Dậu Thời, Ngày 01 Tháng 8 Niên Tân-Mùi (8-9-1991) THẦY DẠY TIẾP VÔ-HÌNH-QUAN THI CAO-siêu ẩn-nhiệm kiến Huỳnh-Đình, ĐÀI-trọng Song-Mâu Nhãn Chủ-Minh. THƯỢNG-khuyết vô-vi hoằng tá thể ĐẾ-mầu phát lộ hoát Anh-Linh. THI DẬU đến Thầy khai lý độ đời, Phục-Nguyên, tâm định đó con ơi ! Hoằng-dương ĐẠI-ĐẠO thời lung-lạc, NHÃN THỊ TÂM-MINH ÁNH ĐẠO TRỜI. Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Tịnh tâm tiếp đàn ! Thể theo lời Ngọ thời, Thầy tiếp với con, và qua Dậu thời Thầy tiếp tục khai-hoát sự sáng viên-minh Chủ-Tâm Nhãn-Thị hoằng-hóa nguồn Minh-Triết Siêu-Nhiên để gầy nguồn vốn-liếng là cuộc hành-trình cho con mai sau, và hồi trưa lúc Ngọ thời, Thầy đã nêu những câu hỏi, thế thì con đã chuẩn-bị xong chưa ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Ngọ thời vừa rồi Đại-Từ-Phụ có giảng dạy con, ở trong đó Đại-Từ-Phụ có dạy con rằng: Đến dùng danh-từ Cao-Đài sau này cũng không thể nói danh-từ Cao-Đài. Bạch Đại-Từ-Phụ! Lâu nay con cũng có ngộ được cái ý đó, nếu ra độ hàng Phật-giáo mà con nói Cao-Đài hoặc là Thiên-Chúa giáo con nói Cao-Đài và chung các hệ-phái khác thì đương-nhiên các nguyên-nhân nói ý con bảo-thủ và con người trong Đạo Cao-Đài do nơi đó cho nên con không có nói Cao-Đài. Giờ Ngọ, Thầy đã nói sau này cũng không thể nói danh-từ Cao-Đài thì con lãnh-hội được cái ý đó của Đại-Từ-Phụ đã dạy. Nhưng không dùng danh từ Cao-Đài thì như vậy phải đổi danh từ gì để thế vào danh-từ Cao-Đài? Xin bạch Đại-Từ-Phụ dạy để con lãnh hội thêm. THẦY : Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Phật-Giáo, Thiên-Chúa, Hòa-Hảo hay cao hơn nữa Bà-La-Môn, Hồi-Giáo chung qui do thông ngữ mỗi quốc gia ngôn-ngữ mỗi hệ-phái tự đặt ra. Bởi vì sơ-khai Thầy không biểu lộ Cao-Đài, Thầy chỉ giáng điễn cho con bằng những vết chấm mà thôi! Lúc đó thì có một số con hỏi Thầy: “Nếu danh-từ “A Ă Â “thì gọi rằng là danh-hiệu chi” ? Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Thầy cũng rất biết rằng: nếu dùng những từ ngữ hay những danh từ hữu-hạn, cơ Đạo Thầy sẽ không phát sáng đặng, mà chính Thầy đã nói rõ, bởi vì những danh-từ đó do những danh-từ đơn, mỗi danh-từ đơn đã có ý nghĩa riêng và danh từ ghép lồng vào ý-nghĩa hạn-hẹp. Mà những ý nghĩa hạn-hẹp này các con tồn-đọng trong hệ phái mình mà thôi, và các con xin Thầy bởi vì tiện dịp để gọi. Thầy dạy rằng: “Nhãn-Thị Chủ-Tâm” nhưng mà các con không biết Tâm ở đâu? Buổi sơ-khai vì rối-rấm trên bước đầu Thầy chỉ giáng cho các con biết bằng hai câu thi, rồi tự các con ghép lại gọi là Cao-Đài. Chớ bổn thân giáng điễn Thầy chưa thành lập giáo-phái Cao-Đài nào cả. Mãn từ ấy đến nay, Thầy cũng cho con biết rằng: Đạo Kỳ-Tam không có một bức-tượng, không một danh hiệu nào. Thầy tạm đặt lại Đạo Tam-Kỳ, nhưng vì các con mới bạch với Thầy rằng: Cách thờ cúng, nghi-lễ, nghi thức và học hỏi sự tu Thầy chỉ dạy truyền-đạt qua cơ bút, vì danh Cao-Đài ghép vào trong