NGŨ-UẨN GIAI-KHÔNG

Đ.M : Bây giờ Lão hỏi tiếp “Ngũ-Uẩn Giai-Không Độ Nhứt-Thiết Khổ-Ách” là thế nào?
P.N : Bạch, ngoài bế sáu căn, trong ngăn ba độc “Không Sanh, Không Diệt”,
phủi sạch trần duyên, không còn trụ chấp hữu vô nữa.
Đ.M : “Ngũ-Uẩn Giai-Không”, độ nhứt thiết khổ ách. Có gì đâu mà độ đây?

Lão đây sẽ giảng lý kinh,
Bởi vì mê chấp hữu-hình vào thôi.
Hãy nghiệm tri ngộ rồi ắt rõ…
“Ngũ-Uẩn” nào, sanh có ra đâu!
“Giai-không nhứt thiệt một bào”,
“Độ đời khốn-ách lộn nhào trầm-luân!
Đây “Ngũ-Uẩn” không mừng không khóc,
“Chẳng não-phiền lăn-lóc chợ đời,
“Mặc dù thân phải chơi-vơi,
“Nhưng hồn đã tỉnh hiệp nơi linh-huyền.
“Lời triết-lý thâm-uyên Lão giảng,

Hãy “Tham-Thiền Nội-Quán Viên-Thông”. “Hư-Vô Sắc Bất Dị Không”
“Không Không” nào có trong vòng tử sanh!
Phải không Đệ?
P.N : Đúng vậy! Rồi mới ra độ đời “Giải Nhứt Thiết Khổ Ách” (sanh, lão bệnh, tử, vô-thường…).
Đ.M : Lão hỏi tiếp câu này: “Sao gọi là Qui-Y- Tăng, Qui-Y-Pháp, Qui-Y-Phật?
Đã nói là không còn gì hết mà sao gọi chia ra Tăng, Pháp, Phật?
Lão đây giảng nghĩa Qui-Y,
Thần-Quang hiểu rõ hành-trì huờn nhiên,
“Qui là Hiệp Khiếu Huyền-Thiên”,
“Y Tâm Bát-Nhã Tham-Thiền Ngộ Chơn”.
“Qui-Y phàm tánh không còn…!”
“Tăng khai Trí-Huệ, Pháp-Môn, Phật-Đài”.
“Viên-Minh Nhãn-Tạng Như-Lai”,
Thậm-thâm diệu-hữu trở quày “Hư-Trung”!
Vì có Tăng nên còn trong vòng lục-đạo mà Tăng nó loạn động thì lấy gì để chế ngự?
P.N : Bạch, lấy Pháp!
Đ.M : Một khi lấy Pháp chế-ngự được Tăng rồi thì Phật-Tánh sẽ Phục-Huờn,
đúng không?
P.N : Bạch, đúng! Qui trở về “Nguồn-Gốc Đạo”.
Đ.M : Cứ hỏi tiếp, Lão sẽ giảng, Lão giảng hoài.
CỬU-NIÊN DIỆN-BÍCH
P.N : Bạch, xin Đại-huynh giảng qua chỗ “Cửu-Niên Diện-Bích”, đối cảnh mà không sanh tình đó, cho thiện-duyên nghe để khai-ngộ thêm mà lập-chí trọn Đạo tu-trì. Cười…
Đ.M :
Lão đây tiếp giảng chương-trình;
Giảng cho hiền Đệ phải nhìn nội tâm.
Do chi sanh nghiệp lỗi-lầm?
Một khi đã biết hãy tầm “Chơn-Kinh”!
Đây “Cửu-Niên Diện-Bích”. Khi Lão độ Thần-Quang rồi, Lão biết “Chơn-Truyền đã có người thừa kế”, nên Lão vào núi Tung, bắt đầu quay vô nội tâm. “Đóng Sáu Cửa Ngăn Ba Tình” là chín, phải không?
P.N : Bạch, đồng nghề thì hiểu liền.
Đ.M : Đóng Sáu Cửa, Ngăn Ba Tình là chín, bắt đầu (chín là cửu niên diện-bích đó).
Chín năm ngó vách hiểu lòng;
Chín năm phải biết thông đồng “Huờn-Hư”.
Khai Cửu-Khiếu trở từ ban-thuở,
Tinh, Khí, Thần kết ở bên trong,
Lục-căn nay đã xoay-vòng,
Hòa “Chơn Thất-Bảo” tâm không dính gì!
Lão sẽ giảng cây gậy của Lão sao lại có chín khúc?
P.N : Bạch, đó là “Cửu-Khúc Minh-Châu” cũng gọi là Cửu-Khiếu, hay là Cửu Cổ vậy.
Đ.M : Sao gọi là Minh-Châu?
P.N : Bạch, là “Phục-Huờn Chơn-Thần”.
Đ.M : Vì sao mà mọi cửa chùa từ xưa đến nay có vẽ hai con rồng chầu có hạt Minh-Châu ở chính giữa?
P.N : Bạch, hai con rồng tượng trưng cho âm-dương, chơn âm, chơn dương kết lại đó là “Chế Hồn Luyện Phách” – mà Hồn-phách được hiệp nhứt thì hóa ra Chơn-Thần;
Chơn Thần là cái Bổn-Nguyên của mình, tức là “Anh-Nhi Xá-Lợi Minh-Châu”,
là cái “Trí-Huệ Năng-Linh Sáng-Suốt” để phá áng mê mờ
giả-ngã phàm phu. Hễ phục lại được Chơn-Thần thì hòa với “Nhứt-Khí Hư-Vô”.
Đ.M : Đây Lão sẽ nói vấn-đề “Phun Châu Nhã-Ngọc”.

