ĐẠT-MA tiếp:
BÁT-NHÃ THỊ-CỐ KHÔNG-TRUNG…

Làm sao Long phục Hổ tòng,
Thế nào bí yếu Chơn-Không huyền-huyền.
Bây giờ Lão giảng đến phần: “Thị-Cố Không- Trung, Vô-Thọ, Tưởng, Diệt Hành, Thức Diệt Phục… Vô Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý” rồi mới nói “Cứu-Cánh Niết-Bàn, Tam Thế Chư Phật”. Đã dùng lý thì mình phải lấy lý mà giải, người mê cầu lý người giác lấy lý mà giải đó!
Tại sao gọi là “Cứu-Cánh Niết-Bàn, Tam Thế Chư Phật” hả đệ? Tiếp tục chương trình bởi Thần-Quang chấp lý Lão đây mới lấy lý mà giải, chẳng còn một chỗ trụ.
P.N : Đốn trừ lý chướng…!
Đ.M : Chỗ đó mới là quan-trọng!
“Cứu-Cánh Niết-Bàn”, biết đọc mà có hiểu nghĩa nó ra sao không? Sao gọi “Tam Thế Chư Phật”, giải ngay hả Đệ? Lúc đó thì y hết lý Lão đây sẽ giảng tiếp Đệ có đồng ý không?
P.N : Bạch, đồng ý, việc đó là việc cao cả, mà!
Đ.M : Bởi vì một khi con người do thức-thần loạn-động; mà loạn-động thì đâu biết chánh tà, phải trái, sau
lúc đã giác, giác có nghĩa là chợt tỉnh; chợt tỉnh biết cái mê thì mới gọi là giác phải không? Khi đã biết cái mê rồi tầm giác thì tầm ở đâu? Sao mà tầm có đúng không? Đây Lão sẽ giảng tiếp.

Một khi đã giác trọn lòng,
Nghiệp mê tẩy sạch nhiễm trần cũng không.
Vì mê đời mắc vòng quả báo,
Bởi đời mê lộn đáo tử sanh,
Trả vay cấu xé tranh-giành,
Làm điều vô Đạo quẩn quanh luân-hồi!
Khi đã giác ở nơi biển tục,
Cửu minh-châu khai khiếu thương yêu!
Tu trì diệt tánh tâm diêu…
Nào đâu loạn-động sanh nhiều khí thiên?

Mà giác tìm chỗ nào gọi là giác? Mê thì theo đời; mà giác thì tầm Đạo, đó là bí quyết vậy chớ Đạo ở đâu mà tầm?
P.N : Hễ hàng Chánh-Giác, thì Lập-Chí Tu-Luyện để quay về Bổn-Nguyên của mình.
Đ.M : Đây, mình đi tầm Đạo mà tầm ở chỗ nào? Ở đâu có Đạo? Rồi thế nào mới gọi là “Cứu-Cánh Niết-Bàn”? Cười… Bây giờ hãy quay ngay vào động thiếu thất.

Vào động thất mình tri lý lẽ,
Bởi con người ai đẻ sanh ra?
Ấy do tinh huyết mẹ cha,
Thế nên lộn-lạo làm ma ở trần.
Nuôi dưỡng mãi giả thân ô-trược,
Làm làm điều họa phước không hay,
Trưởng tăng bao cảnh nghiệt-cay,
Vui cười buồn khóc hoài hoài mà sanh!
Ra chợ đời tranh-giành vật-chất,
Vào Đạo rồi tánh Phật qui-y,
“Niết-Bàn Cứu-Cánh” mau đi
Niết-Bàn đâu thấy mà tri bây giờ?
Đó Niết-Bàn nó ở đâu?

