![]()
Đàn HÀ THANH– Tuất Thời 10.01.AL.86 Minh Y Đồng Tử – Tiểu Thánh đến trước báo Đàn – Có Sư Huynh ngự điển – Các Sĩ thành tâm tiếp nghinh Chưởng Giáo. THI Gần ngày chuyển lập cảnh đời tân Các trẻ từ nay phải ráng cần Cố gắng công phu trao luyện kỷ Chờ ngày độ thế dắt dìu nhân Khuyên chung nam nữ từ đây ráng Đắc Đạo sau này khoẻ tấm thân Một kiếp tu hành công quả đậm Thành Tiên mới khỏi bị Phong Thần. Ngày giờ đã tận, không còn bao lâu nữa, các con khá hiểu. Thầy tận tình chỉ giáo, các con cố gắng học đòi, trau tria Luyện Kỷ. Thầy minh giải Thánh Ngôn là muốn khai Tâm, mở Trí cho các môn đồ kịp hội Long Vân, Rồng mây ứng thế. Tuy nhiên Đạo Pháp quí ở chổ HÀNH. Còn Kinh Điển là để cho các con soi đường tiến bước. Hành với Thuyết phải đi đôi, nhược bằng năng thuyết bất năng hành thì cũng không có kết quả. Hai bộ Đạo Thơ Tây Du, Phong Thần nhằm diễn đạt cái Lý của Đạo Gia cùng Phật Giáo. Nhưng Phật Pháp phải cao hơn Tiên Pháp một bực là số 10, Tiên là số 9. Nhưng Khưu Tổ Trường Xuân đắc pháp, liễu ngộ Tâm, nguyên lại có công hoằng pháp, chứng vị Phổ Hóa Thiên Tôn tức là Phật Vị. Khưu Chơn Nhơn từ nhỏ sớm mồ côi cha mẹ, ở với anh, học hành kém cõi, nhưng sớm giác ngộ Đạo Mầu, phế đời hành Đạo, thông minh Thánh Trí “Bất Giáo Nhi Thiện”, nên đạt chổ thâm diệu ẩn vi, sớm Kiến Tánh Thành Phật. Do nhiều năm khổ luyện tu hành, đắc cái Đạo Thiên Tâm Khai Sáng. Cái biết của Trường Xuân Khưu Tổ là do Trí Huệ Viên Minh. Còn cái biết của Bạch Vân Thiền Sư là do học rộng hiểu nhiều chớ chẳng phải do Trí Huệ. Nhưng về sau, Thiền Sư chứng ngộ được Bản Tâm, tự mình Kiến Tánh, lại có công hoằng hóa Phật Pháp, nên được thành Phật Quả..Nay Thầy minh giải Tây Du truyện cùng Phong Thần Truyện, Thầy cũng có diện kiến hai vị Thế Tôn ấy để đạt ý hầu giải minh đệ tử tri tường. Thầy giải chỗ Khương Thượng lấy nước Biển bao thành Tây Kỳ trừ Tứ Tướng Ma Gia. Theo Ngũ Hành sanh khắc thì: 1. Thánh Chúa là Trung Ương Mồ Kỷ Thổ, là Hoàng Cực Chủ Nhơn. 2. Đông Phương là Giáp Aát Mộc. 3. Tây Phương là Tân Canh Kim. Kim Khắc Mộc – Tây Kỳ là Canh Tân Kim. Đông Phương là nhà Trụ tức Ân Thọ Trụ Vương. Tây Kỳ là Tây Bá Hầu Văn Vương, trước văn sau võ, trước Bá sau Vương, trước là Tây Vương sau qui Mồ Kỷ tức thị Võ Vương Thánh Chúa. Tử Nha phò Chúa Võ Vương hưng Châu phạt Trụ là Kim Khắc Mộc. Tuy nhiên Võ Vương còn là Bá Chủ chưa phải Vương Vị, từ Tây Kỳ khởi binh phạt Trụ Vương, ấy gọi là Kim Khắc Mộc. Còn các Tướng của Trụ Vương qua đánh Tây Kỳ, gọi là Tây Kỳ nhưng đây là Mộc Khắc Thổ. Tứ Tướng Ma Gia là bầy tôi của Trụ Vương, đây là Tứ Vị Tà Thần, tức là Mắt – Tai – Mũi – Lưỡi áp đảo Tây Kỳ bắng bốn phép là: 1. Hỗn Ngươn Châu Tán. 2. Bích Ngọc Tỳ Bà. 3. Thanh Quang Bửu Kiếm. 4. Hoa Hồ Điêu. Nhưng Tử Nha