Ngọ Thời, Ngày 01 Tháng Tám Niên Tân-Mùi

THẦY DẠY VÔ-HÌNH-QUAN

THI

CAO quí giàu sang bọt nước bèo,

ĐÀI tiền phút chót khổ đời eo!

THƯỢNG điền tịnh khiết “huờn-hư” tịch,

ĐẾ-ĐẠO “Qui-Y” giảng luyện theo …

BÀI

Nay tiếp Đàn Thầy lai giáng trẻ,

Đến Phục-Nguyên mau lẹ nhậm lời …

Vô-hình ẩn khiếu nơi nơi,

Dựng gầy mối Đạo Cha Trời Kỳ-Tam.

Vì bổn cũ nhỡ-nham soạn lại …

Nên phận Thầy canh-cải một phen,

Sợ con thiểu trí thấp hèn,

Yùếu tài lẫn mạng bon chen theo trần.

Kẻ thượng căn lo lần nguồn Đạo,

Hiểu thấu rồi tự tạo niềm vui,

Những gì xóa bỏ lấp-vùi,

Đó là bao quát đèn khui Đạo Thầy.

Bao nhiêu năm vần xoay Đại-Đạo,

Tóc sương-pha có ráo điều chi ?

Đọng tồn một chút huyền-vi,

Hay là con mãi vậy thời cuốn trôi !

Con đã tu vậy thời xuân trẻ,

Đến bạc-đầu con hé điều mô ?

Đạo Thầy có khải điểm-tô,

Hoặc là con bị trận đồ yêu ma !

Con chưa định ấy là chẳng trí!

Con chưa tịnh vì bị tâm phàm !

Đó lòng cứ mãi nhở-nham.

Thân thời diêu-động việc làm thế nhân !

Này Phục-Nguyên!

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Qua bao kỳ Đàn. Thầy đã giảng về :

VÔ HÌNH QUAN

Đọng tồn ngày hôm nay Thầy sẽ nói rõ thêm nhiều khía cạnh. Vậy trước khi qua đề tài mới con có thấu-triệt về Vô-Hình và có điều chi còn uẩn khúc hay chưa sáng tỏ cứ bạch hỏi Thầy, Thầy sẽ giảng tiếp đó để làm cơ khai sáng cho nền Đạo sau này.

Bởi vì lớp áo cũ đã qua, Thầy muốn đổi một lớp áo mới. Lớp áo này duy-nhứt màu trắng bạch-nhựt không lem ố một chút tỳ-vết nào con có hiểu vậy không ?

P.N : Kỉnh bạch Thầy ! Con đã hiểu !

THẦY : Sau quá-trình hành Đạo của con ở tại mặt hữu-hình này, thì con thấy thế nào là Đại-Đạo? Và sự hiểu của con như thế nào trong nguồn trí-huệ linh-thông? Con cứ trình-bày cho Thầy được biết.

P.N : Con kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Trong quá-trình, trong phạm vi 20 (hai mươi năm) con hành đạo đến nay, con rút tỉa kinh-nghiệm xét thấy rằng : cái cơ cứu thế chuyển xoay Đạo Thầy để sau này thành tựu và xán-lạn chánh-pháp thì dĩ-nhiên cần phải có một số nguyên-nhân hội tựu xuất-gia tu chánh-định, chánh-tâm và tịnh-luyện làm sao loại trừ hậu thiên, trở về Tiên-thiên để làm gương về thân và tâm, lấy trí-huệ để khai Đạo Thầy.

Thì con xét thấy nếu nói rằng độ thì tùy duyên hóa-độ từ sơ-cơ, rồi tiến lên Hạ-Thừa, Trung-Thừa, Thượng-Thừa và Vô-Thừa.

Nhưng mà thời Kỳ-Tam này nghiệp của nhân sanh đã dẫy-đầy tội-lỗi bởi bức màng vô-minh, vì thế cho nên dị biệt màu sắc và trụ-chấp môn-phái, chẳng những trong nguồn Đại-Đạo Cao-Đài của Thầy khai kỳ tam, nhưng phân ra không biết bao nhiêu chi phái. Chính đó chuyển hướng con người quay về nội tâm mà tu chín-chắn để phá ngã vô trụ thể hiện một tình thương Đại-Đồng.

Bạch Đại Từ-Phụ ! Con xét thấy cả một vấn-đề hết sức là khó-khăn,

là bởi vì lòng trần nghiệp dày của nhân-sanh.

Còn về phần mà con đã gặp nhiều trụ-chấp u-tối và ẩn-ẩn những cái phần vô-hình nương đó bảo-thủ, cũng nói rằng danh Đạo của Thầy, nhưng mà làm không đúng theo qui-tắc chơn-truyền của Thầy. Theo thể-thống nề-nếp của Đạo. Đầu tiên phải xây nền tảng công-quả, làm để giải-nghiệp và ý-thức được con người tu giác ngộ hy-sinh, quên thân lần lần thì nghiệp vơi, mới quay về tâm, thì Tâm với Pháp phải song song. Nhưng con xét thấy rằng đa số là hình-thức,

thì chính đó cái kinh nghiệm bản thân Hành-Đạo của con lâu nay.

