Ngọ Thời, Ngày 15 Tháng 9 Niên Tân-Mùi (22-10-1991) THẦY DẠY ĐỘNG-ĐÀN THI NGỌC-quí trao tay kẻ đạt rành … HOÀNG đồ bể ái gắng bơi nhanh. THƯỢNG tầng chuyển Đạo kỳ ngưng bế, ĐẾ khuyết Mầu-Vi gởi chúng sanh BÀI Này Phục-Nguyên! Tâm thành định tỉnh, Mấy thời đàn chấn-chỉnh chưa tròn, Siêu-Hình Thượng-Phụ dạy con, Bởi vì tâm động nên còn đến nay ! Ôi! Ôi thế-gian vậy rày đau khổ, Cơ buổi tàn lâm chỗ Nam-Bang, Trọn thành giáo-lý Đạo Vàng, Con ơi! Cố-gắng châu-toàn mới xong. P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! (ĐỘNG ĐÀN) ĐỨC LÝ. Tiếp Ngọ, Ngày 15 Tháng 10 Niên Tân-Mùi (20-11-1991) THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN BẠCH-HẠC ĐỒNG-TỬ : Hôm nay Rằm Hạ-Nguơn đã đến. Thiên-Phục-Nguyên định-tâm tiếp đón Từ-Phụ. Ta đến báo đàn, hãy định tâm. Và sau đó Pháp-Chủ còn điều gì để nói, Ta sẽ chuyển tiếp đến Từ-Phụ. P.N : Kỉnh đức Bạch-Hạc Đồng-Tử, về mặt thế-gian này thì có muôn mặt và có muôn hình vạn-trạng do nơi đó cho nên cơ cứu thế trong Kỳ-Tam cả Hữu và Vô xét thấy rằng độ phần Vô thì xin ơn trên Đại-Từ-Phụ và các đấng Thiêng-Liêng xét thấy về mặt Vô-Hình còn thiếu xót hoặc chưa thấu đạt được việc gì, thì xin bề Trên chỉ dạy cho Phục-Nguyên này về mặt Vô-Hình để làm phương tiện lợi-tha cho chúng-sanh. Còn về mặt Hữu-Hình như Phục-Nguyên đã thấy tất cả mọi sự việc biến-chuyển trong Kỳ-Tam đã nói rằng do nơi vọng, vì thế cho nên sai chơn-truyền, do nơi đó thì Phục-Nguyên tùy duyên hóa-độ. Xin Bề Trên xét thấy cần bổ-túc thêm dạy Phục-Nguyên, để Phục-Nguyên lãnh hội mà làm tròn sứ-mạng trách-nhiệm của Đại-Từ-Phụ giao-phó trong Kỳ-Tam. B.H.Đ.T : Pháp-Chủ có nhả ý thốt lên những lời tâm- nguyện như thế là điều rất tốt. Nhưng về thiếu sót trên phương-diện nào Pháp Chủ hãy khẩn-đạt cho rõ-ràng ? P.N : Về mặt Vô-Hình thì quán-triệt hết tất-cả mọi sự việc ở trong Vô-Hình. Muốn độ các phần Vô-Hình làm sao cho họ mau tiến phần linh-hồn đó trở lại sáng-suốt và để siêu-thăng ? Còn về mặt Hữu-Hình thì đành rằng trong Kỳ-Tam cơ “Qui-Nhứt” của Thầy, phải qua cơ sàng-sảy sát-phạt cả đời lẫn Đạo, rồi sau đó chơn Đạo mới ra đời thì về phần Thiêng-Liêng kỉnh bạch Đại-Từ Phụ và Bạch-Hạc Đồng-Tử xét thấy hai mặt này : Hữu và Vô xin bổ túc và dạy thêm. B.H.Đ.T : Vậy Pháp Chủ nhiếp-thâu vào Đơn-Điền để chuyển thẳng hòa giao âm-dương nhị khí mà định tâm Ta tiếp Đại-Từ-Phụ. ĐẠI-TỪ-PHỤ THI NGỌC mài mới sáng đặng con ơi ! HOÀNG-PHỤ khai cơ chỉnh-đốn đời, THƯỢNG-ĐẢNH NÊ-CUNG dìu chủng loại. ĐẾ ban sắc-lịnh Đạo hoằng khơi ! BÀI Này Phục-Nguyên bao lời ứng tiếp, Đã bao Đàn bất hiệp cùng Thầy, Vô-Hình-Quan chuyển vận xoay, Con ơi! Định trí an bày lễ-nghi. Này cho biết những gì sắp xảy, Tiếp Vô-Hình là đấy rối-nùi, Con thời an lặng rèn trui, Cảnh hình thế-giới đen thui Vô-Hình. Phần cảm-ứng siêu-linh con nhé ! Muốn học là một kẻ tận-tường, Rồi con định trí tỏ-tường … Để lòng chiêm-nghiệm hòa dương máy Trời. Này con hỡi! Bao lời Thượng-Phụ, Đã dạy răn con cứ y hành … Hoằng-khai Đạo-Đức Tam-Thanh, Bửu-Tòa chiếu-diệu đạt thành hành trang. Cõi Vô-Hình mở-mang cảnh giới, Để chơn-truyền sáng ngởi sáng thông … Lời Thầy thuyết giảng định lòng, Còn gì thắc-mắc mau hòng mở ngay. Nhìn thấy đời hôm nay biến-động, Ôi! cơ sàng tìm bóng nguyên-nhân, Để dìu nhơn-loại tỉnh thần, Dựng xây “Minh-Đức Tân-Dân” định kỳ. Hòa máy tạo “Châu-Nhi Phục-Thỉ”, Hỡi Phục-Nguyên! Canh-Tý đến thời, Dậu Thân rối loạn con ơi ! Một màn thanh-toán mà nhồi quả khiên. Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Trải qua bao thời Đàn trước, Thầy đã giảng rõ về Siêu-Hình-Quan và Thầy cũng biết trước lý do gián-đoạn, nên Thầy đã lộ cho con một bài thi, đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Mãi đến hôm nay mới tiếp nối về đề tài Vô-Hình-Quan, thì con thấy cõi giới Vô-Hình không phải là việc đơn-giản, phải không con Phục-Nguyên ? P.N : Kỉnh Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Vì trong cõi giới sự sống linh-hồn mà Thầy đã chứng-nghiệm cho con thấy rõ ràng rằng. Linh-hồn có thật, diễn tiến sự giải thoát hay trầm-luân hoặc tiến-hóa của linh-hồn thời đâu phải là một việc dễ-dàng. Phải không Phục-Nguyên con ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Vậy thì tóm-tắt trong thời Đàn hôm nay con có điều chi còn uẩn-khúc về vấn-đề Vô-Hình-Quan cứ tự nhiên trình bày, Thầy sẽ dẫn giải cho con đến tột đỉnh chơn-lý minh-bạch mà hòng mang những giá-trị này để độ đời, hoằng dương chánh-pháp, đó Phục-Nguyên ! P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Những thời Đàn vừa qua mà Đại Từ-Phụ đã dạy con từ Siêu-Hình-Quan và Vô-Hình-Quan thì con đã lãnh-hội rất nhiều, song song con cũng cảm nhận về Siêu-Hình sinh-hoạt như thế nào! Nhưng chưa có quán-triệt hết tất-cả mọi yếu-tố để làm phương-tiện mà rốt-ráo độ các phần oan-hồn vô-hình. Ngày hôm nay Đại-Từ-Phụ cho phép thì con xin kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ dạy cho con thêm những phương-pháp gì mà để hóa-giải độ hết tất-cả những phần Vô-Hình đang đau-khổ, chìm-đắm ở trong mây mù, bóng uế, để cứu rỗi những phần này được siêu-thoát. Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ dạy con. THẦY : Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-di Đà-Phật ! THẦY : Con hãy định tâm ! Về Nhân-Sinh-Quan, Vũ-Trụ-Quan, Vạn-Vật-Quan, Siêu-Hình-Quan và đến Vô-Hình-Quan thời đây là mấu-chốt tế-độ sanh-linh không phải cứu đời là chỉ duy-nhứt một biện-pháp là độ người không đâu, mà nó phải bao gồm tổng-quát từ những cầm-thú, noãn-sanh, thấp-sanh, hóa-sanh và đến cả Vô-Hình, đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Và hôm nay như nếu con có một sự thành kỉnh để mà hướng độ Vô-Hình, thì Thầy xét thấy rằng ý chí con cũng rất là chín-chắn đại-hùng. Nhưng Thầy sẽ dẫn-giải cho con biết rõ, trong cảnh giới Vô-Hình này không phải dễ-độ, không phải dễ hướng dẫn đâu Phục-Nguyên con ! Bởi vì nó là giai-đoạn thối-lui hoặc tiến-triển tùy theo linh-hồn. P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Và nếu phần Vô-Hình đó được độ như lời con nói thì không có cơ Hạ-Nguơn tái-tạo và Thầy phải nhọc lòng xuống cảnh hạ giới này mà diễn đạt chuyển biến tâm-tư của các con ở mặt địa cầu này, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ đúng như vậy ! THẦY : Và trong thời-kỳ cuối nguơn này, Thầy muốn có sự công-bình, và muốn cho tất-cả nguyên-nhân còn sót lại vương-vấn trong cảnh hồng-trần màn trời chiếu đất bừng ngộ giác-tỉnh, quay về đường thiện-niệm để thoát kiếp trầm-luân phù hoa ảo-ảnh. Thế cho nên Thầy lập ra Tam-Thanh và Tam-Giáo Tòa để mà phán-xét để ân-xá cho những linh-hồn nào muốn hòa-nhập vào Đại-Ngã đều như nhau đó Phục-Nguyên ! Vì 96 (chín mươi sáu) ức nguyên-nhân cũng là 96 giọt máu của Thầy rơi-rớt trong cảnh phàm gian và mê-muội từng trải qua nhiều kiếp sống từng là cầm-thú, hoặc loài người v.v … Ngày giờ này hôm nay Thầy muốn thâu-đoạt những tinh-huyết về Đại-Ngã là Đại-Linh-Quang của Thầy, đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Và Thầy cũng đã biết giữa Hữu-Hình lẫn Vô-Hình có một môi-giới cách biệt cũng như không có sự hòa-nhập vào một khối linh-quang duy-nhứt, thế cho nên câu hỏi của con cũng quá ư khúc-chiết đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Và hôm nay Thầy tồn động một phương pháp duy-nhứt để cho con trên bước đường hành-hóa có kinh-nghiệm mà độ trong cảnh giới Vô-Hình. Nhưng bây giờ Thầy đặt lại câu hỏi cho con và con hãy trả lời trước đi, thời sau ấy Thầy sẽ tiếp nối dạy cho con hành-hóa độ-tha giữa Hữu và Vô cho đặng toàn-chơn hơn nữa : Vậy trong suốt bấy nhiêu năm sống nơi cõi trần-gian hữu-hình này tồn đọng con đã độ đặng bao nhiêu? Và lấy phương-pháp chi mà độ đời? Trong số phần-tử con độ tu có được toàn-vẹn hay không? Phục-Nguyên con hãy trả lời cho Thầy đặng rõ ? P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ! Khi Đại-Từ-Phụ ! Đã dạy con đến ngày nay tu thấy được con đường giải-thoát, quay về Chánh-giác, chánh-đẳng, phủi sạch lòng trần. Con nguyện lòng và đem thân này thế-thiên hành-hóa xiễn-dương Đại-Đạo cứu độ trần-gian thì noi theo “Giới-Hạnh Qui-Luật Đạo-Pháp” mà hướng dẫn các thiện-duyên, thì tùy theo căn-cơ nhân duyên con dạy từ: tứ diệu-đế, Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhơn-Duyên, Bát-Nhã và Tam-Qui. Song song con giảng theo định-luật của Vũ-Trụ-Quan tùy theo căn-cơ trình-độ, khá thì hướng dẫn “Tu-Tánh, Luyện-Mạng”. Song song từ Công-Quả, Công-Phu, Công-Trình để tiến lên. Con kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Nhưng con xét thấy rằng: những thành phần con hướng dẫn độ-tha rất nhiều. Trái lại tồn đọng mà tuyển-trạch. Con kính bạch Đại-Từ-Phụ! Chưa có một phần nào thiệt-tướng, trọn lành để cho con minh-chứng và tin-tưởng phụ tay với con ra độ đời, đó về mặt hữu-hình – con kính bạch Đại-Từ-Phụ ! THẦY : Thế thì Phục-Nguyên con! Như vậy nơi mặt hữu-hình đơn-diện mà con còn chưa độ xong, thời ngày hôm nay con làm sao độ được song diện Hữu và Vô ? P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo thiển ý của con nghĩ rằng : vì thành phần còn ở Hữu-Hình, con độ cả hàng giáo-phẩm của các hệ-phái, nhưng bởi vì xác thân còn hữu-hình, lòng trần chưa biến-chuyển, còn đam-mê, trụ-chấp ở trong cái sắc-tướng âm-thanh mê-hoặc. Do nơi đó cho nên nghiệp vô-minh bao-phủ khó thấy được Đại-Đạo mà giải-thoát nên biến-chuyển tâm-tư rốt-ráo xứng đáng là người thế Thiên hành-hóa thì con xét thấy là chọn không có toàn-chơn. Còn về mặt Vô-Hình. Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Đây con nói về tình thương cả nhân-loại Hữu và Vô vô thì dầu sao những phần Vô-Hình yểu-tử, hoặc những duyên lành ở trong Vô-Hình, hồi xưa kia tu chưa trọn-vẹn cái việc tu hành, ngày nay bỏ xác, có lẽ rằng họ cũng ăn-năn sám-hối tu-hành. Nhưng về mặt hữu-hình muốn độ Vô-Hình, phải có phương-pháp. Con chưa có quán-thông được phương-pháp độ Vô-Hình, thì theo con nghĩ rằng: coi như vậy chớ độ Vô-Hình con xét thấy rằng độ dễ hơn hữu-hình. – Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Bởi vì họ không còn thân, cho nên cái ô-nhiễm cũng tạm dừng, chỉ còn tâm thức mà thôi! Vì thế cho nên con hướng về để độ phần Vô-Hình tội nghiệp mà chính trong đó cũng có Cửu Huyền Thất-Tổ của con ! Kính bạch Đại Từ-Phụ dạy. THẦY : Này Phục-Nguyên con ! Vậy chớ con minh-chứng như thế nào mà cho rằng vô-hình dễ độ? Và vô-hình thể nhập trong Đạo-lý ? Vì Thầy dẫn-giải cho con hiểu rằng: nếu đã nói rằng trong cõi Vô-Hình dễ dẫn độ thì con không còn danh từ Cửa-Huyền Thất-Tổ phải không ? Mà nếu phần vô-hình này trực-ngộ cũng như thâm nhập chơn-lý trọn-vẹn cũng như đâu có sự chuyển-biến, lên lên, xuống xuống, trầm-luân mãi mãi đó Phục-Nguyên ! Đây chính là toát yếu Thầy muốn hỏi lại con để mà minh dẫn giải cho rõ. Vậy con cứ tự nhiên trình-bày, làm sao mà vô-hình dễ độ hơn ? P.N : Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ ! Theo thiển ý của con nghĩ rằng : Bởi vì phần vô-hình khi bỏ xác rồi, cũng có một phần nào, cũng có thể ăn-năn sám-hối, rất tiếc vì không còn xác để mà tu, không biết làm sao để tu tiến lên. Do nơi đó cho nên con hết sức là thương xót những phần vô-hình, bởi vì không còn xác biết ăn-năn sám-hối tội-lỗi của mình mỗi khi đã bỏ xác rồi. Chính đó là một yếu-tố những phần linh-hồn được sống dậy thì dĩ nhiên. Con cầu xin Đại-Từ-Phụ dạy cho con cái pháp gì để cứu-rỗi những phần linh-hồn đó. Chớ còn nếu nói về trong vô-hình thì thiên-biến vạn-hóa con không có thể quán-tưởng được hết, nhưng con nghĩ rằng: Khi không có thân rồi, cũng có phần cũng biết ăn-năn sám-hối cái tội-lỗi của mình, nhưng đã muộn. Kỉnh xin Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Này! Như vậy là con chưa có thấu triệt hết về cõi giới vô-hình. Thầy cho con biết, như nhận dạng của con về những yếu-tố đó cũng chưa có thể gọi là căn-bản đâu! Mà chánh-yếu bởi vì con chỉ gặp một vài linh-hồn trực-ngộ để tu, thế cho nên con dựa vào những yếu-tố ấy để mô-phỏng chung về cõi giới vô-hình, chớ con đâu có thể nào hòa nhập nhịp sống vô-hình mà thấy rõ cõi giới này nó ra sao? Và muốn tu thời phải làm thế nào ? Phải không này Phục-Nguyên ! P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Đây Thầy sẽ nói đại khái cho con nắm rõ trong cõi giới vô-hình, không phải theo như con thiển cận nghĩ rằng đó là những hồn ma bóng-uế hay những phần vong-linh yểu-tử, không phải thế đâu. Mà vô-hình bao gồm bao trùm tất-cả những vạn-vật sanh linh đều không có sự sống ở mặc hữu-hình này, nhưng có nhịp độ hơi thở sự sống ở cõi-giới khác, đó là định-nghĩa chữ vô-hình. Và Thầy