Tiếp Dậu thời, ngày 15 tháng 10 niên Tân-Mùi (20-11-1991)
THẦY DẠY
VÔ-HÌNH-QUAN

THẦY : Đây cũng là mấu-chốt, Thầy giải-tỏa cho con biết tại sao những gì bàn-môn, tả đạo huấn-luyện vào những việc ngoại giáo, sao không dùng những linh-hồn mất đã lâu, hay cũ, mà dùng những linh-hồn mới, đó phải không, Phục-Nguyên con ? Rõ hay chưa ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã rõ…
THẦY : Bởi vì những phần linh-hồn này bỏ xác cũng vì cái nhung-nhớ, sống trong cái nhung nhớ thời cái ngoại hình như thế nào thì linh-hồn sẽ sống như thế ấy mà thôi. Con còn có hỏi điều chi nữa không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con không có chi để hỏi.
THẦY : Và còn thắc-mắc sau-cùng của con thì Thầy cũng giải-đáp. Nếu con đến tiếp cận những phần thể xác nầy thời con nên bế ngay đường Nhâm-Đốc và những luồng Hỏa-Hậu-Chơn-Dương và sau đó trở về nơi tịnh thất “Thiền-Quán” chuyển lại thì không có chi, cũng không có gì đáng cho con e de,ø đó Phục-Nguyên !
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ !
Nếu trường hợp đó mà thắc lưng con chuyển vận mạnh thì con phải ngưng lại ? THẦY : Đúng đó, bởi vì như con, bởi Thầy e rằng nếu những phần linh hồn nầy mới xuất ra khỏi xác sẽ bám-víu vào những từ-trường mới và những từ-trường mới nầy tích-tụ lại con mà thôi, làm cho con uể-oải, hay mệt nhòa, đôi khi thể xác con yếu-ớt có thể sẽ bị bệnh-tật khó chửa. Phải không ? Ngoại trừ thì không có gì đáng lo.
Con còn có điều chi ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ, con không có điều chi để hỏi, con kỉnh Đại-Từ-Phụ dạy.

THẦY :
BÀI
Thế thì Thầy tạm ngưng dạy-dỗ,
Để Phục-Nguyên giác-ngộ độ đời,
Người tu hạnh hạ con ơi !
Dẫn-dìu nhơn-loại đồng thời Hữu-Vô.
Kẻ hành-hóa điểm-tô Đạo cả,
Con độ-đời là phá vô-minh,
Bao nhiêu mối tạo sự tình …
Ngày nay dìu dẫn chơn-linh hóa-hoằng.
Thầy khuyên con chuyên cần định-tỉnh,
Để dìu đời chấn-chỉnh Đại-Đồng.
“Kỳ-Tam Phục-Nhứt Qui-Tông”,
xây nền bí-pháp Nhơn-Ông Chủ-Trì.
Nhưng cũng cần vô-vi tá trợ,
Nếu đơn-phương bỡ-ngỡ đáng thương,
Thực thể là trọn chơn-dương,
Vòng dây oan-nghiệt mở đường thoát ra …
Con đã biết ái-hà lệ đổ !
Thời độ đời cam-khổ nghe con !
Gìn “Thân khẩu ý” lo tròn,
Mót bòn công-quả điểm son của Thầy.
Công-lực tu đủ-đầy thâm-hậu;
Công-năng truyền soi thấu âm-dương ;
Công-trình tinh-tấn thuận đường …
Công-phu tu tập phô-trương Đạo-mầu.
Nhưng phần Hữu dễ thâu dễ học …
Vì phần vô ngoài bọc xác thân,
Nên không hợp đặng chơn-thần,
Thiếu luồng khí-lực chơn-ngân Hống truyền.
Diên đã mất đầu tiên khó đọng,
Thầy chỉ con mở cổng chơn-như,
Độ trong âm thể chớ từ,
Hạnh người tu học hiền từ giáo tha.
Thôi mấy lời Trời Cha lui gót
Con ở lại bòn mót tu-trì …
Lưỡng ban nam, nữ hành y …
Thăng Đàn Thầy rút huyền-vi về Trời.
Thôi Thầy thăng
P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !
Dậu thời, ngày 01 tháng 12 niên Tân-Mùi (5-1-1991)
(Tiếp Theo}
THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN
THI
CAO sâu chánh-pháp phổ-truyền ban …
ĐÀI khuyết trùng-hưng chiếu Nhãn-Tàng.
THƯỢNG đảnh Nê-Cung hoằng Đại-Đạo,
ĐẾ thành giác chứng chỉnh trường toan.
BÀI
Này Phục-Nguyên ! Bao lần gián-đoạn,
Máy Siêu-Hình dứt khoảng mấy Đàn,
Hôm nay Thầy tiếp chỉnh trang …
Lập thành Giáo-Lý Nhãn-Tàng độ tha !
Vô-Hình-Quan vậy là sâu-sắc,
Nẽo không hình khó bắt bằng tay,
Dụng lời chơn-lý thành bài,
Để con am-hiểu sau nầy hóa nhân.
Cuộc sinh-hoạt trong phần không xác,
Rất nhỏ-nhoi bàn-bạc khó thành,
Ví động cảm-ứng thật nhanh,
Muôn điều tội phước tạo thành từ xưa.
Vô-lượng kiếp thớt-thưa Đạo-Đức,
Đến hiện tại sa vực biển mê …
Cho nên cứ mãi bộn-bề,
Đắm trong trụy-lạc chán-chê không lùi !
Khi bỏ thân chôn-vùi mãi tánh,
Sống vô-hình khó lánh nghiệt-oan !
Bao nhiêu đau-khổ buộc-ràng …!
Trả vay, vay trả trong hàng vô-minh !
Rồi sự sống chơn-linh đè nén,
Hoặc thối lùi chưa bén linh-hồn,
Hoặc khi còn mãi bôn-chôn,
Hoạc có hồn chu-toàn Đạo-Đức,
Lúc dở-dang lãnh-vực tu-trì …
Đến khi bỏ xác ra đi,
Nếu còn ý-chí thì qui trọn đường !
Hưởng lập trường không vững,
Bị vô-hình trở chứng kéo lôi …
Ra âm ma phách bồi-hồi !
Biết bao thống-khổ nhã-nhồi chơn-linh.
Hoặc nhớ thương lụy tình lục-dục,
Bỏ xác rồi thần-thức đeo mang,
Lắm nhiều hôn-ám buộc-ràng …
Thức càng sống mạnh nghinh-ngang đua đòi !
Làm bằng được những gì chưa có,
Hoặc hận-thù vay trả lẫn nhau,
Hoặc là mê đắm lộn-nhào,
Thế nên cứ mãi lao-xao biển trần.
Nên mới gọi là phần tiến-hóa,
Đường luân-hồi ai đã đi qua,
Chuyển luân nhiều kiếp sa-bà …
Trược âm hấp-thụ nặng đà quá sâu.
Nếu có tu thì âu còn kịp,
Đuổi hậu-thiên lắm dịp bám thân,
Nếu không mê đắm hồng-trần,
Hoặc còn trong ngã quả nhân nặng trì.

Này Phục-Nguyên!
P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Con kỉnh Đại-Từ-Phụ !
THẦY : Đã gián-đoạn trong bao thời Đàn, hôm nay Thầy giảng-dạy tiếp trong phần Vô-Hình-Quan.
Vậy Phục-Nguyên con còn trong phần chưa am hiểu Thầy cho phép cứ hỏi tự-nhiên, bởi vì dạy đời cần phải thông-suốt, xiển Đạo cần phải viên-minh, đó Phục-Nguyên !
P.N : Con kính Đại-Từ-Phụ! Xin Đại-Từ-Phụ dạy, vì những lời Đại-Từ-Phụ đã dạy qua về đề tài Siêu-Hình-Quan và Vô-Hình-Quan thì con cũng đã lãnh hội được nhiều.
Hôm nay con kỉnh Đại-Từ-Phụ dạy tiếp, và sau này con nghiên-cứu lại, nếu còn điều nào còn hơi chưa rõ, thì con kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy tiếp cho con lãm-thông.
THẦY : Nếu không còn khúc-chiết thì Thầy tạm ngưng trong đề tài này, bởi vì Thầy cũng giảng-giải quá nhiều, và cũng rất nhiều khía cạnh được phơi-bày sáng tỏ cho con thấy rõ trong lãnh vực vô-hình, sự sống thực tại của vô-hình là thế đấy, sự luân-chuyển của vô-hình là như vậy, và cấu-trúc của vô-hình như thế. Những việc Thầy đã cho con biết rất là tường-tận : Chuyển di tư-tưởng thế nào? Sự sống vô-hình như thế nào?, thời con cũng đã lãm-thông. Ngày hôm nay Thầy tạm ngưng phần này. Trước khi qua phần khác Thầy nhắc lại :
Bây giờ trong đề-tài tu-học, trong chương-trình cứu-thế, xiển-dương Đạo-Pháp thời Thầy cũng đáp ứng cho con theo yêu-cầu. Nếu Phục-Nguyên trên bước đường hoằng-hóa có vấp phải, hoặc có va-chạm những khía cạnh gì từ thể xác lẫn tinh-thần, từ đời lẫn đạo? Thầy sẽ giảng cho con rõ trực-tiếp vào đề-tài ấy. Thầy sẽ trực-giảng và trực phỏng cho con thấy. Vậy Phục-Nguyên, con cứ tự nhiên hỏi :
P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ! Vì Đại-Đạo của Đại-Từ-Phụ xiển-dương trong Kỳ-Tam gọi rằng: “Qui Tam-Giáo Hiệp Ngũ-Chi”, từ nội đến ngoại, song song xây-dựng cơ “Tân-Dân Minh-Đức” và đi đến Đại-Đồng, thì bây giờ con cũng tùng theo qui-luật của Đại-Từ-Phụ dạy, để chuyển cơ Tân-Dân chọn hàng thiện-căn trọn lành Minh-Đức mà làm rường cột trong cơ Đại-Đạo xây dựng cứu-thế Kỳ-Tam,
làm sáng danh Thầy về mặt hữu-hình đi đến Đại-Đồng thì như vậy, bạch Đại-Từ-Phụ,
nếu có gì thì nhắc-nhở con thêm, cần dạy thêm, để con lãnh-hội thêm.
