Đàn HÀ THANH Tuất thời 15.02.AL.86 TAM THANH KHÍ – BA LƯỢT CHÁNH KIẾN Bạch Hạc Đồng Tử – Tiểu Thánh đắc lệnh báo tin – Chư Sĩ Hiền thành tâm tiếp nghinh Chưởng Giáo. Ta xuất ngoại ứng hầu – Thăng! Tiếp điển HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO Thầy mừng các con môn đồ đệ tử – Miễn phép các con được tọa thính tịnh tâm nghe Thầy chỉ dạy. THI Đạo Pháp thường lưu khắp vũ hoàn Trong chuyện tu hành, công phu khổ luyện điều quan trọng là ở chổ Khử Trược Lưu Thanh, Đạo là bấy nhiêu đó. Theo Dẫn Truyện Tây Du, tác giả Trường Xuân Chơn Nhơn dựng lên Bốn Thầy trò là 4 nhân vật, bốn đặc tính khác nhau, Nhưng Thầy cho đó là 1 chứ chẳng phải 4. Bởi vì con người bề ngoài trông diện mạo tốt tươi, khôi ngô tuấn nhã, mà trong nội Tâm là Thú, là Quỷ, là Yêu, là Phật. Đường Tăng Tam Tạng là người tử tế đàng hoàng mà ba đồ đệ là yêu quái tinh ma, ấy gọi là Nhơn Diện Thú Tâm, thì Tam Tạng chẳng phải người tốt, bởi vì Tam Tạng còn tham sắc, còn muốn vợ thì có phải tốt đâu. Các con cũng là hiện thân Tam Tạng trên đường Tây Qui. Vì con người ai ai cũng vậy, nếu chưa có được Hằng Tâm thf phải bị thất tình lục duc sai khiến. Trong một ngày tròn 12 Thời từ Tý đến Hợi, cái Tâm con người luôn luôn biến chuyển theo 12 Thời Thần, tạp niệm, Tâm ý luôn luôn chuyển lao biến ảo. Cứ như thế trong 12 Thú Tánh chuyển luân một vòng tròn Thập nhị Thời thì cái Tâm của chúng sanh cũng theo đó mà biến sanh, sanh biến.Nên mừng giận vui buồn thương ghét, tham lam, ích kỷ ,tất cả diễn biến không ngừng làm cho Chơn Tâm thất vị, Đó gọi là mất Hằng Tâm. Chỉ khi nào có được Hằng Tâm rồi thì đó là Thanh Tịnh Tự Tâm, không tạp tưởng, không bị 6 tình lay chuyển, thất quái trở ngăn. Giữ được Hằng Tâm mới gọi là Chơn Nhơn hay Hoàng Cực. Thầy nói Tam Tạng còn muốn vợ, tham sắc đó là ý nói Bát Giới, vì Bát Giới là Tà Khí còn luyến dục tình. Vậy Tánh Bát Giới là Tánh Tam Tạng, còn Ngộ Không thì không có Tánh đó. Bởi vì Ngộ Không thuộc về Chơn Tâm đắc Bồ Đề Tự Tánh, Đạo Tánh bất nhiễm trần ô, nên không luyến sắc ham tình, đó là đặc tính của Ngộ Không. Cũng như Sa Tăng lúc chưa theo Phật, còn làm Thuỷ Quái thì cũng hung hăng sát hại, ăn thịt biết bao nhiêu người. Sau khi Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng đã Quy Y Tam Bảo theo Thầy thỉnh kinh, ấy là lúc con người bắt đầu học Đạo, tu sửa tánh tình, đoạn trừ lục dục, mỗi mỗi phải dùng qui cũ mà kiềm chế bản năng. Tam Tạng thâu được Ngộ Không đã là Chánh cái Tâm rồi, nhưng cũng còn có lúc luyến trần mê sắc – Là Bát Giới thì Tam Tạng phải dùng năng lực của Lý Trí để chế ngự dục tình, đó là hành dụng của Thần uy, chế phục Bát Giới, Sa Tăng, khiến cho Thú Tánh không còn vọng động, vì Lý Trí làm chủ được bản năng. 1. Còn các Yêu Quái có sợ Ngộ Không Hành Giả chăng? Yêu Tinh có hai loại: Phàm Tinh và Thiên Tinh. Phàm Tinh là Tà tinh. Thiên Tinh là Chánh tinh, tức thị Tinh Tú từ Thiên Cung giáng hạ. Đối với Hành Giả các con nếu gặp Tà tinh thì dể dàng thắng phục, còn nếu gặp Thiên tinh thì khó khử trừ, bởi vì Thiên Tinh Thượng Giới tài sức còn hơn cả Ngộ Không. Ngộ Không chiến đấu không hơn đặng, phải cầu viện Tiên Phật xuống