Con kính trình Đạ-Từ-Phụ !

Kinh xin Đại-Từ-Phụ dạy thêm, những cái gì mà để thích-ứng trong thời kỳ mạt pháp này để con hành Đạo rốt-ráo, làm sáng danh nghĩa Đạo của Thầy trong Kỳ-Tam.

Con nguyện lòng hy-sinh thân này và tâm dâng hiến cho Thầy.

Kính bạch Đại-Từ-Phụ ! Hoan-hỷ dạy cho con !

THẦY : Này Phục-Nguyên !

Theo tiến trình nảy giờ con đã bày tỏ, thì Thầy thấy con cũng còn trong khía cạnh quá ư hạn-hẹp.

Để Thầy giải thích cho con nghe cặn kẻ.

Trong thời gian gần như suốt cuộc đời một người sáu mươi mấy năm Thầy khai Đạo. Nhưng hữu-hiệu của nền Đại-Đạo Thầy chưa thấy là bao, và số tu càng ngày càng giảm dần với tỷ-lệ cái lượng văn-minh.

Bởi vì Thầy cho con biết rằng cơ Đại-Đồng không phải chỉ động tồn duy-nhứt trong một nước Việt-Nam, một quốc-gia, hay định cư trong một xã hội nào tất-cả. Mà trong Kỳ-Tam này Đại-Đồng là ánh sáng lan-tràn bao-hàm khắp Vũ-Trụ từ không gian lẫn thời gian và nhân-gian nữa đó con !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Nhưng Thầy sẽ bảo chứng cho con thấy rằng, nếu theo như những lời con nói thì nó chỉ cũng tồn đọng trong Đạo Thầy, mà bay giờ vẫn còn duy-trì những lý-thuyết bát bỏ Tạo-Hóa là Đấng Quyền-Năng Hóa Sanh Chi Cực. Thầy điển hình cho con thấy rõ đại-khái như Phật-Giáo là một tôn-giáo cũng chiếm ưu thế trong hiện tình bây giờ, thì làm sao con phá những cái chấp u-tối, bởi vì nếu con cứ gọi rằng khai Đạo Thầy thì một nhóm hoặc một hệ phái cũng cho rằng có Phật và chả nhẽ phải trang-trải biện-luận hay sao ?

Còn về Thiên-Chúa Giáo thì cứ khăng-khăng cho rằng chỉ có một sống Đồng-Trinh là quí báu rồi từ đó cứ tôn thờ chủ nghĩa Hiện-Thân, cứ tôn thờ theo mức sống duy-vật của mình thì làm sao, đó Phục-Nguyên ?

Và chưa kể những hệ phái cũng có uy-tín ở mặt xã hội này. Đại-khái như Bà-La-Môn Giáo như con biết đó Tây-Tạng Phái thì cứ cho rằng ngồi thiền chỉ có thiền mới phá tất-cả. Chỉ có thiền là điểm tối ưu siêu-việt, thì như thế làm sao đi đến Đại-Đồng, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Và càng nói nếu còn cứ Cao-Đài thì sẽ còn những cái khác nữa đối-trị, phải không ? Hôm nay Thầy sẽ giảng cho Phục-Nguyên con nắm rõ. Bởi vì nếu nói rằng cơ Khai Đạo Kỳ-Tam qui-nhứt, Thầy xác nhận với con và Thầy cũng khẳng định rằng, không thể nào qui nhứt ở tại mặt hữu-hình này đâu.

Con biết lý do nào hay không ?

Lý do tất-yếu bởi vì những cái nguồn vô-minh cái cội rễ, càng ngày càng ăn sâu và phát-triển vào tiềm-thức của mỗi đơn-vị cá-nhân trong xã-hội, lan dần đến từng quốc gia, lan dần đến từng chủ nghĩa thì làm sao con gọi rằng Đại-Đồng? Mà Thầy nói rằng: nếu tại Nam-Bang con đã chưa Đại-Đồng đựơc thì làm sao con đi tất-cả các nước? Con đi cả thế-giới? Phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Kính bạch Thầy ! Đúng như vậy !

THẦY : Như thế thì con xác định cái vị-trí của con như thế nào? Từ nảy giờ Thầy đã gợi ý cho con, và việc đầu tiên là phải tiếp ứng như thế nào ?

Chưa kể hiện-hữu bây giờ có rất nhiều nhánh nhóc mọc lên. Chưa kể những phần vô-hình tá trợ cho những phần phàm-phu tục-tử nữa. Và nếu con cứ nghe nơi này, thu-thập nơi khác, từ ấy con chẳng được chi mà khủng-hoảng tinh-thần, và từ ấy con sẽ sinh ra sự chán-nản, từ ấy sinh ra cái sự mâu-thuẩn lấy mình, không biết mình có làm nổi Đại-Đồng hay không? Đó Phục-Nguyên !

