P.N : Con kính vâng Thầy !
THẦY : Theo lời Ngọ Thời, Phục-Nguyên con có hỏi qua vấn-đề phương-thức Hành-Đạo trong niên Nhâm-Thân? Thời trong dịp ngày xuân Thầy có cho biết qua đại-khái.
Nói riêng năm nay về sự thành-đạt nguyên-nhân cũng có kha khá. Nhưng nói chung trong mặt địa-cầu xáo-trộn không ít, từ đời lẫn Đạo.
Về mặt đời, chuyển-biến rối-loạn, từng quốc-gia nhiễu-nhương xã-hội.
Về mặt Đạo, Thầy sẽ cho càn-quét sạch các tôn-giáo, phe-phái, rồi con sẽ thấy hậu-quả không nhứt-thiết lý-do nào, miễn rằng tự băng hoại tự tiêu-rụi do người chủ xướng, phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Việc Đại-Từ-Phụ đã dạy con xét thấy đúng như vậy !
THẦY : Chưa kể những sự đả phá để đưa đến tan-tác khôn lường, và làm gương xấu cho những phần-tử bên ngoài việc Hành-Đạo của con tuần-tự theo sự diễn-tiến. Nhưng Thầy chủ-yếu nhắc-nhở rằng: con cẩn-trọng và đừng vọng-tưởng. Bởi vì thời-gian không dừng bất cứ chỗ nào. Việc làm cũng không ngưng-trệ trong hành tinh xoay chuyển bao giờ, đó Phục-Nguyên !
Cơ ĐẠO bao-quát to-tát không cô-đọng trong phạm-vi hạn-hẹp nhỏ-bé, hay trưởng tồn phạm-vi cá-nhân nào. Mà mục-đích khai Đạo để cho nguyên-nhân thức-tỉnh, và trần-gian thấy rằng: lúc nào cũng có sự sống linh-hồn kế-cận ánh diệu mầu linh-quang, và lúc nào cũng có phần Thiêng-Liêng tá-trợ dìu-dẫn, hướng dẫn những linh-hồn đắm-mê trụy-lạc đi về nẽo chơn, đường chánh thẳng ngay, đó Phục-Nguyên !
Nhưng Thầy cho con biết rằng: lúc nào cũng vậy, tâm-lý chung của các con khi vui thì ít tu, khi buồn thì than thân trách phận, lúc đó mới tìm nguồn an-ủi và có nhiều chiều hướng quay về nơi mặc-niệm mà thôi. Đây cũng là lời khuyến-cáo chung: Bởi sự tu là do giác-ngộ chớ không phải do hoàn-cảnh, đúng không con Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Vì hoàn-cảnh không tồn-tại, lúc nào cũng biến-động theo sự diễn-biến của ngoại cảnh mà thôi. Cho nên con gặp những phần nào khi lúc này tu khác, khi lúc kia tu khác là con nhắc-nhở điềm-chỉ. Bởi Thầy biết rằng trong số những nguyên-nhân hiện giờ đang vướng-mắc rất nhiều trong sự sống lăn-lộn hằng ngày. Và do vì chưa có ánh đèn chơn-lý khai-ngộ. Thế nên chơn-thức vẫn chìm-lặng trong sự vô-minh bản-ngã dục-vọng cuốn hút ánh linh-quang của Từ-Phụ ban cho lúc đầu, đó Phục-Nguyên !
PHÚ
Thầy khai Đạo vào niên Bính-Tý,
Bởi các con cạn nghĩ nông suy,
Vì đường tu còn bởi chữ tùy …
Nên chẳng sáng do vì hoàn-cảnh.
Tu đâu phải là cơ lẫn tránh,
Lẫn tránh đời nuôi tánh chúng-sanh,
Và tu cũng không phải lụy hành,
Con nghĩ sai bất thành Đại-Đạo.
Vì con ngộ trần-gian giả tạo,
Sống nương nhờ lớp áo hữu nhiên,
Mãi gây nên nghiệp chướng chẳng hiền,
Tự ngộ bỏ oan-khiên quả-báo.
Tu đâu phải do con lảo-đảo !
Lúc thật buồn thì Đạo đến nhanh,
Hoặc khi vui chơn-lý bất thành.
Tu như thế chỉ mành treo bọc.
Thầy cho con bài thơ để học …
Học suốt đời bao-bọc linh-quang ;
Học cho xong yếng-sáng Nhãn-tàng,
Học cho rõ Bát Thoàn tâm Đạo.
Học mau lên trọn thành rốt-ráo,
Ánh diệu-huyền hoài-bảo chơn tâm,
Cõi linh-quang tự-ngộ phá tầm,
Ôi! Yếng sáng linh nhân hoát mở.
Con đã tu chớ đừng lơ-lớ,
Tu thiệt lòng là ở trong thân,
Chuyện hành-y cố-gắng chuyên-cần,
Tu siêng-năng để phần Thanh-Tịnh.
