THẦY :
THI
Thăng Đàn giả trẻ ở trần-gian,
Dậu tiếp Đàn trung dạy rõ-ràng,
Cho biết vô-hình trong sự sống,
Bao nguồn điễn lực bể mênh-mang.
Thôi Thầy thăng!
P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Con kỉnh Thầy
Dậu thời, ngày 15 tháng 10 niên Tân-Mùi
(20-11-1991)
TIẾP BÀI

THẦY DẠY : VÔ-HÌNH-QUAN
THẦY :
THI
CAO-SIÊU diệu-lý chuyển hòa trung,
ĐÀI học vô-vi tiếp “Cửu-Trùng”.
THƯỢNG-PHỤ gìn chân tri nhiệm-lý …
ĐẾ-truyền bí-pháp độ bao dung !
Hỷ chào Phục-Nguyên !
P.N : Con kỉnh Thầy !
THẦY : Cùng các con Nam, Nữ !


Dậu thời Thầy tiếp Phục-Nguyên cũng trong đề tài Vô-Hình-Quan, vậy có điều chi và phương-pháp để hóa độ vô-hình? Thầy bổ-túc cho Phục-Nguyên con trên bước đường hành Đạo dìu nhân độ thế.
P.N : Con kỉnh Đại-Từ-Phụ ! Xin Đại Từ Phụ dạy.
THẦY : Thể theo Ngọ thời Thầy đã tiếp rõ-ràng minh-lý sáng tỏ cho con kiến-thức và có một sự hiểu biết rõ-rệt trong lãnh vực vô-hình. Song nếu theo thiển ý con nghĩ rằng: Muốn độ vô-hình phương-pháp bao-quát như hữu-hình thời không đặng ! Bởi vì trong phần vô-hình này rất nhiều điều hổn-tạp, mà mắt thường không nhìn thấy đặng! Chưa kể những phần có trách-nhiệm tùy theo trong cương-vị của mình, phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Bởi vì Thầy lấy điễn hình, như những phần quỉ Tiên thì trong phần này có trách-nhiệm phải làm những điều đó mà nếu con độ vô-hình, va chạm những phần này cũng không được tròn vẹn cho con lắm, phải không ?
P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Bởi vì xâm phạm vào trọng-trách của những phần vô-hình đó là điều không tốt! Chưa kể những phần Thần tùy theo trách-nhiệm và bổn-phận của mỗi phần đó !
Cho nên nếu con muốn độ những phần vô-hình thì con phải xác định rõ chung chung gọi rằng vô-hình, nhưng nếu về những phần oan-hồn, phần âm thì Thầy có phương-pháp chỉ rõ, phải không ?
P.N : Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ, xin Đại-Từ-Phụ dạy cho con độ các phần vô-hình về âm-thần, oan-hồn yểu-tử, siêu bờ lạc bến, chính phần đó là cái phần đáng thương, kính bạch Đại-Từ-Phụ !
THẦY : Nhưng quan-trọng là làm sao bây giờ con được tiếp xúc, và làm sao biết những phần oan-hồn này thế nào mà độ ? Đó là điều cần-thiết nhứt, phải không ?
Thì chung-qui nếu con Phục-Nguyên có những tâm-niệm ý nguyện như thế cũng là một điều hay, Thầy cũng khuyến-khích. Vì đa số những phần âm hồn này trong một cảnh giới rất lạnh-lẽo thiếu-thốn sự minh-mẫn, và khi bỏ xác mang theo nhiều nghiệp lực, hầu như đa số nghiệp-lực nặng-nề, ác-quả, thế cho nên ngày hôm nay phải sống vất-vưởng, tha-phương, siêu-bờ lạc-bến, vì do lúc Thể-Phách bứt rời thân xác còn quá mê-muội lu-mờ cho nên chẳng định thức được cõi sống vô-hình là thế nào? Và những phần hồn này bởi vì còn mang theo những sự mê nhiễm trong quá-khứ lúc còn hiện-tiền sở-tại xác thân và quá ư ngu-muội …!
