Ngọ thời, ngày mùng 01 Tháng Giêng niên Nhâm-Thân.

THẦY DẠY : NIÊN HÀNH ĐẠO

THI

Xuân về NGỌC tỏa ánh hồn nhiên,

Xuân đến HOÀNG-THIÊNG gặp trẻ hiền.

Xuân đáo THƯỢNG tầng cơ giáng hạ,

Xuân hòa ĐẾ khuyết trợ Phục-Nguyên.

BÀI

Xuân về Thầy tiếp con thơ,

Xuân hòa bửu-báu vần thơ Cha Trời.

Xuân hiệp đáo muôn nơi vui-vẻ,

Xuân thoảng nồng nở hé huệ hồng,

Xuân chan-chứa cảnh Đại-Đồng,

Xuân lai bửu ngọc gìn trong Nê-Huờn.

Xuân chan-chứa nguồn cơn mới mẻ,

Xuân đã về già trẻ đón đây,

Xuân cùng gặp-gỡ con Thầy,

Xuân tròn hạnh Đạo hiệp quày cùng nhau.

Xuân tái-lai trong màu diệu cảnh,

Xuân hóa-hoằng khắp tánh vô-vi,

Xuân tâm bất-diệt” huyền-vi.

Xuân lòng thơ-thới Mâu-Ni Bồ-Đề.

Xuân diệu-hữu “Tam Huê Tụ-Đảnh”,

Xuân Nê-Đài xa lánh khổ đau,

Xuân nay mọi cảnh đồng-bào,

Xuân cùng chan-chứa dạt-dào mến yêu.

Xuân sáng-sủa thương yêu khắp chốn,

Chúa xuân về bóng lộn trần ai,

Xuân tâm thiên-điễn Cao-Đài,

Xuân hiền nơi cõi trần-ai đón mừng.

Xuân tưng-bừng vui chung khắp cõi …

Xuân mát lành độ rỗi dương-gian,

Mùa xuân niên mới quày đoàn,

Thầy khai chơn-lý châu-toàn Kỳ-Tam.

Xuân phục-huờn Qui-Tam Chỉ Một,

Xuân Đơn-Điền phải cột bầu tinh,

Xuân trong những cảnh hữu-tình,

Xuân gìn pháp thể huyền-linh chí tài.

Xuân tam gia ba nhà qui nhứt,

Xuân âm dương đồng luật Pháp-Luân.

Mừng xuân mới-mẻ là xuân,

Xuân về hoát khiếu tưng-bừng điễn thiên.

Xuân nay huờn qui-nguyên giải-thoát,

Xuân Hư-Vô dứt-khoát việc trần,

Xuân tâm bất tạo nghiệp trần,

Xuân hòa chơn-lý tinh-thần thong-dong.

Xuân tự-toại nằm trong nguyên-lý …

Xuân tạo-hóa ngũ khí hiệp cùng,

Xuân về trẻ hãy vui chung,

Mừng cơ Đại-Đạo nở bừng tương-lai.

Xuân hiện-tại đây ngày độ-thế,

Xuân tương-lai thực-thể hành y …

Xuân nay đáo trở hòa qui,

Con xuân quá-khứ trôi-đi bao giờ !