Ví dụ như cảnh ngoài có dính,
Tự phủi mau thì bịnh dứt liền,
Chớ ám hôn tâm tục triền miên,
Làm thay đổi linh-nguyên chí thượng.
Và tu thời chớ nên gàn-bướng …
Phải nhũn-mềm độ-lượng vị-tha,
Tánh bao dung ở chốn ái-hà,
Cùng nhân-nhượng vậy là Thiền-Quán.
Con u cảm diệt tiêu giả-ngã,
Để Chơn-Thần giải phá hôn-mê …
Để Chơn-Linh đúng ngộ giác về,
Hiệp Chơn-Khí bốn bề thanh-lọc !
Đã tu rồi việc chi cũng học …!
Học cho thành gạn-lọc bợn dơ !
Nói tu thời chẳng nói ngày giờ,
Tu cho thấy tánh mờ nặng nhiễm …!
Quan-trọng nhứt là trong hạnh kiểm,
Người tu rồi xâm-chiếm tâm-hồn,
Đừng để gì xáo-trộn bôn-chôn,
Hay xua đuổi trong cơn ảo-giác …!
Con tu đi thấy thân lạ khác,
Thấy nhẹ-nhàng giải-thoát môi-sinh,
Thấy tư-tưởng chẳng vướng bận mình,
Thấy tất-cả chúng-sinh lặn-hụp.
Con tu thời bóng trăng thúc-giục,
Soi sáng lòng những phút lãng-xao,
Hay gợn lên như sóng ba đào,
Phải dập tắt mau mau đó nhé !
Và tu chớ nói mau nói lẹ,
Nói thời-gian con sẽ thành công,
Đừng thấy đó nổi dậy giặc lòng,
Sanh bản-ngã mà không đặng nhé !
Mau tu đi huyền-vi mở xé,
Thấy rân-rân mau lẹ cướp vào …!
Khí linh-thiêng bao-bọc thanh-cao,
Vào Nê-Đảnh Thầy trao mật nhiệm …
Này con ơi! nhẹ-nhàng cười-mỉm,
Ánh siêu đăng thâu liễm vào rồi,
An Tọa Thiền thơi-thái nhẹ trôi,
Dứt khoát hết chuyện đời bất động.
Không việc chi khươi vào sóng vọng,
Không phiền hà chớ móng đạt thành,
Không nhiễm tình luyến ái cũng không,
Bao nhiêu việc xích tròng tiêu hủy !
Con đã tu trở về vô-thỉ ;
Từ vô-chung tỉ-mỉ gợi tiêu,
Bấy lâu nay con nói tu nhiều.
Thầy chấm lại bấy nhiêu chẳng có,
Thôi bấy lời Thầy đây chỉ rõ …
Đạo vô tên đâu có bày phơi,
Chẳng vẽ ra huyễn-hoặc thành lời !
Cho nam nữ cuộc đời tiêu-dứt !
Thiên Phục-Nguyên hành thâm bỉ-cực,
Rồi thới-lai tùng sức tương-lai,
Đạo Thầy ban toàn cõi hoằng-khai,
Tay Chánh-Đẳng nhớ dai mới được !
Khoa Chánh-Giác tu trong thược-dược,
Không ngoài môi tóm-lược vài câu,
Tu là tiêu dứt mối nghiệp sầu …
Để trường-tồn nhịp cầu Thiên-điễn.
Niên Nhâm-Thân Thầy cho sai khiến,
Những Thiên-môn điều khiển dương miền,
Xây cơ đời bốn cảnh đảo-điên,
Trong Năm Châu bất hiền con hỡi !
Bởi vì còn mê đường danh lợi,
Và tranh nhau do bởi lòng tham,
Con tham đời gây cảnh nhở-nham,
Thầy cho thấy việc làm Thượng Phụ.
Còn cơ Đạo con ơi! Lủ-khủ …
Nhiều phần rớt chưa đủ linh-tri,
Để lọc-lừa trong cảnh suy-vi,
Tồn nguyên-nhân tỉnh tri Vô-Hữu.
Để trở về đường chơn linh-khứu,
Ánh nhiệm-mầu Thầy rủ ban cho,
Phục-Nguyên con! Cố gắng lần dò …
Độ tục khách làm cho sáng Đạo …!
Nhưng sáng Đạo đừng cho nhốn-nháo,
Cần phẩm nhiều, lượng bảo không xong,
Dựng nên cơ “Đốn Pháp Đại-Đồng”,
Tri tĩnh mặc “Hư-Không” Thanh-Tịnh.
Có Thanh-Tịnh Đạo lần chấn-chỉnh …
Nhờ Thanh-Tịnh con lĩnh sắc y …
Do Thanh-Tịnh mới thấy gian-nguy !
Có Thanh-Tịnh việc chi cũng biết !
Cơ đời đến lần cơ tận diệt,
Thương con trần chửa biết chửa hay,
Thương các con linh-thể của Thầy,
Vướng mắc trong vầng mây gió nghiệp.
