THANH TỊNH KINH

THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN
thuyết
THƯỜNG THANH TỊNH KINH

1. Lão Quân viết: Ðại Ðạo vô hình sanh dục. Thiên Ðịa Ðại Ðạo vô tình vận hành nhựt nguyệt. Ðại Ðạo vô danh , trưởng dưỡng vạn vật.

2. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh viết Ðạo, phù Ðạo dã, hữu thanh, hữu trược, hữu động; Thiên thanh, Ðịa trược, Thiên động, Ðịa tịnh

3. Nam thanh, Nữ trược; Nam động, Nữ tịnh, giáng bổn, lưu mạc nhi sanh vạn vật.

(Thanh dã trược chi nguyên động tịnh dã chi cơ).

4. Nhơn năng thường thanh tịnh, Thiên địa tất giai qui.

5. Phù nhơn thần háo thanh, nhi tâm nhiễu chi.

6. Nhơn tâm háo tịnh, nhi dục khiên chi.

7. Thường năng khiển kỳ dục, nhi tâm tự tịnh, trường kỳ tâm nhi thần tự thanh, tự nhiên lục dục bất sanh, tam độc tiêu diệt.

8. Sở dĩ bất năng dã, nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm; ngoại quán kỳ hình, hình vô kỳ hình. Viễn quán kỳ vật, vật vô kỳ vật; tâm giã  ký ngộ, duy kiến ư  không.

9. Quán không diệt không, không vô sở không,sở không ký vô, vô vô diệc vô, vô vô kỳ vô, trạm nhiên kỳ tích, tịch vô sở tích, dục khởi năng sanh, dục ký bất sanh, tức thị chơn tịnh.

10. Chơn thường ứng vật, chơn thường đắc tánh, thường ứng thường tịnh, thường thanh tịnh hỉ.

11. Như thử thanh tịnh tiệm nhập chơn đạo, ký nhập chơn đạo, danh vi đắc đạo.

12. Tuy danh đắc đạo, thiệt vô sở đắc.

13. Vị hoá chúng sanh, danh vi đắc đạo, năng ngộ chi dã, khả truyền Thánh Ðạo.

14. Thái Thượng Lão Quân viết: Thượng sĩ vô tranh, hạ sĩ háo tranh.

15. Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức, chấp trừ chi dã bất minh đạo đức.

16. Chúng sanh sở dĩ bất đắc chơn đạo dã, vị hữu vọng tâm.

17. Kỳ hữu vọng tâm tắc kinh kỳ thần.

18. Kỳ kinh kỳ thần tức trứ vạn vật.

19. Kỳ trứ vạn vật tức sanh tham cầu.

20. Ký sanh tham cầu tức thị phiền não, phiền não vọng tưởng ư khổ thân tâm.

21. Tiện tạo trược nhục, lưu lãng sanh tử, thường trầm khổ ải, vĩnh thất chơn đạo.

22. Chơn thường chi đạo, ngộ dã tự đắc, ngộ đạo dã thường thanh tịnh hỉ.

Thanh Tịnh Kinh Chung

太 上 老 君 说 常 清 静 经

THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN THUYẾT THƯỜNG THANH TỊNH KINH


  大道无形,生育天地;大道无情,运行日月;大道无名,长养万物;吾不知其名强名曰道。夫道者 : 有清有浊,有动有静;天清地浊,天动地静;男清女浊,男动女静;降本流末,而生万物。清者浊之源,动者静之基;人能常清静,天地悉皆归。

Đại đạo vô hình, sanh dục thiên địa; đại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt; đại đạo vô danh, trường dưỡng vạn vật; ta chẳng biết gọi là gì, chỉ tạm gọi là đạo. Phàm Đạo ấy : có  thanh có  trọc, có  động có tĩnh; thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh; nam thanh nữ trọc, nam động nữ tĩnh; giáng gốc giữ ngọn, mà sanh vạn vật. Thanh là nguồn của trọc, động  là cơ của tĩnh; người thường hay thanh tĩnh, thì Đạo trời đất đều gồm đủ nơi thân.