những câu thi, thế cho nên tự các con truyền khẩu với nhau mà có Đạo hiệu riêng của nó mà thôi. Nhưng này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Giả sử không có danh-từ Cao-Đài thì bây giờ con lồng vào một từ ngữ khác mà gọi rằng Đạo hiệu riêng của mình, thì cũng còn trong cái sự hạn hẹp, hữu-hạn của mình mà thôi, phải không ? Do đó! “Dụng Hữu Phá Hữu mới Huờn-Vô”. Nhưng mà bởi vì con dụng hữu mà con lại nắm bắt hữu, con tưởng hữu rằng tồn-tại, phải không? Ví như nếu có thể xác, thân xác hữu-hình thì các con phải có sự sinh-hoạt của riêng phần hữu-hình của mình: ăn, mặc, đi, đứng, nằm, ngồi. Đó! Cũng là những cái gò bó, nó cũng còn trong cái sự bó chật của linh-hồn, phải không ? Và hỏi Đạo Thầy có màu gì hay không ? Thầy trả lời rằng: “Ngôi Thái-Cực” không có chi là màu”, rồi các con tự biểu hiện là màu trắng, bởi vì thế gian-này không có chi gọi rằng không màu chỉ có màu trắng, đó Phục-Nguyên ! Và sau nếu trường-hợp con hoằng-hóa cơ Đại-Đạo con tạm dùng Cao-Đài-Giáo là có sự biệt lập, không thể kết nối Đạo Thầy là Đạo Cao-Đài. Bởi vì trong thời hạ-nguơn Thầy tận độ, dùng chiếc từ-thoàn vớt các con còn chìm nơi chốn ái-hà, sông mê biển khổ, nhưng Thầy dùng chiếc thuyền, nào có đem chiếc thuyền đó biểu-lộ hình tướng bao giờ ! Phục-Nguyên ! Con có hiểu ý Thầy nói không ? P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Con đã hiểu rõ… THẦY : Thế thì danh từ ví phỏng cũng như Thiên-Chúa-Giáo, hay Phật-Giáo, hay Hòa-Hảo Giáo đại-khái v.v… thời không thể nào Đại-Đồng đặng. Thầy khẳng-định và Thầy quả-quyết với một luồng điễn tối ưu như thế cho con thấy rõ. Bởi vì chính từ trong bản thân Cao-Đài đã nảy ra biết bao nhiêu Cao-Đài khác, thì những sự nảy mầm này làm sao mà con thống nhứt? Con không thống-nhứt được trong phạm vi nhỏ hẹp làm sao lan xa? Đó Phục-Nguyên? Phải không? Thế thì như vậy con còn thắc-mắc nữa hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con không còn thắc-mắc Bạch Đại-Từ-Phụ ! Cho con xin hỏi: Bây giờ nếu xiễn-dương Đại-Đạo của Thầy qua cơ Đại-Đồng để cứu-thế trong Kỳ-Tam, theo con xét nghĩ rằng: Thời kỳ mạt-pháp do nơi lòng trần vô-minh làm băng-hoại về nội tâm, nên mới tạo ra không biết bao nhiêu âm-thanh, sắc-tướng, dị-biệt, trụ-chấp. Nên đi đến cơ Đại-Đồng thì con xét thấy rằng không có dễ gì mà qui-nhứt. Theo ý nghĩ thiển ý của con cũng không qua một cơ sát-phạt về mặt hữu-hình, sau đó đương nhiên phải có bừng dậy vấn-đề Tôn-Giáo chiến bởi lòng trần. Sau cuối cùng thì con thấy cơ Đại-Đồng mới có ý nghĩa. Kính bạch Đại-Từ-Phu ï! Có đúng vậy không ? THẦY : Thể theo lời từ trưa Thầy đã giảng-giải, tuy là vậy, nhưng con cũng đừng quá bi-quan, cũng đừng quá chán-nản chi chi nó cũng có sự sắp đặt an-bày. Bởi vì theo hiện-hữu Thầy rõ ngay tại mặt hữu-hình này đang có hai thuyết, gọi rằng : - Thuyết biện minh duy-vật và - Thuyết biện minh duy-tâm. Một cho rằng có