TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ THAI TỨC QUYẾT Viên Thiên Cương thai tức quyết NGUYÊN KHÍ là căn cơ Đại Đạo, là phụ mẫu của Thiên Địa. Một Âm, một Dương sinh dưỡng vạn vật. Nơi con người là KHÍ HÔ HẤP. Trên trời là Khí Hàn Thử, Đó là Khí thay đổi được bốn mùa. Muà Xuân ở quẻ Tốn (Đông Nam), có thể sinh vạn vật; mùa Hạ ở quẻ Khôn (Tây Nam) có thề trưởng dưỡng vạn vật; mùa Thu tại Kiền (Tây Bắc), làm cho vạn vật chín mùi, thành tựu; mùa Đông tại Cấn (Đông Bắc) có thể hàm dưỡng vạn vật. Cho nên học giả cần nắm được Chính Khí bốn mùa, nạp vào thai trung, Đó là Chân Chủng. Tích tụ Khí đó lâu ngày, thì Tâm sẽ định, Thần sẽ định, Tức sẽ định, Long Hổ tương hội, kết thành Thánh Thai, gọi là Chân Nhân Thai Tức. Thái Thủy thị Thai Tức quyết Đạo là Thái Hư. Thiên địa nhật nguyệt đều sinh từ Thái Hư. Cho nên Thiên Địa là Chân Thai, Nhật Nguyệt là Chân Tức vậy. Con người có thể cùng Thái Hư đồng thể, thì Thiên Địa là Thai ta, Nhật Nguyệt là Hơi Thở ta. Thái Hư bao la, thì ta cũng bao la. Như vậy con người có thể siêu xuất Thiên Địa, Nhật Nguyệt, mà hòa hợp với Thái Hư, trở thành con người có Hỗn Độn Nhất Khí vậy. Đạt Ma Tổ Sư Thai Tức Kinh Thai vì Phục Khí (Tụ Khí) mà kết. Khí là do hơi thở cũa Thai. Khí nhập vào thân thì Sinh, Thần mà ly Hình thì gọi là Tử. Biết nhờ Thần Khí nên mới trường sinh, thì phải lấy Hư Vô mà dưỡng Thần Khí. Thần hành thì Khí hành, Thần trụ thì Khí trụ. Muốn được trường sinh, Thần Khí phải quán trú, tâm bất động niệm, vô lai, vô khứ, bất xuất, bất nhập, tự nhiên thường trụ, cứ siêng năng thực hành, thì đó là Chân đạo lộ. Trương Cảnh Hòa thai tức quyết Chân Huyền, Chân Tẫn, tự hô, tự hấp, như cá trong hồ xuân, như trăm loại trùng núp trong đất (cá trong hồ, trùng trong đất phải nhờ ngoại khí mới sống), hạo khí dung dung, Linh phong tập tập, không đục không trong, không phải mồm, không phải mũi, không lại, không đi, phản bản, hoàn nguyên, ấy là Chân Thai Tức. Vương Tử Kiều thai tức quyết Người tu sĩ phải hiểu 4 thời Tí, Ngọ, Mão, Dậu vì đó là cửa ra vào của Âm Dương. Nhập định, ngừng tạp niệm đó gọi là Thiền. Nguyên Thần thông hòa, biến hóa mọi sự, đó gọi là Linh. Trí biết phán đoán vạn vật, đó gọi là Tuệ. Đạo và Khí hòa hài, tương hợp, đó gọi là Tu. Chân Khí qui nhập Đan Điền đó gọi là Luyện. Nguyên Thần, Nguyên Khí hòa hài, đó gọi là Đơn thànb. Liên lạc, dung thông được Tam Đan Điền thì gọi là Liễu (Thành Công). Cứ theo phép này mà tinh tiến tu luyện dần dần, thì sẽ đạt Trường Sinh bất lão vậy. Hứa Thê Nham thai tức quyết Phàm người tu đạo phải biết Nội Quan, để diệt Tam Thi và khu trừ Lục Tặc. Phải biết tụ khí về Đan Điền, định Tâm ở Giác Hải. Tâm Định, Thần sẽ an, Thần an khí sẽ trụ; khí trụ, Thai sẽ trưởng. Thai trưởng là do khí trụ. Không biết thở không thành được Thai, không thai sẽ không thở. Biết thở sẽ trưởng dưỡng được thai. Trụ tức trường thai là Thánh Mẫu, Thần Hài. Cho nên nói: Thai tức định, nhi Kim Mộc giao, Tâm