Lão đây Chơn-Quyết Đạt-Ma.
“Phun-Châu Nhã-Ngọc” đã hòa âm-dương.
Vì “Cửu-Khiếu Thông Đường Nê-Đảnh”,
Nay hiểu rồi chế cảnh “Không-Không”,
“Nào đâu có sắc nhiễm trong”,
Không tình không tại, không vong hư-huyền.
“Phá Ngũ-Uẩn Huờn-Nguyên Phật-Tánh”,
Tỏ “Đạo-Mầu Hòa Ánh Chơn-Như”,
“Phủi tâm cho sạch lao-lư”,
“Người tu đoạn-tục đi từ bên trong”.

Này! Lão sẽ nói chín năm đi từ bước đầu, đến chín năm ngó vách không!
Cười … Biết sao mà Lão ngó vách không?
P.N : Bạch, đó là định cái ý!
Đ.M : Đệ đã biết chỗ đó! Khi không mà ngó vách để làm gì?
Hãy nghe Lão nói cái vách tâm của Lão đây.

Trong chín năm Ngồi Thiền Tĩnh-Tọa,
“Đúng trăm ngày giải-tỏa oan-khiên…!”
“Sanh ra mười tháng đó liền…”
Bởi vì thai động nhập chiền hồn ma,
Thành bao khách oa-oa đã khóc,
Rồi thân này lăn-lóc chợ-đời,
Dạt-dào đau khổ ai ơi!
Mãi do cái xác mà rời Chơn-Linh.
Mê vật-chất quên gìn hư điễn,
Để thân này ma khiến quỉ lôi,
Nên chi quả báo cứ nhồi;
Cứ nhồi trả nghiệp vậy thời nào buông!
Đường luân-hồi như tuồng trong ảnh,
“Đạo Qui Tâm Nhứt Hạnh” mà thôi,
“Cửu-Niên Diện-Bích” Lão ngồi,
Đệ đây tường-lãm tri lời mới hay.
Rồi ba năm học Thầy tâm định,
Học ở đâu, chấn-chỉnh ở đâu?
“Hư-Vô” hòa khí hiệp bầu;
Hiệp Bầu Linh-Điễn “Nhiếp-Thâu Vi-Huyền”.
Đó chín năm lặng yên sáng-tỏ,
Thế cho nên Lão rõ Đạo-mầu,
Lý chơn nhiệm-nhiệm cao-sâu,
Nào đâu có biết bởi đâu mà hành!
Không sắc tướng âm-thanh chi cả,
Diệt tâm ma Đạo quả hiệp vào,
“Cửu-Niên Diện-Bích” làu-làu,
Sáu căn đã bế làm sao mà nhìn!
Do Tam-Độc nó sanh hư-hoại,
Khi giác rồi mình phải trừ mau,
“Tâm Vô Quái Ngại” một bào,
“Như-Như Tịch-Lặng”nhập vào“Chơn-Không”.