 夫人神好清,而心扰之;人心好静,而欲牵之。常能遣其欲,而心自静;澄其心,而神自清;自然六欲 不生,三毒消灭。所以不能者,为心未澄,欲未遣也,能遣之者 : 内观其心,心无其心;外观其形,形无其形;远观其物,物无其物;三者既无,唯见于空。观空亦空,空无所空;所空既无,无无亦无;无无既无,湛然常寂。寂无 所寂,欲岂能生;欲既不生,即是真静。真常应物,真常得性;常应常静,常清静矣。如此清静,渐入真道;既入真道,名为得道;虽名得道,实无所得;为化众 生,名为得道;能悟之者,可传圣道。

Phàm thần của người ưa thanh, mà tâm thường bị quấy rối; tâm của người ưa tĩnh, mà bị dục kéo lôi. Thường chế ngự được dục, thì tâm tự tĩnh; lắng được tâm, thì thần tự thanh; tự nhiên lục dục chẳng sanh, tam độc tiêu diệt. Chưa được như thế, vì tâm chưa lắng, dục chưa chế ngự vậy. Phải thường chế ngự : trong xem xét tâm, tâm không thật có gì để gọi là tâm; ngoài xem xét thân, thân không thật có gì để gọi là thân; ngoài xem xét vật, vật không thật có gì để gọi là vật; Cả 3 đều không, mà còn cái thấy cả 3 đều không. Cái thấy là không cũng không, không không chỗ không; chỗ không đã không, không không cũng không; không không đã không, trạm nhiên thường tịch. Tịch không chỗ tịch, chẳng sinh khởi dục; dục đã chẳng sanh, tức là chân tĩnh. Chân thường ứng vật, chân thường được tính; thường ứng thường tĩnh, thường thanh tĩnh vậy. Thanh tĩnh như thế, dần dần nhập chân đạo; đã nhập chân đạo, gọi là đắc đạo; tuy gọi đắc đạo, thật không chỗ được; vì dạy chúng sanh, tạm gọi đắc đạo; ngộ được như vậy thì có thể truyền thánh đạo .

  上士无争,下士好争。上德不德,下德执德,执着之者,不明道德。众生所以不得真道者,为有妄心,既有妄心,即惊其神,既惊其神,即着万物,既着万物,即生 贪求,既生贪求,即是烦恼,烦恼妄想,忧苦身心,便遭浊辱,流浪生死,常沉苦海,永失真道。真常之道,悟者自得;得悟道者,常清静矣!

Thượng sĩ chẳng tranh, hạ sĩ hay tranh. Bậc thượng đức không để ý đến kẻ khác coi mình là có đức hay chê mình là không có đức, còn bậc hạ đức chấp đức, do vì bám chấp, nên  đạo đức chẳng trong sáng. Chúng sanh sở dĩ chẳng được chân đạo bởi vì có vọng tâm, đã có vọng tâm, thì kinh động đến thần, đã kinh động đến thần, tức là bám chấp vạn vật, đã chấp vạn vật, thì sanh tham cầu, đã sanh tham cầu, chính là phiền não, phiền não vọng tưởng làm ưu khổ thân tâm, tạo ra vinh nhục đổi dời, nổi trôi sanh tử, đắm chìm bể khổ, mất hết chân đạo. Đạo chân thường này, ngộ mà tự được; ngộ được đạo thì thường thanh tĩnh vậy.