ý ninh, nhi Long Hổ hội (Thai tức định, thì Kim, Mộc hợp, Tâm Ý có ninh tĩnh, thì Thần, Khí mới hòa hài). Vương Phương Bình thai tức quyết Phàm muốn tu hành, trước hết phải định Tâm Khí. Tâm Khí mà định thì Thần sẽ ngưng. Thần ngưng Tâm sẽ an. Tâm an Khí sẽ thăng. Khí thăng sẽ quên cảnh. Quên cảnh sẽ Thanh Tĩnh. Thanh Tĩnh sẽ Vô Vật. Vô Vật thời Mệnh toàn. Mệnh toàn thời Đạo sẽ sinh. Đạo sinh Tướng sẽ tuyệt; Tướng tuyệt sẽ Giác Minh. Giác Minh sẽ Thần thông. Kinh viết: Tâm thông, vạn pháp thông. Tâm tĩnh vạn pháp diệt (Tâm thông vạn pháp thông, Tâm tĩnh vạn pháp diệt). Xích Đỗ Tử thai tức quyết Khí Huyệt, người xưa còn gọi là Sinh Môn, Tử Hộ, hoặc là Thiên Địa chi căn. Nếu ngưng Thần ở đó, lâu ngày, Thần Khí sẽ sung vượng.Thần sung vượng, Khí sẽ thư sướng. Khí thư sướng, Huyết Khí sẽ sung mãn. Khí huyết sung mãn, gân cốt sẽ mạnh mẽ. Gân cốt mạnh mẽ, xương tủy sẽ thịnh mãn. Xương tủy thịnh mãn, ruột gan sẽ no đầy. Ruột gan no đầy, hạ thể sẽ khinh kiện, đi đứng sẽ nhẹ nhàng. Hoạt động không mệt, tứ chi sẽ khang kiện, mặt mũi sẽ trẻ đẹp, con người sẽ sống gần thần tiên. Tính Không Tử thai tức quyết Bản thể của ta vốn tự viên minh. Viên Minh là Chân Thai của trời đất trong thân ta. Bản thể của ta vốn không tịch. Không Tịch là Chân Tức của Nhật Nguyệt trong thân ta.Chỉ có Trời Đất trong ta mới có Chân Thai (Kim Đơn) mà thôi. Vì Kim Đơn trong trời đất và Kim Đơn trong ta có thể hỗn hợp mà thành Kim Đơn trong ta. Nhân vì Nhật Nguyệt trong ta có Thai Tức, cho nên Thai Tức của Nhật Nguyệt và Thai Tức trong ta có thể hỗn hợp mà thành Thai Tức trong ta. Vì Bản Thể của ta vốn là Hư Vô, cho nên cái Hư Không của Thái Hư với cái Hư Không của Bản thể ta có thể dung hợp để thành cái Hư không trong ta vậy. Ảo Chân tiên sinh Thai Tức quyết 36 lần nuốt. Trước mỗi lần nuốt phải nhả. Nhả phải nhè nhẹ, Nạp phải miên miên. Nằm ngồi cũng vậy, đi đứng cũng thế. Không được thâu hút tạp khí, kỵ hôi tanh. Tạm gọi là Thai Tức, thực ra là Nội Đơn. Có thể trị bệnh, có thể diên niên lâu ngày tên sẽ nêu trên bảng Thượng Tiên. Các khẩu quyết trên về Thai Tức, chỉ là nói Đại Lược, tất cả đều ghi trong đan kinh không thể kể hết. Trập tàng công phu (Đem Thần Khí phục ẩn, hàm tàng tại Đan Điền Khí Huyệt), cũng như vạn vật tàng ẩn trong lòng đất. Thần nhập vào lòng đất, cũng như thiên Khí giáng xuống đất. Thần Khí giao hợp, cũng như Địa Đạo thuận thừa Thiên Đạo. Tham Đồng Khế nói: Hằng thuận địa lý; thừa Thiên bố tuyên (Luôn theo địa lý, hưởng sương móc của Trời). Dịch Kinh viết: Chí tai Khôn Nguyên, Vạn vật tư sinh. Khôn Nguyên cao trọng xiết bao, Muôn loài đều phải nương vào cầu sinh. Vào tháng 10 thuần Khôn, thì vạn vật sẽ qui căn, Côn trùng sẽ chui vào hang ổ, thu hình nép bóng, vạn vật sẽ bế tắc thành Đông. Mùa Đông tuy chủ Bế Tàng, nhưng đến năm sau, thì công trình phát dục lại từ đó nảy sinh, thế chính là vạn vật đã phôi thai lại từ đó. Thực ra Nhất Dương không phải sinh từ quẻ Phục mà