Thầy kêu réo thường xuyên chuyển tiếp,
Nào thấy con tu kịp tu mau,
Nói tu miệng cứ nói làu-làu …
Chưa học xong thanh cao bất-nhiễm !
HỰU
Bất nhiễm tròn tâm ánh Đạo-lòng
Huyền-vi mặc-khải “Tịnh Huờn Không” !
Vô-vi chiếu sáng từng Thiên điễn,
Cố-gắng giồi-trau bước kịp xong.
Trần-gian cảnh tục lắm bi-ai …!
Niên mới Nhâm-Thân khổ đủ ngày,
Xáo trộn nguy nan vào các nước,
Đạo thời chuyển biến những tu sai !
Sai đường lạc bước bởi do tâm,
Vọng động ngày qua mãi kiếm tầm.
Nhứt bổn luân nguyên đâu thấy rõ !
Gieo mầm-móng khổ đã bao năm !
Năm tàn tháng lụng bớ con ơi !
Cố-gắng tu nhanh kịp chuyển đời.
Nếu chẳng huờn-y e sẽ khổ !
Vì do giặc đánh khắp từng nơi.
Nơi lòng chuyển biến Đạo tu mau,
Vững-chãi công-phu chuyển tiếp vào.
Công-quả y hành tròn tháo gỡ,
Công-tu đạt nhiệm máy thanh cao.
Cao ngôi cựu-vị buổi xưa nào,
Học Đạo ngày qua luyện cõi cao,
Trau pháp vô-vi huờn diệu-khí,
Nhứt tâm Tĩnh-Tọa dứt trần lao !
Thôi Thầy thăng.
Này Phục-Nguyên ! Dậu Thời Thầy tiếp,
Với đề-tài hội-hiệp nguyên-nhân,
Cơ Thiên há lậu bấy chừ,
Nhưng Thầy cho biết diệt mù ám-mê !
Cho chuyển pháp đi về “Nhứt-Bổn” !
Cứu vận tàn là vốn người tu,
Xã-hội tình-huống bấy chừ,
Đạo hòa khai sáng chuyển chư khách trần !
Bao xáo-trộn nhân-dân đồ-thán …!
Ngũ-Châu còn hôn-ám biết bao !
Động lòng chua xót dạt-dào,
Thầy khai truyền điễn âm-hao gọi lần.
Còn đau-khổ chưa xong con hỡi !
Và chống-kình đi tới diệt-vong,
Do Thầy chuyển thế “Đại-Đồng”,
Trùng tu mối Đạo Hoa-Long chuyển mòi !
Đời xáo trộn vậy thời biến-cố,
Đạo ra đời ngay chỗ khổ-đau …!
Nhìn chung dòng-giống Đồng-Bào,
Chơn-linh có một khác nào người Cha,
Phục-Nguyên con! Chiều tà bóng xế,
Đường cứu-đời lắm bể phù-du,
Kiếp người trong áng mây mù,
Nương thân giả-tạm độ tu tỉnh người !
Này Phục-Nguyên !
P.N : Con kỉnh Đại-Tù-Phụ !
THẦY : Sở dĩ Ngọ Thời Thầy không tiếp vì Đồng-Tử chưa chuyển đặng thanh-khuyết, Thầy không dám vào. Và Dậu Thời Thầy tiếp để cho con nắm rõ phương-châm Hành-Đạo cùng thời-thế mà linh-động trong việc hoằng hóa độ sanh, đó Phục-Nguyên !
P.N : Con kỉnh vâng Đại-Từ-Phụ !
THẦY : Vì cơ sắp đến đây còn nhiều hôn-ám chua xót cho nhơn-loại, nhiều nhứt là loài người phải chịu biết bao đồ thán, tiêu-vong, bịnh tật, nghèo đói, khổ-đau và chiến-tranh hung-đồ sát-khí, dẫy-đầy tràn-lan nơi những nước nhược tiểu.
Song song vào đó những cường-quốc bị suy thoái về sức mạnh vạn-năng. Bởi vì càng tiến cao tột-đỉnh trên phương diện ngoại thể thời lúc ấy sẽ đưa sâu đến bờ vực thẩm tội-lỗi, và cũng từ đó linh-hồn mới chợt tỉnh giác-ngộ rằng: phải tìm nẽo đường cho tâm-linh, đó Phục-Nguyên con ! P.N : Con kỉnh Đại-Từ-Phụ !
THẦY : Thì từ lúc ấy nguồn Đạo mới được sáng tỏ vững-vàng đặt nền cho chúng sanh nhân loại. Hiện thời thì con cũng trong vòng chưa rộng-rải lắm! Nhưng cũng lóe sáng, mặc dầu ánh sáng yếu-ớt, loe-lói trong bãi sa-mạc, hay ánh sáng này đưa đến tận biển khơi trùng dương, thời Thầy thấy cũng nên cần thiết cho buổi hạ nguơn này đó Phục-Nguyên !