thần cơ diệu toán biết trước tai nguy, tự biết tài lực chính mình không thể chống ngăn nỗi phép báu của Ma Gia Tứ Tướng, mới thỉnh Tứ Hải Long Vương dùng nước bốn biển để bao phủ thành trì, lại nhờ Nguyên Thuỷ Thiên Tôn dụng Tam Quan Thần Thuỷ bao phủ len trên nên tà pháp của Tứ Tướng Ma Gia không là gì đặng. Còn trong nội thể Tâm Pháp Thiên Cơ thì bốn phép ấy là bốn luồng tà khí tức: Phong Khí – Hàn Khí – Thử Khí – Thấp Khí. Bốn khí xâm nhập Trung Ương, nhưng Tam Quan Thần Thủy chở che nên không thương tổn đặng Trung Ương Mồ Kỷ. Bốn khí ấy ở bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, mỗi mùa có một khí. Muốn thâu phục bốn khí ấy phải chuyển pháp luân cho Ngũ Khí Triều Ngươn, Tam Huê Tụ Đảnh, muốn thâu phục bốn khí ấy phải Chánh Kỳ Tâm, mà Tâm Chánh tức thị Nhị Lang Hiển Thánh. Khi Tứ Tướng Qui Thần thì trở thành Tứ Đại Thiên Vương. 1. Nhãn Thần là Quảng Mục Thiên Vương trấn Nam Thiên Môn. 2. Tỷ Căn là Tứ Quốc Thiên Vương trấn Tây Thiên Môn. 3. Khẩu Căn tức Tăng Trưởng Thiên Vương trấn Đông thiên Môn. 4. Nhĩ Căn là Đa Văn Thiên Vương trấn Bắc Thiên Môn Đó gọi là Tứ Đại Thiên Vương trấn bốn cửa Trời, lúc nhập Đế Khuyết Linh Tiêu Bửu Điện thì chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thầy giải về Cửu Khúc trong nội thể con người. Trong nội thể, Cửu Khúc là Cửu Khiếu, thẳng đường Chơn Dương Chánh Đạo thuộc Đốc Mạch, cũng là đường xương sống.Thầy đã giải Cửu Khúc Huỳnh Hà là chín đoạn sông mê, chín từng biến ảo. Nếu giải trong Tâm Thể thì con không hiểu vì nó không thuộc về Căn, cũng không ở Khiếu, mà là ở Khí. Chổ này phải đạt tới trình độ của Như Lai mới thấy đặng, chớ Thầy giải ra đây các con cũng không hiểu, chỉ có bực Giáo Chủ mới hiểu. Các con đừng lấp lửng trong Cửu Khúc Huỳnh Hà Trận mà không có lối ra đó các con. Các con ráng đề phòng! Phải tránh xa phép ấy thì mới khỏi họa! Cũng như Vân Trung Tử vì vắng mặt nên không bị khốn. Chứ nếu có mặt thì không khỏi đâu nghe! Dầu cho Nhiên Đăng Cổ Phật, Nam Cực Tiên Ông thấy phép ấy cũng phải chạy dài mà không dám ngó lại. Nếu nhìn lại thì Thần Quang tức là Thần Hồn sẽ bị Hỗn Ngươn Đấu hút liền, không ai thoát khỏi. Tuy nhiên, cũng có thể thoát khỏi là khi gặp phép ấy phải tránh xa, đừng nhìn nó mà bị nó thâu hồn nghe các con. Kìa như Thất Thánh Dương Tiển là tài tử hơn hết. Có Thất Thập Nhị Huyền Công cũng không tránh khỏi phép ấy. Ở người thì thâu người. Ở Trời thì thâu hết Sơn Xuyên Thủy Tú, bao trùm Nhựt – Nguyệt – Tinh, Vô Cực ấy là phép tối cao, các con khá hiểu. Thầy dạy về Chín Phương Trời, Mười Phương Phật. Số 9 là Thuần Dương – Số 10 là Tròn Đầy. Khi bỏ xác thân, Linh Quang thoát ra 9 Khiếu thì còn luân hồi, thoát ra khiếu thứ mười mới giải thoát. Khi liễu Đạo, Hồn xuất ra tại Nê Hườn