sẽ dạy cho con rõ trong cõi vô-hình này như những thời Đàn trước Thầy có giảng rằng: “Linh-hồn là một sự sống tại ngoại ngoài xác thân” Thì sự sống này cũng tuần huờn theo nhịp độ âm-dương của vũ-trụ, theo nhị khí của tuần-hoàn Tạo-Hóa, đó Phục-Nguyên. phải không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Thế thì trong cái mô-hình này rất là tổng-quát, như bây giờ Thầy lấy một điểm dụ: Con muốn độ những phần linh-hồn nào hướng tâm quay về tu, nhưng còn có hằng-hà sa-số, ngàn-ngàn, lớp-lớp, trùng-trùng, điệp-điệp những phần vô-hình khác không tu mà vẫn chấp-nhận sự sống của mình ở ngoài thế-giới hữu-hình,thời con nghĩ sao? P.N : Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Phải không? Bởi vì tùy theo sự sống hữu-hình lúc còn thể xác cho nên khi cởi bỏ lớp hồng-trần này thời linh-hồn đó đã thông qua sự hiểu-biết của mình trong cái thế-giới mà đã học hỏi, đào-tạo sự sống linh-hồn của mình, cho nên ý-nghĩa của vô-hình nó cũng mang theo từ đấy. Điển hình Thầy lấy thí dụ rằng như những phần vong âm thì thích sống nơi lạnh-lẽo u-tối và lúc nào về sự hấp-thụ tinh khí và sự tiến-hóa cũng chậm hơn. Bởi vì lúc bỏ xác, những phần linh-hồn này còn quá ư mê-muội, cho nên mang theo sự mê-muội đó đi vào kiếp sống mới là kiếp sống linh-hồn. Một số nào đó đi đào thai để trả quả, vì muốn đến một trường học mới, một trường lớp mới mà cởi bỏ một phần bao-bọc của lớp trước. Còn như những phần tạm gọi rằng điều độ xác thân mà khi bỏ xác, thần trí cũng vẫn còn tỉnh-táo thời được an-vị, Thầy tạm mượn danh-từ gọi là những địa Tiên hay những phần Bổn-Thần, thì những phần này làm sao con độ đặng? Bởi vì những phần này, những oan-hồn này quan-niệm trong phạm-vi như vậy là đã đủ, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Và chấp-nhận nơi an-vị của mình mà thôi chẳng muốn lên, mà cũng không chịu xuống đó ! Rồi tiến xa hơn nữa có những phần khi bỏ xác còn mang theo những thần khí tạm gọi rằng cũng đầy-đủ, hoặc lúc còn tại thế tu-hành dở-dang mà tâm cứng-cỏi thì khi bỏ xác cũng nương tu trong vô-hình, nhưng sự tu này rất là chậm-chạp vì sự hiểu biết còn trong hạn-hẹp kềm-chế, đó Phục-Nguyên ! Thì những phần này chỉ thích ngao-du, hoặc là đắc chí trong sự tu-hành của mình mà thôi, chớ không biết rằng ngoài sự sống vô-hình còn có một cuộc sống giải-thoát là hòa nhập với “Hư-Vô”â, chính là “Đại-Ngã” thì không có gì nữa hết, đó Phục-Nguyên ! Còn một điều rất là quan-trọng cũng là một điểm tựa yếu tố căn-bản cho con thấy rõ như : Những phần đột nhiên bỏ xác, hay là những phần do vì tai-nạn mà bỏ xác, hay là những phần bỏ xác không được toàn thây, thời sự sống vô-hình đó mang theo sự chết lúc ban đầu. Cho nên chất-chứa những oán-thù, nuôi theo những hoài-vọng, hoặc là đem theo những sự uất-khí mà tiến-hóa khôn lường, đó Phục-Nguyên ! Thì những phần này làm sao con độ đặng? Một khi linh-hồn đã chất-chứa nhiều điều thù-hận, mà chỉ biết trả thù, chỉ biết làm thế nào đạt được mục-đích duy-nhứt của mình mà thôi ! Đó Phục-Nguyên ! Từ nãy chí giờ Thầy giảng cho con những sơ niệm đại-khái, thì con thấy cảnh giới vô-hình còn hổn-độn, phức-tạp