Và sẵn dịp đây Thầy cũng cho con biếit rằng: Chi chi nó cũng có đến những cái thời điểm, đến những tế-vi từng không gian thời-gian. Sự diễn tiến từ nãy giờ của Thầy cho con thấy và qua những dòng vắn-tắc của Thầy, những mô hình như thế thì con thấy rằng : mình có phải là một kẻ đứng chơi vơi hay không? Ở giữa đại-dương hay là mình là một kẻ trong rừng sâu núi thẩm, chẳng biết tin cậy nơi nào mà lần mò ra phương-hướng ?

Đó! Con hãy cho Thầy biết cái quan-niệm của mình. Thầy sẽ giảng cho con nghe tiếp, và Thầy sẽ cho con biết giá-trị Đạo trong Kỳ-Tam. Dù muôn mặt muôn hình, nhưng cấu-trúc lúc nào cũng qui-nhứt thành một tinh-thể mà thôi !

Và Thầy cũng cho con biết vì sao Đạo thầy càng ngày càng xuống lần trong giai-đoạn gần đây,

đó Phục-Nguyên !

Và Thầy cũng sẽ giảng-giải cho con những cách thức thế nào để phối-hợp và làm một ánh lửa nhen-nhóm bừng-cháy để khai-hoát cho toàn vũ-trụ để khai-hoát cho toàn Thế-Giới và khai hoát đến tận Vô-Hình,

đó Phục-Nguyên !

Nào! Con hãy cho Thầy biết !

P.N : Kính bạch Đại Từ-Phụ! Xin Đại-Từ-Phụ dạy.

THẦY : Thế thì con có thấy mình lạc-lõng hay không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phu ï! Như vậy thì con xét thấy rằng không có lạc-lõng vì có phương-hướng rõ-rệt.

THẦY : Thế sao gọi là phương-hướng, trong khi con chưa qui-hợp tôn-giáo tại Nam-Bang? Và trong khi con chưa làm sáng Đạo ở tại gốc, làm sao mà lên tới ngọn đặng? Thấy không ?

Con cứ cho Thầy biết tiếp, phương-hướng là như thế nào ? P.N : Con kỉnh Đại-Từ-Phụ dạy.

THẦY : Con có thể rằng chống-chọi với tất cả những Tôn-Giáo như đại-khái như nãy giờ Thầy đã nói đó! Và còn rất nhiều Tôn-Giáo, mà theo như Thầy biết rằng: con chưa biết hết đâu.

Hoặc là những hệ phái chỉ tôn-trọng thần lửa. Hoặc là những hệ-phái chỉ biết rằng: Thần Mặt Trăng là duy-nhứt trong bầu vũ-trụ, thì làm sao con qui nhứt được đây ?

Hay là những nơi tập-hợp trong sự tu thiển-cận, và tu theo phong-tục, thu theo tạp-quán, thì làm sao con Đại-Đồng được? Phải không ?

Như hiện-tại ở vị-trí Nam-Bang Thầy cho con biết rằng chỉ có những tôn-giáo lớn như Phật-Giáo hay là Thiên-Chúa Giáo, Cao-Đài và những phần tá danh lập ra những chi-phái, hoặc là Tin-Lành, Cơ-Đốc, tuy rằng trong một gốc, nhưng nó đã chia ra nhiều nhánh, mà nhánh này đã lớn,

tàn cũng đã sum-xuê, phải không ?

Và hiện giờ Thầy chỉ hỏi con một câu tóm-tắt: “Con đã qui-nhứt trong Đại-Đạo Tam-Kỳ hay chưa”? Chưa nói đến những hệ-phái bên ngoài, thế thì làm sao? Và chả nhẽ cứ thuyết-lý hay là đi đến sự bài-bác cho nhau và bôi nhọ lẫn nhau, chỉ để gây đổ-vở mà thôi, chẳng hữu-ích gì.

Bởi vì ai cũng cho rằng mình đúng. Mà thật sự, Thầy xác nhận các con đúng tất-cả, không có sai, nhưng chỉ đúng trong khía cạnh cá thể của mình mà thôi, chỉ đúng trong sự hiểu hạn-hẹp của mình mà thôi, chưa thoát ra cái đúng không biên-giới, không trụ-chấp, không kỳ thị, không phân-phe, đó Phục-Nguyên !

Thế thì con phải đối-phó như thế nào theo như những lời nãy giờ Thầy dẫn-giải ?

Thì con thấy rằng: bốn chữ “Đạo-Đồng Cứu-Thế” không phải là việc nhỏ đâu. Chưa kể đến một mình con làm sao đương nổi? Phải không ?

Bởi vì một cái máy, thì nó cũng phải có những cái kết-hợp, lấp-ráp và đúng với những cái “Ê-kíp” nó mới chạy đặng, phải không Phục-Nguyên ?