Vì có còn hơn không …, bởi nhơn loại đang đắm-chìm hưởng thụ trong bể tràn-lan đầy sa-đọa, kiêu hảnh trong lãnh vực khoa-học và có một sự thoái-hóa về những văn-minh phổ-cập thời-đại tự hô-hào rằng mình đã đạt đến đỉnh cao của sự sống.
Nhưng không đâu Phục-Nguyên con !
Vì sự sống của nhân-loại chúng-sanh trong bầu Vũ-Trụ không qua bàn-tay Thầy đặng, và Thầy cho biết thêm: Chính những niềm tự hào đó, cũng chính là sự hoại diệt lấy mình mà thôi.
Thế cho nên Thầy cho biết tại những quốc-gia Phương-Tây sẽ gặp nhiều khổ-đau vì cấu xé cuối cùng đưa đến nạn diệt vong hoại chủng.
Còn những nước Phương-Đông Thầy vớt-vát tạm-thời, bởi vì trong số triệu-triệu ngàn chơn-linh hóa thể từ hạt giống ban-sơ đầu-tiên, hôm nay cũng còn tồn-tại một số giá-trị của tinh-thần, Thầy nương tay trong phần này. Nhưng cũng có những sự hoại-diệt đưa đến chỗ dùng những áp-lực khoa-học bảo-thủ để tự tàn-sát với nhau mà thôi. Và những số nguyên-nhân nào thức-tỉnh giác-ngộ tầm đường Đạo-Pháp tu học, Thầy sẽ nâng-đỡ, dùng những điễn-lực hóa giải nghiệp chướng cứu vớt, để tránh xa những hậu-quả tàn-khốc của sự đổ vở trong lãnh-vực tranh đua, trong lãnh vực tìm cách sát hại lẫn nhau, đó Phục-nguyên !
Vậy hôm nay Thầy lộ cho con biết sơ qua vài điều trong sự sống thế-giới loài người sự tồn-vong mất còn đang nghiêng-ngửa trên mặt trái đất này đây. Thời con có đều gì hỏi Thầy, trong tâm-tư nếu còn thắc-mắc? Thầy cho phép.
P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ !
Đây là con không có nghi vấn, nhưng mà vừa rồi con đi Hành-Đạo có gặp một số người đã thành lập Tân Hội-Thánh, những người đó có trách-nhiệm tự xưng là … Là Cửu-Trùng-Đài qua đồng Tử …
Nhưng mà con xét thấy rằng những phần nầy nếu nói về Đạo thì chưa có nắm vững bí-truyền để mà luyện, về phần tâm-linh vọng quá nhiều. Như vậy con có thể xây dựng chỉnh đốn những thành phần này không ? Có làm cản-trở mức tiến với bao nhiêu người khác để gạt-gẩm.
Bạch Đại-Từ-Phụ! Có thể con được phép không? Kỉnh Đại-Từ-Phụ hoan-hỷ dạy …
Con biết rằng những thành phần này không phải là trọn. Bởi vì xưng-hô Đức Chí-Tôn đã thành lập Tân-Hội-Thánh con xin để chỉnh đốn cứu những phần hồn này để tội nghiệp nó, được thì tốt không được thì thôi, để làm sáng tỏ Đạo Thầy. Không phải dễ ai mà tự xưng là Hội-Thánh hoặc là tiếp Đức-Chí-Tôn .
Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy con !
THẦY : Hỏi con, vậy chớ phần nào gọi rằng Chưởng-Quản? Phần nào là Cửu-Trùng ?
P.N : Bạch Đại-Từ-Phu ï! Những thành phần nầy đã nói rằng qua Đồng-Tử tiếp Thiên-điễn của Thầy. Thầy đã thành lập Tân-Hội Thánh không cho thông hiệp đàng phái Tân-Chiếu-Minh đó, bạch Đại-Từ-Phụ !
Gọi là Chưởng-Quảng Hiệp Thiên-Đài lập Tân Hội Thánh những phần khác là … Cửu-Trùng Đài, con biết rằng những thành phần này không có thật và qua dạng Đồng-Tử này do vọng mà ra chớ không bao giờ chính Thiên-điễn của Thầy chiếu. Do nơi đó cho nên con tính có dịp để con chỉnh-đốn những phần này để cứu về tâm-linh họ và không có làm lem-ố danh nghĩa Đạo của Thầy để gạt-gẫm bao nhiêu người khác hiểu nhằm.
Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy !
THẦY : Này Phục-Nguyên con !
P.N : Con kỉnh Thầy !
THẦY : Qua lời diễn-đạt của con, Thầy chiếu điễn để suy ra phần này.
Nay Thầy cho con biết quyết-định tối cao. Vì bản-chất của chúng sanh ít chịu đắng mà ham ngon ngọt, cho nên về đường Đốn pháp thời mấy ai chịu cho, mà về phần Tiệm lắm người nhào vô,
phải không Phục-Nguyên con ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Cho nên lợi dụng chơn-lý này, thể-theo lời con nói từ nãy đến giờ, Thầy thấy rõ bản-chất của sự cầu-danh trục lợi, mua danh, chuộc lợi là ở điểm này.