Tạo-Hóa, hai thì cho rằng không có Tạo-Hóa. Duy vật cho rằng không có gì hết. Duy tâm cho rằng có sự an-bày, sự sắp đặt của một đấng Vô-Hình Tối-Thượng. Nếu con giảng-giải để biện chứng cụ-thể bằng những phương-pháp khoa-học chứng-minh trên cơ-sở thì làm sao mà có đủ để kiểm-nghiệm bây giờ, phải không? Đó! Thầy lấy một điển-hình cho con thấu hiểu rõ. Thế cho nên, Thầy đã giảng cho Phục-Nguyên con nghe Vô-Hình-Quan mà Vô-Hình-Quan này không trừu-tượng, không mơ-hồ, không ảo-giác. Nó là một hiện-tượng có thật, và cũng được kiểm chứng bằng những phương-pháp khoa học lẫn trong cả ngoài. Vì trong thời kỳ mạt pháp này, nếu muốn gầy dựng Đại-Đồng phải qua những bàn tay tuyệt xảo của Tạo-Hóa nắn-đúc để thử nghiệm để gom góp, đó Phục-Nguyên ! Chớ giả sử nảy giờ Thầy nói trong quá trình mấy chục năm qua của con, con đã qui-nhứt được điều chi? Hay là chỉ tồn đọng cho chơn-lý tự mình hiểu lấy mình? Con đã gầy dựng được chi? Hay là thu hẹp trong sự tu của mình? Bởi vì lời con giảng cũng khó người hiểu được và cũng khó người tu theo con được, phải không ? Thế bây giờ làm sao có sự hòa hợp giữa hữu và vô? Bây giờ Thầy lấy một , một việc rất đơn-giảng, như con xác nhận rằng có vô-hình, nhưng mà thành-phần con độ thì lại chưa có trình-độ để mà thấy rõ vô-hình, lại nói rằng không có vô-hình, thì con phải xử trí như thế nào? Đó là một điều rất khó-khăn phức-tạp. Nhưng này Phục-Nguyên ! Ánh Đạo lúc nào cũng sáng chiếu dù xuyên qua những cành cây kẽ lá, hay những nơi gồ-ghề, những thung-lũng, hay những đồi núi, ao-hồ, sông, biển đều tiếp nhận được ánh sáng cả. Đây, Thầy nói cho con có những bằng chứng hẵn-hòi bằng cách : Thời Nhứt-Kỳ, sự tu cũng không phức-tạp, việc hành cũng không quá ư rối-ren. Bởi vì tựu-trong một khía-cạnh tu, và tập-trung không cầu-chứng, không biện-lý, cho nên A-Di Đà đắc quả do sự khổ hạnh của mình. So với công-phu tu của các con bây giờ thì cũng không lấy làm khó lắm đâu, phải không ? Và do vì không có những thành phần tà-thuyết, dù có cũng là một số ít. Mà những tà thuyết này chấp-nhận trên những sơ-đẳng, những bước tiến về Đạo năng của mình. Và qua Nhị-Kỳ điển-hình như Sĩ-Đạt-Đa mặc dù lúc ấy cũng có rất nhiều tà giáo, nhưng chơn-lý thì chỉ có một mà thôi! Vì những tà giáo này không tồn-tại với ánh sáng viên-minh với nguồn minh triết siêu-việt và những bản-năng sở-hữu của Vô-Vi, đó Phục-Nguyên ! Bởi vì sao qua thời Kỳ-Tam phải đối phó với rất nhiều khía cạnh, phải chóng-chọi với rất nhiều tà-thuyết ? – Có hai phần : Một phần là do sự hiểu quá nông-cạn, sơ thiển cho nên trí nhận-định không sắc bén, không sâu-xa, sai-lệch, đôi khi hiểu về phần này lại thắc-mắc về phần kia, và vì không thỏa mãn chính lấy mình, cho nên có những tìm-tòi, những ngờ-vực. Còn về phần “Vô” bởi vì tồn đọng trong Kỳ-Tam này Thầy gầy dựng trong nguơn cuối để tận độ các con trở về nơi không có ban đầu, không có phút cuối trải qua