Ngọ thời, ngày 15 tháng 6 niên Tân-Mùi THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN THI CAO cả lòng con học Đạo-mầu, ĐÀI truyền giáo-lý độ Năm-Châu, TIÊN thành tát thể hòa nhân-loại ÔNG-CHỦ quần sanh nạn giải-dầu. BÀI Này Phục-Nguyên! Tiếp thâu lời dạy, Buổi Ngọ thời con hãy bình tâm. Đạo-mầu giáo lý uyên-thâm, Độ trần gắng nhớ siêu-âm lời truyền ! Nạn binh-đao gieo-truyền khắp chốn, Bởi nhân-quần sa chốn bùn-nhơ, Thầy đâu cam phận làm ngơ, Thương con nên chịu đến giờ Thiên-ban. Pháp oại-oằn sao an nhân-loại, Đạo lu-mờ danh-lợi buộc chân, Chúng con hữu thể ở trần, Nào đâu có biết thiêu-thân nạn Trời. Này Phục-Nguyên ! Đạo đời tương đắc, Cứu nhân-quần dập tắt oan-khiên, Đó là do hiệu Phục-Nguyên ! Này con có hỏi Thầy truyền giảng rao. Đạo vi-diệu thâm cao nhứt bổn, Bởi căn-cơ mất vốn thiện-lương. Cho nên mới lạc lầm đường … Vào nơi tà thuyết chủ-trương lợi-quyền …! Thầy e con chưa yên đâu nhé ! Nếu tín cẩn lầm kẻ bàn-môn. Con ơi! Giáo-hóa độ hồn, Đâu rằng như thế bôn-chôn thảm-nàn ! Còn đam-mê sao làm việc Đạo ? Còn tính-toán chưa cạo gội tâm ! Ắt là cũng vướng nặng trầm … Nặng thân khẩu ý khó tầm chánh-chơn. Thầy thương con kéo đờn non-nỉ …! Tiếng ve sầu khắc kỷ đi mau, Âm-thanh thu-hút đem vào, Lực Dương trọng yếu mà trau mới thành ! Thầy tiếp con muốn nhanh, muốn lẹ. Muốn việc làm mới-mẻ độ đời, Nhưng con tùy lúc con ơi ! Tùy thời, tùy cảnh, tùy nơi hóa-hoằng. Con cũng muốn nhưng phần chưa định, Bởi dương trần nhiễm dính nặng tai ! E con sảy bước Cao-Đài. Giao nhầm chánh-pháp vào tay cường-hào ! Con ơi con! Đạo nào có tướng ! Vì bởi mê mới mượn hữu-hình, Nhưng mà con phải cao-minh, Trí tâm vẹn-vẽ mới gìn Đạo Cao. Thời Kỳ-Ba thấp-cao phân-biệt, Cơ mạt-kiếp nhiều dịp ma-vương, Xông vào lấn-áp lấp đường, Thầy e con nóng phô-trương Đạo Thầy ! E ngại con vì hay tin-tưởng … Rồi sau nầy thối hướng không còn …! Bấy lời Thầy gọi nỉ-non Con ơi! Có hỏi Thầy tròn phận Cha. P.N : BÀI Con kỉnh Cha! Tinh-hoa yếu-lý … Dạy chơn-truyền trực-chỉ hoằng-khai. Xiễn-dương Đại-Đạo Cao-Đài. Tùy duyên hóa-độ bắt tay dìu đời. Cơ tuyển-trạch tùy nơi căn thiện, Giúp cho người ứng hiện vào tâm, Tu trì ngộ thấy thậm-thâm, Quày đoàn hợp bạn siêu tầm đường lên. Nay con biết xây nền chơn-giáo, Lấy chánh-truyền Cha tạo bấy lâu, Ta-bà tận độ hoàn-cầu, Nhưng nào có thấy hằng trau trọn lành. Con đã thấy tri-phanh yếu-lý … Bởi nghiệp trần chước quỉ nhiều ma, Thế nên lắm nỗi khổ a ! Ngày nay Cha dạy thiết-tha đoạn-trường. Cơ Đạo khai là phương cứu-khổ, Gióng tiếng chuông tận độ kẻ mê … Để mà tỉnh-thức quay về, Tỏ nguồn ĐẠI-ĐẠO BỒ-ĐỀ của Cha. Xin Cha dạy tinh-hoa nguồn-gốc, Giúp cho con chí học hoằng-khai … Rạng danh CHÁNH-PHÁP CAO-ĐÀI NHÃN là CHÚA-TỂ NHƯ-LAI mạt kỳ. Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Kính bạch Đại-Từ Phụ dạy.