P.N : Bạch Đại-huynh! Đã “Phá Nhứt-Khiếu Chi Huyền-Quang” xong!
Đ.M : Đây một chiếc gậy là “Cửu-Khúc Minh-Châu”
sao mà Lão chỉ có một chiếc gậy thôi?
P.N : Bạch, trở về “Nhứt-Khí Hư-Vô” đó!
Đ.M : Đúng! Bởi vậy Cửu-Khiếu nó nằm dọc theo xương sống, nó như cây gậy, phải không? Nên xương sống như cây gậy, xương sống thì thẳng nó có chín khiếu.
P.N : Bạch, hễ khai thông được nó thì mới “Phá Nhứt Khiếu Chi Huyền-Quang, Tánh Hiệp Vô-Vi, Thống Tam-Tài Chi Bí Chỉ, Đa Thi Huệ Trạch” đó.
Đ.M : Rồi Lão ví cái bầu hồ-lô như hạt Minh-Châu.
P.N : Bạch, bầu hồ-lô tượng-trưng như bầu “Chơn-Không”.
Đ.M : Đó! Kết Minh-Châu hòa với “Hư –Vô”mới có “Thiên-Điễn”, đúng không?
P.N : Bạch, đúng vậy!
Đ.M : “Cửu-Khúc Minh-Châu” là như thế đó. Mà vì sao xưa nay đời lấy cổ tích Rồng nó phun châu là vậy.
P.N : Bạch, đời chỉ nhìn sắc tướng bên ngoài thôi.
Đ.M : Bởi vì tu thì phải sát “Bạch-Hổ Phục Giáng Long”. Thế cho nên :

Rồng linh qui-phục chí mình,
Sanh ra châu ngọc viên-minh rạng ngời,
Này Phục-Nguyên tô bồi Đại-Đạo,
“Huờn Chơn-Không” xiển giáo thậm-thâm.
Ra đi tế-độ mê-lầm…!
Lão đây đã chuyển tri tầm Cơ-Thiên.
Nay Đạt-Ma lý truyền luận giảng,
Cửu-Khúc đây làm bạn tương giao,
“Huyền-Quang Nhứt-Khiếu” định trau,
Phá thông Nê-Đảnh tâm bào “Huờn-Vô”.

P.N : “Cửu-Niên Diện-Bích, Phá Nhứt-Khiếu” rồi mới “Thông Huyền-Quang” đặng.
Đ.M : Lão “ngồi ngó vào trong vách, là ý nói Lão ngó vào cái Tâm, vách là Tâm” đối với Lão. Bởi vì nói với vách, vách nó cũng không nghe, Lão mắng với cái vách, vách nó cũng không trả lời, Lão nhìn cái vách, vách nó cũng không ngó lại Lão. Lão bảo thôi vách nó cũng không chịu thôi. Ví như cái tâm của Lão, “
Chín năm trời Lão ngồi ngay thẳng một đường xương sống không hề ngơi”.
P.N : Đúng là cái chỗ bí chỉ rồi đó!
Đ.M : Đó thấy không? Hôm nay dụ Lão nói hết trơn, nhưng mà còn một cái bí-yếu nữa, phải không? Phá được Nhứt-Khiếu đâu phải là chuyện dễ, nhìn tâm mà thấy tâm không thấy cảnh không? Bởi vì :

Do tâm đối cảnh sanh tình,
Cho nên mới biết nhục-vinh chợ đời.
“Phá Nhứt-Khiếu” ở nơi hư tận,
“Chi Huyền-Quang” diệu-ẩn cao-sâu,
Một cây tích-trượng cái bầu,
Hồ-lô Lão xách dép nào có mang!