P.N : Bạch, ở chỗ “Thanh-Tịnh Chơn-Không”!
Đ.M : Chơn không ở đâu?
P.N : Bạch, ở chỗ vô đối, không nói, không nghe, không sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không nhân, không ngã, không trụ, không chấp, và không chúng-sanh, không Phật, cũng không có chứng đắc chi chi cả.
Đ.M : Đây, Lão sẽ nói đến Niết-Bàn.
Phật thì gọi là Niết-Bàn, còn Tiên gọi là Hư-Vô. Nhưng mà sao biết là Hư-Vô, sao gọi là Niết-Bàn? Bởi vì một khi tâm mê thì dính bụi trần, còn khi tâm giác rồi, trở về Bổn-Nguyên thì gọi là Niết-Bàn và cũng chính là
“Nhứt-Khí Hư-Vô” đó. Chớ Niết-Bàn ở đâu mà tầm? Hư-Vô ở đâu mà kiếm? Đã bỏ giả thì nó huờn lại chơn; rồi cũng không còn giả-chơn nữa. Tại sao vậy? Vì không có giả thì làm gì chơn? Hoặc tại sao có giả có chơn? Bởi vì có giả nên không chơn mà một khi có chơn thì không có giả, song sau rốt phủi hết, Đệ thấy chưa?
Sao gọi là “Tam-Thế Chư Phật” hả Đệ?
P.N : Bạch, là ba đời Phật!
Đ.M : Bây giờ Lão giảng qua Tam-Tâm, Tứ-Tướng, phải không? Sao gọi là Tam-Tâm mà tới Tứ-Tướng lận hả Đệ? Đệ cũng thừa biết tam Tâm là: Tâm Quá Khứ, Tâm Hiện-Tại, Tâm Vị-Lai. Còn Tứ-Tướng là: Nhân-Tướng, Ngã-Tướng, Chúng-Sanh-Tướng, Thọ Giả-Tướng.
P.N : Bạch, nhưng cũng là Tướng, còn Ba Tâm cũng là Tâm, bây giờ phủi sạch ba tâm rồi gọi là “Vô-Tâm” thì không còn các tướng vậy, phải không Đại-huynh?
Đ.M : Nhưng phải gượng cầu lý để giảng cho biết vì có chỗ Tam-Tâm, mới có chỗ Tam-Thế Chư Phật, không có Tam-Tâm thì không có Tam Thế Chư Phật! Đó là Phật quá khứ, Phật hiện tại, và Phật vị lai. Mà đã nói là Phật thì làm sao có Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị-lai? Đệ thấy chưa mắc lắm? Nhưng mà Lão
sẽ gượng giải: vì có Tâm mê nên mới có Phật giác, vì có tam Tâm nên mới có tam thế chư Phật. Tam Tâm: Tâm quá khứ là việc đã qua, mới gọi là quá-khứ, việc hiện tại thì gọi là hiện tại, việc sau đó mới gọi là vị lai. Một khi tâm mình nó diêu-động thường xuyên khuấy-động lục-tặc trong này. Thế cho nên lục-thức nó trở lại xáo-trộn là “Sáu Động” đó Đệ! Sáu động mình không khóa, thành ra mở trống ai vào cũng đặng. Thế cho nên, vào nó vẫn vào là nó gợi cảnh sanh tình, nó nhớ lại khi xưa mới gọi là quá khứ, nó thấy cảnh này đang đẹp mới gọi là cảnh hiện tại, rồi dẫn mình đến cảnh ảo-huyền mơ-mộng là vị-lai, đúng không Đệ?
P.N : Bạch, đúng vậy!
Đ.M : Sao gọi là Tứ-Tướng? Nhơn tướng là chi? Ngã tướng là gì? Đó là phân biệt người với ta mới gọi là nhơn tướng, thấy người này đẹp, người kia xấu, thấy người này cao người kia thấp đó là nhơn tướng. Rồi tới ngã tướng là cái gì mình cũng cho mình là hay hơn người ta, cái gì mình cũng tốt hơn người ta, cái gì mình cũng cho mình trong sạch hơn người ta bởi vì còn gì bản-ngã nên gọi là cái ngã tướng đó.
P.N : Bạch, “thiên thượng thiên-hạ duy ngã độc tôn” là chỗ đó, nên mới bị ấm ma nó gạt mà không hay! Ngược lại, Phật-Tánh mà không có ngã, vì chẳng mê nào có ngã?
Đ.M : Trên, trên trời dưới đất duy có mình ta.
P.N : Bạch, bởi thế ai cũng bảo thủ cái ngã của mình quá to tướng.
Đ.M : Phải không Đệ? Nhưng mà “Đốn” đến không còn cái ngã nữa; “Đốn” đến không còn tướng mới gọi là Đạo.
P.N : Bạch, không có ngã, thì không có tướng đâu mà đốn?
Đ.M : Rồi Thọ-Giả-Tướng là như thế nào thấy không? Đi tiếp tục hành trình, huynh-đệ mình cứ bàn giải Thọ giả tướng.
P.N : Bạch, bởi Vô-minh, mê… mới thọ Giả-tướng!
Đ.M : Đúng! Vì chấp nhận cái giả, sống với cái giả mà lầm tưởng cái thật.