Vì bấy lâu nay Thầy đã bế cơ và nếu Thầy giáng điễn vào những nơi trọn lành trường chay tuyệt-dục luyện tánh rèn tâm mà thôi. Còn những phần thiếu sự thanh-lọc thể chất chúng-sanh và có nhiều tư-tưởng vọng-động, Thầy không bao giờ giáng đàn đến. Cùng thời kỳ cuối nguơn này đang thúc-dục cho sự tu, nếu như phần tử nào loại trừ những cấu-trúc tu-luyện đều là những phần muội hôn ám nghiệp, đó Phục-Nguyên con !
Cho nên Thầy sẽ tiếp trợ điễn con, nếu con, mổ xẻ tùy cơ ứng biến dùng Tiệm Đốn song song để nâng đỡ những phần nầy đang thành lập ra bảng hiệu để kêu gọi những ai có ý đồ giống như vậy, tương tợ như vậy.
Ý đồ là như thế nào ?
Ý đồ là: Sau bao năm vắng bóng cơ bút, sau bao năm suy-thoái nền Đạo. Ngày nay muốn dựng lại uy-danh cho tự cá nhân của mình để thành-lập ra một đường lối mới khác lạ để mục-đích lôi kéo cùng ý muốn khoe danh mà thôi, phải không con Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Và cũng như muốn hô-hào kêu gọi đóng góp để xây-dựng nên những tòa Đại-Đạo hữu-hình Thầy cho con biết rằng: “Hữu-Hình Ắt Hữu-Hoại” thế cho nên khiến những phần này gặp những trở ngại không ít trong sự gầy dựng, đó Phục-Nguyên con !
Không khéo đi đến đường tà Đạo, mê-tín và gạt-gẫm những nguyên-nhân náo-nức trong việc tu hành, đó Phục-Nguyên con !
Vậy Thầy cho con mổ xẻ và vạch mặt những thành phần này. Bởi vì Thầy không muốn tồn-tại những phần tử xấu lấy Đạo mà tạo đời mua danh bán tước Thầy không chấp-nhận, phải không Phục-Nguyên con ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Cho nên ba chữ “Tân-Hội Thánh” này có mấy ai bước vào đâu. Và sự thành lập cũng còn đang lũn-cũn trên bờ vực thẳm nhằm tan-rã, đó Phục-Nguyên !
Vì tự lũn-cũn, tự nội-bộ đang cấu-xé tranh-giành trong vấn-đề tình, tiền, danh lợi, tự sẽ hư hoại, tự sẽ lòi ra bộ mặt giả-nhân giả nghĩa đó Phục-Nguyên ! Phải không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Và những phần này sẽ bị sắc dục, ái tình tiền bạc, danh lợi, đưa đến nẽo hư-hoại, không còn gì để nói trong chữ tu hành, và tự trong nội cuộc sẽ xáo trộn,
tự khai báo lẫn nhau mà thôi, phải không con Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Thôi, hôm nay Thầy thuyết đàn cùng con bấy nhiêu lời, Thầy tóm-lược trong phần hữu-hình con còn phải đương-đầu với rất nhiều sự hỗn-trược và con phải gặp rất nhiều phần tử bất chính tà tâm để “Đốn Ngộ”. Nhưng Thầy nhắc cho con rõ về mặt tâm-lý sự “Đốn-Giáo” cũng rất cần. Về mặt lý-trí sự Đốn giáo cũng không nên thiếu, thì Thầy nhấn mạnh nay cho con suy ngẫm rõ, phải không con Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ, con xét thấy rằng đúng như vậy !
THẦY : Và Thầy cho con biết rõ: Cơ đời đang xáo-trộn đến mức cực-đồ Thời cơ Đạo mới ló-mòi sáng lần lần và trong nửa niên này đây uy-danh của con cũng khá phổ biến, không có chi mà lo ngại Phục-Nguyên con
BÀI
Ôi! Thấy cảnh khổ sầu thương hãi !
Máy Trời già kết lại hoại tàn !
Lóe lên ánh-sáng Đạo-Vàng ,
Con ơi! cố-gắng nhẹ-nhàng độ nhân.
Còn khổ lắm nhân dân than-oán !
Còn lắm sầu mù-quáng chưa tan,
Chiến tranh Âu Á lan-tràn,
Phương Tây đẵm lệ bàng-hoàng xót chua !
Vì thiếu chỗ thớt-thưa tâm Đạo,
Nên ngày nay gươm giáo xông-pha,
Với phần không thể âm-tà,
Nhập vô chinh-chiến vậy là trả qua !
Này bình-đẳng mở-mang hai cõi,
Đạo lố-mòi rửa tội linh-hồn,
Nếu ai rõ thấu Chí-Tôn,
Quyền năng chưởng-đại bảo tồn linh-quang.