Cung khiếu thứ 10 thì thành Phật, không còn luân hồi, Vĩnh Kiếp Trường Tồn, Bất Tiêu Bất Diệt, đó gọi là Thuần Dương Chi Đạo. Còn như kẻ không tu, lầm vào Ác Đạo thì mất Dương Thần, lúc bỏ xác Hồn xuất ra hai chân cái, thành Quỉ địa ngục. Như vậy Thiên Đàng, Địa Ngục điều ở trong ta là Nhơn Thân Thái Cực Đồ Tiểu Vũ Trụ, là một bộ máy tinh vi đủ đầy cơ nhiệm. Đừng tìm kiếm đâu xa mà hãy hướng vào Tâm Linh Nội Thể. Hư Không tức thị là Trời, là chổ Thuần Thanh, Chí Cực, Tối Diệu, Tối Linh, Toàn Tri, Toàn Năng, Tận Thiện Tận Mỹ. Đó là con số 10. Ai được Trọn lành, được trên Cửu Phẩm hóa Cửu Trùng, thuận nhập Thiên Môn đắc thành Phật. Đó gọi là Hiệp Cùng Trời thì chẳng còn thối chuyển, đắc Phật Vị chẳng còn Luân Hồi. Đạo Gia thì gọi Thượng Đế hay Hồng Quân Lão Tổ. Thích Giáo gọi là Phật Tổ Như Lai. Công Giáo gọi là Chúa Trời. Nho Giáo gọi là Thiên Lý. Số 10 bỏ đi 9 thì còn lại 1 – 1 này là Đắc Nhứt, là Thái Cực Tối Cao, là Hiệp cùng Thượng Đế, là đắc quả Phật Như Lai, thì không còn luân hồi thối chuyển, giữa Thiên Địa trường tồn sống mãi cùng Trời Đất. Số 9 tượng trưng 9 vòng luân chuyển, 9 lượt Châu Thiên là Cửu Phẩm Thần Tiên. Ở vào 9 bực này là còn trong vòng luân hồi. Theo thứ tự là: 1. Thiên Tiên. 2. Nhơn Tiên. 3. Địa Tiên. 4. Thiên Thánh. 5. Nhơn Thánh. 6. Địa Thánh. 7. Thiên Thần. 8. Nhơn Thần. 9. Địa Thần. Còn thế gian là Trường Tiến Hóa cho các Linh Căn nhập vào học hỏi rồi tuỳ căn tuỳ quả mà đạt phần ngôi vị. Được vào Cửu Phẩm Thần Tiên là khá lắm rồi, • Số 1 là tột thấp gọi là Thuần Âm. • Số 9 là tột cao gọi là Thuần Dương. • Số 5 là nửa thanh nửa trược, nửa âm nửa dương. Các con có biết Tây Vương Mẫu mỗi Ngươn mỗi Kỳ có chọn một vị Phật làm Chủ Hội Long Hoa để Tuyển Độ Linh Căn hồi nguyên phản bổn, phò tá Thiên Triều, giúp Thiên Phụ cai quản Càn Khôn Vũ Trụ. Mỗi ngươn đều có khai Hội thiết lập Long Hoa để kêu gọi Linh Căn nhập trường ứng thí. Các con có biết có mấy loại Đào Tiên, và các Tiên Nữ hái Đào để lập Hội Đào Tiên như thế nào chăng? Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu có hai cảnh ĐàoViên, có ba loại Đào : • Đào 9000 năm chín một lần. • Đào 6000 năm chín một lần. • Đào 3000 năm chín một lần. Ba hạng Đào ấy tượng trưng cho ba hạng người tu học ở thế gian. Bậc căn đức đầy đủ thì trái chín, tức là Đào 9000 năm. Một quả khi hấp thụ Âm Dương – Nhật Nguyệt, thọ khí Trời Đất đúng ngày giờ thì trái chín, đó gọi là căn đức đủ đầy. Người tu hành đủ phước đức thì cũng như quả Đào chín, đúng ngày giờ Tiên Nữ đến hái, đó gọi là Thượng Đế thâu duyên, Tiên Nữ hái Đào lập Hội. Tuy nhiên những trái chưa chín tức là từ số 8 đến số 7 số 6 trở xuống, tuy không thành Phật nhưng cũng vào bảng Cửu Phẩm, Chín Bực Thần Tiên. Nhưng đó cũng là tạm thời để còn tu