Này Phục-Nguyên! Gắng ghi lời dạy … Của Thầy ban con phải độ đời, Ôi! Thương trần trong cảnh chơi-vơi, Biển tục lụy lắm nơi trì kéo. Gió mùa Đông thổi ngang lạnh-lẽo, Thuyền nghiệp quả trì níu bao đời, Này con ơi! Tu chẳng thảnh-thơi. Tu cam-khổ mới thời chơn-chất. Nẽo thiện-lương chớ nên đánh mất, Bởi bên ngoài giành-giựt quá tay, Ngày hôm nay cơ Đạo lung-lay. Lấy ai kẻ chí tài xông-xáo ! Ai cũng biết nói trong tiếng Đạo, Nói miệng mồm cạn-ráo cạn lời, Nhưng mà ai hiểu đặng máy Trời ? Thầy thương trẻ giúp đời cô-quạnh. Này con ơi! Biển trần nhiều cảnh, Bến Tiên-Thiên thấy tánh Phật Đà ! Miễn rằng con trút cạn “Ma-Ha” … Nguồn tịnh-thủy tìm qua giác-ngạn. Chữ tu đâu phải rằng mù-quáng, Tu định lòng sự sáng đành rành, Tu là từ biện trược huờn thanh, Nay Thầy dạy ghi nhanh chơn-lý. Đời hạ-nguơn lắm ma nhiều quỉ, Ma xác thân và quỉ chước tà. Thế nên Thầy sợ trẻ khổ a ! Cơ giáo-hóa ta-bà ngần-ngại. Đạo Thầy dạy không sai một mảy, Thuở tạo Thiên ban trải đến giờ, Nầy con ơi! Một bổn Đồ-Thơ, Trao cho kẻ tôn thờ Đạo học ! Chớ Thầy đâu trao tên lừa-lọc, Lừa bạn tu thâu ngọc xác thân, Thầy đâu trao những kẻ vô-thần. Mà bại-hoại kim-thân Phật thể. Thương nguyên-nhân tu trong mưu-kế, Của Kỳ-ba quá trễ con ơi ! Mà Chí-Tôn đâu đặng tỏ lời … Cho con trẻ xa rời ích-kỷ. Nay Thầy dạy đi vào tỉ-mỉ, Một đề-tài “Huyền-Bí Vô-Vi”, Này con ơi! Bình tỉnh định trì … Tiếp Song-Mâu, Anh-Nhi phát lộ. Định Đơn-Điền con mau tháo gỡ, Mối oan-khiên trắc-trở tiêu-tan. Để Đạo lòng mầu-mỡ rỡ-ràng, Nghe Thầy truyền vài hàng Đạo-Pháp. VÔ-HÌNH-QUAN môn nầy phức-tạp, Để con thơ gánh vác Đạo đời, Hiểu cho sâu lý nhiệm con ơi! Mà độ chúng xa rời thế tục. Máy cơ Trời huyền-vi thúc-giục … Để con trần cội phúc nguồn tu. Để con trần thoát cảnh mịt-mù, Qua biển ái nghìn thu đọa-lạc. Bể luân-hồi con vay nghiệp ác, Nẽo trầm-luân con lạc chơn-truyền. Nay kỳ-tam con trẻ Phục-Nguyên, Tiếp lời “Đạo Qui-Nguyên Nhứt Thống”. BÀI Nay Thầy dạy lẽ Vô-Hình, Để con gắng nhớ huyền-linh đất Trời. Nguơn Tạo-Hóa vậy thời bao-quát, Cõi Vô-Hình thấu đạt hết trơn, Nếu tu Chánh-Pháp phục-huờn, Mở lòng khai-hoát trong cơn định thiền. Ngoại trừ ra đều là giả cảnh, Hầu hết đời vì tánh mê-si, Cho nên thậm chí làm kỳ, Không đường môi-giới sao đi Vô-Hình ! Vì Vô-Hình không tình không tướng, Không sắc màu không mượn giả thân, Nên con khó hiểu vô-ngần, Rồi bày ra lắm chuyện phần trớ-trêu ! Bên Vô-Hình dệt thêu nhiều lý … Nào Phật Tiên thâm-thúy nhiệm-mầu, Nào là ma quỉ khổ-đau, Hay rằng tục-lụy tuông-trào nhập vô ! Nay Thầy giảng con mô-phỏng nhé ! Dạy cho con nhiều lẽ Thượng, Trung, Đến Hạ cấu-kết trùng-phùng, Thời con mới hiểu mà dùng Siêu-Quang. Vì Kỳ-Tam đa đoan lắm chuyện, Bởi nhơn quần tinh-tiến văn-minh, Không tin nơi cảnh Siêu-Hình, Cho rằng bày-đặt theo tình thế-gian. Rồi phỉ-báng nặng mang tội-lỗi, Rồi xéo-xiên nông-nổi