hơn ở hữu-hình nữa Phục-Nguyên ! Làm sao mà con độ đặng ? Phải không ? Vậy thì con nghĩ thế nào ? P.N : Con kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ! Xin Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Nhưng Thầy nói như vậy, con cũng không nên thất-vọng, bởi vì Thầy vạch ra cho con thấy có sự sống tại-ngoại ngoài xác thân là thế đó! Nhưng cũng hữu-duyên hữu-hạnh thay trong thời hạ-nguơn Kỳ-Ba mạt-kiếp này Thầy tận-độ từ Hữu đến Vô để trở về một nguồn sống “Vô-Sanh bất-diệt” Thầy đã xạ thần-lực, luồng-điễn tối-linh để mà gom-góp, để mà réo kêu những phần nào thức tỉnh cả Hữu-Vi lẫn Vô-Hình, thì Thầy sẽ giảng giải cho con và chỉ cho con những phương-pháp sơ-đẳng để mà độ những phần vô-hình. Bởi vì như thế này, Thầy nói cho con biết, có nhiều phần vô-hình đã sống qua bao nhiêu kiếp có xác rồi lại không, không rồi lại có, thời mỗi lần tiến hóa đã tích tụ những kinh-nghiệm, nhưng không chịu rốt-ráo tu để mà giải-thoát thì những phần này cũng khá rồi, đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Mà nếu con đối diện thời e rằng sợ con không đủ khả năng, bởi vì những phần này đã có những bản-lĩnh riêng của mình, hoặc là những phần đã tập-tành đã học hỏi đã hấp-thụ những bí-khuyết trong cõi giới vô-hình, nhưng lại không chịu thoát xác để giải-thoát mà chỉ muốn lơ-lửng bên ngoài của vũ-trụ mà hưởng thụ khí linh-thiên của Trời đất, đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Và những phần tử này đã sống qua nhiều mặt địa-cầu, không phải sống nơi địa cầu con đang ở đâu, và sống qua những hành tinh, những hành tinh mà Thầy chắc rằng con cũng chưa đặt chưn đến được, phải không? Những hành tinh đó đã mang theo nhiều kinh-nghiệm; đã mang theo những sự hiểu biết tột-đỉnh của mình, đó Phục-Nguyên! BÀI Vậy kết-thúc lời Thầy dẫn dụ … Cõi Vô-Hình tích-tụ tiến lên, Có nhiều quan-niệm không bền, Cho rằng ma quỉ kế bên mình hoài ! Nay Thầy dạy thấy ngay lẽ sống, Vô-Hình-Quan không bóng thế-gian, Nhưng theo nhịp sống tuần-hoàn, Chính là tại ngoại châu-toàn xác thân ! Có nhiều hồn cũng cần học hỏi, Nhưng mất hình chưa đổi Đạo-Mầu, Có nhiều hồn quá cao-sâu, Sống trong lơ-lững giữa bầu âm dương. Có nhiều hồn đầy đường chật đất, Những phần tử khi mất dở-dang. Khổ-đau nhiều lúc thở-than. Hoặc là bỏ xác đa mang chuyện đời …! Hoặc nhiều phần vậy thời yểu số, Chưa đủ tuổi mất chỗ sống còn, Cho nên thảm-khốc đó con. Trong vòng u-tối vẫn còn oan-khiên …! Hoặc những phần không hiền tại thế, Bỏ xác rồi không dễ vô-hình, Bị đọa nhiều trận linh-đinh …! Hoặc bị trả-quả muôn nghìn đớn-đau !!! Hoặc nhiều phần ốm đau bị chết, Khi bỏ xác chưa kết chơn-thần, Mờ mờ yểu-yểu không thân, Mê mê, hoặc-hoặc nhiều lần xuống lên ! Hoặc nhiều phần bấp-bênh cõi chết, Không toàn thây chưa kết tinh-thần, Thảm lệ tuông chảy quanh thân …! Làm sao cho trọn khi cần về tu ? Hoặc nhiều phần lúc tù bị chết ! Mang uất-hận mê-mết tâm phàm, Mùi đời mê-mẩn vẫn ham … Tánh xưa còn đấy chưa toàn thần linh ! Hoặc nhiều kẻ hãi-kinh lúc chết, Một tiếng nổ lệch-thệch linh-hồn, Rồi khi bỏ xác bôn-chôn, Đi vào cảnh mới thấy hồn tối đen ! Hoặc nhiều phần chết bên