học tiến lên cho tột mức trọn lành, nghĩa là chứng quả đắc Phật Vị mới thôi. Cũng như các loại cây quả ở thế gian, đúng ngày giờ thì trái chín mới dùng được, đó là định luật tự nhiên, cũng như dùng lửa nấu cơm. Cơm ăn được phải là cơm chín tức là số 9. Tất cả mọi sự vật trên đời đều phải tiến hoá đến số 9 mới là diệu dụng. Người đạt đếùn số 9 là Thành Tiên tác Phật. Con Thú đạt đến số 9 thì được làm Người. Thảo Mộc đến số 9 thì lên Động Vật. Đào Chín là chỉ người sắp thành Tiên, cũng như Tây Phương Phật, nơi cõi Tối Đại Niết Bàn có Bát Ngũ Liên, hể có một Bông Sen nở là có một vị thành Chánh Quả. • Phật gọi là Liên Hoa Hoá Thân. • Tiên gọi là Kim Thân. • Thánh gọi là Thánh Thể. Danh từ tuy khác, tuy ba mà một, cùng nghĩa chẳng sai. Còn Bạch Vân Thiền Sư không luyện Pháp mà sao Đắc Đạo? Vì thuở xưa Bạch Vân Thiền Sư phò tá Nguyên Triều thì Phật Pháp hãy còn Chơn Truyền. Phật Pháp từ Tây Phương truyền sang Trung Quốc là do Đạt Ma Tổ Sư, thế nên Thiền Sư Đắc Pháp Thành Phật. Còn như Cửu Phẩm Thần Tiên, lên đến bực Kim Tiên tức là Đại Giác Kim Tiên căn đức đủ đầy Đào Tiên chín quả. Đến bực này thì Thầy bổ Huyền Cơ cho Thần Khí Hiệp Hoà mới đắc được Kim Thân Ngọc Thể, mới gọi là Đắc Đạo, Đắc Nhứt. Còn từ số 8 trở xuống đều bị Phong Thần ấy gọi là Bát Bộ Thần Tiên. Các vị ấy muốn tu tiến đều phải trở lại Hồng Trần, mượn lại phàm thân để mà tu tiến. Phải có phàm thân mới đắc được Kim Thân Phật Tử, còn không có xác phàm này thì không phương tu luyện. Phải đắc Kim Thân mới mong thoát luân hồi. Đắc Đạo không phải chuyện dễ, đừng tưởng rằng học Đạo công phu là chắc chắn rồi đâu. Bởi vì trên bước đường Tây Qui còn nhiều hiểm trở, tai tình ma nạn dập dồn. Kẻ thiếu phước đức thì đâu đắc được Kim Thân. Tuy cũng hành Pháp nhưng không kết quả. Than ôi ! Rất Khó !!! Như các con đây cũng đồng tu đồng học, cũng hành Pháp như nhau, nhưng quả vị chẳng đồng nhau. Có con đã đắc được Kim Thân mà có con chưa có gì cả. Cũng tại cái Tâm của các con đó, Tâm chưa định, Trí chưa minh, chưa Kiến Tánh làm sao Thành Phật? Hành Pháp rất dể, luyện cái Tâm rất khó. Các con nhớ: “ Không đắc Kim Thân thì bị Phong Thần”. Tuy nhiên nếu Trường Chay Trọn Vẹn thì được làm Thần Tiên 500 năm nơi Thượng Giới, rồi cũng phải luân hồi trở lại. Nếu phước đức lớn thì hưởng 1000 năm hay hơn nữa, nhưng khi phước đức hết rồi thì cũng trở lại hồng trần tá nhơn thân đểû tu hành. Ta giờ đây chỉ lo cho các môn đồ, ngày Long Hoa đã cận, Ta rất bận rộn, Ta rất lo lắng, Ta dạy bấy nhiêu lời các con khá hiểu. Cuộc tả kinh này có lẽ đến Trung Thu phải hoàn tất. Từ đây đến đó Thầy phải diễn thêm 11 chương nữa tức là 11 kỳ đàn cho trọn. Đến Trung Thu này sẽ Bế Cơ để Thầy hoàn thành hai bộ Đạo Thơ. Thôi Thầy từ giã các con. Thăng.
|