Tứ Thời Hư Vô 

                     

Thi rằng :
Tu hành ngủ-giới với tam-qui.
Hai nẻo cho xong mới kịp thì.
Tứ cú kim-cang phân chỉ rỏ.
Muốn về cực-lạc phải làm y.

Tứ Thời Hư Vô
Giải nghĩa
Tịnh Tứ Thời Tý , Ngọ , Mẹo , Dậu .
Tịnh là phép diệt mê khử vọng .
Đặng an Thần bất động Khí căn .
Tý-ngọ-mẹo-dậu là lằn
Thường thường liên tiếp Thủy thăng trung bình
Hỏa giáng xuống dục tình khí-hải
Nhờ tham-thoàn khắp rải tiêu tan .
Vọng-ái mới đặng lặng trang
Đó là chiếc Khảm phản đàng về Ly
Mấy lời khá nhớ làm y
Thất-lục, đều lặng, Ngủ-chi điều hòa
Đó là Tịnh tọa Tiên-gia.

Giờ Tý - : Vong ngã là tịnh-luyện giống như Tử
thi vậy, nghĩa là : Chết mà không chết : Sống
mà không biết. Trong cảnh này Chơn-nhơn
xuất thẳng lên Nê-Hườn Cung mà hầu tiếp .
Thiên-điểu đó cũng gọi là Đại-Định vậy.
Cần nhứt phải dùng một ghế dưới chưn phải có cái
gì để dưới bàn chân đừng cho đựng đất ; ra nơi nào cao
Địa đêm thanh mà hít lấy Khí Hư Vô Thanh Khí , đó là
để thâu điển hơn ở trong nhà .

Bởi trong nhà là ổ Âm-khí bao bọc, vì Âm Khi trước độc, nó sẻ hại ta.

Âm-Dương phản khắc sẻ bị tiêu diệt đó.

Giờ-Tý = là giờ Dương-khí phát sanh phải ngồi ngó về
hướng đông, nên cần ngồi thoàn mặt ngó Đông
đặng thâu Thanh Khí mà dưỡng Thần, tay
phải ấn Tý, thân mình cho ngay thẳng cho
các bộ phận được thông khiếu đó.
Còn miệng cần nhứt ngậm lại nếu hở thì tan Khí vậy.
Nhờ bế-khẩu và bế nhỉ mà được bổ Thận.

Giờ-Ngọ = Ngọ là đứng bóng tóm 24 Khí-Chơn tinh
anh thuần túy của Vỏ-trụ mà ban bố làm
cho tươi nhuận Vạn loại khắp cả Càn khôn vậy

Ngọ là giờ của Khí giao bôi lại nơi điểm trung-tâm
của bầu Trời thế-giới. Nguyên vốn giờ Ngọ ấy Thượng-Đế
gom 24 khí hiệp lại làm một rồi bủa ra khắp cả Nhơn-
Gian chủng tộc cho các Nhơn-loại cỏ cây đều thọ hưởng.
Khí áy là điển-quang tuần-hườn chữ thường gọi
nhứt nhựt vận hành Châu-thiên vậy.

Giờ-Mẹo = cũng tịnh ngồi như Tý mà cũng phải như
Tử thi, vạn duyên đốn tuyệt, cấm vọng
tưởng, chẳng vậy nó sanh ra Ngủ-tạng sẻ hư hỏng.


Giờ Dậu= cũng y như giờ Mẹo vậy.
Trong 4 giờ trên đó giờ nào cũng Mộc-dục là Không
Không trống lỏng, không nhớ những chi vào tâm cả.

Giải nghĩa Mộc Dục
Trong tứ thời : Tý , Ngọ , Mẹo, Dậu mới vô hay là sau,
thường hay dùng luyện Mộc-Dục đó .
Mộc-Dục là nghĩa làm sao ? .
Đó là Chơn-Định tắm rửa bụi trần chẳng nhiễm, để
tâm trí Không Không đừng nhớ, đừng lo tưởng chi cả ;
Củng gọi là Chơn-nhơn hô hấp ; nếu tịnh mà không Mộc-
Dục còn động là Hậu Thiên hô hấp (Trược-khí).
Phép Mộc-Dục là làm cho Vạn-duyên bất nhứt nhiễm
chớ không có gì lạ đâu.
Khi Mộc-Dục phải dùng Song-khuê (Mâu) mà trấn .
Mồ-kỹ cho vửng bền (Thái-thanh Hồi-quang).
-------------
Mồ-Kỷ nhị thổ là Khôn-Âm là Thổ về hiệp với
Cấn Dựơng củng là Thổ mà nên Đạo vậy .
Đó là Âm thổ hiệp với Dương Thổ là Khí hiệp Thần
mà nên Chơn-ý tức là lưỡng-thổ thành Đạo Khuê vậy !..
Muốn có Chơn-ý thì phải nhờ tứ-tượng là Kỷ Thổ
Dương về với Mồ-Thổ Âm mới tạo thành đừng Chơn ý.
Bởi Đạo nhờ Chơn ý; nếu Đạo không Chơn-ý tức là không Đạo .

Tánh Tình : Tinh-thần qui ư Ý đó, còn nơi Trời là
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa qui ư Thổ.
Nếu muốn nên Đạo thì phải Định –Thần Hiệp Khí qui
Về Chơn ý mà dẩn nó đem vào Huyền quang Khiếu vậy.
(Tứ-tượng phải xem bản đồ Tứ Tổ Qui Gia mà nghiệm xét mới hiểu đặng).

Tứ-Tổ Qui Gia

1- Tứ-gia tức là kim mộc thuỷ hỏa hiệp lại sanh ra
Chơn-thổ ở tại Giữa (trọn Ngũ-Hành).
2- Còn ở tại Người là Tâm, Can, Phế, Thận, hiệp lại
Tỳ là đủ (Ngủ-tạng) tức thị là Hồn Phách Tinh
Thần hiệp lại mới sanh ra Chơn-Ý ở trong vậy.

Trở lại trang chánh