dòng nước, Sống lạnh-lẽo sau trước không còn, Mơ-màng chợp tắt héo-don, Toàn âm chiếm ngự linh-hồn tối thui ! Hoặc nhiều kẻ chôn-vùi sự sống, Lúc bỏ xác cô-đọng ngỡ-ngàng ! Qua cảnh giới mới không an, Muốn như cảnh cũ sang-ngang khổ sầu ! Hoặc nhiều phần trung thần bị chết, Mang oanh-liệt mới kết địa tiên, Sống trong thụ-hưởng bình-nhiên, Không lên, không xuống lụy-phiền trói-trăn ! Muốn vỏn-vẹn bấy lần tiến hóa … Hoặc nhiều phần đi phá đời thường, Lúc đói lúc khổ tha-phương. Âm ma yểu-tử đầy đường con ơi ! Chết bụi-bờ, chết nơi lạnh-lẽo, Chết không người khô-héo chơn-thần ! Đến lúc bỏ lại giả thân, Lấy làm tiếc-nuối lúc cần sống thêm ! Rồi nương người cùng tên hồn-phách; Nương vào đó mà trách đủ-điều, Bởi chưa thức tỉnh tiêu-diêu, Với còn lục-thức chưa chìu tan mây ! Vì còn thức giờ đây mãi sống, Vì bởi hồn cô-đọng nỗi-niềm ! Thở than vào lúc màn đêm …! Là giờ âm sống bập-bềnh tha-phương ! Thầy kể rõ còn đường vô-thể, Rất bao-la Thượng-Đế dạy truyền … Nhưng này con hỡi Phục-Nguyên ! Đây là phương-pháp độ miền hồn-linh ! Độ Vô-Hình trọn tình con hỡi ! Đủ đức năng mới khởi điễn-quang ! Bằng không nó phá không an, Ngược bằng con chịu lang-thang khổ-sầu ! Đủ đức độ gồm thâu trọn-vẹn, Dùng điễn-quang vun-vén cội nguồn, Độ cho vô-thể huờn-dương, Phục Thần sáng Phách mở đường thoát sanh ! Vì khi chết chưa thanh tâm niệm, Nên sự sống xâm-chiếm ngoài thân, Đam-mê chưa bỏ tao-tân, Vô-minh còn mãi chơn-thần muội-mê ! Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY :PHÚ Thầy đã giảng con tường phương-pháp ! Độ Vô-Hình hội-hạp cùng tu, Này con ơi! Ảo-mộng phù-du. Cơ tận-diệt tẩy-trừ ác dữ ! Phải là đâu cơ Thầy trêu nhử, Bởi vì con chưa đủ Thần Tinh, Khí đã tản lúc bỏ thân hình ! Sao kết nối Huyền-Linh Thượng-Phụ ? Nay Hạ-Nguơn Kỳ-Tam Qui vụ, Của chơn-truyền Thầy tựu lại cho … Tiểu linh-quang nhiều nẽo còn lo, Đường luân-hồi lần dò mau tới. Bởi còn thân con chưa đặng cởi … Cởi vô-minh vì bởi con mê … Và vì mê con mới nặng-nề, Khi bỏ xác đi về nẽo tối ! Làm sao con vun trồng nguồn cội ! Gốc Đạo-Mầu lặn-lội nguồn ân, Nẽo chìm-đắm cõi tục tao-tân, Rồi lặn-hụp thiêu thân biển khổ !!! Từ nguyên-nhân con thành hóa chỗ, Là vòng oan kham-khổ con ơi ! Xuống nơi trần than-thở đã nhồi, Trở hóa-nhân cựu ngôi đã mất ! Các con dìu dắt … Trở về đi điễn thật linh-quang, Nẽo Vô-Hình Thầy cũng châu toàn, Cho những trẻ không mang thể xác ! Nếu hồn nào muốn cầu giải-thoát ! Nương theo luồng định-đoạt điễn Thiên, Thì Thầy gom cho đặng mối giềng … Gom một chỗ Tiên-Thiên kết tụ. Phục-Nguyên ơi! Muốn cho đầy đủ, Từ thú cầm vị chủ trần ai, Hoặc là nơi lạc-lối đọa-đày … Hoặc là noãn-sanh về ngay Phật Tánh ! Hay thấp sanh con thời thọ lãnh, Lời chơn-truyền để đánh oan-khiên ! Độ cho hồn bừng tỉnh tu hiền, Nhờ có Phách con thời léo-lách, Cảnh âm-hồn ngõ-ngách muội-mê … Thầy ban cho linh-điễn đề-huề, Đây Phục-Nguyên! Mọi bề vững chãi ! Muốn độ chung vô-hình gom lại … Thì con ơi! ban rải huyền-vi ! Để vô-ngại con mới hành-trì … Phải đức độ thời qui mới được ! Bằng thiếu đức con đâu đặng rước ! Rước những hồn lạc bước lạc quê, Này con ơi! Chí hướng gom về … Nguồn