Là được hưởng quang-sang điễn lực,
Là thâm-nhập túc-trực kế bên,
Đạo tâm cố-gắng lập nền …
“Tân-Dân Minh-Đức” đề tên chí tài !
Này con ơi! Ngô khoai đồng nội,
Thiếu người lo vì bởi muội-mê …
Thiếu ăn khổ đói bộn-bề,
Cùng bao bịnh-tật não-nề tiêu vong !
Nhiều tai-nạn long-đong lệ đổ !
Nhiều tật ách nơi chỗ giựt-giành !
Chung qui là chỗ hôi-tanh,
Tranh nhau miếng bã mồi danh hại mình !
Thôi bấy lời kỹ nhìn nhân-loại,
Này Phục-Nguyên! Châu tải linh-huyền,
“Đốn giáo” cho tỉnh trí yên,
Những phần bất-chánh bất hiền tự tiêu.
Để sáng Đạo nuông-chiều linh thể ;
Để huờn ngôi Thượng-Đế đã ban,
Việc làm suy-tính kỹ-càng,
Đưa người lên chỗ “Nhã-Thoàn Kim-Cang”.
Thôi Thầy chỉ có bấy nhiêu lời. Phục-Nguyên còn có điều chi thắc-mắc Thầy giải đáp, Thầy chiều theo.
P.N : Con kỉnh Đại-Từ-Phụ ! Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ hoan hỷ dạy con thêm điều này nữa. Vì con xét thấy cơ Hành-Đạo mà Thầy giao cho con chịu trách-nhiệm chỉnh Đạo trong Kỳ-Tam là cơ “Đốn Pháp” để làm sáng lý cơ “Qui-Nhứt” trong nguơn tái-tạo.
Bạch Đại-Từ-Phụ! Đại-Từ-Phụ cũng biết tư-tưởng của con, con không trụ chấp vào vấn-đề hệ-phái, Thầy Tổ, chỉ đem thân này tu học giải-thoát và cầu huờn tâm-linh để làm sáng Đạo Thầy, hy-sinh về mặt hữu-hình xây cơ Đại-Đồng. Vì chỗ đó cho nên con xét thấy rằng: Đạo Thầy khai trong Kỳ-Tam nếu có việc chi còn vướng-vất, còn ngờ thì con xin hỏi Thầy.
Kỉnh Thầy hoan-hỷ dạy con câu hỏi kế: chẳng hạn như bây giờ chi phái Tòa Thánh Tây-Ninh bây giờ Đạo Thầy phải cần phát-triển và tùy duyên tuyển-trạch nguyên-nhân để chọn hàng “Minh-Đức”, nhưng hệ phái Tây-Ninh thông tri hết tất cả các nơi thuộc hệ-phái cấm ngăn không cho “Tịnh-Luyện” bất cứ một ai.
Bạch Đại-Từ-Phụ !
Như vậy cái việc xiễn Đạo làm sáng tỏ chơn-lý của Thầy trong Kỳ-Tam. Chính đó cũng là một mối chướng-ngại trên bước đường Hành-Đạo của con. Bởi vì đến ngày nay đa số tu về “Tịnh-Luyện” chọn-lọc cơ “ Minh-Đức” nếu mà không có xây-dựong được “Minh-Đức” làm sao gây-dựng được “Tân-Dân”?
Bạch Đại-Từ-Phụ ! Kỉnh Đại Từ-Phụ dạy …
THẦY : Này Phục-Nguyên ! Con định tâm nghe Thầy giảng dạy.
Chi chi cũng do bàn tay Thầy sắp đặt Thiên cơ khó lậu, con hiểu gần nhưng chẳng thấy xa, nói ra con chỉ thấy trong phạm-vi nhỏ mà không nhìn ra bao-quát. Bởi vì muốn lập Cơ Minh-Đức này, trước hết phải dụng Tân-Dân, thời nếu Tân-Dân phải loại-trừ người cũ, đúng không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Vì những thành phần cũ đôi khi do bản ngã cũng tự hào lập ra môn-phái nhiều lắm con ! Ai cũng tự cho pháp mình đúng, ai cũng tự cho rằng việc tu của mình là chơn-chánh, còn của người khác tà đạo. Chung chung Thầy nói cho con biết cũng như Thầy đang sàng-sảy thì cát nhỏ, sỏi lớn cũng đều trong bàn tay Thầy mà thôi, phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Cát chê đá trách sạn và sạn đá lại chê cát, nhưng chung qui cũng nằm trên đà sàng của Thầy. Thời con nên nhìn cái nhìn bàng-quan, chớ đừng nhìn trong phần khách-quan mà e lầm-lạc đó con ! Vì muốn nhứt thông với Đạo thời trước tiên Thầy phải chấn-chỉnh, chỉnh đốn, phải không? chớ bây giờ sự tu cũng có, mà việc ngờ cũng nhiều làm sao? Phải không con Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Cũng nơi trong một chỗ mà ra, nhưng chia nhiều nhánh, biết nhánh nào đi đến … đây rồi chính tăng ngờ vực, chính tăng sợ hãi cũng làm cản trở cho nền Đạo, phải không Phục-Nguyên ?