sự sanh hóa, hóa sanh luân-chuyển và bám-víu và trận mê-hồn của thế-gian cho nên khúc quanh nghiệt-ngã này đưa đẩy các con vào sự đam-mê bám-víu không muốn buông ra, đó Phục-Nguyên ! Và kỳ tận độ Thầy cho tất-cả những thấp sanh, thai sanh, noãn-sanh, bào-sanh, hữu-sanh đều đồng mức tiến-hóa như nhau, đều đồng hấp-thụ tiềm-năng Thiên-lực như nhau. Cho nên có những sự sống dậy ở trong tiền kiếp quá-khứ, vì thế mà tiền kiếp quá-khứ không tẩy sạch, không xóa bỏ những u-mê cuốn-lôi theo hiện tiền trong kiếp người cho nên những dục-vọng u-tối, những gì đòi hỏi của nhục thể quá ư tràn-ngập và cũng là động-lực lôi-kéo để cho các con thoát vô-hình, và khó hiểu được nguồn chơn-lý mà thôi, đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Và đang, Thầy sẽ cho con biết rõ : nếu như về thuyết thiên về sự khoa-học, những chứng nghiệm duy-vật, bởi vì cái phần tiến-hóa đến động lực cuối cùng rất cao. Nhưng chỉ thiếu có một khiếu là: “Huyền-Quang-Khiếu” cho nên Tánh không có Hiệp với vô-vi làm sao mà phá được Thượng, Trung, Hạ phối hợp Tinh-Khí-Thần trở lại để mà hiệp với Thiên-điễn duy chỉ có một mà thôi, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Bây giờ Thầy lấy điển-hình như : nơi Châu-Âu là một hành rất sôi nổi, bởi vì chủ về Kim lúc nào cũng thích sự hào-nhoáng bên ngoài và thông-thái siêu-việt không có chi sánh bì ở mặt thế-gian, phải không này Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ đúng như vậy ! THẦY : Mà nếu không có Đạo thì làm sao qui nhứt đặng những phần này? Bởi vì cái mấu chốt cuối cùng không thấy rõ thì cũng chưa có chi gọi rằng hay giỏi đâu, phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Thế cho nên cơ qui-nhứt là phải nắm bắt nơi chỗ đó đó, vì có siêu-xuất, có hay giỏi cũng trong lãnh vực hạn-hẹp ở thế-gian mà thôi! Không xuyên-suốt siêu-đẳng qua phần mà không thấy được. Nhưng chính nơi chỗ không thấy được là nguồn động-lực bao-trùm tất-cả vạn-loại, đó Phục-Nguyên ! Bởi vì sự hay giỏi đó nó chỉ đạt đến Ngũ-Thông còn thiếu một Thông này nếu Thầy không chỉ thì làm sao các con thâu tóm lại được. Phần cuối cùng cũng là phần quyết-định, đó Phục-Nguyên ! Thế thì như nãy giờ Thầy đã giảng con còn gì chưa thấu-triệt cứ biện-bày. P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã rõ xin đại-Từ-Phụ dạy ! THẦY : Và Thầy cho con biết rằng: Thầy hoằng hóa Đạo trong Kỳ-Tam này, và Đạo của Thầy không phải là một phương-tiện chùm gởi ở mặt thế-gian này đâu! Thầy sẽ làm sáng tỏ để cho các con thừa-nhận rằng có môt “Bức Màn Vô-Hình Thiêng-Liêng” mà từ bấy lâu nay các con không thấy đặng và Thầy quả quyết rằng: Thầy qui-nhứt không còn mãi cứ tranh danh từ này hay bút tự kia vì theo như vòng xoay chuyển Đạo trong Kỳ-Tam, nếu không có. Thầy xuống điễn tá bút phá mê đánh tan vô-minh điểm trụ của hữu-thể thì làm sao các con thấy đặng ? Đã qua những thời kỳ Phật Thánh Tiên giáng hạ làm