Nên mới có Thọ-giả-tướng, vì lúc nào cũng tưởng nó là thật, nó dài lâu phải không? Rồi đến Chúng-sanh- tướng là chi? Vì lộn-lạo quanh đường sanh tử, tử sanh hai ngã mà không biết lộn lạo hai đường. Đã sanh thì phải có ngày tử, nhưng vì chúng-sanh quá mê cho nên tưởng xác thân này là thật, là dài lâu cho nên phải chịu lộn-nhào trong nghiệp lực quả-báo luân-hồi triền-miên để mà chụp-giựt tranh giành vật-chất, cấu-xé lẫn nhau thị phi phỉ-báng, đua đòi bon chen ở nơi chợ đời, thế cho nên mới có chúng sanh tướng, phải không đệ?
Bây giờ phải bỏ hết, không còn Tam-tâm Tứ-tướng mà phải trở về Tam-Thế Chư-Phật.
P.N : Bạch, chỗ này mới là bí yếu!
Đ.M : Đúng không? Mà đã nó là Tam-Thế Chư Phật cũng không luôn. Vì Lão đã nói gượng cầu để giải, phải không Đệ? Bởi vì chúng sanh quá chấp-nê vào cái giả, nên mới giảng lý kinh mới có hình tướng. Lý kinh để mà chi? Có cứu-cánh đặng Niết-Bàn không? Làm sao cứu-cánh đặng! Rồi mình cứ chấp lý thì sẽ bị lý dẫn lý hành.
P.N : Bạch, bị lý-chướng làm vô-minh, thành ra không thấy được tâm chúng-sanh, bởi ý khởi vọng niệm miết, cũng do không thấy cái tâm chúng-sanh, vì lẽ đó dẫn đến chỗ ngã-mạn, rồi trụ-chấp đi đến chỗ lạc Đạo, mờ ám che lấp “Bổn Chơn-Như”!
Đ.M : Vậy bây giờ phải phủi sạch hết, phủi từ đầu. Phải tướng do tâm sanh không?
P.N : Bạch, phải!
Đ.M : Tâm do ý khởi, phải không?
P.N : Bạch, phải!
Đ.M : Bây giờ phủi phải đi từ đâu? Đi từ đầu, rồi chỗ đó mới có “Tứ-Diệu-Đế” (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, rồi mới “Đạo đế”) phải không?
P.N :Bạch, đúng vậy!
Đ.M : Tại sao gọi là Khổ-Đế? Bấy giờ chấp lý, thì Lão mới lấy lý mà giảng gượng cầu chớ đối với Lão thì không có gì để nói, không còn gì để giảng, và cũng không còn gì để hành.
Tại sao gọi là Khổ-Đế? Vì chúng-sanh còn trong vòng Lục-Đạo luân-hồi do, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, do Tam-Tâm (Tâm quá khứ, Tâm hiện-tại, Tâm vị lai); do Tứ tướng. Thế cho nên mới có chỗ khổ, rồi khi phải chịu đảo lộn kiếp sanh vừa ra đời thì nó đã khóc là khổ oa khổ oa, phải không Đệ? Đó vui quá cũng khổ. Tại sao vui quá cũng khổ hả đệ? Chỗ đó hãy nói: vui quá tản thần, buồn thì khí tản cũng khổ, đói cũng khổ, no cũng khổ, vì đói quá thì ruột xót cào, no thì tức bụng! Mà quần là áo lụa nhiều quá cũng khổ, mà xa cha mẹ họ hàng anh em cũng khổ, phải không? Gần kẻ ác cũng khổ, mà ở bên người thiện cũng khổ. Ôi! Còn không biết bao nhiêu là khổ-khổ… nên mới gọi là Khổ-Đế.
Tại sao gọi là Tập-Đế?
P.N :Vì tạo- tác quả-báo Huân-tập vô-lượng kiếp đến nay.
Đ.M : Phải không Đệ? Bởi bao nhiêu nghiệp đã gây chồng-chất từ vô-lượng kiếp nên mới có cái xác
thân này đây, rồi Tam-Hồn Thất-Phách mới nhập vào, đó gọi là Tập- Đế.
Bây giờ đã biết nó khổ, biết nó Huân-tập rồi thì phải làm sao? Phải diệt nó đi, phải thấy nó mà diệt; diệt nó bằng cách nào nó ở đâu mà diệt?
P.N : Bạch, hễ ý khởi đâu thì diệt đó cũng gọi là Diệt-Đế.
Đ.M : Đó là bí yếu mình đã biết nó khổ rồi mà đã biết xác trần cũng là giả, phải không? Khổ trong cái cảnh sanh-ly tử biệt và cũng không còn vui buồn, khen chê, thương ghét muốn nữa. Đã diệt xong rồi sẽ trở về “Chơn-Đạo” ngay là Đạo-Đế vậy.
Thấy chưa đệ? “Tứ-Diệu-Đế”của Phật đã nói như thế thì trong cái lý trước tiên đã nói, bởi cái cảnh trần-gian này; cái thân trần này sanh ra do đất, nước, gió, lửa sanh ra nó, nhưng mà người đời nghe thấy kỳ kỳ. Tại sao đất, nước, gió lửa mà sanh ra cái xác thân này?
P.N : Bạch, vì nước sanh Khí thì Lão, Thần thì bệnh, rồi tử thì về Thổ.
Đ.M : Đúng! Sanh ra thì khóc, khi chết thì phải chôn vào lòng đất gọi là Thổ-Tử, sanh ra bởi do đâu? Do trược tinh, do nước sanh ra còn khi mệt mỏi thì do Khí suy Thần kém là đã Lão rồi, phải không? Đó là nhơn-duyên giả hợp của đất, nước, gió, lửa.

Trở lại trang chánh