PHỤC-BỔN-NGUYÊN

Đ.M : Nên phải đáo lai chữ: “Thị Chi Bất Kiến, Thính Chi Bất Văn” thì mới giải rõ chữ “Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sanh Kỳ Tâm” là thế không có sở trụ thì mới sanh đặng như bào thai, khác nào ở trong bụng của mẹ mình ngày xưa. Ngược lại, vì đã hiểu rồi còn trụ chấp bởi nghiệp mê đó.
Bây giờ làm sao “Phản Bổn Hườn Nguyên”?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huyng! Phủi sạch lòng trần; nhờ cái thân này rồi “Tinh Tấn Ngồi Thiền, Tịnh Luyện” mà huờn lại “Bổn Nguyên”.

Đ.M :
Thân này như đã chết rồi,
Cũng như không thở dứt đời nghiệt cay!
Tu làm sao “Huờn-Lai Phật-Tánh”?
“Tu làm sao đoạn cảnh Hữu-Hình?
Nào đâu nhiễm trước chấp sinh?
Nào đâu sở trụ luyến tình đam mê?
Do “Bất-Kiến Bồ-Đề”khai hoát;
Nên “Bất-Văn Giải-Thoát” luân-hồi,
Đạo không bày tỏ ra lời,
Gượng cầu bởi lý người thời muốn nghe.

Lão đã nói rồi, bây giờ Lão mở màn, Đệ bước qua đi theo Lão chịu không? Đi sao còn một chiếc dép mà thôi!
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Không trụ một chiếc dép đó nữa, phải phủi luôn.
Đ.M : Đệ hãy bắt đầu đi theo Lão.

Ngộ rồi “Chơn-Lý Thực-Thi…!”,
Muốn đem hoằng-hóa bởi vì nhơn-gian.
Cuộc đời tuy lắm nghiệt oan!
Nhưng khi thức tỉnh mở mang tâm mình.
Lão đem “Diệu-Pháp Chơn-Kinh”,
Giúp người khai ngộ giải nghìn tao tân!
Nhưng tâm sanh chúng tham sân,
Thế nên phải chịu lắm phần lụy thân.

Phải không Đệ? Mình độ đời, thì nó độ lại mình cái chỗ này! Cười…
P.N : Kỉnh bạch Đại-huny! Mình độ đời giải thoát, nó độ mình cái nhục nhã khổ nạn vậy.
Đ.M : Đó! Nó độ cho Lão một gói thuốc độc! Lão cũng chấp nhận độ đời phải để đời độ lại. Cười…

Gói độc dược Lão đây vẫn uống,
Nào chết đâu, thương uổng mê si,
Bàn tay ngu muội Yên-Chi,
Giết Thầy quả báo lôi trì bao năm!
Vọng Thầy Tổ đã nằm trong dạ,
Thế cho nên gieo họa hữu tình,
Lão này nào có nhiễm sinh,
Dù thân thế tục Lão nhìn “Hư-Vô”.
Một gậy trúc hồ-lô mang nặng,
Chiếc thảo hài hóa tặng Yên-Chi,
Chỉ còn một chiếc xách đi…
Đường qua Đông-Độ chỉ vì chúng sanh.
Gặp Thần-Quang nó hành cho Lão! Cười…
Mấy cái răng nó bảo Lão nghe,
Lão đây lạy lục cận kề,
Kinh thời lý chướng muội mê tánh mình!
Lão chỉ hỏi bày kinh thực tế,
“Tâm ở đâu, mà để ở đâu?”
“Vì sao mình mãi sở cầu?”
Thần-Quang hãy giải cúi đầu Lão vâng!

Hỏi chỉ có một câu đó thôi! Vì sao có cái Tâm? Mà cái tâm do ở đâu? Đúng không Đệ? Đệ có giảng rõ chỗ đókhông?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đệ có giảng rõ chỗ đó!
Đ.M : Tại vì cái tâm nó phải sở cầu?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Bởi vì tâm mê…!
Đ.M : Vì sao chấp tướng?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Cũng do mê trụ đó!
Đ.M : Đúng không Đệ? Hỏi nhưng mà nó cứ lấy kinh giảng cho Lão nghe.
Nào kinh Bát-Nhã, Pháp-Hoa…
Di-Đà tụng-niệm tâm-mê vẫn còn.
Phổ-Môn nào có độ hồn,
Nào kinh Địa-Tạng chỗ khôn mất rồi!
Thế cho nên, ban đầu Lão làm đệ tử mất mấy cái răng. Đệ có bị giống như Lão không?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đệ cũng bị nhiều việc phản trắc, khốn đốn lắm đó!
Đ.M : Bị mất mấy cái răng còn phải lạy nữa, Cầu làm Thầy, nhưng Lão đi rồi lão nghĩ :
Đệ ơi! Suy nghĩ thế này,