việc trong hai nguơn. Và nguơn này, nguơn cuối cùng còn mãi đến 92 (chín mươi hai) ức nguyên nhân. Thế cho nên Thầy phải nhọc lòng giáng ha, đó Phục-Nguyên ! Giả sử bây giờ Thầy có đặt để một điểm linh-quang nào tá thế chiết ra làm việc cũng không đặng đâu, bởi vì có đủ khả-năng đảm nhận trọng-trách này hay không? có khả-năng phá-mê các hệ-phái Tôn-Giáo đặng hay không? Nhưng chính bàn tay Thầy đã tạo ra và cũng hủy-diệt dễ-dàng, vì qua theo những thời-kỳ mức tiến, chính Thầy sắp đặt trật-tự cho các con có một cơ-sở dựa vào đó để tìm nguồn Minh-Triết, chính linh-hồn của mình. Nhưng không ngờ các con vì những điểm trụ này càng ngày càng lún sâu, càng ngày càng ăn mòn trong những hữu-hạn. Thì bây giờ Thầy phải cho một trận sát-phạt. Chính có nghĩa là Thầy không chấp-nhận một hệ-phái nào tất-cả. Cũng như chính Thầy gầy dựng các trường để cho con học tùy theo trình-độ của mỗi đứa, nhưng vì các con cứ trụ vào những mảnh bằng mà cứ mãi tranh-chấp nhau sự học vấn của mình. Thì ngày nay Thầy không tạo dựng, Thầy đã bỏ hết, bằng cách cho rằng những mảnh bằng đó không có giá trị gì đối với Thực-Tại hiện giờ, phải không ? Cơ Đạo cũng thế, đó Phục-Nguyên ! Chính sự sát-phạt, chính sự đẩm máu này để không còn những phân tách cá hữu nữa, và không phải tôn-vinh một giáo-chủ trong một giáo-đồ nào hay một tiền phong đi trước lãnh sứ-mạng nữa, đó Phục-Nguyên ! Thế thì những trận chiến điển-hình con đã biết và sẽ còn bùng-nổ trong một thời-gian gần đây. Đầu tiên Thầy cho khởi sự tại Hành-Kim là Châu-Âu, bởi vì nơi đó đánh đổi chơn-lý bằng những hóa-chất, bằng những khoa-học, thời Thầy sẽ cho tiêu-diệt trước, để giảo-chứng lại xem có Đấng Tạo-Hóa hay không? Và Thầy sẽ cho con biết rằng: Những tôn-giáo từ xưa đến giờ có chỗ đứng vững, cũng chính bây giờ lại là nơi dễ hoại nhất, từ chỗ trụ lớn đã gãy thời những trụ-cột nhỏ lẻ-tẻ làm sao mà đứng vững đặng ? PHÚ Ôi! Bó buộc tay sát-phạt, Đấng Cha-Trời tan-nát ruột bầm …! Bởi các con chẳng hiểu huyền-thâm, Mãi đấu tranh sai lầm cá ngã ! Thầy nhứt-quyết dựng-gầy đánh phá, Để các con trả giá việc tu, Những tôn-giáo có sẵn bao thu, Dòng hủy-hoại bấy chừ sắp đến. Thời mạt-pháp Phật ngôn không bến … Hoại Đạo rồi đi đến nơi mô ?! Điển kinh xưa chẳng có chứng từ …! Sao con hiểu chơn-như Phật Tánh ? Thầy xô-ngã cho con xa lánh … Khiến kẻ đầu ỷ mạnh hiếp cô, Hoặc việc tu thì quá hàm-hồ … Để tín-đồ đứng chờ chán-nản ! Từ chán-nản sanh ra tản-mạng, Hoặc bẻ gãy những đám cuồng tu, Làm sai trái Phật sự bấy-chừ …! Thiên-Chúa giáo đổ xô quét sạch ! Sẽ tranh nhau bức-bách Đạo-Hồi, Hai phần này đẩm máu ôi thôi ! Và trận chiến đến thời điêu-đứng ! Thiên-Chúa đâu có chi bền vững? Và Hồi-Giáo triệu-chứng suy-vong, Hoặc Bà-La-Môn phái đạo trồng, Không điểm tựa minh-mông ngơ-ngát ! Thầy sàng-sảy cho con dứt-khoát, Tiếp Đạo Trời sát-phạt đó con ! Phục-Nguyên ơi! Cố-gắng chìu lòn … Nguơn tái-tạo đọng tồn