Đó đúng không? Khó lắm! Chín năm ví như chín con ma đó; lục-căn thất-tình phải dẹp tham, sân, si phải dứt, đúng không? Nãy giờ Lão đã nói nhiều rồi, khi khác sẽ nói tiếp. Nói nhiều một ngày không hay. Đạo càng nói càng say, càng nói càng sâu. Vì thế bây giờ không còn gì gọi là trụ-chấp hết, đến nỗi cửu-khiếu cũng chẳng thấy cửu-khiếu
là cái thứ chi!
P.N : Gượng mà nói để tỉnh người mê chớ không có gì hết!
Đ.M : Đúng không? Mình đã không có thân thì còn có chi cửu-khiếu; không thân
mà làm gì có nhứt-khiếu; không có tâm mà làm gì có Hư-Vô, đúng không? Không có tâm thì không có gì là Hư-Vô, không trụ tâm thì chẳng có Hư-Vô,
không chấp thân thì không có cửu-khiếu. Đó mới là bí-yếu.
P.N : Không có mê thì không có cửu-niên diện-bích.
Đ.M : Phải không?

Đường giải thoát thong-dong tự-tại,
Dứt nghiệp mê, vô ngại “Chơn-Không”.
Tâm đừng trụ-chấp vướng vòng;
Vướng vòng oan-trái nằm trong thân mình.
Tri sở-kiến phải nhìn thực-tại,
Bất diễn văn, hòa máy huyền thâm,
Người tu phủi sạch mê-lầm.
Không Thân nào có sanh tâm làm gì?
Trừ giả tướng chơn-tri lý Đạo,
Chuyển pháp mầu lai đáo “Hư-Vô”.
“Hành Y Trực-Chỉ Cực-Đồ”,
Diệu thâm vong-ngã điểm tô linh-hồn.
Đạo ngượng nói không còn chi nghĩa,
Do sở-cầu các khía cạnh trên,
Lão đây mãi nói nên quên,
Chẳng lời giải-thích tuổi tên của mình.

Hôm nay Lão nói đến đó, song Lão sẽ tiếp vấn-đề Lão hỏi Thần-Quang. Thần Quang trả lời với Lão thế nào không đặng, mới phục rồi xin làm đồ-đệ. Sau đó Lão mới đi tầm nơi ẩn lánh mà nhập-định chín năm tinh-chuyên Lão mới phục lại cái

“Chơn-Bổn Nhứt-Khí Tiên-Thiên”.
Đạo vi-diệu uyên-thâm “Tịch-Đốc”,
Tỏ ngộ rồi tẩy lọc bợn trần,
Đầu-đà dốc luyện chí-chân,
“Bổn-Lai Diện-Mục” chuyên cần ngày đêm.
Mượn huyễn thân tu tìm Phật-Tánh,
Trụ-chấp chi hữu cảnh sinh ra,
Huyền-nhiên hư-tịch nào hòa,
Vô-vi vô đối không đà tới lui.
Đạo gượng cầu vì vui Chơn-Lý,
Lão về đây thầm-thỉ Phục-Nguyên,
Viên-thông rõ máy diệu-huyền
Độ đời khốn-ách đi liền đệ ơi!
Lão xin thăng, khi nào tiếp điễn sẽ nói thêm về nhiều phần “Chiếu-Kiến Giai Không”. Cười

Trở lại trang chánh