linh-điễn trừ mê tạp-niệm ..! Con gọi cả vô-hình biến-chuyển, Một lòng thành thể hiện tình thương ! Nhờ tình-thương con mới dẫn đường, Cho hồn lạc cõi phương khổ-sở ! Độ cõi âm con đừng bỡ-ngỡ … Độ từ thấp đến cỡ phần cao, Thời quyền-năng con phải rèn-trau …! Mà đuổi trược tâm bào thể xác ! Con kiên-trì chí con mới đạt … Luyện linh-đơn để thoát vòng oan, Trọn Tiên-Thiên con mới luận-bàn, Độ Vô-Hình trở sang học Đạo. Còn bằng không con đừng lơ-láo, Kẻ Vô-Hình trở-tráo phá con ! Vì vô-minh con vẫn hằng còn Thế cho nên con sao độ đặng ! Bấy nhiêu lời Thầy đây vừa dặn, Để con hiền tự khấn Hoàng-Thiên, Thầy cảm-ứng con hỡi Phục-Nguyên ! Dùng linh-năng Thầy truyền con độ … Nhưng trước hết con mau báo-bổ …! Gom vào trong thi-thố điễn-năng, Đêm từng đêm con tỉnh chơn-thần, Thành kỉnh Thầy giáng lâm dạy trẻ …! Thời Thầy đây dạy con mở hé … Luật công-bằng Thầy đẻ ra con, Quyền Tạo-Hóa châu-tải lo tròn … Mau mau nhé! Bảo tồn định-luật ! Này con ơi! Khả-năng tùy sức, Phải nhìn mình qui-luật đủ chưa ? Thì mới nói độ kẻ mây mưa, Là hồn lạc say-sưa u-tối ! Đây Thầy gởi cho lời con rối, Trợ Vô-Hình bằng lối Tiên-Thiên, Con phóng ra luồng điễn hạo-nhiên, Gom sáng lại đầu tiên cho nặng ! Rồi Minh-Đường phóng ra một chặn. Từ Nê-Huờn bằng thẳng xuất khai, Từ Trung-Chiên con hãy định bày, Nơi Huỳnh-Đình trược tai cũng bỏ ! Bốn chỗ này con gom một xó, Là lực Thầy sáng tỏ quyền-năng, Độ Vô-Hình khái-niệm khi cần, Là Tiên-Thiên nguồn ân Hạo-Khí. Nhưng con hãy gom vào giờ Tý, Cho nở bừng đủ vị âm-dương, Này con ơi! Thể xác cang-cường, Cho khỏe mạnh trọn đường mới được ! Nếu xác yếu con đừng lấn-lướt, Âm nhập vào nó bước trong con, Thì làm sao con đặng bảo-tồn, Mà độ nó cho tròn phận-sự. Thôi bấy lời Thầy đây răn chữ, Con Phục-Nguyên! Có giữ tâm cang, Dậu thời đây Thầy tiếp nguồn-ân, Cho con rõ Pháp cần kiên-định. Đó Phục-Nguyên! Con đã rõ chưa ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ con đã rõ. THẦY : Nếu phương-pháp độ Vô-Hình con phải dùng tứ-lực mà gom vào một chỗ. Từ tứ-lực này con mới phóng xuất ra một luồng quang-năng, mà chính những luồng quang-năng này mới gom lại những phần-tử vô-hình nếu đồng cảm ứng và lúc đó có sự giác-ngộ của bản-thể vô-hình đau-khổ thì sẽ tìm đến con. Nhưng điều trước tiên trọng yếu Thầy khuyên rằng: Xác con phải mạnh khỏe, cường-tráng, tâm thần định-lực con phải vững-chải, dõng mãnh mới phóng xuất ra luồng điễn-lực này, nếu không thời e có hại. Vì những phần âm vô-hình không tu nó sẽ phản-xạ lại con, đó Phục-Nguyên ! Độ Vô-Hình, Thầy ví cho con rõ: Ví như con dao hai lưỡi, mà nếu độ Vô-Hình được thì công-năng của con sẽ bừng nở, là do vô-hình sẽ phò tá cho con, để xoay chuyển và để làm hậu-thuẩn cho việc hành-hóa độ-tha. Nhưng Thầy cũng nhấn mạnh rằng: nếu không có bản-lĩnh mà dùng vô-hình thì chính là tự hại mình đó. Thôi Thầy thăng ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : THI Thăng Đàn giả trẻ ở trần-gian, Dậu tiếp Đàn trung dạy rõ-ràng, Cho biết vô-hình trong sự sống, Bao nguồn điễn lực bể mênh-mang. Thôi Thầy thăng! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! Con kỉnh Thầy
|