Kính bạch Đại-Từ-Phụ !
THẦY : Như vậy là con muốn Thầy dẫn-giải trong phần “Tân-Dân Minh-Đức” cá biệt, đúng hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Này Phục-Nguyên con !
Thầy sẽ cho biết: Vì sao có hai chữ Tân-Dân và Minh-Đức ? Mà mấy ai hiểu Tân-Dân như thế nào ? Minh-Đức như thế nào ?
Cứ dịch nghĩa, dịch lý theo sự hiểu biết của phàm ngã theo ngã riêng của mình không, chẳng biết cái chi hết cứ nói Tân Dân là người mới, mà thế nào là người mới? Minh-Đức là đức sáng, mà thế nào là đức sáng ? Vậy Phục-Nguyên cứ định tâm, Thầy sẽ giảng giải qua phần này cho con được lãm-tường :
Vì cơ chuyển-biến của Thầy tuần-tự luân-lưu theo định-luật của Tạo-Hóa, theo máy tuần-hoàn không hề xê-dịch. Bởi vì Thầy là “Đấng Cao-Cả Chí-Tôn Chúa-Tể Vũ-Trụ Càn-Khôn”, mọi sự : “Thành, Trụ, Hoại, Diệt” đều do Thầy mà ra! Hôm nay Thầy sẽ nói rõ cho con biết để kết hợp, sao gọi là tận-thế ?
Tận thế không phải là chết hết cả trái đất quả địa cầu 68 (sáu mươi tám) nầy, hoặc là trái đất sẽ nổ tung gọi là tận-thế đâu, phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Sao gọi là tận-thế ?
Danh-từ này cũng liên-quan đến “Tân-Dân Minh-Đức” đó! Vì đến châu-kỳ này thì song song từ mặt đời, dân trí tuy có được phát-triển văn-minh, tuy có hiểu-thông về mọi phương-diện. Nhưng qua mặt Đạo-Đức từ xã-hội suy-đồi, con người lãng-mạn bị hấp-thụ ảnh-hưởng của những làn sóng hướng ngoại của thể xác, cho nên không còn gì nhân-cách, mà nếu không có nhân-cách,
thì làm sao tròn nhân-phẩm mà đạt được nhân-đạo? Đó Phục-Nguyên !
Nếu không có nhơn-đạo thì làm sao đi qua phần Thiên-đạo, phải không ?
Cho nên mới sửa đổi con người trở nên mới, không phải mới theo như nghĩa thế-gian hiểu là phải sang trọng, phải có nếp sống xa-hoa gọi là người mới đâu. Nhưng mà người mới này phải biết sống, phải biết hấp-thụ của Tạo-Hóa tuần-hoàn. Vì văn-minh nhồi-nhã triệt để đưa con người đến mức thăng-hoa vô-cùng, chỉ biết hưởng-thụ bên ngoài, mà chẳng lo gì cho linh-hồn.
Còn một số tu, thì lại tu trong sự nhầm-lẫn, tu trong sự ảo-huyền, tu trong cái giả-ngã biện bày lại có đa số chỉ biết thích hưởng-thụ, lại đả-phá việc tu-hành, lại đả phá nền Đạo-Đức và từ chỗ ấy, càng lúc nhơn-loại đi đến mức đường cùng. Từ chỗ áp-bức đường cùng này mới sanh ra một luồng Minh-Triết để mà mặc khải tỉnh-tâm những linh-hồn tột cùng vinh-sang, hay tột cùng đau khổ, đó Phục-Nguyên ?
Thế cho nên Minh-Đức là Trung-Dung, không quá hưởng-thụ, không quá đau-khổ.
Và tận-thế là như thế nào ?