Này Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Trong-niên mới con có điều chi về sự Hành-Đạo để làm mực-thước kỹ-cương trong việc hành sự ? Thời hôm nay nhơn dịp xuân đến Thầy tiếp con để cho con biết.
P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !
THẦY : Hôm nay Thầy tiếp con một bài xuân về mặt đời thì con đa-đoan lắm và cũng sẽ có nhiều việc thay đổi. Đổi thay.
Nhưng cơ Đạo song-song cũng có phần lố diễn theo định-luật “Càn-Khôn Tạo-Hóa” và trong bước đường Hành-Đạo Phục-Nguyên con cũng khắm-khá nguyên-nhân quay về đường tu học, và cũng kế cận đó cũng không ít một số đả-phá, nhưng đó là phần thiểu số mà thôi !
Bởi vì phần ẩn của con không còn bao lâu nữa, trong thời-gian sắp tới đây theo cơ chuyển-biến “Tạo-Hóa Huyền-Thiên” .
Việc hành sự về Đạo thì cũng có nhiều việc hanh thông trôi chảy và cộng sự viên của con cũng có người, gặp nhơn-duyên thiện-lành lắm đó! Mỗi châu-kỳ, mỗi bước đường hành-hóa thời chư Thiêng-Liêng cũng kế cận.
Bởi vì ứng câu: “Hành sự tại nhơn, nhưng thành sự do Thiên” Thời trong niên mới con cũng không nên ngần-ngại mặc dầu cũng còn phải dè-dặt cho hữu-thể, nhưng cũng không đến nỗi, đó Phục-Nguyên ! Tồn đọng lại thời cơ diễn-biến con sẽ gặp nhiều phần thiện-nhơn, thiện-mỹ để đồng tiếp ứng với con mà gầy nên mối Đạo và con cứ mạnh dạng tự-nhiên sắp-xếp không có việc chi e ngại như lúc trước nữa. Bởi vì Thầy đã cho con biết trước, còn màn tôn-giáo chiến sắp đến. Màn Tôn-giáo chiến này không rằm-rộ, không ồn-ào như cơ-đời nhưng ngầm ẩn chứa mức tiến-hóa của nguyên-nhân.
Và trong niên mới nầy trong pháp “Đốn” của con cũng khai-hóa nhiều tôn-giáo lắm đấy! Để gây dựng một mối qui nhứt mà thôi.
Còn về phần Tân-Dân nếu con áp-dụng vào đời cũng chưa sáng sủa lắm đâu, và con cũng phải bước lần lần từ sơ-đẳng lên đến tột đỉnh, phải không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Như vậy thì Thầy tóm-lược như thế, con có điều chi cần biết trong tương-lai, Thầy cho phép cứ tự-nhiên mà hỏi.
P.N : Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phu ï! Đại-Từ-Phụ có dạy con điều chi thì Đại-Từ-Phụ dạy … Con không có gì để kỉnh hỏi Đại-Từ-Phụ !
THẦY :

PHÚ

Thầy cho biết nguồn cơ Đại-Đạo,

Xuân mới về tái-tạo nguyên-sinh,

Này Phục-Nguyên! Ở chốn hữu-hình,

Nhờ con trẻ hy-sinh vì Đạo.

Bao nhiêu năm con đà xông-xáo,

Bước phong-trần gió bảo không sờn !

Máy diệu-huyền tỏ-lộ nguồn-cơn,

Để con hành bước chân giáo-hóa.

Phần Tôn-giáo Thầy đây phong-tỏa …

Sẽ lần lần đến ngỏ lời con.

Còn phần đời cũng lắm tiêu mòn,

Nơi Âu-Châu vẫn còn lộn-xộn …!

Bởi Hành-Kim trắng da mất vốn.

Trong niên này nó ngốn văn-minh,

Rồi sẽ khổ khi nghĩ lại mình,

Còn tranh-chấp nhiều hình nhiều đứa.

Ôi! cơ đời Bát-Môn mở cửa …

Lý Ngũ-Hành Thầy sửa lại đây,

Để cho con ứng tiếp cùng Thầy,

Về một mối mật đầy nhụy đượm !

Bởi Á-Châu người tu hổn-độn …

Thế cho nên lắm chốn chiến-tranh,

Giành-giựt nhau do bởi miếng ăn,

Rồi chia rẽ vì thằng Nhựt đến.

Ôi! Phi-Châu lòng Thầy yêu mến,

Giống dân khờ chẳng đến vô-vi.

Bởi thấp tài, thấp trí ù-lì.

Nên phải chịu suy-vi cơ Đạo !

Kìa Ngũ-Châu còn trong lộn-lạo …

Máy cơ đời Thầy tạo đau-thương !

Không phải Thầy chẳng biết xót-thương,

Vì các con bỏ đường Tạo-Hóa !

Còn nhiều nợ lúc vay phải trả …

Trả rồi vay chưa rã tan đi.

Nên nay Thầy cầm cán huyền-vi.

Cũng động lòng bởi vì sát-phạt !

Giao Chư-Thiên Thầy đà phó-thác,

Và chuyển-biến tan-nát trần ai.