thâu về. Lúc Yêu Tinh đối mặt cùng Hành Giả, Ngộ Không tận lực mà đánh không hơn được. Chẳng phải là Tam Tạng để mất Hằng Tâm. Vì Hành Giả chính là Tâm Tam Tạng, là Thần Hỏa của Tâm nhưng Tâm ở trạng thái này là Tâm Phàm tuy rằng đã Chánh Kỳ Tâm. Ngộ Không đã quy y Phật, nhưng Thần Lực của Ngộ Không là Thần Lực của phàm trí, khi đối đầu Yêu Tinh không đủ sức chế phục là lúc các con thâu Ngươn, Luyện Tinh Hoá Khí không đặng, Thần Lực yếu, Yêu Tinh mạnh, Ngộ Không phải thua, phải cầu Phật Tiên xuống thâu phục, đó là Tam Thanh Khí. Tam Thanh Khí vốn là Thiên Khí, tuỳ cội nguồn của Yêu Quái, biết chủ nó là ai, tìm ngay căn cội, thỉnh chủ nó xuống thâu về.Đó là không cần dùng đến Trí Lực của Hành Giả nữa, mà phải chuyển qua Bát Nhã Huyền Công mới vận chuyển được Tam Thanh Khí. Đó! Cũng hơi hô hấp ấy, cũng pháp luân ấy, nhưng Ý Pháp ở chỗ Tam Thanh thì Đạo khí dĩ giáng thâu phục Yêu Tinh mới đặng. Đây chẳng phải chỗ Thường Pháp, chẳng thuộc khả năng của Hành Giả, cũng không do thiếu Hỏa Hầu, mà vì gặp Thiên Tinh phải chuyển Thiên Pháp. Các con chưa biết Bát Nhã Huyền Công thì làm sao biết cội nguồn của Thiên Tinh giáng hạ. Vì thế các con có lúc thâu Đơn chẳng đặng. Tinh không hóa khí mà phải qui phàm, thiệt uổng biết bao! Bởi vì nếu thâu được Thiên Tinh thì Đại Đơn ngưng kết, Chí Bửu Trường Sanh, Yếu Diệu Thiên Cơ là ở chổ đó. Còn những Yêu Tinh thường, sức Hành Giả các con thắng được thì Đơn Dược Phàm Tinh ấy chẳng có giá trị là bao. Vậy trên đoạn đường Tây Qui của Tam Tạng Đường Tăng Kiến Tánh ở chỗ “ Mộng Chí Ngẫu Cơ” được mấy lần? Bởi vì Kiến Tánh có định luật là 3 lần, là lý tự nhiên, nhưng Hành Giả Đường Tăng Kiến Tánh 6 lần. 8. Ba lần Chánh Kiến. 9. Ba lần Tà Kiến. Lúc Tâm Thanh Tịnh là Chánh Kiến. Lúc Phàm Tâm vọng là Tà Kiến. Ba lượt Chánh Kiến là: Lần thứ nhất – Dưới chân Ngũ Hành Sơn, Phật Quan Âm đến độ Ngộ Không lúc Ngộ Không nằm trong gộp đá. Tâm vừa định thì là Kiến Quan Âm, Tự Tánh Quy Y Phật. Đó là Chơn Kiến lần thứ nhất. Lần thứ nhì – Lúc Ngộ Không bị Hồng Hài Nhi đốt chết thì được Sa Tăng cứu hườn tỉnh lại, Ngộ Không gặp Quan Âm giáng hạ để thâu Hồng Hài Nhi. Ngộ Không gặp Quan Âm giữa không trung tức là Thần Khí Giao Cảm. Hội diện giữa không trung tức là Tâm Thanh Tịnh Chơn Không, chỗ này là Kiến Tánh lần hai. Quan Âm cùng Hành Giả giao tình gữa không trung, Thần – Khí Giao Cảm. Ấy là Tiên Thiên Cơ Ngẫu, Thần – Khí Giao Tình. Quan Âm ném Ngọc Tịnh Bình xuống Biển ấy là gieo Bửu Bối của mình xuống hợp cùng nước bốn Biển. Hai thứ nước hòa hiệp lại nhau, nước Biển hòa cùng Cam Lồ Thủy trong Tịnh Bình Quan Âm. Định lượng hai nguyên chất này để sinh ra nguyên tố thứ ba là Ba La Mật Thủy. Thứ nước ấy mới tưới tắt Tam Muội Chơn Hỏa của Hồng Hài Nhi. Các con luyện Đạo khá hiểu chỗ này, Mầu Vi Yếu Diệu là ở chỗ đó. Bắt được Hồng Hài Nhi là kết Hồng Thai, đắc Kim Thân đó vậy. Hồng hài Nhi vốn là Ngươn Tinh, tức là Tinh Tử con của Ngưu Ma Vương với Thánh Anh La Sát. Ngưu Ma Vương ứng vào giờ Sửu tức Nhị Dương sanh, Dương Tinh xuất hiện trước Tà sau Chánh, trước là Tinh Tử (con của Yêu Tinh), Sau là Phật Tử (con Phật). Từ đây Hồng Hài Nhi