Bởi vì không chấp-nhận có một nguồn Tạo-Hóa chuyển xoay, không biết có một Đấng Toàn-Năng ngự trị thời làm sao tồn-tại được những chơn-linh ở mặt trần-gian này được.
Thầy giảng như thế, Phục-Nguyên con có hiểu hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu…
THẦY : Cho nên càng lúc con sẽ càng thấy xã-hội thời suy-đồi; suy-đồi đến mức trầm-trọng không còn cứu vãng được nữa. Về mặt Đạo-Đức thời người tu, tu trong sai lầm; tu trong lầm-lẫn mà không chỉnh sửa được, đó là tận-thế, đó Phục-Nguyên !
Mà chính có cơ tận-thế này mới lập ra nền “Tân-dân Minh-Đức”. Mà nếu bây giờ Phục-Nguyên con áp-dụng Tân-dân cũng hơi quá sớm. Bởi vì trong cái thời kỳ này là trong cái thời kỳ đang suy-đồi, chớ chưa hẳn là suy đồi cùng-cực, từ chỗ suy-đồi cùng-cực lúc đó mới khao-khát một nguồn Đạo-Đức, khao-khát và tìm một nếp sống tinh-thần để mà giải-tỏa những gì uẩn-khúc trong cuộc sống hằng ngày của mình, đó Phục-Nguyên !
Chớ còn bây giờ nếu con đưa đề-tài Tân-Dân thì Thầy tin chắc rằng đại đa số đều phản-đối. Bởi vì nếp sống hưởng-thụ đang cuốn-lôi và bao nhiêu chơn-linh chìm-đắm trong sự hưởng thụ đó, mà hôm nay con kéo ngược lại sự hưởng-thụ làm sao mà đặng. phải không ?
Để đến lúc hưởng-thụ; để đến lúc tột cùng; để đến lúc suy-đồi trụy-lạc, thời Tân-Dân mới có ý nghĩa. Mà nếu muốn xây dựng một nền Tân-Dân, phải có những hành-giả thấu-triệt nguồn-cội Tạo-Hóa, hiểu thông “Định-Luật Vũ-Trụ”, tu tâm sửa tánh để toàn Minh-Đức mà là ánh sáng viên-minh để xây dựng Tân-Dân, đó Phục-Nguyên ! Mà Thầy nói cho con rõ rằng: Tân-Dân chỉ có những người Chánh-Giác, những kẻ hy-sinh mới làm đặng. Còn những phàm-phu tục-tử xây dựng Tân-Dân còn trong vụ lợi, hoặc còn trong nếp sống thoái-hóa cũng không thể gầy-dựng được Tân-Dân đâu.
Vì Tân-Dân này là sự thăng hoa của Đạo-Đức, là sự tiến-triển tột cùng của cơ sàng-sảy sau chót, mà Thầy đã cho con biết từ lâu, diễn từng màn qua từng lớp. Các nguyên-nhân ở trên bàn lọc, lọc từ phần tối trược, đến phần trung trược và mới đến phần sơ thanh, đó Phục-Nguyên !
Vì qua đến phần đại thanh rồi, chính là những bậc có trách-nhiệm hướng dẫn cho nếp sống con người toàn-diện hơn, mà nếp sống này phù-hợp với Đạo-Đức chớ không phải phù hợp với sự sống nhịp-điệu bên ngoài của thể-chất, hay sự tiến-triển của nền văn-minh đâu. phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Con sẽ thấy đó !
Bây giờ Ngũ-Châu thì đang rối loạn, mà cuộc sống hướng ngoại quá ư là nặng, hướng nội chẳng có mấy người. Thế cho nên làm sao tiếp-thu được một luồng từ-điễn của Thầy đang ban-rải và nuôi dưỡng các chơn-linh trở về đời sống Minh-Đức, không ô-nhiễm của trọng-trược trần-gian này.
Từ nãy chí giờ Thầy đã giảng-giải con có hiểu rõ hay chăng ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ …! THẦY : Vậy thời, con có điều chi cần hỏi ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con không có còn chi nữa để hỏi.
THẦY : Nếu sự chỉnh sửa Tân-Dân con chỉ đưa vào những phần sơ đẳng mà thôi, thời phản-ứng sẽ ít đi, và nếu con áp-dụng tuyệt-đối Thầy e không thành-tựu, đó là lời Thầy nhắc-nhở.
Nếu không có điều chi, Thầy thăng.

THI
Giả đàn diễn-đạt buổi hôm sau,
“Minh-Đức Tân-Dân” mở bước vào.
Suy thoái cơ đời trong đảo loạn …
Đạo Thầy sáng rỡ ánh ban sao !
Thôi Thầy thăng !
P.N : Con kỉnh Đại-Từ-Phụ !

TTrở lại trang MỤC LỤC