TÂY DU CHƠN GIẢI

Đàn thanh – Tuất thời 15.11.85(AL)

THIÊN THỦY KHÍ

            Linh Quang Thổ Địa đắc lệnh đến trước chỉnh sắp cơ Đàn – Lát nữa đây Chưởng Giáo tá cơ – Phần sắp đặt hãy sắm một chai bạch thủy, một chai đào tửu, một cái bát – Đàn nay các Hiền cố gắng – Địa xin chào – Địa lui – Thăng.

  Tiếp cầu

            Thầy mừng các con – Thầy miễn phép – Các con bình thân.

THI

Ta nay phát nguyện giảng Chơn Kinh
Quỳ trước Kim Giai tỏ tấc tình
Ngọc Đế Đại Từ ban sắc chiếu
Cho Ta Huệ Pháp giảng Chơn Kinh

Bài 1

Diễn Chơn Kinh cho đời thông hiểu
Các con tường tiêu biểu hậu đời
Tu hành gắng chí đừng lơi
Các con nghiệm kỹ từng lời từng câu

Bài 2

Học mọi lẽ nhiệm mầu máy tạo
Hiểu cho rành Lý Đạo trong Kinh
 Thế gian lắm kẻ vô tình
U - ơ - lắm chuyện chẳng minh Đạo Trời
 

Bài 3

Đâu biết được những lời Tiên Phật
Đâu hiểu tường chơn thật tri cơ
Ít ai để ý nghi ngờ
Mấy ai biết được Huyền Cơ nhiệm mầu

Bài 4

Đạo là Lý cao sâu tuyệt diệu
Kẻ tầm thường đâu hiểu Thiên Cơ
Làm sao biết được bến bờ
Làm sao thấy được Thiên Cơ ẩn tàng

Bài 5

Chỉ tay thợ thấy vàng trong cát
Bậc siêu nhân đắc đạt kinh văn
Trời ban ân điển hóa hoằng
Ai người biết được sánh bằng Ngọc Châu.

Tu nhờ Pháp – Thành do Tâm

Pháp ví như thuyền, Tâm như khách, khách muốn qua sông phải nương thuyền là phương tiện. Tự Tánh là Phật, Phật Tánh là cái vốn hằng hữu nhưng phải nhờ Pháp để gầy dựng Chơn Tâm. Ví như người phải có nhà : Kim Thân tức là nhà, Phật Tánh như Nhơn Chủ – Tâm Thành mà thiếu Pháp thì chẳng đủ căn cơ. Xưa nay bao kẻ Thành Tâm mà vì không gặp Hội, không nhằm lúc Đạo Khai nên vẫn phải trầm luân khổ hải. Đạo khai đúng lúc thì thâu duyên, có khoa có mục.

Pháp chẳng phải lúc nào cũng có
Thành Tâm nhơn thế thiếu chi người
Nay Hạ Ngươn Trời mở Đạo Vàng
Thầy khai phá Thiên Môn, đem từ thoàn đến rước.

            Ai người hữu phước gặp chiếc thuyền từ mới mong phản bổn hoàn nguyên mà trở về cảnh cũ.

Ngộ Không là Chơn Tâm, Lục Nhĩ Hầu là Lục Thức.

Tâm với Thức là Một, hình với bóng chẳng hai, sức đồng sức, tài đồng tài, cả hai đều Thất Thập Nhị Huyền Công có đủ. Ấy Thầy muốn nói Tâm với Thức bất khả phân, bởi Phàm Tâm hay Đạo Tâm tuy phân biệt như thế, chứ kỳ trung Nhứt Lý, tuy hai mà một.

Lầm tưởng Thức Thần là Chơn Tâm khác nào nhận giặc làm con, ngộ nhận sai lầm, nhứt hào sai, xa thiên lý.

  Vậy giữa Ngộ Không với Lục Nhĩ Hầu, ai giả ai chơn, ai biết việc này trước? Người biết trước không phải là Quan Âm, cũng không phải là Phật Tổ. Có câu: “ Nhơn Tâm sanh nhất niệm, Thiên Địa tất giai tri”. Khi lòng người khởi một niệm thì Trời Đất Quỷ Thần đều hay biết, đây là chỉ ngay vào nội giới tâm linh các con. Vậy khi Tâm khởi sanh một niệm thì ý đó biết trước. Ý đó là Lục Nhĩ Kiến Hầu biết trước, kế đó là Ngộ Không, rồi tới Đề Thính, rồi mới đến Như Lai Phật Tổ. Còn tại sao Quan Âm là Phật mà chẳng phân biệt giả chơn đặng?! Đến như Lý Thiên Vương dùng Chiếu Yêu Cảnh để soi hình nhị tướng mà không phân biệt đặng!? Còn Đề Thính là vật đỡ chơn của Địa Tạng mà lại biết được. Như thế kể như Quan Âm Phật cùng Thiên Tướng nơi Thiên Cung đều chẳng bằng Đề Thính hay sao?!. Bởi Quan Âm là ánh sáng Nguyệt Quang, Thiên Cung có Lý Thiên Vương ví như Nhựt Quang. Hai ánh sáng ấy là hai ánh sáng hữu tình, chỉ soi được dạng hình, không chiếu được tâm linh nội giới.