Còn nếu không thì làm sao mà con hoằng-hóa được ra toàn thế-giới, đó Phục-Nguyên !

Con cứ cho Thầy biết như thế thể theo nãy giờ con nói rằng: như thế thì con có phương-hướng, thì phương-hướng con như thế nào? Phương-hướng của con ra sao?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ !

Nếu mà nói ra cái cơ Cứu-thế Đại-Đồng đối với thiển-ý của con, thì con xét thấy rằng : hết sức là to tác, vì thế cho nên phải hội đủ những điều-kiện mà Thầy đã dạy. Nhưng mà về phương hướng thì phương-hướng của Thầy đã dạy con hôm nay, nhưng mà phương-hướng này phải hội đủ những thành phần nguyên-nhân chánh-giác làm theo qui-luật của Đại-Từ-Phụ dạy, thì chính đó mới sáng tỏ Đại-Đạo của Thầy. Còn ngược lại thì con xét thấy cả một vấn-đề vạn-nan đối với con thấy, thì ý con nói phương hướng đó là phương-trình giáo-lý chánh-truyền của Thầy dạy làm sáng Đạo là phải có một thành-phần gương-mẫu để hướng dẫn hàng nguyên-nhân để quay về Đại-Đạo. Thì trong các nguyên-nhân nó nằm gồm hết tất cả những hệ phái mà Thầy đã dạy, thì con thấy đó cũng cả một vấn-đề.

Vì thế cho nên đối với con thì con thấy khó là khó chỗ đó! Mặc dầu có phương-hướng, nhưng mà không hội đủ những thành-phần giác-ngộ quên mình hy-sinh tu-hành cho trọn vẹn đạo-hạnh một nhà tu để ra cứu-thế, nói riêng là Việt-Nam, nói chung là cả thế-giới. Thì như vậy cái ánh-sáng Đại-Đồng con thấy cũng hết sức là khó lan rộng cả thế-giới Ngũ-Châu.

Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ dạy.

THẦY : Vì thế, cho nên Thầy mới giảng rằng, nếu như con còn nói Cao-Đài thì hai chữ Cao-Đài này tự bó-buộc lấy mình mà thôi. Vì con chấp-nhận Cao-Đài, nhưng hệ phái khác không chấp-nhận thì sao? Và con bắt giữ theo nề-nếp của mình mà tịnh-luyện, nhưng mà đối với trình-độ những thành phần khác không phù hợp với tịnh-luyện thì con sẽ xử trí như thế nào ?

Hoặc chưa kể ra những quốc-gia tiên-tiến thì tịnh-luyện rất là mới-mẻ, tịnh-luyện này nó không phù hợp với phong-tục tạp quán của xứ nước người thì con sẽ xử-trí như thế nào? Phải không ? Bởi vì hai chữ tịnh-luyện này áp dụng cho những hạt giống Đại-Đạo. Nhưng không thể áp-dụng vào trong Phật-Giáo hay Thiên Chúa Giáo, và càng không thể áp dụng cho như Bửu Sơn Kỳ Hương, Hòa-Hảo, Bà-La-Môn, Cơ Đốc Giáo, hoặc Tin-Lành v.v …, phải không Phục-Nguyên ?

Mà theo Thầy biết trong số đó cũng chiếm hữu khá phần đông dân số đó Phục-Nguyên! Thì làm sao mà sáng tỏ được nền Đại-Đạo? Bởi vì tịnh-luyện này phù hợp theo trong nguơn khai Đạo của Thầy và một số ít đạt đến tiêu-chuẩn mà thôi, thì con nghĩ như vậy làm sao mà sáu mươi mấy năm không có cơ-hội nào để phát-triển được? Đó! Cũng là một điểm tất-yếu đó !

Bởi vì nếu vào cơ Tịnh-Luyện thì có nhiều lý-do để thối-thoát, hoặc có nhiều lý do để mà biện-minh cho nguồn-gốc hiểu biết nông-cạn của mình. Nhưng bây giờ Thầy lấy điển-hình rằng giả-sử nơi nước tiên-tiến không đủ thời giờ để tịnh-luyện và như thế thì con làm sao mở Đạo, khai-đạo tại những quốc-gia khác trên thế-giới, phải không ?

Vì sự chênh-lệch của đời sống hiện-hữu ở mặt thế-gian này, nó còn rất là chênh-lệch, còn rất nhiều khía cạnh hầu như khó giải-quyết thì theo như con nói dù cho có bao nhiêu kẻ giác-ngộ và cùng kết hợp với con, Thầy cũng quả-quyết rằng chưa gầy dựng Đại-Đồng tại Nam-Bang này. Chớ đừng nói chi đi ra ngoài thế-giới, ra ngoài các nước. Bởi vì sao ? Bởi vì những cây trồng để đặng thừa huởng những trái chín mọng do kẻ chăm-sóc. Nhưng những kẻ ấy mỗi người đều có những kinh-nghiệm riêng của mình, những phương-thức vun-quén đều đạt-thành kết-quả là sai trái mà thôi !