máy Trời, Con ơi! Thầy giảng ngụ-ngôn, Cho con am-hiểu bảo-tồn linh-quang. Vô-Hình cảnh không mang gì cả, Một tầng-lớp bao cả Âm-dương, Không trong không đục vấn-vương, Không ngoài không tối không đường nào đi. Không ánh sáng mà tri lẽ sự, Không đói nghèo ác dữ hung-hăng. Không có lý lẽ nghĩa nhân, Không gì tất-cả như trần đặt ra. Không sự sống người ta ảo-tưởng, Không đòi hỏi như những người đời. Không có các cuộc đua chơi, Hoặc là thụ-hưởng theo đời con ơi! Vô-Hình chỗ không lời trống-rổng, Nhưng vì Thầy tiếp bóng vô-vi, Hóa-hoằng chơn-pháp diệu kỳ, Cho con thấu rõ thì ky Mật-Truyền ! Nếu cơ bút dụng quyền Tiên-Phật, Con thành tâm huyền-mật định lòng, “Không-Không” đừng nghĩ bong-long, Chớ đừng ám-tưởng mà hòng Phật vô ! Nếu con thấy Nam-Mô ngự trị, Tiếp phần nào tinh-túy lời ra, Nhưng con đừng động tâm tà, Bởi vì từ có xuyên qua Không Màu. Từ Không màu vàng thau lẫn-lộn, Ý con trần ngấu-ngốn vạy tà, Làm cho nặng mối chấp ta, Với cùng bản-ngã khó qua điều nầy. Vì thứ-tự của Thầy bày sắp, Phật Di-Đà ngăn-nắp Nhứt-Kỳ, Nhị-Kỳ Cung Đẩu Huyền-Vi, Thích-Ca ngự trị mà ly tình trần. Nhưng do lý hồng-ân Từ-Phụ, Để con trần quyến-rũ cùng tu, Nếu về một khối Chơn-Như. Nào đâu Phật Tổ hay chư Phật-Đà. Tạm mượn danh vậy là cho biết … Để con trần thấu triệt lời Thầy, Nhưng con dụng máy Huyền-Quang, Tâm trần lắng-động há màng trược nhơ ! Đó Thầy nói sơ-sơ ví phỏng, Nói qua phần nóng bỏng Vô-Hình, Phần Âm hổn tạp khó minh, Ôi thôi! Nhiều thứ u-minh quá chừng ! Nay tạm ngưng Thầy dùng lý-lẽ, Chiều tiếp con mở hé thêm-thêm. Con ơi! Đường Đạo tự kềm, Định tri nhập-thức mà nên Đạo-Trời. Phải không này Phục-Nguyên ? P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Kính bạch Đại-Từ Phụ ! Đúng vậy ! THẦY : Hôm nay Thầy giảng về Vô-Hình-Quan nhưng nếu Vô-Hình-Quan chỉ giảng sương và giảng trong giới-hạn, ắt con không hiểu rõ vì xuyên qua màng lớp hữu-thể sẽ không thấy Vô-Hình và xuyên qua cảnh vật bên ngoài sẽ không thấu-triệt bên trong, phải không các con ? Vả chăng sự hiểu của các con còn trong mù mờ vô-minh, man-mán hay là chưa được thông-suốt cũng không biết đặng Vô-Hình. Bởi Vô-Hình là thế nào? Là chỗ trống không không màu, nhưng tạm đặt đại-khái như nảy Thầy giảng vì tiền-bối đi trước, hậu-bối đi tiếp theo sau, đó là do các con và phần VÔ-HÌNH THƯỢNG đã xong. Đến phần VÔ-HÌNH-HẠ chiều Thầy giảng tiếp, đó Phục-Nguyên ! P.N : NAM-MÔ A-DI ĐÀ-PHẬT ! THẦY : Bởi vì trong chỗ trống không làm sao con tiếp nhận được đâu là Phật,Thánh, Tiên và đâu là phần Âm Vô-Hình? Đó là một điểm mà con phải biết nhận định, phải không ? Nếu Thầy giảng trong sự mô-phỏng Vô-Hình là chỗ “Không-Không” vậy chả nhẽ Phật và phần Vô-Hình Âm ở lẫn lộn hay sao ? Phải không nầy Phục-Nguyên ? P.N : Nam-M6 A-Di Đà-Phật ! THẦY : Bởi vì trong chỗ Hữu-Hình còn có điểm trụ, điểm tựa thì dễ nhận-định dễ thấy. Nhưng ở chỗ Vô-Hình không có sở trụ làm sao con phân-biệt được ? Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Theo sự đánh giá và sự nhận-định của con thì con nghĩ như thế nào ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo con nhận-định theo trí thô-thiển của con thì con dụng trí-huệ để nhìn thấy những gì mà có ẩn ý ở trong âm-thinh sắc-tướng nói chung và ẩn-ý ở trong danh-lợi quyền theo thế-gian nó không đưa đến con đường giải-thoát thì chính đó là không có chơn. Theo thiển-trí của con về mặt Hữu-Hình con lấy trí-huệ con nhìn. Còn Đạo giải-thoát thì hòa nhập với Vô-Vi-Quan thì quay về nội-tâm để phá những gì mê-hoặc không còn những cái gì mà gợn lòng, và không có vọng-cầu, không có trụ-chấp những cái gì để cho sướng khởi ở trong nguồn cảm thọ. Chính đó là để giải-tỏa u-tối về nội tâm để tìm con đường giải-thoát cứu-rỗi linh-hồn mình và nêu gương chân-lý hầu thức-tỉnh bao nhiêu người còn trong lầm-lẫn Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! THẦY : Này Phục-Nguyên ! Từ nãy chí giờ Thầy nghe con. Nhưng sự hiểu biết của con quá nông cạn trong một khía cạnh, trong một đơn-vị rất nhỏ, mà đơn-vị nầy nó hàng tỉ-tỉ phần trăm lận con ! Bởi vì, nếu theo sự nhận-định của con thì làm sao thấu triệt hết Vô-Hình tất-cả. Bởi vì. Thầy lấy một điểm như thế nầy : Nếu giả-sử có một phần bỏ xác, nhưng mãi còn đeo-đuổi cái vọng-tưởng của mình thì phần nầy vào xác của một người hữu-thể cũng mang theo cái vọng-tưởng của mình xuất phát ra. Thì con nghĩ như thế nào ? Và giả-sử một phần thế-gian đa số phức-tạp, nếu sự nhại-bén của tâm-lý để tiếp xúc với môi giới, môi trường và phần hữu-hình không có tiếp cận một môi giới nào của Vô-Hình nhưng vì cảm xúc thiên năng quá nhẹ. Vả lại, những nguồn vi-tế lăn-tăn theo lượn sóng âm dương và gọi đó rằng : Phật, Thánh, Tiên thì con sẽ nhận định thế nào? Nếu con nhận-định như vậy, bởi vì con nhận định trong sự thấy, sự nghe, sự biết, sự cảm nhận nóng lạnh, sự khái-quát theo trí thông-thường của mình không đặng. Bây giờ Thầy hỏi con xác-định lại hai chữ : Thế nào là vô-vi? Và thế nào là Vô-Hình ? P.N : Mô Phật ! Kính bạch Đại-Từ-Phụ, vừa rồi con trả lời với Đại-Từ-Phụ đó là nói y hàng chánh-giác nội tâm về Hữu-Hình có xác thân. Còn về Vô-Hình-Quan thì Đại-Từ-Phụ hỏi con. Sao gọi rằng vô-vi và hữu-hình ? Con xét thấy rằng Vô-Vi và Hữu-Hình. Vô-vi đó là cái gì không thấy gọi rằng vô-vi, mà chính có cái bản-thân dòm vô nội-tâm, mình thấy tánh mình, mình sửa tâm tánh mình đó gọi rằng vô-vi. Mà chính vô-vi đó không có trừu-tượng và cũng không có tạo điều-kiện bằng âm-thanh sắc-tướng đối trở lại là vô-vi con nói đại-khái. Còn Vô-Hình, nếu mà nói Vô-Hình thì thiên-hình vạn-trạng và chính đó nó nằm ở trong nguồn nguyên-tử lực. Chính đó những hạt nhân nguyên-tử li-ti thì không có