phải được nuôi dưỡng kỹ càng. Vậy các con có biết Quan Âm Bồ Tát nuôi Hồng Hài Nhi bằng phép gì chăng? Bằng phép Cam Lồ Thủy (là Tiên Thiên Mẫu Khí) là phép Mẹ Nuôi Con. Các con cũng vậy, khá biết phép này để nuôi dưỡng Hồng Hài Nhi cho đúng phép. Đây là giai đoạn Kiến Tánh lần hai. Lần thứ ba – Là đến Thiên Trúc Quốc bị Tinh Ngọc Thố, rồi được Nguyệt Quan Hoàng Hậu, Hằng Nga Tiên Tử giáng phàm thâu Ngọc Thố về. Đó là Kiến Tánh lần ba. Ba lượt Đại Đơn kiết thành đắc Kim Thân Đại Giác. Phật Kim Thiền, Chiên Đàn Công Đức Phật là đây. Trong lúc kết Hồng Nhi phải rỏ phép thâu Đơn đúng lúc, nếu để sẩy khó mong tái kiến. Lúc Quan Âm gieo Bửu Bối Tịnh Bình xuống Biển để thu nước Biển vào đó, chính là lúc Hòa Hiệp Âm Dương, Thần Qui cõng Ngọc Tịnh Bình trên lưng, đó là lúc Chim Loan Cộng Mạng – Hạc Phủ Linh Qui, là chổ Thần – Khí Giao Cảm, Âm – Dương Hiệp Nhứt Lộ Huyền Cơ, là lúc Hành Giả – Quan Âm hội hiệp giữa Không Trung. Chỗ này xưa nay không ai biết được, bởi vì Khưu Tổ Trường Xuân dụng phép rất khéo léo, nếu Thầy không Minh Giải thì các con không sao biết được. Sở dĩ Tiên Phật giải bày mà dấu mối, bởi vì sợ phàm Tâm vọng ý đổi Chánh thành Tà, biến Chơn thành Ngụy, Tâm Phàm vọng động mà hư hỏng đời Tu. Đó là ba lần Kiến Tánh: “Mộng Kiến Ngẫu Cơ – Tam Thân Hườn Hữu”. Còn ba lượt bị Vọng Tâm Tà kiến là: Lần gặp Nữ Chúa Tây Lương Nữ Quốc kết duyên, uống rượu giao bôi, Âm – Dương tương hội. Lần bị nạn Yết Tử Tinh. Lần bị Kim Tỷ Bạch Mao Thử, Địa Võng Phu Nhơn ép duyên. Điều cốt yếu chỗ Diện Đạo Bồ Đề, chỗ đắc Kim Thân Phật Tử, tức là chỗ Âm – Dương giao hội. Các môn đồ phải coi chừng Phàm Tâm Vọng Ý bị Tà Kiến, ấy là khi các con còn luyến tình nên bị Yêu Tinh ép xác. Chỗ này chẳng hiểu rõ sẽ bị hư hỏng Kim Đơn, uổng công tu luyện. Khá vững Chánh Tâm, đừng mê muội hồng trần thì Ngộ Không mới mong cứu Thầy ra khỏi động. Trong chỗ bí yếu của người Tu Đơn Luyện Đạo điều tối trọng là phải Bảo Tồn Ngươn Tinh, bởi vì nó là nguồn cội con người, là căn bản Tạo Tiên Tác Phật. Vậy tội trọng mà con người vô tình vấp phải là Làm Tổn Hại Ngươn Tinh. Bí yếu là chỗ đó! Tội khuấy nước chọc Trời là tội của kẻ thế gian vô tình vấp phải, đó là tội náo Hải giết chết con của Long Vương. Na Tra Náo Hải giết chết con của Long Vương là Ngao Bính. Bị mắc tội Trời là chỗ đó. Bởi vì “Khuấy Biển thì động đến Thiên Đình” – “Làm Tổn Tinh thì phải Hao Thần”. Na Tra bị tội ấy là tội nghịch Thiên nên phải tán thân hại mạng. Các con khá hiểu chỗ đó. Hành Giả Ngộ Không khi còn là Yêu Hầu cũng mắc phải tội đó, tội náo loạn Thiên Đình, khuấy động Long Cung là tội vô tình mà thế nhơn vấp phải. Đời không biết lại cho Na Tra là giỏi, Tề Thiên Đại Thánh là tài. Ôi thật nực cười! Thế gian mê muội chẳng biết gì. Cả các con nữa, nếu Thầy không Minh Giải, các con đâu hiểu nỗi! Vậy thôi đêm nay Thầy dạy các con bấy nhiêu, khá nhớ để lòng. Mỗi mỗi trong Tây Du Truyện đều là Thần Kỳ Huyền Diệu. THI Các trẻ luyện trau nhớ để lòng Bảo Ngươn Dưỡng Khí để tường thông Vọng Tâm nếu có mau thu phục Kiến Tánh Minh Tâm mới toại lòng. Ngâm Canh khua Thầy dạy mấy lời Các con ghi nhớ đừng lơi tấc lòng. Thăng.
|