Cái sự thông-tri này cũng do Thiêng-Liêng ứng vào mà thôi, nó chỉ tạm thời thôi, phải không con Phục-Nguyên ?
P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Vì cái chỗ tạm nầy mới thấy lòi ra mới thấy sáng ra những thành phần giả-mạo. Bây giờ Thầy nói cho con hiểu rõ rằng : cũng chỉ có một “Nguyên-Tắc Chế Dược Luyện Đơn”, nhưng mà nhiều phương-pháp quá, nhiều sự cải tiến, biến chế quá làm sao con biết phương-pháp nào trúng mà “Động-Đơn Tồn-Thần, Dưỡng Khí” phải không, phải không này Phục-Nguyên? Nãy giờ Thầy nói và vạch rõ cho con, thời con có thấu hiểu gì không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phu ! Con đã hiểu…
THẦY : Và cho như thế đó để những thành phần nguyên-nhân tự sẽ lột trần lấy mình. Nếu còn vững-chãi vào việc tu còn tinh-tưởng vào nền Đạo-Pháp, thời lúc đó pháp mới chánh đó Phục-Nguyên ! Thế tự nãy giờ Thầy giảng dạy con nghĩ ra sao ?
P.N : Kính bạch Đại Từ-Phụ ! Con đã rõ…đúng như vậy ! THẦY : Bây giờ nếu cho rộng-rãi trong vấn-đề “Tịnh-Luyện”, thì ai cũng nói pháp mình đúng. Rồi đôi khi cũng học qua hỏi lại, thêm chút đỉnh bớt ra một ít, rồi tự xưng hô-hào là pháp của mình, rồi tràn-lan những tà pháp này làm sao mà sáng tỏ được cơ Đạo của Thầy, Phục-Nguyên có rõ hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phu ï! Con đã rõ...
THẦY : Như vậy ai chứng-minh rằng Chánh-Pháp. Ai chứng-minh đó là tà pháp? Rồi nếu đua nhau mà Tịnh-luyện, đôi khi không cần người hướng dẫn chỉ học lấy nhau thời có trúng hay không? hay là dẫn-dắt đến mức đường sai-lầm độc hại cho cơ-thể, đôi khi sự sáng-chế này cũng gây ra sự tác-hại không ít, do vì trí siển tài sơ, phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy !
THẦY : Nhưng Thầy điển-hình cho con hiểu rõ, Thầy lấy điển-hình như thuốc bổ, nếu con dùng vào thời bổ trong ngũ-tạng. Nhưng công-thức đó nếu kẻ nào lấy rồi gia-giảm đôi chút cho rằng nhãn-hiệu của mình, thời có người uống thì phù-hợp, nhưng mà có người trong ngũ-tạng đối-chọi trong cái công-thức đó làm cho thuốc bổ thành thuốc độc đó, phải không? Này Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Vậy con có hiểu rõ hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…
THẦY : Cho nên, nếu bây giờ “Tịnh-Luyện” mà lan-tràn và nếu đích tịnh đi đúng “Chơn-Tịnh” thời khai mở “Chơn-Thần”, dứt tinh, tồn khí, nhưng đôi khi do dục-vọng do tâm phàm của một phần tử nào sáng chế ra tác-hại từ ấy sanh ra dâm-dục càng nhiều thì đó chính là tác-hại cho Chơn-Thần.
Con có hiểu rõ hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…
THẦY : Nếu Thầy không bế thì sự việc nầy lan-tràn làm cản trở biết bao nhiêu phần nguyên-nhân tu học vả lại cái mồm nói tịnh, nhưng mà có tịnh tâm bao giờ? Con có thấy rõ hay không? Điểm này con sẽ nghĩ như thế nào ?
“Tịnh Luyện” thì phải song phương từ Thân lẫn Tâm mà tịnh thân không chịu tịnh tâm thì cái tịnh nầy có ích lợi gì? Phải không Phục-Nguyên ?
Vậy con đã thấy hậu-quả chưa ?
P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! ïCon đã thấy…
THẦY : Cho nên thà không tịnh-luyện để dừng chân tại chỗ. Rồi thời kỳ “Chánh-Đạo” ra đời đưa vào con đường “Thống-Nhứt” có hay hơn không ?
Hay là Thầy để cho lan-tràn, ban đầu gặp nhau còn khuyến-khích, nhưng nói chuyện đôi chút lại lấy pháp so-sánh rồi bắt đầu đả-phá, chửi-bới lẫn chỉ-trích, phỉ-báng cùng nhau thì ích lợi chi trong việc tịnh-luyện này, phải không Phục-Nguyên ?
