Đàn Thanh Tuất Thời 28.01.AL.86 LƯU SA HÀ – CÁC DẤU Thanh Vân Đồng Tử – Tiểu Thánh đến trước báo tin, các Sĩ Hiền thành tâm nghinh tiếp Chưởng Giáo. Ta xuất ngoại ứng hầu – Thăng. Tiếp Điển. HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO HUỆ PHÁP THÊN TÔN Thầy mừng các con, các môn đồ đệ tử. THI Một kiếp tu hành khỏe vạn niên Công phu một thuở hưởng trường miên Trần gian giả tạm đâu bền vững Chỉ có tu hành mới ổn yên. May duyên mới gặp Đạp Trời khai Thầy đến độ con kíp trở quày Bát Nhã Thuyền Từ mau bước xuống Qua bờ Giác Ngạn đến Bồng Lai Bồng Lai thong thả cảnh Đào Nguyên Quả mãn công thành hưởng phước duyên Dẫu bực Đế Vương nơi cõi thế Không tu cũng phải chịu ưu phiền. Thầy miễn phép, các con bình thân an tọa – Đàn nay Thầy giảng tiếp về Đạo Số.Số 10 bỏ 9 còn 1; 100; 1.000…1.000.000 bỏ 9 cũng còn 1. Số 1 ấy là Thượng Đế, ngôi Thái Cực, còn vạn ức triệu kia là chúng sanh. Từ 1 mà sanh ra Vạn Hữu Phù Đồ gọi là: “Nhứt Bổn Tán Vạn Thù”. Rồi tất cả lại quay về 1 là: “ Vạn Thù Qui Nhứt Bổn”. Vậy tất cả mọi sanh linh trên hoàn vũ mà khi đến chổ tột cùng phải qui về 1. Ấy là định luật tự nhiên, tan ra để rồi hiệp lại, biến để rồi thâu tàng, sanh để rồi diệt. Đạo sanh hoá vô cùng nên gọi là Vô Thủy Vô Chung. Không gian vốn không hình trạng, nhưng có cái thể, đó là thể khí, khí vốn vô hình hữu thể, khí bàng bạc khắp thời gian không gian vũ trụ, hằng hữu chơn thường bất biến cho nên Đạo Số vô hình thể. Chơn không là một vòng tròn gọi là số không (0), vì số 0 là Vô Cực, Vô Cùng, không trước không sau, vô thủy vô chung. Còn các pháp của Vạn Thù Biến Hóa dù là Thất Thập Nhị Huyền Công (72) – Nhứt Bá Bát Huyền Công (108) – Hay 36 Thiên Can cũng vậy, khi biến hóa đến chổ tột cùng là con số 0. • Chuẩn Để có 108 phép biến hóa, bỏ 9 còn 0. • Ngộ Không có 72 phép biến hóa, bỏ 9 còn 0. • Ngộ Năng, Ngộ Tỉnh có 36 phép biến hóa, bỏ 9 còn 0. • Cây Thiết Bản của Ngộ Không nặng nhứt vạn tam thiên ngũ bá (13,500), bỏ 9 còn 0. • Cây Đinh Ba của Ngộ Năng nặng 5,400 cân, bỏ 9 còn 0. • Bửu Trượng của Ngộ Tịnh nặng 5,400 cân,bỏ 9 còn 0. • Thiết Bảng của Hành Giả là THẦN LỰC. • Vũ khí của Ngộ Năng là KHÍ LỰC. • Sức mạnh của Ngộ Tịnh là TINH LỰC. Vậy TINH, KHÍ, THẦN là quyền năng biến hóa muơn pháp. Tam Bảo khi đạt đến chỗ Thậm Thâm thì Quy Nguyên về VÔ CỰC. Cửu Phẩm Thần Tiên, thiên biến vạn hóa, vũ trụ hiện tướng vạn hữu hườn không. Hình thể của Chơn Không là con số 0, ấy gọi là Trời Tròn. Tinh Tú, Địa Cầu cũng vậy, tất cả đều tròn thảy thảy hườn qui một pháp. Thiên đắc Nhứt dĩ Thanh. Địa đắc Nhứt dĩ Ninh. Nhơn đắc Nhứt dĩ Thành. Tất cả sanh linh khi qui hườn thì còn điểm Linh Quang của Thượng Đế tức là Linh Hồn. • Số 1 là Ngôi Thái Cực Chí Tôn. • Số 0 là Ngôi Vô Cực Từ Tôn. • Dấu cộng (Ỉ) gồm: 1 gạch đứng (| ) là Dương. : 1 gạch ngang (—) là Âm. 1. Tượng trưng Âm – Dương hiệp nhứt. 2. Dấu Cộng (Ỉ) là