Cho nên những phần âm-hồn này vẫn còn đeo đuổi trong những lối sống lúc còn hiện-diện tại trần-gian. Thậm chí còn mang theo những bịnh chúng-sanh, như: nào là thèm ăn, khát đói, thích xa-hoa, nhớ chuyện dĩ-vãng hoặc giận-hờn, oán-trách, hay mang theo sự thù hèm, ganh-tỵ, ích-kỷ. Đôi khi có những phần âm-hồn thích hại người đểthỏa-mãn tánh hung-dữ lúc còn tại thế của mình mà thôi !
Và Thầy cho con biết đôi khi lại đam mê, hoặc là nhớ-nhung cảnh gia-đình, sự báo-oán xảy ra liên-tiếp, và lại có một cái luật riêng của mình rằng: phải trả thù và làm cho thỏa-thích! Ví như mình đi đầu thai thì phải có phần khác theo để thế, hoặc là mình muốn bắt những người còn sống bằng cách lúc những thể xác hữu-hình bịnh yếu thời những phần hồn này lại tựu trung để dẫn-dắt những phần hồn còn sống để
hòa nhập với minh đó Phục-Nguyên vân vân.
Thì Thầy chỉ kể cho con biết lối sống vô-hình trong phạm-vi đơn-sơ tối-thiểu không thể nào kể rõ cho con hiểu được. Bởi vì con còn hiện tiền thể xác. Ngày hôm nay Thầy chỉ cho con riêng phương pháp để độ những phần âm-hồn yểu-tử, hoặc những phần hồn được hưởng luồng Thiên-điễn từ lực âm-dương, trong thời-kỳ ân-xá các oan-trái được cởi mở, những vòng dây oan-nghiệt được xóa tan, những linh-hồn trầm-luân và u-tối tội-lỗi có thể được ban-bố những hồng ân của Từ-Phụ, và nếu như những phần hồn này hôm nay hoặc thức tỉnh, hay không thức tỉnh, hoặc giác-ngộ, hay không giác-ngộ đều được thụ-hưởng đồng nhau. Hồn nào sớm giác-ngộ muốn tu hành,
thời sẽ được tiến-hóa trong định mức giác-ngộ của mình.
Thì hôm nay Thầy cũng giảng cho Phục-Nguyên hiểu rõ, không có phương-pháp nào dũng-mãnh, không có phương-pháp nào phước-đức quí báu bằng cách độ vô-hình,
nói chung, nói riêng là phần âm-hồn,phải không Phục-Nguyên!
P.N : Kính Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Và bây giờ Thầy kể sâu vào chi tiết phương-pháp những phần âm-hồn này đa số là nặng trầm với những Phách tối đen hay là quá nặng-nề, cho nên nếu muốn độ những phần âm này, trước tiên con có những luồng lực-điễn mà lực-điễn này ví như nam-châm để hút vào !
Phục-Nguyên ! Con có hiểu hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phu ï! Con đã hiểu …
THẦY : Thì một khi con đã có những luồng lực-điễn ví như là điễn trường đó mới thu-hút những phần hồn này vào! Rồi từ đó con sẽ định vùng Sông-Mâu mà chiếu-quán để đưa luồng Hỏa-Hậu tiếp cận ban rải những ân-hồng xuống cho những phần âm-hồn này được hưởng ! Ví như người khát được nước, người đói được cơm.