thể mô-tả được. Bạch Đại Từ-Phụ ! THẦY : Nếu như con trả lời, và Thầy bắt bẻ con câu hỏi nầy thì con nghĩ như thế nào ? Con hãy xác định lại cho rõ. Thế nào là Vô-Vi ? Thế nào là Vô-Hình ? Nếu con nói Vô-Hình thiên hình vạn-trạng. Vậy đã nói rằng Vô-Hình thì làm sao có thiên hình? Mà đã nói thiên-hình là nhiều hình có thiên thì không có vô. Đây con định tâm nghe Thầy giảng rõ. Bởi vì thế gian lầm-lạc trong bước đường tứ khổ và vòng dây oan-trái sanh tử chìm đắm đưa con người vào biển tục. Cho nên vì chỗ Hữu-Tự Thầy sẽ lấy Hữu-Tự mà đập tan để phá con đường nguồn-gốc u-mê trở về con đường Chơn-Lý tuyệt-siêu, đó này Phục-Nguyên. P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Thế sao gọi là vô-vi ? Bởi vì Vô là không, Vi là vi-tế. Không có vi-tế có nghĩa là không còn một cái chi lăn-tăn, hay là cũng không có một cái chi gọi là định-trụ, phải không này Phục-Nguyên ? P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Nếu còn định-trụ là còn thấy một điểm hào-quang hay là một màu sáng, cũng chưa hẵn là vô-vi, phải không nầy Phục-Nguyên ? P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Đó! Đề tài nầy và bài học hôm nay con phải học cho thật sâu, học cho thật đậm, chiều Thầy sẽ giáng đàn tiếp với con trong vòng thời đàn kế-cận. Bởi vì, như Thầy nói: “Sao gọi rằng thế-giới Vô-Hình ?” Đã nó không có hình thì sao gọi rằng thế-giới ? Thấy chưa Phục-Nguyên con ? Chả lẽ tự mình mâu-thuẩn lấy mình hay sao ? Nếu gọi rằng Vô-Hình là không có hình ảnh, mà lại đặt cái tiếng đọc ngữ là thế-giới tức là tự mình chẩn-đoán lấy cái thế-giới Vô-Hình nầy là có một bức-tượng, bức màn và một cái cảnh vật to-tác mà trong đó có một sự sinh-động và một sự di-chuyển, phải không ? P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY: Thôi, Thầy khai-hoát đầu-đề cho con tự tri-nghiệm và chiều nay Thầy giảng tiếp. Bởi vì Thầy thấy trong Kỳ-Tam chúng sanh quá ư nhằm-lẫn và những phần nhập xác hay những phần xưng cô, cậu hay những phần xưng Phật, Thánh, Tiên hay rằng .v.v… đều biến-thể trong những bước tiếp cận từ Vô-Hình với Vô-Vi. Sao con nhận-định rằng đó là Phật Thích-Ca? Phải không này Phục-Nguyên ? Sao con nhận-định rằng đó là Phật Di-Đà ? Và sao con hiểu rằng kia là Diêu-Trì Kim-Mẫu ? Và cả ngay Chí-Tôn ? Đó mới là một câu hỏi đáng đặt ra và chỉ biết rằng trong sự hiểu của con người quá nhỏ bé so với biển cả Đại-Dương của Vô-Hình và Vô-Vi đó. Con người như một hạt cát nhỏ, phải không ? P.N : Nam-Mô A-Di-Đà-Phật! THẦY :THI Thăng đàn tiếp nối buổi chiều nay, Giảng dạy cho con luận-lý bài… Sâu-sắc Vô-Hình trong hữu-thể, Luận đàm tiến bước để hoằng-khai. Vô-Vi chẳng ảnh thời đâu thấy, Nhiều kẻ trần-gian sắp đặt bày … Mê-hoặc con thầy trong biển tối, Làm cho nát Đạo hiệu Cao-Đài. Thôi Thầy thăng. P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !
|