Sanh. 3. Dấu Nhơn (x) là Hóa. 4. Dấu Nhơn, Dấu Cộng hiệp lại (à) Sanh ra Bát Quái. 5. Dấu Hỏi (?) Dấu Ngã (~) hiệp lại (O) giống hai chữ S giao nhau, tượng trưng cho Tứ Tượng, giống chữ Vạn. 6. Dấu Chia (:) tượng trưng sự Phân Thanh Biện Trược. Chấm trên là “Thanh dã Vi Thiên”, chấm dưới là “Trược Ngưng Vi Địa”, cũng gọi là Lưỡng Nghi. 7. Dấu Nặng, chìm xuốnglà Đất gọi là “Trược Ngưng Vi Địa”. Một chấm ấy gọi là Hồng Trần, vì còn một hạt cát cũng phải lóng xuống, nên gọi là dấu Nặng. Còn chữ “i” có một chấm trên đầu, Chấm ấy gọi là: “Khinh Thanh Thượng Phù Dã Vi Thiên”, đó là Trời, là khí nhẹ nên ở trên. Bên dưới là số 1, một ấy cũng gọi là giống Y hành Y, vì người đắc Nhứt cũng thế. Địa đắc Nhứt, Thiên đắc Nhứt cũng giống nhau, tất cả Trời, Đất, Nhơn, Vật hườn qui Nhất Bổn. Đàn qua Thầy giảng chỗ Cửu Khúc Huỳnh Hà theo Phong Thần Truyện. Nay Thầy giải qua Tây Du một đoạn cũng tương đối vậy. Ấy là đoạn Tam Tạng vượt Lưu Sa Hà. Ở đó có con Thủy Quái chính là Sa Tăng, nguyên là Quyện Liêm Tướng Quân ở Thiên Cung, chức ấy lo việc buông rèm, vén mềm. Vì ở Thiên Cung Sa Tăng ở trạng thái Thần Điển của đôi mắt nhắm mở. Do chổ làm vở Bình Lưu Ly mà phải đọa, gọi là Trích Giáng Thần xuống Hóa Tinh, thành Thủy Quái đã ăn thịt hết 9 người – 9 đây có nghĩa là hết thảy mọi người trên thế gian đều bị Thủy Quái ăn thịt, không ai thoát khỏi. Lưu Sa Hà, cũng gọi là con sông mê, không ai qua được. Bốn biển hợp lại cũng không bằng Lưu Sa Hà (dài 10,800 dặm – sâu 900 dặm – rộng 900 dặm). Kích thước tượng trưng bởi sô 9 lớn vô cùng vô tận. Thần lực Ngộ Không, không bắt đựơc Thủy Quái, khí lực Ngộ Năng cũng chẳng làm gì. Duy chỉ có Thần lực của Quan Âm là Huệ Ngạn mới hàng phục được Thuỷ Quái Sa Tăng. Huệ Ngạn nghĩa là Bờ Giác, chỉ người đã giác ngộ. Ngộ Không, Ngộ Năng bất lực cầu nguyện Quan Âm. Quan Âm mới sai Huệ Ngạn đến gọi Sa Tăng mới được và dùng Trái Bầu để 9 cái sọ, tức là Cửu Dương ở quanh ngoài rồi biến thành Pháp Thoàn Bát Nhã mà đưa Đường Tăng qua bến. Nếu chẳng có Pháp Thoàn Bát Nhã thì thân phận Tam Tạng chẳng thể nào qua được. Khi Thủy Quái chịu qui y Tăng đầu Phật tức là chịu theo Tam Tạng thỉnh kinh, là lìa sông mê bước lên Bờ Giác. Thì tất cả Chư Linh từ trước bị Thủy Quái sát hại cũng đều hóa Khí phi thăng, gọi là giải thoát khỏi bến mê. Tất cả mọi người bị Thủy Quái sát hại ăn thịt ở bến sông này, nghĩa là mọi người trên thế gian này đều bị khốn dưới sông mê, Linh Hồn phải bị trầm luân khổ hải. Được Pháp Thoàn đến rước mà Hóa Khí phi thăng, ấy gọi là phép Công Phu Luyện Đạo. Chỉ có Pháp Thoàn mới giúp qua khỏi Lưu Sa Hà, ấy gọi là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, Đại Bát Nhã - Đáo Bỉ Ngạn là thế! Huệ Ngạn đệ tử của Quan Âm mà cũng là Thần Lực của Quan Âm, tượng trưng cho Trí Huệ. Thôi đêm nay Thầy giải bấy nhiêu, đêm mai Tuất Thời Thầy giải tiếp. Thăng .
|