Thương đời mê muội, thân này đảo điên.
Mình chấp chi nơi miền dương thế,
Bởi vô minh ẩn kế ma vương,
Từ-Bi lấy chữ tình-thương,
Đem đi giảng hóa muôn phương độ đời.
Dù Thần-Quang đánh nhừ thân Lão,
Nhưng “Tâm Mình Mộ Đạo Thiền-Môn”,
Tỉnh cho y giác cái hồn,
Chịu bao lao lý nhọc nhằn xác thân!
Bởi chấp tướng không cần tẩy lọc,
Vì pháp hành mãi học bên ngoài,
Thế nên tâm cứ lạc loài,
Có đâu nhiếp đặng tu hoài nào xong!
Dù nghĩa lý tuy thông ngoài miệng,
Nhưng tâm mình quỉ khiến ma lôi,
Tham-Thiền thì chẳng chịu ngồi,
Sao huờn lai bổn tô-bồi “Anh-Nhi”?
Lão quay lại bởi vì “Tâm-Đạo”,
Thương người tu lơ láo bấy chừ,
Không lo phục cái “Chơn-Như”,
Mãi mê chấp tướng ở từ phương xa…
Thế nên Lão Ta bà vô ngại,
Độ Thần-Quang tỉnh lại mau mau,
Lý chơn đã sẵn tâm bào,
Bỏ đi cởi hết hiệp vào Thiên-Nhiên.
Lúc đó Lão mới đến độ Thần-Quang,

Lão giảng vì đâu do tâm sanh? Vì đâu tâm mê? Mà vì đâu tâm loạn động, hả Đệ? Lão sẽ giảng rõ phần này.
Tâm mình chưa sanh ra là ý đã sanh trước!
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đó là ý khởi…!
Đ.M : Bởi vì sao ý khởi? Khi chưa có thân ta mà do ý của cha mẹ ta trước. Nếu không do ý của cha mẹ thì không có thân này thì đâu có loạn-động ở thế-gian, mà có cái thân này thì mới có cái tâm, rồi mới có “Tam Hồn Thất-Phách”.

Lão giảng cái phần đó do đâu!
Khi mà chưa có xác thân,
Đã do chữ “Ý” hai phần mẹ cha.
Vì ái-dục giao hòa trược cấu…
Sanh thân này tẩu lậu uế tinh,
Cho nên mới có cái hình.
Tuôn ra nhiễm động vật tình thế gian!
Biết đói lạnh nóng ran đau-khổ,
Biết đòi ăn trong chỗ hồng trần,
Áo quần lợi dưỡng vì thân,
Là do Vọng-ý tự lần đầu tiên.

Này Đệ! Bởi vì Ý khởi trước mới sanh ra cái thân. Nhưng mà nếu không có âm-dương hiệp lại thì cũng không sanh, thế cho nên :

Ý đã sanh âm-dương hiệp lại,
Bổn thân sơ biết dại nào khôn!
Khi sanh ra mới có thần hồn,
Do mê muội không tồn linh tánh,
Thế cho nên người sống trong bao cảnh,
Cảnh chợ đời bao cảnh Chơn-Như,
Thân diêu động đau khổ tâm tư,
Mãi vô-minh khư-khư cái giả!