hậu-sự !!! Việc làm sau con nên gìn-giữ … Thân, Khẩu, Ý kiêng cữ lại nghe ! Vì cơ sau con phải dặt-dè …! Đang tranh nhau kết bè kết đảng. Đó Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Bây giờ Thầy sát-phạt bằng cách Thầy cho những Giáo-chủ làm sai, âu những đệ-tử tín-đồ sẽ bất-phục, hoặc xô xác với những hệ-phái khác và tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Con có rõ hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! con đã rõ… THẦY : Bởi vì Thầy lọc tà mới đặng chánh. Nhưng nó đã tà làm sao dụng từ-bi đặng? Cho nên Thầy phải sát phạt lần lần, Thầy đánh ngã những tôn-giáo nào đã có huy-thế, đã có mấu-chốt từ xưa đến giờ, và những hệ phái nào cứ bảo-thủ cho rằng mình đúng Thầy cũng sẽ đập nát tất-cả. Rồi đến màn khác Thầy sẽ cho con biết như thế nào ? Này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Con còn có hỏi điều chi hay không ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Bây giờ con xét thấy rằng trên mặt hữu-hình nói chung, nói riêng là ở Nam-Bang bây giờ các hệ-phái nó đang bành trướng. Nhưng con cũng đã thấy sự rả-rời sắp băng-hoại qua những cái hình-thức và mê-hoặc, hoặc là phạm nhiều với giới-hạnh, không đúng tư cách tôn-chỉ một nhà tu, thì con xét thấy rằng theo lời Đại-Từ Phụ đã dạy nó cũng đang tiến-triển như vậy. Bạch Đại-Từ-Phụ! Con không có chi để hỏi. THẦY : Này Phục-Nguyên! Con chỉ thấy trong một khía cạnh nhỏ bé như hạt cát trong biển, trong đại dương hay trong sa-mạc, bởi vì những hư hoại của nhóm này, thì cũng là sự tăng-trưởng của nhóm khác và Thầy tóm-tắt kết cuộc rằng phải có sự bùng nổ trong thời-gian gần đây cho con sẽ thấy. Vì này Phục-Nguyên! Con muốn đánh ngã một gốc cây không phải dễ, bởi vì gốc cây càng lâu năm rễ càng ăn sâu, và đôi khi con đánh ngã, nhưng rễ nó cũng vẫn còn, phải không ? Nhưng Thầy sẽ có chiếc búa điễn Thiên xuất đài một sức mạnh vô-hình đánh gục từ bao thế kỷ, từ bao thời-kỳ đó các con ! BÀI Thôi bấy lời Thầy mô-phỏng dạy … Bớ Phục-Nguyên! Chớ ngại tâm lòng ! Đường trần thì quá mênh-mông, Đạo Thầy diễn tận “Hồng-Mông” ban đầu ! Kia ! Vạn sự mưu-cầu chấp-ngã, Vì thời-kỳ mãi tá danh nêu, Bày trò cổ lệ lắm điều …! Làm cho hôn-muội bao nhiêu linh-hồn. Thời Kỳ-Tam dập-dồn trả-quả, Chín hai ức nay đã về đâu ? Hay là đọng một mối sầu ! Mối sầu biển-ái long-châu tại phàm ! Thầy thương trẻ việc làm tận-lực, Xé mắt trần mới bứt vô minh, U-mê hôn-muội bởi mình, Hoặc do tạp-quán tự sinh bao đời ! Hay thói quen con đời không tránh, Hoặc cổ-lệ nó mạnh quá đi, Hình-thức hơn chỗ vô-vi, Nên con phân biệt những gì tai nghe ! Muôn lớp áo kết bè kết phái … Muôn danh-từ đặt đại mà tu, Lòng trần lại quá hồ-đồ, Cho nên cứ diễn nhấp-nhô không tròn ! Thời tận diệt không còn xa nhé ! Nẽo văn-minh Thầy sẽ lấp-vùi, Cho con ảo tưởng vọng nuôi. Có còn chăng hỡi! Hoặc vùi tánh linh ! Một lằn chớp hãi kinh tất-cả, Hôi ám đời để trả giá