sinh từ quẻ Khôn. Khôn tuy là Âm nhưng trong Âm có Dương, và Đại Dược cũng sinh từ đấy. Lúc Đại Dược sinh, cũng giống đàn bà khi mới hoài thai, phải bảo toàn Chân Chủng, không được phóng dật. Đi đứng phải hẳn hoi, ẩm thực phải tiết dục, tránh phiền não, giận hờn, ngoài không được làm lụng vất vả, trong không được lao tâm khổ tứ. Đi đứng nằm ngồi nhất nhất phải có qui củ. Đi phải đi trên đường bằng phẳng, đứng phải ngưng thần vào Thái Hư, ngồi phải thở cho hẳn hoi, nằm phải chắt chiu viên ngọc nơi hạ đơn điền. Hành, Trú, Tọa, Ngọa lúc nào cũng để ý đến nó. Lời Bàn của Dịch giả I. BÀN VỀ THAI TỨC Chương này nói nhiều về Thai Tức, nhưng không định nghĩa Thai Tức là gí? Tôi tìm hiểu và định nghĩa Thai Tức. 1. Thai Tức còn được gọi là «Tề Hô Hấp», «Đan điền hô hấp», nghĩa là không không dùng mũi mồm để thở, nhưng lại hô hấp tựa như bằng rốn, như kiểu thai nhi. Vì thế gọi là Thai Tức. Bão Phác Tử nói: «Được Thai Tức là không hô hấp bằng mũi mồm, mà như là Bào Thai.» (Đắc Thai Tức giả, năng bất dĩ khẩu tị hư hấp, như tại bào thai chi trung.) «Hô Hấp Chân Khí, không dùng cách Hô Hấp bằng mũi mồm. Mũi mồm chỉ là môn hộ để hô hấp; Còn Đan Điền mới là bản Nguyên của Khí, là nơi thánh nhân hạ thủ, để thu tàng Chân Nhất.» Đó là cách thở bằng bụng rất khó. Thai Tức Kinh gọi thai tức cũng là phép luyện Nội Đơn (Giả danh Thai Tức, thật viết Nội Đan). 1. Thai tức lấy Điều Tức làm chủ, khiến sao cho Hô Hấp Thổ Nạp miên miên, không dùng Khẩu Tị, thủ Thần bên trong, như Anh Nhi tại mẫu phúc trung, cho nên gọi là Thai Tức. 2. Người tu đạo thường phục khí ở dưới rốn, giữ Thần ở trong thân, Thần Khí Tương Hợp mới sinh Huyền Thai, [...] thế là nội đơn bất tử chi đạo vậy. 3. Thai tức chi Pháp là Thần Khí Tương Hội. 4. Người xưa còn cho rằng Thai Tức là Điều Khí, yết tân. Ngoài những khẩu quyết về Thai Tức trên, sách Trung Quốc Khí Công Đại thành còn có một chương ghi lại nhiều khẩu quyết khác về Thai Tức. II. BÀN VỀ TAM ĐAN ĐIỀN Tính Mệnh Khuê Chỉ thường xuyên nói về Thượng, Trung, Hạ Đan điền nhưng vị trí của chúng hết sức là mơ hồ. Sách thường xuyên bàn về Hạ Đan Điền, nhất là khi bàn về Thai Tức, và cho rằng Thai Tức là tụ Thần Khí vào Hạ Đan Điền. Tôi xin dùng tài Liệu rút từ Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển và Trung Quốc Khí Công Đại Thành để trình bày về Tam Đan Điền. 1. Trước hết, Trung Quốc Khí Công Đại Thành, tr. 190, xác định như sau: Tam Đan Điền là nơi cư ngụ của Tinh Khí Thần. Hạ Đan Điền hay Quan Nguyên là nơi cư ngụ của Tinh. Trung Đan Điền hay Giáng Cung là nơi cư ngụ của Khí. Thượng Đan Điền hay Nê Hoàn là nơi cư ngụ của Thần. Sách lại nói Khí Hải có hai: một là Khí Hải ở dưới rốn, Hai là Khí Hải, theo sách Tố Vấn, thì lại là huyệt Đàn Trung, ở giữa hai vú. Sách cho rằng nói Khí Hải ở dưới rốn mà lại là nơi cư ngụ của Khí thì là sai, nó phải là nơi cư ngụ của Tinh, mà Khí Hải thật sự phải ở Trung Đan Điền, và nơi cư ngụ của Thần thì phải là Thượng Đan Điền. Đó là ý kiến của Lý Dã (1192-1279), tự Nhân Khanh, hiệu Kính Trai, đời Nhà Nguyên. 