Song song lúc con định trụ “Thiền-Quán” để mà ban rải quyền-năng thời phải “Thanh-Tịnh” và phải có những tiềm-lực vĩ-đại xuất từ trong bản-năng sở-hữu của sự tu-tập “Thiền-Quán” mới đặng! Còn nếu không thì những nguồn điễn-lực và những luồng Hỏa-Hậu yếu-ớt thì chính là những phần âm nầy sẽ đến để mà thu-hút, càng thu-hút nhiều thì phần xác của con sẽ bị yếu-ớt. Chính trong lúc yếu-ớt đó là lúc nguy-hiểm tột-độ, phải không này Phục-Nguyên? Thì Thầy nói như vậy, con đã hiểu ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu…
THẦY : Và chính là nơi hai bàn tay cũng là những nơi tiềm-tàng những mảnh-lực vô-cùng thâm-hậu của luồng điễn tự xuất-phát từ trong luồng xương-sống “Tam-Muội-Hỏa” mà con tập-trung từ quán-định do công-phu “Tham-Thiền”, và lúc đó trong sự trầm-lặng trong sự yên-tịnh, không được gây tiếng động. Chính tiếng động này làm cho những âm-hồn không được thụ-hưởng luồng điễn thâm-hậu của con,phải không ?
Và có một điều tối trọng là : Nếu con nghe bên ngoài có luồng hơi lạnh, hoặc trong phần thân mình có những điều gì khác lạ là định ngay, không nên sợ-sệt,
chính sợ-sệt cũng là một mối đe dọa cho xác thân, phải không ?
Thế cho nên những phần tử nào muốn độ vô-hình trong phần âm-hồn, là những phần-tử đã có những “Công-Năng Tu-Luyện” rất thâm-hậu, “Chuyên-Quán, Thiền-Định”, từng-trải những kinh-nghiệm để đạt đến mấu chốt tối-ưu, là xạ những thần-lực vi-diệu, những luồng từ-điễn tuông chảy như một dòng nước không gì ngăn-cản được cả. Và những hành-giả như thế đều có quá-trình tu tập già-dặn bước tiến-triển cũng đã tuần-hành,
phải không Phục-Nguyên ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !
THẦY : Còn nếu ngược bằng không thì đừng nên.
Thôi Thầy chỉ có bấy nhiêu lời, vậy Phục-Nguyên con có điều chi chưa thấu rõ thì cứ trình-bày?
P.N : Kính bạch Đại-Tù-Phụ ! Con đã thấu triệt những lời Đại-Từ-Phụ đã dạy. Ngoài ra xin Đại-Từ-Phụ có thể bổ-túc thêm cho con, đành rằng con có công năng nhưng có thể cộng thêm về chú-lực được không ? Kỉnh Đại-Từ-Phụ dạy cho con.
THẦY : Này Phục-Nguyên! Những phần chú lực đó, như điển-hình là chú lực điều chi, con cứ cho Thầy biết ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Là con trì những các loại chú có công năng để hổ-trợ thêm
THẦY : Bởi vì trong lúc con độ những phần âm-hồn, thời không nên trì-chú, vì nếu con dùng chú thời những phần âm-hồn không dám đến mà hưởng những luồng Thiên-Lực, và Thầy khuyên nếu con dùng chú thì dùng trước hoặc sau khi con muốn độ Vô-Hình cũng được, để bổ-túc thêm cho công-năng, phải không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ !
Theo con xét thấy rằng: Như vậy thì quí vị tu về mặt hữu-hình nầy thì lầm-lẫn cái việc nầy nhiều lắm! Bạch Đại-Từ-Phụ! Nếu bữa nay con không có kỉnh thỉnh hỏi Đại-Từ-Phụ điều nầy để khai-ngộ ra, thì chính con cũng không khéo bị lầm điều này, đành rằng con có công-năng để xạ thần-lực ra độ vô-hình. Song-song con thường trì-chú lực dương chính cái đó là một điều lầm-lẫn. Con đội ơn Đại-Từ-Phụ đã dạy con rõ-rệt. Sau này, những công-năng nầy và phương hướng nầy con sẽ hướng dẫn bao nhiêu người khác có công-năng để độ-đời và về phần vô-hình.
THẦY : Bởi vì Thầy cho con thấu-triệt rõ thêm những phần âm-hồn này không đồng-hóa với lực-điễn được.