sau, Ôi! Thôi bao cảnh lộn-nhào, Do Thầy sắp-đặt mà trao Đạo-Trời ! Đâu phải dễ như lời con tưởng … Bởi quá dày thụ-hưởng bao đời, Truyền truyền nối nối con ơi ! Trở thành cổ-lệ vậy thời ăn sâu ! Ví như Đạo Thầy đâu có tiếng … Sáu mươi năm hiển-hiện bày phơi! Ngày nay tan-nát rã-rời …! Tuy cùng màu áo mà lời khác nhau. Tuy cùng chỗ nhưng trau lại khác, Tuy cùng phái mà chác đổi nhau, Hoặc là hô quán thì thào, Cho rằng sai đúng thấp cao bấy chừ ! Ai vào đây ngồi thừ chấm-điểm … Đúng hay sai mà kiểm lại đâu ! Nếu mà chỗ đúng cơ-mầu, Chỗ sai đâu hỡi! Trong bầu hữu duyên ! Rồi con không tham-thiền nhập-định, Cũng chữ Thiền mà dính khác phe … Thiền này Thiền gọi chở-che, Thiền kia thì gọi là bè yêu tinh ! Cũng thời Tịnh mà hình nó khác, Cũng thời Luyện mà chác muộn sầu, Tịnh kia đả phá còn đâu ! Cho rằng luyện bậy nhảy vào muội-hôn! Hoặc cho rằng thần hồn chưa tỉnh, Tẩu-hỏa rồi vì dính chuyện đời, Thầy phân, Thầy giải con ơi ! Hữu-hình tại thế thì đời còn theo …! Con nào cũng dính nghèo dính khổ, Nghèo Đạo Thầy nơi chỗ danh từ, Nếu con đặng dính Đại-Từ, Thì đâu tranh-chấp chơn-như tịnh lòng ! Tại sao Tịnh mà lòng chưa dứt …? Sao Tịnh lòng chưa đứt khẩu-ngôn …? Mãi nhìn chấp tướng không tồn, Thế nên áo não bôn-chôn lạnh lòng ! Đó này Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Nếu các con đã cực Tịnh thì sự thể không thấy xảy ra trong ngày hôm nay và nếu các con cực-luyện thì Thầy không nhọc lòng giáng hạ trong buổi nay. Vì con cứ chấp tịnh-luyện, tham-thiền. Con chấp thiền thì cho rằng thiền-quán, thiền khô, và chấp tịnh-luyện rằng luyện không đúng, tẩu-hỏa nhập ma. Và Tịnh-Lluyện lại trách thiền rằng có luyện mới tẩy trược có luyện mới hiệp Tinh-Khí-Thần, thấy không ! Phải không Phục-Nguyên ? P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Nhưng bây giờ Thầy lấy điển hình rằng Thông-Thiên trong phái Thông-Thiên-Học đó cũng vẫn và tin Tinh-Khí-Thần cũng thấu triệt về thiêng-liêng Vô-Vi mà chả nhẽ các con cứ bài-bác cho nhau, phải không? trong sự học hỏi trao-đổi giữa hữu-hình mà còn tranh cải, làm sao đi đến vô-hình đặng? Đó Phục-Nguyên ! Và bây giờ ai trả lời cho con là tịnh đúng, luyện đúng và tu đúng, hay phái này sai, chỗ nọ tà. Chả lẽ người tu khác mình, mình cho là tà vạy hay sao? Chả lẽ trình độ người hiểu thấp hơn mình mình cho là “Tẩu-Hỏa Nhập-Ma” hay sao ? Phải không Phục-Nguyên ? P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy ! THẦY : Rồi cứ ngồi tranh nhau mãi cho hết giờ hết ngày, hết tháng, hết năm, và hết cả cuộc đời. Rồi các con kết hợp nếu đồng tâm, đồng ý mình thì cho người đó tu đúng, và không đồng tâm thì cho rằng sai, mấy ai kiểm nhận điểm này đây? Bây giờ Thầy không nói, nhưng ngoài các chỗ khác nước Châu-Á và đặc-biệt Thầy chỉ lấy Nam-Bang làm điểm tựa và Thầy lấy “Đại-Đạo Tam-Kỳ”, thì như ngoài mặt hữu thể, tuy gốc Đại-Đạo nhưng bây giờ theo thời-gian nó đã phát lớn