Nhưng bây giờ con muốn cho có một phương-trình duy-nhứt kết hợp thì làm sao con xóa bỏ tất-cả những kinh-nghiệm tạp-quán cũ, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ đúng như vậy !

THẦY : Và thế ấy thì con phải nghĩ sao ?

P.N : Kính bạch Đại-Từ-Phụ dạy.

THẦY : Nhưng Thầy nói cho con biết rằng. Thầy giảng-giải và Thầy cân-nhắc, Thầy chỉ vẽ phương hướng để cho con có một khái-niệm bao-quát những kinh-nghiệm vượt bực tột-đỉnh, đừng theo kinh-nghiệm cá thể vô hiệu-quả đó! Và con cũng đừng có nghe như thế mà lấy làm bi-quan, không có đâu, bởi vì con nên nhớ rằng :

CAO nhơn đắc khuyết Hoàng-Nhi Hổ

ĐÀI tại phương Nam Đạo hóa-hoằng”.

Thế cho nên Thầy đã chọn song-hổ của Nam-Bang là gốc để trưởng-dưỡng nguyên-nhân còn sót lại tồn đọng ở thời Kỳ-Tam này. Vì thế cho nên chi-chi nó cũng có châu-kỳ. Bởi vì con nên biết rằng: Châu-Kỳ – Châu-kỳ Phật-Giáo sắp hoại, và đang hoại, chính là thời mạt-pháp. Vì mạt-pháp có nghĩa là pháp này không còn hữu-hiệu nữa, pháp này không còn có những năng-xuất để đưa nguyên-nhân trở về bờ giác-ngộ. Cũng như nhiệm-vụ của Sĩ-Đạt-Đa sắp chuyển hóa qua một giai-đoạn khác.

Con có hiểu hay không hả Phục-Nguyên ?

P.N : Kỉnh bạch Đại-Từ-Phụ! Con đã hiểu…

THẦY : Và thời của “CHRIST” cũng tạm dừng nơi đây, bởi vì sau lời tiên-tri 2.000 (hai ngàn) năm là bước qua một vòng chuyển hệ khác. Vì những hư-hoại, những cái không có, những năng-lực để đưa người tu tiến xa hơn và gây ra những hoang-mang, những nghi-ngờ, những sợ-hãi, chính đó là mầm-móng tự chia-rẽ, tự tan-rã, phải không Phục-Nguyên ?

Rồi sau đây con sẽ thấy còn màn gọi rằng tôn-giáo tranh nhau. Chính chỗ tranh nhau này thì còn duy-nhứt có một hoặc hai mà thôi. Hiện giờ trong lãnh-vực đang tranh-chấp đang cấu-xé lẫn nhau. Nhưng con sẽ thấy không còn bao nhiêu đâu! Thời lúc đó Đạo mới hóa-hoằng thế giới đặng.

Nhưng bức màn Đại-Đạo sau này cũng chẳng còn danh-từ Cao-Đài. Bởi vì Cao-Đài là danh-từ sơ khai của Thầy biểu-hiện rằng: Có một đấng Tạo-Hóa giáng ngự tại trần-gian cho con vững niềm tin mà tu học. Nương vào sức mạnh vô-vi thiêng-liêng để hướng dẫn linh-hồn của mỗi trẻ trở về nơi chí thiện,

đó Phục-Nguyên !

Vì nếu còn xử-dụng danh-từ Cao-Đài Thầy e rằng chính danh-từ Cao-Đài này cũng tự hoại lấy mình mà thôi! Nó cũng trôi theo dòng nước của Thiên-Chúa Giáo, cũng như trôi theo dòng nước của Phật-Giáo, bởi vì nó cũng trong hình-thức Cao-Đài giáo mà thôi. Từ nãy chí giờ Thầy giảng-giải thì con đã nghe rõ và sau đây Thầy sẽ tóm-tắt cho con,

bởi vì Thầy đang biết con suy-tư đang kiểm-thảo trên bước hành-trình của mình.

Hôm nay Thầy cũng gióng tiếng chuông thức tỉnh cho các con, bởi vì thời-kỳ đã đến, mà có ai biết thời kỳ đã đến là đến cái chi? Đến cái gì? Thầy cũng cho con biết rằng: sẽ có những cuộc thảm-sát đẩm máu để tranh với nhau ngôi độc nhứt vô nhị bá chủ hoàn-cầu, phải không Phục-Nguyên ?

Vì trước khi trải đường tình-thương, trước khi Đại-Đạo sáng rỡ, thì cũng biết bao nhiêu hạt sỏi đá phải nằm ở dưới để chịu những gì chấp-nhận là phương-tiện lót đường.

Đó Phục-Nguyên !

Thương thế-gian thời-kỳ khủng-hoảng,

Chiến-tranh nhau mù-quáng hại mình,

Do vì không có đức tin,

Cho nên Tôn-Giáo hủy-mình mà thôi !