   Trước Thầy có giải về Ba thứ Lửa, nay Thầy chỉ Ba Cái Tâm:

Thiên Tâm tức Như Lai Phật Tổ

      Nhơn Tâm hay Đạo Tâm tức Ngộ Không với Lục Nhĩ Hầu

  Tâm Địa tức Đề Thính.

Ba Tâm này trong nhơn thể phân ra Thượng – Trung – Hạ, lại tương cảm, tương ứng, tương đồng, tương tri.

            Thiên Tâm Phật Tánh, ấy là Linh Hồn

      Nhơn Hồn tức là Ngộ Không với Lục Nhĩ Hầu

       Đệ Tam Hồn tức là Tâm Địa

   Đề Thính là Hồn trong Đất, Linh Vật của U Minh Giới nên hiểu được Tâm chúng sinh, sự hiểu biết ấy là vì đồng bổn đồng tông với Lục Nhĩ Hầu vì cũng là Tâm chúng sinh. Chứ chẳng phải Thiên Cung Thần Tướng hay Quan Âm Bồ Tát mà thua Đề Thính. Còn Như Lai Phật Tổ nhờ có Đạo Quang nên mới biết rõ giả chơn. Ấy là Tam Tâm thuộc nội giới Tâm Linh, sự hiểu biết của Đề Thính ấy là do tương cảm … (Thầy cười)…

            Có Quan Âm Nam Hải đến đây – Các con nghênh tiếp – Thầy nhường cơ.

  Tiếp điển

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai

            Bần Đạo chào Chưởng Giáo – Chào chư sĩ Đàn Thanh

            Bần Đạo nghe chư Phật tin truyền rằng Chưởng Giáo Thiên Tôn làm cuộc Tả Kinh cùng môn nhân đệ tử. Bần Đạo đến Đàn để dự kiến. Tuy Chưởng Giáo không mời nhưng Bần Đạo tự ý đến Đàn là muốn chứng kiến chuyện lạ. Vậy Chưởng Giáo Thiên Tôn có vui lòng chăng?

Chưởng Giáo: Xin kính mừng Như Lai hoan hỉ, Hà Thanh tôi thâm cảm, dám đâu chẳng vui lòng hoan hỉ mà nghe Như Lai phân giải. Các đệ tử của tôi cũng rất mong điều ấy. Tôi không dám mời Nam Hải Quan Âm là vì đây là chuyện tâm tình giữa thầy trò, tôi đâu dám làm bận đến Quan Âm Nam Hải – Xin hoan hỉ miễn thứ cho.

Quan Âm: Mô Phật ! Bần Đạo nói thế chứ nào có phải trách phiền. Đây là một dịp may cho các môn nhơn đệ tử. Chưởng Giáo chớ ngại điều chi, cứ tiếp tục giải minh hầu mở mang cho đệ tử. Bần Đạo ngự không trung tọa thính.

    Tiếp Điển

   Hà Thanh tiếp lời – Các con Đàn Thanh dâng đào tửu ba lượt mừng Quan Âm ngự điển.

Trước Thầy giải minh về ba thứ lửa tức là:

Hỏa Tinh – Hỏa Khí – Hỏa Thần

Hỏa Tinh là Lục Dục

  Hỏa Khí là Lửa Sân

Hỏa Thần mới là Chơn Hỏa.

   Khi lửa dục bừng cháy đốt cháy tâm can làm Ngộ Không bất tỉnh. Hỏa Tinh tam muội này tức là lửa dục của Hồng Hài Nhi. Muốn trừ lửa ấy phải dùng nước chi?

Xin kỉnh Như Lai Nam Hải tá điển chỉ tường đệ tử Đàn Thanh.

    Tiếp Điển

   - Quan Âm: Chưởng Giáo Hà Thanh khéo cơ cầu. Chưởng Giáo đủ sức giải minh sao còn phải nhờ Bần Đạo? Nhưng thôi cũng được. Kìa các Hiền hãy ngồi, Bần Đạo một phen chỉ giáo.

  Bởi Hồng Hài Nhi là Hỏa Tinh lục dục, muốn trừ lửa ấy phải có nước Tịnh Bình của Quan khởi,Âm mới dập tắt đặng.Phàm tâm

Thần Trí muội, Dục Hỏa sanh thì chỉ có Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Thủy, tức là Thiên Thủy Khí, Tức Thần Thủy Quan Âm mới dập tắt được lòng phàm lửa dục, đồng nghĩa với việc Quan Âm bắt Hồng Hài Nhi về Nam Hải. Đó gọi là Thiên Thủy trị Tà Hỏa, Cam Lồ diệt Phàm Tâm dục tánh. Bần Đạo giải minh như thế, các Hiền sĩ hiểu chăng? Vậy thôi, Chưởng Giáo tiếp lời khải huấn.

            Bần Đạo trở lại Phổ Đà Nam Hải – Thăng.

  Tiếp Điển

            Thôi Thầy dạy bấy nhiêu – Đàn nay chấm dứt. Thầy trở lại Ngọc Hư Cung.

     Thăng.

Trở lại Mục Lục