Bởi vì lực-điễn, Thầy điễn-hình như là một luồng dương, những phần âm-hồn này điễn-hình như phần âm, thì âm dương không thể hòa hợp được. Nếu trong lúc đó con chú nguyện thì phần âm này không đến gần. Nhưng có thể trước hoặc sau, con chú nguyện trước để bổ-túc cho mình những công-năng hóa-giải là càng tốt. Phải không? con còn điều chi không thấu rõ ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con không còn điều chi. Đại Từ-Phụ dạy con đã thấu-triệt hết tất cả mọi sự việc về độ Vô-Hình nói chung, nói riêng là phần âm-hồn và siêu bờ lạc-bến …
THẦY : Nhưng Thầy bổ-túc thêm cho con một phần cũng rất tối-ưu quan-trọng trong lúc con vẫn độ vô-hình, bởi vì Thầy cũng vẫn biết con suy-tư. Giả-sử như một phần thể xác sắp lìa đời mà hôm nay tu tập “Thiền-Quán” có nên đến gần để hướng dẫn độ phần vong-linh trên bước đường mới của cõi âm hay không? Đúng không, Phục-Nguyên con ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy! Chính lâu nay con thường quán-tưởng điều đó.
THẦY : Thế thì hôm nay Thầy cũng cởi-mở những khúc-chiết đó.
Này Phục-Nguyên !
P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !
THẦY : Giả-sử như nếu có một phần thể-xác sắp lìa đời, con có thể đến chú nguyện và hướng-dẫn phần vong-linh này, linh-hồn này trở về bờ giác-ngộ mà không hề hấn gì đến luồng lực-điễn hay “Công-Phu, Tu-Tập, Thiền-Quán” của con cả
Thầy dẫn chứng cho con thấy rõ điểm nầy: Bởi vì phần linh-hồn này trước khi bứt lìa cái Phách trong thể-xác của mình từ bấy lâu nay sống trong một môi-trường thế-gian và ngày hôm nay con mang phần hồn này đến một cảnh giới khác, môi-trường sống khác, thời lúc đó linh-hồn này mới hòa-nhập vào với lực-điễn của con, không một điều chi do dự cả. Phải không? Con có hiểu lời Thầy nói hay chăng ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy.
THẦY : Nhưng nếu phần thể xác này lìa đời đã lâu hay trong một thời-gian tối thiểu là 49 (bốn mươi chín) ngày -246- thời phần linh hồn này con hướng dẫn mang nhiều cảm-giác mới lạ có thể hoặc theo con, nhưng có thể phá con. Con có định rõ ý-nghĩa Thầy nói hay không ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy.
THẦY : Thầy nói như thế, thời cũng ví như nếu những phần nào bỏ xác đã lâu không nên đến gần phải không? Nếu con đến gần những phần này, những linh-hồn này chưa có một điểm tựa nào cho thế-giới mới của mình. Nếu như con có đầy-đủ năng-lực thời không e ngại. Nhưng nếu con yếu năng-lực hơn đó cũng là một điều nguy-hiểm đối với con. phải không ?
Cho nên chính vì chỗ này, Thầy nói rõ cho con biết và nhấn mạnh cho con ngày hôm nay thấy rằng: vì phần linh-hồn mới xuất ra trong thể xác, cho nên có những phần tà-vạy muốn mang phần hồn này về luyện những gì thời phần hồn này đều nghe theo. Bởi vì cái nếp sống môi trường mới khác lạ cho nên cái người hướng-dẫn đầu tiên đem vào môi-trường nào thì phần hồn này sống theo môi-trường đó mà thôi Phục-Nguyên con đã khái-niệm rõ-ràng chưa ?
P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã rõ…
THẦY : Cho nên phần thể xác sắp lìa đời và lìa đời còn mới-mẻ, con có thể đến hướng độ và lìa đời còn mới-mẻ con có thể đến hướng độ đặng, mà không có gì phải lo ngại. Chỉ sau đó con lưu-thanh khử trược phần thân và con chú nguyện cho phần linh-hồn nầy mở-mang thêm để hưởng lực điễn thêm mà thôi, đó Phục-Nguyên !

TTrở lại trang MỤC LỤC