2. Bây giờ bàn về Tam Đan Điền theo Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển. THƯỢNG ĐAN ĐIỀN Có nhiều tên: Tổ Khiếu, Nê Hoàn Cung, Kiền Cung, Kiền Gia, Côn Lôn Sơn, Thanh Hư Phủ, Thượng Thiên Quan, Giao Cảm Cung, Tam Ma Địa, Tối Cao Phong, Không Động Sơn, Huyền Thất, Huỳnh Phòng, Thiên Cung, Chân Tế, Thiên Căn, Huyền Môn, Bỉ Ngạn, Dao Trì, Thiên Cốc, Nội Viện, Tử Phủ, Liêu Thiên, Đế Ất, Tắng Sơn, Thiên Phù, Huyền Đô, Chúc Dung Phong, Thái Vi cung, Ma Ni Châu, Tủy Hải, Tử Kim Thành, Lưu Châu Cung, Ngọc Kinh Sơn, Tử Tĩnh Cung, Thái Hản Trì, v.v. Thượng Đan Điền ở trên đầu, là nơi các Dương Mạch chầu về, nó có địa vị cao hơn cả trong Tam Đan Điền, vì thế gọi là Thượng Đan Điền. Nó là nơi Tàng Thần. Ngộ Chân Thiên viết: Vạn quyển tiên kinh ngữ tổng đồng, Kim Đơn chỉ tại thử căn tông. Y tha Khôn vị sinh thành thể, Chủng hướng Kiền Gia Giao Cảm cung. Vạn quyển tiên kinh nói giống nhau, Kim Đơn căn để vốn nơi đây. Lấy Khôn chính vị Sinh Thành Thể, Đem về giao kết với Kiền Gia. Về vị trí của Thượng Đan Điền, Bão Phác Tử viết: Hoặc tại nhân lưỡng mi gian, khước hành nhất thốn vi Minh Đường, nhị thốn vi Động Phòng, tam thốn vi Thượng Đan Điền (Từ giữa 2 làn mi, đi vào 1 thốn là Minh Đường, 2 thốn là Động Phòng, ba thốn là Thượng Đan Điền). TRUNG ĐAN ĐIỀN Còn được gọi là Huỳnh Đình, Qui Trung, Huyền Quan, Đơn Quỳnh, Chân Thổ, Mậu Kỷ Môn, Tây Nam Hương, Tổ Khí Huyệt, Nguyên Cung, v.v. Vị trí: 1. Ở giữa hai Vú, nơi huyệt Đàn Trung, gọi là Giáng Cung. Tiên Kinh viết: Giáng Cung vi trung đan điền, tàng Khí chi chủ dã. 3. Giữa Tim và Rốn. Tính Mệnh Khuê Chỉ, Phổ Chiếu đồ nói Trung Đan Điền ở dưới Tâm Nguyên, Tính Hải khiếu, và ở trên Quan Nguyên, Khí Hải, Thổ Phủ khiếu huyệt. Trung Đơn Điền là nơi Luyện Khí hoá Thần, kết Thai, Luyện Thai, Dưỡng Thai. Trương Bá Đoan viết: Thử Khiếu phi phàm khiếu, Kiền Khôn cộng hiệp thành. Danh vi Thần Khí huyệt, Nội hữu Khảm Ly tinh. HẠ ĐAN ĐIỀN Còn gọi là CHÍNH ĐAN ĐIỀN, Nguyên Quan, Khí Hải, Khí huyệt, Kim Lô, Tính Mệnh Chi Tổ, Sinh Khí chi nguyên, Âm Dương chi hội, Hô Hấp chi môn, Ngũ tạng Lục Phủ chi bản, v.v. Hạ đan điền là Bách Mạch chi khu nữu, Tính Mệnh chi căn nguyên, đó cũng là chỗ kết Đan. Thường nói dưới rốn là Hạ đan điền. Vị trí không đồng nhất. Bão Phác Tử nói: Hai Tấc dưới rốn là Hạ Đan Điền. Tiên Kinh nhận rằng: Ba tấc dưới Rốn là Hạ Đơn Điền mà Hạ Đan Điền là Tàng Tinh Chi Phủ. Sách Kim Đan Đại Yếu Đỉnh Lô diệu dụng nói: Hạ đan điền tại tề chi trung, tề hậu thận tiền, hữu đạo chi sĩ, chỉ yêu nhận thủ Hạ Đan Điền Hư Cực chi chuẩn (Hạ đan điền ở ngang rốn, sau Rốn, trứơc thận. Người tu đạo chỉ cần nhận Hạ Đan Điền là nơi Hư Cực). Tưởng Duy Kiều gọi Hạ Đan Điền là Trùng Tâm. Nhu gia Thủ Tĩnh, Lão gia Bão Nhất, Phật gia Thiền Quan, đều tìm TRÙNG TÂM để mà an định. Vị trí là sau rốn, trước thận ở một điểm khoảng 3/7 |