Bao hệ phái cuốn trôi từ ấy,

Giáo-chủ nào đâu thấy đọng-tồn,

Vinh-dự biệt-niệm linh-hồn,

Bởi vì thế-thái bôn chôn oại-oằn !

Sau cơ đời “Tân-Dân Minh-Đức”

Cơ đời tan lãnh-vực tranh-đua,

Cơ Đạo lằn mức hơn thua,

Mãi tranh ngôi-chủ không thừa độc-tôn.

Vì danh-lợi hiện còn tại-thế,

n náo mình Kim-Thể về sau,

Vì còn lắm đổi thương đau,

Tự mình hủy-diệt đồng-bào chiến-tranh.

Theo mặt đời tranh-giành tại thế,

Phương-diện Đạo hậu kế cũng đua,

Nào ai chịu lãnh rằng thua !

Nhúng tay vào máu mà mua Đạo Trời !

Ôi! Thầy thấy buông lời thương-xót,

Bao phái-phe hảo-ngọt đồng tiêu,

Chuyến đò rước khách về chiều.

Thê-lương ảm-đạm bấy nhiêu lòng Thầy !

Kia khúc sông vầng mây Đạo-sử !

Nhóm máu trần mới giữ bền lâu,

Thảm thê chiến trận ôm-sầu,

Đây dòng máu tục Ngũ-Châu đắm-chìm !

Để chiếc thuyền qui-nguyên “Bát-Nhã”,

Thuyền Đại-Đạo lấp-khỏa buồn đau !

Thuyền này rước khách về sau,

Hiện giờ còn ẩn vào bao mối-tình !

Tình thương thế nguyên-sinh đắm-đuối,

Tình thương trò lầm-lũi hại nhau,

Nào đâu có biết có hay,

Kỳ-Tam thế-kỷ có Thầy ẩn-danh !

Con bác bỏ thuyết sanh Tạo-Hóa,

Không chấp nhận Đại-Ngã Tối-Ưu,

Cho rằng tu để mà tu,

Tu theo tập-quán ngao du thế đời.

Tu phong tục không dời không đổi,

Tu cá nhân lặn-lội tìm chi !

Cho rằng chẳng có huyền-vi,

Hoặc là ma quỉ chi chi vô-hình !

Có con thời đọc kinh gõ-mõ,

Cho rằng tu là đó tối cao,

Có con tu mãi thì-thào,

Lâm-râm miệng lấy danh hào độc-tôn !

Có kẻ bác linh-hồn tơi-tả,

Thuyết duy-vật đánh ngã siêu-linh,

Con tu mà chỉ biết mình,

Làm sao đến cảnh hy-sinh Đại-Đồng ?!

Có kẻ tu lòng vòng vật-chất.

Tu xã-hội duy vật cần-chi,

Con tu thì cũng tu đi,

Góp tay góp tiếng mà ly tình Thầy !

PHÚ

Thương thế-gian u-hoài đau-khổ,

Trận cuối cùng tiếng nổ hồn kinh,

Bởi tôn-giáo tranh-chấp nguyên-sinh,

Đến phút cuối đắm mình chuốt lệ !

Ôi! Não-nuột đau lòng Thượng-Đế !

Vì các con không dễ dạy răn …

Mãi cục-mịch luôn miệng cằn-nhằn …

Cho rằng tu an-thân mới được !

Có những kẻ tu về đường phước,

Không chấp-nhận linh-dược Thầy trao !

Cho không có vô thể vậy nào,

Không địa ngục thấp cao điên đảo.

Thương con quá làm sao gội cạo !

Để đường mê rốt-ráo mở ra …

Có trẻ cho rằng bậc làm Cha,

Hoặc có đứa cho là không đặng.

Ôi! Đường tu lắm nhiều vẹo-vặn …

Lúc vào tịnh nó nặng như chì,

Có đứa tu thì lại khinh-khi,

Bao nhiêu nỗi vậy thì quan niệm !

Và có trẻ cho tu là ngất-lịm,

Vì bi-quan yểm thế mà thôi,

Biết bao nhiêu con trẻ ra lời,

Đổ xô vào Cha Trời chấp-nhận.

Thương các con trong vòng lận-đận,

Mãi đấu tranh cơ vận cơ may,

Nếu ngoài đời thay đổi hết ngay,

Còn cơ Đạo vậy rày tiến tới.

Còn rất nhiều màn buông khêu gợi,

Thủ tiêu nhau đi tới độc-tôn !

Giết cho nhau để bảo thủ hơn,

Thầy thương trẻ vẫn còn chiến sát.

Nhưng thời kỳ các con tâm ác,

Có như vầy đề-bạt Đạo chơn,

Mãi tà muội tranh lý khó huờn,

Thời làm sao đọng tồn nguyên-vị ?

Phật-giáo đến đây tồn thế-kỷ,

Ngót mấy ngàn năm chí đến đây,

Hoại Pháp rồi đâu có ai hay !