Vào niên nầy hạt ngọc cũng đầy,

Nhưng chưa no vì Thầy quở-phạt !

Còn nhiều bịnh đến đà tan-nát,

Cơ tiêu-diệt rải-rác đâu đây,

Từ phương xa hay cõi gần đây,

Cũng phải chịu bàn tay định-mệnh.

Vì Út-Châu quá ư lơ-đễnh …

Nghiệp nhà nông đã đến tận cùng,

Và không tu ngộ lẽ Huyền-Khung,

Chỉ sống ngoài tiêu dùng vật-chất.

t không lâu cũng đà biến mất,

Trên bản-đồ chẳng thật nêu tên,

Nay Thầy khai Đạo Pháp lâu bền,

Để Phục-Nguyên đề tên danh bổn !

Niên hành-sự dầu trong hổn-độn …

Con an-nhàn vì vốn Trời ban …

Thương nhân-sinh trong cảnh tan-hoang,

Bao gia đình thở-than, than-thở !!!

Cảnh nghèo khổ cũng còn trắc-trở,

Lắm bịnh tật vì bởi thiếu tu,

Này con ơi! Thương xót bấy chừ,

Cũng đành phải Đại-Từ lặng tiếng.

Chỉ tồn lại những ai tu-luyện …

Thoát khí phàm điêu luyện thân tâm,

Dù khinh-khí xả bởi dương trần,

Nhưng khó nhiễm vì thân thanh-thoát.

Con gắng tu kẻo không ắt lọt …

Lọt máy huyền đã trót phê xong,

Nay Thầy cho con biết Đại-Đồng,

Cơ diễn-biến còn trong lẫn-lộn.

Này Phục-Nguyên! Đi vào cơ “Đốn” ;

Đốn cho tàn những bổn giả-danh,

Đốn cho tiêu những cảnh hôi-tanh,

Đốn cho xong để thành Đại-Đạo !

Đốn đi con mặc vào chiếc áo,

Áo vô-vi phát thảo chơn-truyền …

Đốn để thành danh hiệu Phục-Nguyên,

Và bất diệt gieo truyền chơn-lý.

Đốn qui tâm hiệp vào Tinh Khí ,

Đốn cho Thần bí-chỉ Tam-Gia,

Đốn muội-mê để hiệp một Cha,

Đốn sáng tỏ mới hòa bí-yếu.

Đốn linh-quang tỉnh tu mới hiểu …

Đốn cho hồn kết liễu phàm tâm,

Đốn cho đời đừng quá nghĩ nhằm …

Đốn cho thấy cơ thâm chơn-lý.

Đốn xây dựng bắt tay hữu-chí.

Đốn muội-mê bi-lụy bấy lâu !

Đốn cho lòng hòa-hiệp một bầu,

Đốn cho tâm nhiệm-mầu mới thấy !

Trong niên mới Phục-Nguyên sở-cậy …

Tay hữu-hình Thầy dạy nãy giờ,

Việc Hành-Đạo đừng có thờ-ơ,

Phải dè-dặt con cờ đi tới.

Đừng ỷ-lại con ơi! không lợi,

Mà giữ-gìn nhơn-ngỡi Đạo tâm,

Bởi cơ đời chuyển-biến mê-lầm …

Thời cơ Đạo diệu-thâm xen mối!

Nhưng con xen phải cho lề-lối,

Đừng xen nhằm những thói mê tân,

Mượn cơ đời mới tạo Tân-Dân,

Hòa cơ Đạo “Chơn-Thần Qui-Nhứt” !

Phục-Nguyên ơi! Việc chi dùng sức,

Thời phải dùng có cực cũng kham …!

Việc độ đời dùng trí phi-phàm,

Là trí-huệ Ngọc-Hoàng ban-bố.

Mấy lời thơ Thầy nay thố-lộ …

Để cảnh xuân về chỗ trần-gian,

Hưởng tròn xuân tiếp điễn Thiên-Hoàng,

Hưởng mùa xuân an-khang giải-thoát.

Xuân tình-thương chớ nên lợt-lạt,

Xuân Đại-Đồng bàng-bạc khắp nơi,

Xuân vô-tư hòa điễn Đạo-Trời,

Xuân tự-toại chẳng dời thay đổi.