  仙人葛翁曰 : 吾得真道,曾诵此经万遍。此经是天人所习,不传下士。吾昔受之于东华帝君,东华帝君受之于金阙帝君,金阙帝君受之于西王母。西王一线乃口口相传,不记文 字。吾今于世,书而录之。上士悟之,升为天仙;中士修之,南宫列官;下士得之,在世长年。游行三界,升入金门。

Tiên nhân Cát ông nói  : Ta được chân đạo, thường tụng kinh này vạn lần. Kinh này là chỗ thiên nhân góp lại chẳng truyền cho kẻ hạ sĩ. Ta nhận được từ Đông Hoa Đế quân, Đông Hoa Đế Quân nhận  từ Kim Khuyết Đế Quân, Kim Khuyết Đế Quân nhận từ Tây Vương Mẫu. Tây Vương chỉ theo một cách là khẩu khẩu tương truyền, chẳng ghi văn tự, ta nay ghi lại thành sách cho đời. Kẻ Thượng sĩ gặp được sẽ biết đường để thăng lên thiên tiên; trung sĩ tu được có thể đến bậc liệt quan ở nam cung; hạ sĩ học được cũng được sống lâu trên đời. Du hành ba cõi, lên đến kim môn.

  左玄真人曰 : 学道之士,持诵此经者,即得十天善神,拥护其身。然后玉符保神,金液炼形。形神俱妙,与道合真。

Tả Huyền chân nhân nói  : người học đạo trì tụng kinh này thì được thiện thần ở 10 cõi trời ủng hộ thân mình, mà về sau được ngọc phù bảo thần, kim dịch luyện hình. Hình thần đều diệu, cùng đạo hợp chân .

  正一真人曰 : 人家有此经,悟解之者,灾障不干,众圣护门。神升上界,朝拜高真。功满德就,相感帝君。诵持不退,身腾紫云。

Chánh Nhất chân nhân nói : nhà nào có kinh này, ngộ giải được thì tai chướng chẳng ngại, chúng thánh bảo vệ ngoài cửa. Thần thăng thượng giới, chào hỏi cao chân. Công mãn đức tựu, tương cảm đế quân. Đọc giữ chẳng ngừng, mây tím sẽ rước thân này bay lên. 


清 靜
Thanh Tĩnh Kinh

Phần Lê Anh Minh dịch & chú thích

Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh» 太上老君說常清靜經, còn có tên là  «Thái Thượng Hỗn Nguyên Thượng Đức Hoàng Đế Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh» 太上混元上德皇帝說常清靜經, «Thường Thanh Tĩnh Kinh» 常清靜經, hay «Thanh Tĩnh Kinh» 清靜經. Nội dung của kinh là giải thích sự diệu dụng của thanh tĩnh. Để đạt sự thanh tĩnh thì người tu phải «tam quán»: nội quán (nhìn vào trong), ngoại quán (nhìn ra ngoài), và viễn quán (nhìn ra xa). Tam quán để thấy vạn vật đều là không; tức là «trừng tâm» (làm trong sạch tâm) để diệt trừ vọng tâm, diệt trừ phiền não.

Tác giả của bản kinh này chưa rõ là ai. Có thuyết


cho rằng đó là Cát Huyền 葛玄 (164-244); có thuyết cho rằng tác giả là một đạo sĩ ẩn danh, sống vào đời Đường (618-907) hoặc Ngũ Đại (907-1279). Bản kinh này (có lời chú của Thuỷ Tinh Tử 水精子) đã được đưa vào «Chính Thống Đạo Tạng» 正統道藏. Đây là bản kinh được giới Đạo sĩ rất xem trọng. Giáo phái Thanh Tĩnh Phái 清靜派 của Toàn Chân Đạo 全真道 quy định đây là bản kinh nhật tụng của đạo sĩ bản môn, nên bản kinh được lưu hành rất rộng và có nhiều bản chú thích của các nhà như: Đỗ Quang Đình 杜光庭, Thuỷ Tinh Tử 水精子, Hỗn Nhiên Tử 混然子, Hầu Thiện Uyên 侯善淵, L‎‎ý Đạo Thuần 李道純.

Trở lại trang chánh

  Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí .Webmaster Trương Ngọc An