Vì ai cũng cho rằng mình trúng, ai cũng cho rằng pháp mình là chơn-chánh, mà có sự kiểm-nhận của Thiêng-Liêng không? Phải không con Phục-Nguyên ?
Rồi chưa kể Cựu-Pháp cùng Tân-Pháp tranh nhau trong nhiều hình-thức, tranh nhau trong chỗ đứng ngồi vậy Phục-Nguyên con đã hiểu rõ hay chưa ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã rõ…
THẦY : Rồi cứ bảo thủ Cựu lẫn Tân cứ bảo thủ, Pháp đúng Pháp sai mà không tu trong phần luyện tâm cho nên sự tịnh này có ích lợi gì cho Chơn-Thần của mình đâu ! Vì có tịnh rồi mới luyện được, mà không tịnh lấy gì luyện. Cũng như lu nước lắng đọng rồi thời phần nước trên trong sạch mới uống được, chớ còn nước đương chao-vao giữa nước và cặn-bã thì con uống vào sanh ra độc tố làm sao? Phải không này Phục-Nguyên ?
Thì ý Thầy nói con có hiểu rõ hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã rõ…
THẦY : Nếu không tịnh-tâm thì sự luyện này đưa đến tác hại khôn cùng, là như thế nào? Hậu-quả của sự luyện này do sự tà-tâm, do sự không “Chánh-Định”, do vì ám-muội nghiệp cho nên những sự luyện này đưa đến tác-hại làm tản-khí, hoại-thần, thì có ích lợi gì cho sự luyện này đâu! Phải không này Phục-Nguyên? Thế thì con có hiểu rõ hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…
THẦY : Việc làm của Thầy có những kết-quả cho phần linh-quang của các con mà thôi. Bởi vì Thầy nói “Tịnh-Luyện” nhưng mà tâm mống động, sự tịnh luyện này chưa có gì làm căn-bản cứ đua chen nhau về phần luyện. Thầy phải bế-tắt trong khoảng này, đó Phục-Nguyên !
BÀI
Này Phục-Nguyên ! Cứu đời phải rõ …
Mày hành tàng đã có Thầy trong !
Muốn đi đến điểm Đại-Đồng;
Đồng-tâm, đồng-tánh, đồng lòng mới xong!
Cơ tịnh-luyện dùng trong con hỡi !
Tịnh ngoài mồn đi tới lợi-danh,
Luyện lòng mới thấy bạch-thanh,
Luyện trong mới thấy nghiệp hành đến kiêu !
Chớ đừng nói kiêu-riêu tịnh-luyện …
Đụng việc trần kiếm chuyện hoài-hoài,
Gây ra nghiệp quả lạc-sai,
Tranh nhau khẩu khí tài hay về mình.
Thì tịnh-luyện chơn-linh mờ tối,
Tịnh đến đâu và nói càng tăng,
Luyện lòng chưa thấy yên thân,
Luyện tâm chưa đặng Chơn-Thần mờ-mê.
Nên Thầy khai đi về hướng sáng,
Vì tranh nhau mù-quáng quá tay,
Nên Thầy xuống điễn hoằng-khai,
Dẹp vào tịnh-luyện ngày mai hóa-hoằng.
Để cho thấy nhiều phần giả-trá …
Để nhìn nhau bản-ngã càng thêm,
Tịnh-luyện đâu nói lâu bền,
Đâu dùng khẩu khí mà quên sự hành.
Phục-Nguyên con có rõ hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…
THẦY : Miệng cứ nói tịnh-luyện, nhưng mà có thấy tịnh luyện tâm đâu! Rồi tranh cải với nhau ai cũng cho rằng cái ngã mình là lớn, sự hiểu mình là đúng, sự biết mình là hay và không nhìn-nhận bất cứ người nào! Nếu trong những phần tử này, mạnh ai nấy cũng nói vậy thì còn chi là cơ Đạo nữa Phục-Nguyên! Phải không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Đúng như vậy !
THẦY : Trong mười người, chín người sai, một người đúng mới đưa đến Chơn-Đạo, chớ còn mười người ai cũng nói mười người đúng, không có người nào sai thì làm sao mà đưa đến Chơn Đạo? Người đúng này cái kẻ giác-ngộ, mà chín người sai này là những cái phần vô-minh, mê-muội. Còn ai cũng cho rằng mình giỏi, mình hay thời Đạo dạy ai nữa? Phải không Phục-Nguyên? Nếu ai cũng đúng, nếu ai cũng giỏi thời triển-khai cơ Đạo làm chi ?
Đó! Ý Thầy cho con biết như vậy! Con đã nắm rõ đề cương hay chưa ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã nắm rõ…
THẦY : Rồi con sẽ thấy Thầy sẽ quét sạch những phần tử này. Tiến trình của Thầy đi tới là chỉ “Thống-Nhứt” một nguồn Đại-Đạo mà thôi Thầy cho con biết như thế ! Con còn điều chi ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con không còn điều chi. Thầy hoan-hỷ.
THẦY :