểu chưa đáp ứng được cái hiểu của một cái hiểu khác cao hơn nữa. Và nếu con giảng chơn-lý hoặc con chỉ truyền pháp cho tu, cũng chưa đạt được yêu-cầu trong sự nhu-cầu của Kỳ-Tam này đâu Phục-Nguyên ! Phải không ?

Vì Kỳ-Tam nầy sự xáo-trộn Vô-Hình đến mức độ tột-bực và sẽ dễ khiến vào tâm những người tu chưa chánh-định, hoặc những người tu mà chưa hiểu tột cùng chơn-lý, có lúc lại bị mờ-ám cho nên tu không tinh-tấn là chỗ đó.

Đó Phục-Nguyên ! Và tu không tiến Đạo là chỗ đó, và tu cũng dễ bị vật cảnh cuốn lôi là chỗ đó,

đó Phục-Nguyên.

Hiểu lý nhưng không thấu-lý. Hiểu lý nhưng không trực-lý thì làm sao đặng.

Đó, Phục-Nguyên! Phải không ?

Nay Thầy sẽ chỉ cho con tất-cả những gì về bí-khuyết của Vô-Hình. Bởi bây giờ nếu Thầy đặt giả dụ: Tại sao lúc bình-thường con không có tập-trung suy-nghĩ một việc gì, mặc dù việc đó đã trôi qua, đã đi vào quên lãng? Nhưng sao lúc thiền lại con chợt nhớ và nhớ rõ không sai một mảy, mà dù cái nhớ đó con cố xua đuổi, nhưng nó vẫn không lui và còn nhớ tất cả những chi tiết nữa.Phải không, Phục-Nguyên ? Cái đó là cái chi, con cho Thầy biết ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! – Cái đó là cái thức.

THẦY : Nếu nói rằng cái thức, từ đâu mà sanh ra thức? Thấy chưa ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! dạy con.

THẦY : Nếu mà con dùng danh-từ hữu-vi và trong cái lý hữu-vi thì Thầy sẽ hỏi con từ đâu mà sanh ra thức ? Phải không ? Và nếu con nói rằng : cái đó do nghiệp, cũng không hẳn nữa Phục-Nguyên !

Bởi vì nghiệp là cái chi ?

Nghiệp là những gì tồn động của cái xác giả tạo đã bỏ cái cõi lớp từ trước, nhưng vẫn chưa hết vì do cái sự linh-hồn vẫn đeo-đai nương mãi đến cái xác kế tục nầy

Phải không ? - Đó gọi rằng nghiệp – Mà những chuyện xảy ra trong thực tại, hiện tại nó đã trôi qua, nó đã đi vào quá khứ, nhưng bình thường lại con không nhớ. Để đến lúc quay về ngồi thiền thì nó trực nhớ lại và nhớ từ chi-tiết không sai một mảy, con dùng động-lực tư-tưởng xua đuổi, nhưng nó cũng không lui. Cái đó là cái chi, đó Phục-Nguyên ?

Đó là cuộc sống của Vô-Hình đó.

Con có hiểu rõ hay không ? đó là cái linh-hồn đó, bởi vì Thầy giảng cho con được bao-quát cái điểm nầy, bởi vì có một cái cuộc sống ở bên ngoài là cái cuộc sống bên ngoài cái cuộc sống hiện hữu xác thân của con, cho nên tất-cả những việc, những diễn-biến những gì thì cuộc sống đó tiếpthu được hết, tiếp nhận được hết. Ví như rằng một cái bào-thai trong bụng mẹ thì những cái hơi thở, những cái nhịp thở những cái trăn-trở của người mẹ tiếp nhận được hết.

Phục-Nguyên ! Con có hiểu hay không ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu…

THẦY : Thế thì cho nên những cái gì đã trôi qua về quá-khứ, hoặc những gì đã xảy ra thì thế-giới bên ngoài một cái lớp sống bên ngoài cái xác nầy là phần linh-hồn tiếp-thu hết, tiếp nhận hết,

đó Phục-Nguyên !

Nhưng cái linh-hồn nầy sống tại-ngoại cái xác thân do vì cái xác thân cứ diêu-động mãi theo ngoại cảnh cho nên cái sự sống của xác thân này mãnh-liệt hơn linh-hồn, vì thế cho nên sự sống tại-ngoại nầy không được chú-ý, không được như ý-muốn. Và một khi con thiền định tức là sự sống tại ngoại nó đặt trở về vị-trí cũ và sự sống nầy mãnh-liệt hơn. Thế cho nên sự sống sẽ cách thân yếu ớt hơn và sự sống linh hồn làm chủ, cho nên mới gợi nhớ những việc gì quá-khứ thì con cố xua đuổi cũng không được.

Phục-Nguyên ! Con đã hiểu hay chưa ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phu ï! Con đã hiểu…

THẦY : Thôi, Thầy lấy một biểu-tượng một thí dụ đơn giảng nhỏ-nhặc để cho con hiểu…

Chiều nay Thầy sẽ giảng thêm nhiều về phần vấn-đề Vô-Hình, nó không phải là một vấn-đề trừu-tượng, cũng không phải là một vấn-đề tưởng-tượng, hay là một vấn đề ám-tượng, nhưng mà nó cũng không phải là một cái hiện-tượng nữa Phục-Nguyên! Cũng không có là một ảo-tưởng gì hết. Con phải chấp-nhận nó có và nó đúng. Và từ đó con sẽ nắm vững cái lý nầy để Đốn-Mê. Những cái lý nầy để mà đánh đổ các tà lý tà thuyết từ bấy lâu nay. Bởi vì cái sự sống tại ngoại nầy có ai thấy đâu. Và nếu con để những phần tử xấu lợi dụng cái sự sống nầy mà đi tuyên-truyền thì nó sanh ra. Từ cái chỗ mê-tín. Vì cái chỗ mê-tín đó cho nên hiểu nhận thức sai lầm cái phần cảnh giới Vô-Hình và không hiểu gì để tu mà do cái lớp vô-minh thế-gian này cho nên bày vẽ đặt-để ra những cái gì gọi rằng ma, quỉ, hay là những gì gọi rằng là đủ thứ .v.v…

Phải không Phục-Nguyên ?

Thôi Thầy thăng !

Chiều nay Thầy sẽ tiếp.

THI

Giả đàn trẻ ở lại trần-gian

Tiếp điễn vô-vi hiểu rõ-ràng.

Vô-ảnh vô-hình là có thật,

Giáo hoằng bí-pháp tại trần-gian.

Trở lại trang MỤC LỤC