đâm chồi mọc nhánh và những nhánh-nhóc này luôn-luôn có sự phân biệt với nhau thôi! Thì Phục-Nguyên con làm sao giải-quyết giải trừ đặng ? Chỉ Chiếu-Minh mà đã có Cựu và Tân thì lấy đâu mà đúng đây? Chỉ có Cao-Đài mà đã có nhiều rồi Tam-Kỳ Phổ-Độ hay Tịnh-Luyện, Cao-Đài Hữu, Cao-Đài Tả thì con nghĩ thế nào? Tuy cũng thờ Đấng Thượng-Đế, Đấng Chí-Tôn, đồng một màu áo, nhưng các con lại không cùng chung ngồi hòa hợp mà lại phân-biệt ngoài đầu môi, chót lưỡi, thì Phục-Nguyên con sẽ giải-thích việc này như thế nào ? P.N : Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ dạy. THẦY : Và nếu nói cái gốc từ thuở sơ khai chỉ có một mà chia ra 12 (mười hai) phái, thì con nghĩ thế nào? 12 (mười hai) chi và từ mỗi chi nó sẽ nảy-nở những nhánh-nhóc nhỏ khác. Từ một nó nảy đến mười hai, rồi từ mười hai sẽ nảy ra bao nhiêu …? Bây giờ Thầy tóm-tắt chỉ có mấy lời. Phục-Nguyên! Như thế thì con sẽ xử trí làm sao ? Đã gọi rằng vùng Thánh-Địa, mà trong vùng Thánh-địa này nảy-nở ra nhiều chi nhánh tự-lập hoặc biệt-lập khác nhau, đó Phục-nguyên! Bởi vì Thầy cho con biết rằng: Thánh-Địa cũng chỉ là một danh-từ, nhưng trong Thánh-Địa đó có nhiều tâm-địa không hòa hợp với nhau thì cái Thánh-Địa này có ý nghĩa gì hay không ? BÀI Thôi bấy lời Thầy nay đúc-kết, Giả từ con bóc dệt Đạo lòng, Đàn sau Thầy tiếp khai thông, Cho con hiểu rõ tam-tông qui-mồ ! Qui “Ngũ-Chi” điểm-tô “Hiệp-Nhứt”, Và làm sao tận lực cùng Thầy, Tàn nguơn sát-phạt ai hay, Duy còn chỉ một là Thầy mà thôi ! Thầy không có hình ngôi vị-tướng ; Thầy không sắc không vướng tĩnh trần, Thầy không có bổn Kim-ngân, Cũng không tô vẽ chơn-thần nghe con ! Cơ chiến-trận mất còn đau-khổ, Nhưng phải làm vì chỗ tuyệt-vong. Cho con thống-nhất một lòng, Mới là ý nghĩa “Tam-Tông Qui-Mồ …!” Thôi Phục-Nguyên ! P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật ! THẦY : Thầy giả-từ! Bởi vì Thầy mổ xẻ càng nhiều e con chưa nắm vững yếu-lý. Đàn sau con hãy tịnh-tâm nghe Thầy giảng-giải tiếp. Nhưng thể theo những lời lúc nãy con nói con đã thấy rằng có những triệu-chứng tu phá giới, hoặc không đúng hạnh chơn-tu … đó là những điểm cho rằng “Qui-Nhứt”, không phải đâu Phục-Nguyên ! Bởi vì cái sự thấy của con còn trong một khung cảnh, còn trong một giới-cảnh nào đó thôi. Con phải có tầm nhìn xa hơn nữa và quảng-bác hơn nữa mới thấy rõ. Bởi vì một ngôi chùa này hoại đổ nhưng bao ngôi chùa khác mọc lên. Bởi vì một hệ-phái cỏn con có vài ba người này tan-rã, nhưng sẽ có những hệ-phái khác to lớn nảy-nở lên, sanh sôi lên. Thì lúc đó con sẽ làm sao ? Và có phần tá danh này bị tiêu-hoại, thời sẽ có những phần tá danh nhiều hơn nữa, những phần mượn xác xưng hô lồng vào để mà thúc-đẩy cho những kẻ hôn muội nhiều thêm, thì lúc đó con nghĩ sao ? Con đừng thấy một thí điểm này hoại nhưng và còn nhiều điểm khác mọc lên. Thôi Thầy thăng. P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật
|