Luôn lập-dị bổn sai tá cũ !

Con đọc kinh nhưng tâm buồn ngủ,

Đọc công-thức chưa đủ hay sao ?

Thời mạt-pháp cứ mãi tranh nhau,

Và Thiên-Chúa đi vào đẩm-lệ !

Bởi tranh nhau trong cơ sát thể,

Chỉ chấp-nhận thực tế Giê-Su,

Và cuồng-ngông lãnh vực ngục tù,

Trong quan-niệm thiên-thu cổ hẹp !

Con cho chỉ Gia-Tô là đẹp,

Mãi chưng bày chẳng vét buông trôi,

Mộng đồ vương xưng bá vậy thời,

Là độc-vị một ngôi Giáo-Chủ !

Vì tiên-tri con chưa hiểu đủ …

Nên cho rằng các thứ Kỳ-Tam,

Chỉ nguyên-sinh Thiên-Chúa tại phàm,

Là tất-cả huênh-hoang tự đắc !

Mau tỉnh đi, giáo nguyên dập tắt,

Cho rằng mình là đắc Đạo cao,

Mặt trời lên rực sáng một màu,

Tôn thờ mãi làm sao cởi đặng !

Nhưng con ơi! Cơ Thiên sắp chẳng,

Thời làm sao mà đặng về ai !

Hỡi nguyên-sinh! Còn bước rất dài,

Trong công-trình miệt-mài tu-học.

Nếu con nói tu là tẩy lọc …

Để giải-thoát mà học Đạo tâm,

Nhưng tâm đâu con có kiếm tầm !

Mà giải-thoát qui tâm Phật thể.

Và con biết ở đâu Thượng-Đế ?

Mà tu về tam thể Đạo sanh,

Và con hay có biết ngũ-hành !

Nói hiệp đâu cho rành chi nhẽ ?

Rất nhiều con tu thời xuân trẻ,

Đến tuổi già lặng-lẽ buông trôi,

Con đã tu trong bước suy đồi,

Không lên hết cựu ngôi nguyên vị.

Con đã tu nói rằng nguơn Tý,

Nhưng tại sao trực-chỉ Dậu-Thân ?

Con mãi tu mà nói lằng-nhằng …

Ôi! nhiều quá sao phần chánh-đẳng ?

Và có trẻ tu còn bẳng-hẵng …

Lấy thuyết này lại vặn thuyết kia …

Cho chơn-lý mình sáng trau-tria,

Cho rằng có danh bia duy-nhứt !

Và nhiều trẻ nói tu Vô-Cực;

Vô-Cực” đâu định mức nơi mô?

Đã nói “Vô” đâu chỗ điểm-tô,

Mà tu chi cực-đồ sơ thái ?

Có nhiều trẻ nói tu quảng-đại;

Quảng-đại lòng thơi thái thong-dong,

Nhưng con tu còn nặng mối lòng …

Lòng chưa giải Đạo thông sao được !

Và con tu tìm về cội phước,

Phước đâu tìm con bước lần dò,

Này con ơi! thế thái bày trò …

Qua nhiều lớp Thầy đo cẩn đáo !

Và có con sợ rằng nhốn-nháo,

Sợ bàn-môn tả-Đạo hoành-hành,

Sợ Đạo này nói quá là lanh,

Không biết phải chánh thanh hay dại ?

Rồi cứ mãi buồn nương canh cải …

Đấu khẩu hoài đã trải bao thu,

Con nói tu tìm đặng Đại-Từ,

Nhưng Thầy ở đâu chừ con đến ?

Đó! Phục-Nguyên !

P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Thế thì không phải là một việc đơn-giản lập-luận theo mô-phỏng của mình đặng. Bởi vì Thầy cho con biết Thầy tạm mượn danh-từ, bất cứ một Giáo-Chủ hay Phật,Thánh,Tiên ở tại thế này cũng không thể nào qua khúc-quanh của hữu-hình đặng. Vì sao con có biết không ?

Nếu Nhứt-Kỳ A-Di Đà đã qua khúc quanh này thì 96 (chín mươi sáu) ức nguyên nhân không lọt lại đến 94 (chín mươi bốn) ức đâu.

Và nếu thời Nhị-Kỳ Sĩ-Đạt-Đa vượt bực khúc quanh này không lọt lại 92 (chín mươi hai) ức nguyên nhân, phải không?

Hai thời Kỳ trước “Tâm-Chi-Sơ, Tánh-Bổn-Thiện” các con còn hiền lương mà chỉ độ có 2 (hai) ức nguyên nhân trong một thời Kỳ thì mãn.