Xuân linh-quang tỉnh rồi nông-nổi,

Xuân linh-hồn để đổi Đạo chơn,

Xuân vô-vi tá điễn phục-huờn,

Xuân trí-huệ chìm cơn Thiền-Định.

Xuân của đời há nên tâm dính,

Xuân Đại-Đạo chấn-chỉnh Kỳ-Tam,

Xuân thiêng-liêng trợ điễn tục phàm,

Xuân hòa cơ Nhã-Thoàn chơn lý …

Xuân thuần-thục hòa vô bí-chỉ …

Xuân chơn-lý mùi-vị “Hư-Không”,

Xuân Nhâm-Thân quày mối ngoài trong,

Xuân bất diệt là lòng không đổi.

Xuân thới-lai tìm nơi nguồn-cội.

Xuân giải-thoát cứu-rỗi linh-hồn,

Xuân vô-tư hòa điễn Chí-Tôn,

Xuân thiêng-liêng độ hồn ưu-ái.

Xuân Mâu-Ni hòa trên ban rải …

Xuân Đạo thành châu-tải điễn linh,

Xuân tiếp Thầy trong cảnh Vô-Hình,

Xuân Đạo tâm giữ-gìn nguyên bổn.

Xuân phục-huờn điễn lành Tề (Rốn),

Xuân trường sanh là vốn Trời ban,

Xuân linh-quang hòa hiệp “Nhãn-Tàng”,

Xuân Kim-Cang mở-mang giáo-lý …

Xuân trí-huệ con nên thầm-thỉ,

Quày đoàn nhau kim chỉ nhắc thầm,

Để cùng tu trở lại cơ thâm,

Mà hòa hiệp nhã tầm độ thế.

Phục-Nguyên con! Đừng cho bê-trể …

Cơ Đạo Thầy đâu dễ trao ai,

Nay duy con nhìn thấy chí tài …

Lướt phong-sương dặm-dày độ khách.

Bến đò chiều gần giờ sẽ tắt,

Gọi Nguyên-nhân dằng-dặc rõ câu …

Mau mau tu kẻo lắm cơ-cầu,

Thuyền tấp bến không cầu qua lối.

Nay hữu-vô cùng trong lề-lối,

Đạo sẽ thành dùng gọi nguyên-nhân,

Phục-Nguyên con! Cố-gắng tỉnh thần,

Tỉnh cho thông hữu thân mạnh khỏe !

Tỉnh cho xác tô-bồi mới mẻ

Tỉnh cho lòng tự vẽ “Hư-Vô”

Tỉnh mùa xuân hòa hiệp cực-đồ.

Tỉnh cho đời tìm vô Đạo-lý …

Tỉnh đi con thực tâm yếu-lý …

Tỉnh hòa Thầy khơi chỉ nhân-sinh,

Tỉnh cho trần thoát cảnh hữu tình,

Bao sụp đổ nguyên-sinh đã rớt !

Ôi! Niên mới Thầy nay không ngớt,

Gọi con trần từng lớp từng phen,

Mau bươn-bả lẹ-lẹ bon-chen,

Về Đạo tâm thắp đèn vô-ảnh,

Ánh nhiên-đăng sáng lòa từng chặn.

Ánh diệu hòa vừa-vặn linh đơn.

Ánh sáng chiếu chìm cơn định-tỉnh.

Ánh “Hư-Vô” con nào có dính …

Ánh diệu-mầu chấn chỉnh tại tâm,

Ánh Thái-Dương đã sáng lố lần,

Ánh nhựt trải cho trần bớt khổ !

Ánh quang-minh thời nay tỏ-lộ …

Ánh diệu-huyền Thầy độ con thơ,

Ánh Thiên ban Thầy đã đợi chờ …

Chờ con trẻ qua bờ giải-thoát.

Bờ giải-thoát con mau dứt-khoát,

Bến Bỉ-ngạn man-mát chờ con.

Mau tu đi âu kẻo hao-mòn,

Mòn Tinh Khí là con Thần hoại !

Thần hoại vong làm sao tu lại .