Bây giờ đến 92 (chín mươi hai) ức làm sao độ đặng? Với lại sự tu trong Kỳ-Tam này vì tình thương Thượng-Đế, cho nên việc tu cũng đã mở-rộng và linh-động theo hữu-hình thì làm sao con độ đặng đến 92 (chín mươi hai) ức nguyên-nhân nỗi? Phải không con Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Việc tu trong Kỳ-Tam này quá ư lỏng-lẻo, và vì sao lỏng-lẻo? Vì khúc quanh của trần-gian đến một góc độ, nếu người lái xe đến cái cua này mà lái nhanh quá e lọt xuống hố. Thế cho nên đến khúc này phải lái chậm-chậm tốc độ càng chậm càng tốt, phải không Phục-Nguyên ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phu ï! Đúng như vậy !

THẦY : Vì cái khúc quanh này làm sao 92 ức nguyên nhân trở về ?

Thôi Thầy tạm gián-đoạn, Dậu thời Thầy sẽ tiếp về thời Kỳ-Tam 92 ức nguyên-nhân như thế nào cứu-vớt, và như nãy giờ chi tiết Thầy nói ra thì Phục-Nguyên con có điều chi thắc-mắc con nên trình-bày bạch lại cùng Thầy để mà Thầy sẽ chỉ dạy cho con một hai điểm mấu chốt. Bởi vì Thầy quả-quyết với con rằng: Còn xác thân việc tu mới trọn, còn xác thân mới làm được tất-cả, kể cả việc Khai-Đạo, phải không ?

Nhưng mà bây giờ nếu trường hợp con qui-nhứt, đồng ý rằng con qui-nhứt, nhưng những hệ-phái, những giáo-phái khác không chịu qui-nhứt với con, thì làm sao? Và chính những sự mâu-thuẩn đó có thể tiêu-diệt cái thể xác của con nữa. Như thế là con đã chưa qui-nhứt tại Nam-Bang làm sao qui-nhứt đến thế-giới? Cái điểm đó mới là điểm tất yếu, phải không ?

P.N : Bạch Đại-Từ-Phụ ! Đúng như vậy !

THẦY : Nhưng Thầy cũng có bí quyết và cái chi cũng phải có … Cũng như bịnh thì có thuốc chữa, nọc thì có thuốc ngừa, thuốc trị, phải không ?

BÀI

Thầy thăng đàn giả lui các trẻ,

Cố công tìm gợi lẽ vô-hình,

Hữu-Vô phải rõ phân-minh,

Đọng tồn cơ Đạo nguyên-sinh Tam-Kỳ.

Qui Hiệp Nhứt Ngũ-Chi một mối,

Kết Tam-Gia lề-lối chánh truyền,

Hợp đồng bảo chứng Phật-Tiên,

Vào cơ Thánh-triết tam hiền xưng danh.

Phục-Nguyên hỡi! Tạo thành một mối,

Đâu phải dễ mà nói bâng-quơ,

Cũng không thể nói hằng giờ,

Hoặc là khiếm-khuyết Đồ-Thơ độ đời.

Nhiều khía cạnh của đời khúc-chiết,

Nhiều mấu-chốt tình-tiết Đạo tranh,

Tam-Kỳ ơi hỡi! Bạo hành,

Nhưng Thầy có phép chữa sanh môn-đồ.

THI

Giả lui cấp chiếu Dậu chiều nay,

Khai hoát huyền-vi mở lưỡng đài,

Tâm thuyết minh-minh nguồn lý Đạo,

Qui trung nhứt đảnh-giá lâm lai !

Thôi Thầy thăng đàn. P.N : Nam-Mô A-Di Đà-Phật !

THẦY : Con hãy định-tâm, và chiều nay Thầy tiếp con về phần rất tối ư-quan-trọng vì nguơn khai Đạo không phải là một chuyện đơn-giản như một chương-trình vạch sẵn đâu! Bởi vì con viết mới có nét sẵn, con viết vì mới có ngôn từ lấp-ráp sẵn, nhưng một khi con đưa vào thực-tế nhiều biến chuyển Ưu-Việt lắm! Phải không Phục-Nguyên ?

Bởi vì thay đổi theo tình tiết: lúc vui, khi buồn thay đổi tho thuần-phong mỹ-tục, thay đổi theo cá-tánh. Bây giờ Thầy nói đơn-giản như con ở tại Nam-Bang nhưng có nhiều nơi, nhiều chốn sự tu theo tập-tục khác nhau, sự hiểu biết khác nhau theo nhiều trình-độ thì một khi con đưa vào áp-dụng nó có những khía-cạnh không phù-hợp.

Vậy Phục-Nguyên con cứ chuẩn-bị tư-tưởng chiều nay Thầy sẽ cho con bạch hỏi tất-cả những gì đúng, sai, những gì đã làm cho cơ Đạo càng lúc càng suy-đồi từ bấy nhiêu năm qua !

Hôm nay sắp vén một màn mới từ-từ Thầy cho con biết tiếp với con và Thầy sẽ chỉ vạch cho con thấy. Thầy sẽ đưa công thức cho con để phù-hợp với Nam-Bang và toàn cả thế-giới này.

Đó Phục-Nguyên !

TTrở lại trang MỤC LỤC