Tu cũng khó vì mãi mê trần,

Xuân đã về cảnh vật lâng-lâng,

Gió hay hay thân trần mát mẻ.

Hoa xuân nở nhụy đà phô hé,

Hoa tình thương xuân khỏe chào chung,

Hoa đượm nồng những cảnh lạnh-lùng !

Hoa phô-trương cùng chung cuộc sống.

Hoa mùa xuân hoa không cô-đọng,

Hoa nở thơm trong cổng chơn-như,

Hoa khoe xinh ánh sắc Đại-Từ.

Hoa loan nhẹ thái-thư nồng-thắm.

Hoa xinh-lịch rực màu tô đậm.

Hoa rộ nở nồng thắm khắp nơi,

Hoa xinh-lịch như thể đua đòi,

Mời khách tục dạo chơi biển ái !

Thời nên nay mau dừng chơn lại,

Ngắm nhìn hoa thơi-thái thong-dong ,

Hoa chơn-lý rộ nở Đại-Đồng,

Lòng trắng trong hoa không nhuộm sắc.

Hoa không màu hoa đâu héo mất,

Các nguyên-nhân thắt-ngặt nhìn hoa,

Mau tu đi không kẻo chiều tà,

Làm sao kịp nhìn hoa bất-diệt !

Hoa vô sanh các con đâu biết !

Hoa chơn-lý tình-tiết biết bao.

Hoa vô-ưu đâu phải hoa đào !

Hoa không hình hoa nào rụng được !

Cũng không phải là hoa thược-dược,

Hoa Đạo-Mầu hữu-phước ghê nơi,

Hoa tâm-tư hoa nở Đạo-Trời,

Hoa xán-lạn mọi người thong-thả.

Những cánh hoa không thời tan-rả …

Hoa nhẹ nhàng mô-tả lý-chơn,

Hoa ẩn tâm hòa kết phục-huờn,

Hoa châu tải chìm cơn Thiền lắng !

Hoa không thấy chính là hoa đặng,

Hoa Đại-Đồng lẳng-lặng độ đời,

Hoa trí-huệ thắp sáng mọi nơi.

Hoa giải-thoát trong đời đau-khổ !

Nhìn hoa rồi mau mau giác-ngộ …

Nhìn hoa nầy tự độ linh-hồn,

Hoa đã về rộ nở thế-phồn,

Hoa không hình vùi chôn đâu đặng !

Thôi mấy lời Thầy trao, trao tận;

Tận tay con những chặn dòng thơ,

Hỡi Phục-Nguyên! Đã đến bến-bờ,

Cố mau lên đừng chờ gì nữa.

Niên mới này hành cơ sang sửa …

Sửa Đạo lòng gội rửa tình-thương,

Để hiệp hòa khắp cõi đoạn-trường,

Nói Đông Tây phô-trương chơn-lý …

Chỉ mấy câu Thầy đây đơn vị,

Vị mùa xuân gởi chí Phục-Nguyên,

Thầy thăng đàn chúc trẻ linh-huyền,

Cơ hoằng-hóa qui-nguyên nhiếp bổn.

Đến giờ Dậu Thầy đây ứng vốn,

Sẽ tiếp đàn bóng lộn lời chơn.

Chúc nữ nam tu học chìm cơn,

Cơn định tĩnh chớ lờn đường Đạo.

Đạo tâm lòng mau-mau tự tạo,

Cảnh ngoại hình lộn-lạo tranh đua,

Phải tu đi đừng có hơn thua,

Và thấy tánh là mua chơn-lý …

Có biết tâm mới người thực vị !

Có thấy tánh là chí lập-trường !

Để tu về cảnh huống Tây-Phương,

Đường giải-thoát chớ vương mối nợ …!

Nợ của trần mau mau tháo gỡ :

Nợ của thân còn ở trần-gian,

Nhiều nợ-nầng mau khéo trả hoàn,

Để tu đi tìm Thoàn-Bát-Nhã !

Ánh Mâu-Ni ngày nay chói tỏa,

Cảnh mùa xuân Thầy tả tình-thương,

Gởi mấy lời con trẻ vấn-vương,

Mà văng-vẵng khôn lường thiết kể.

Thôi thầy thăng .

TTrở lại trang MỤC LỤC