Rồi Đệ biết sao không? Đệ có ý kiến gì trong vấn đề này? Bởi vì chưa có thân, do ý đã sanh ra trước mới loạn-động. Nhưng mà cái ý đó là cái ý như thế nào? “Ý thân thanh thì thần thanh, ý trược thì thần trược” vậy.
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Cũng do ý, phàm ý trở lại thành “Chơn-Ý”; cũng là ý.
Đ.M : Bởi thế mới nói: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý mà trở lại thì ý rồi mới có thân, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt.
Không có ý thì chưa có thân thì nào có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt bao giờ? Nên người tu thì phải quay lại ngược từ đầu, từ đầu mới có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý. Bây giờ tu làm sao phải diệt ý thân, nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt.
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Hễ mà diệt Ý được rồi, thì các mối nó tiêu vong hết!
Đ.M : Đúng không?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
Gốc ý mà gọi là Thức đó!
Đ.M :
Ý mình muốn sướng hoài hoài;
Ý mình chẳng chịu đọa-đày xác thân.
Ý thích đẹp muôn phần xinh-xắn,
Ham hơn thua, nào chẳng nhịn ai,
Ý này nó khởi dài dài,
Bởi do hành thức nghiệt-cay đọa rồi!
Đúng không Đệ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
Đ.M : Nên phải diệt ý thì thân không sanh mà thân không sanh thì nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt tự nhiên tiêu trừ. Tại sao có thân mà thân không sanh? Mặc dầu có thân mà thân chẳng ham muốn là thân không sanh;
thân không ham muốn thì chẳng sanh rồi, là diệt ý, thân không đòi hỏi, phải không? Mà thân không đòi hỏi thì đã diệt thân rồi!
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Ý là anh soạn-giả giáo đầu tuồng!
Đ.M : Thế cho nên, trở về cái gốc “Bổn-Nguyên” là như vậy. Lão sẽ giảng tiếp đến khoảng Thần-Quang hỏi lão? “Từ đâu mà có Thân”? Thì nãy giờ, Lão đã giảng rồi, là từ do ý – mà muốn phục lại “Bổn-Nguyên” thì thế nào?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Phải diệt cái gốc đi!
Đ.M :

Lão sẽ giảng gượng cầu Chơn-lý,
Cho Đệ hiền trực chỉ hành thâm,
Huyền vi thấu-triệt tri tầm,
Thần-Quang đồ-đệ hỏi nằm nơi đâu?
Do bởi ý khởi cầu vọng-động,
Sanh thân này trong bụng mẹ ta,
Một khi lọt hố đứt ra,
Cho nên khóc tiếng oa-oa chào đời.
Lúc đã đói khóc hoài chẳng dứt,
Còn hét la nóng nực chịu đâu,
Ấy là nghiệt cảnh từ đầu,
Do thân thọ nhiễm chuốc vào oan khiên!
Nay đã tu Tham-Thiền nhập tánh,
Thì làm sao mở ánh huệ khai,
Thân này dẫu đọa nghiệt đài,
Nhưng ta phải biết ý lai khỉ chuyền!

Lão đã trả lời, rồi Thần-Quang hỏi Lão tiếp: “Tâm do đâu mà sanh”? Lão trả lời: “Tâm chẳng có hình, nào có thấy. Nhưng mà do đâu có sanh? Ý đã có trước rồi mới có thân. Đã có thân rồi thì tâm nó ở đâu? Do chỗ mê… Bây giờ khóc cũng do tâm, cười cũng do tâm, ăn khen ngon chê dở cũng do tâm, nhà ở thích rộng, chật hẹp không chịu cũng do tâm, thảy thảy chi chi cũng đều do tâm hết, phải không? Nhưng mà tâm do đâu thấy do đâu có, tâm ở đâu sanh, cái đó là cái điểm quan-trọng.

Bởi vì vọng ý diễn ra,
Tâm mê chuốc mãi nghiệt ra thế trần.
Rồi đòi hỏi xác thân lao-lực,
Làm nhiều điều bỉ-cực khổ-đau.
Cái tâm sanh phải lộn-nhào,
Càng thêm oan-trái biết bao não-nồng!
Phải diệt ý chuyên cần tịnh-tọa,
Không thân tâm giục-giã hành y…
Nhập đài thấu máy huyền-vi,
Hãy lìa pháp tướng, đoạn ly nhiễm trần.

Mà Đạo là gì? Đạo không có nói gì hết. Đạo không pháp không tướng, không hành, không hữu-vi mà cũng không vô-vi, không gì hết! Lão đốn Thần-Quang đến tận lý như thế.
Bởi vì kinh mà kinh có giúp được cứu-cánh cho ta không? Lấy kinh mà giảng, nhưng mê thì cũng huờn mê. Đọc kinh mà có hiểu gì không? “Hành Thâm Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa”. Mấy chữ đó là ý nghĩa làm sao? “Tâm Kinh” chưa nói, chỉ biết “Hành-Thâm Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa” thôi. Tâm kinh thuộc về huờn lại chữ “Phục Tánh” rồi mới có chữ tâm kinh, nếu chưa huờn thì chữ Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa là thế nào? Cười…
Lão xin nói “Ba-La Bát-Nhã”,
Nếu Đệ hiền tâm đã huờn chơn,
Nghe rồi tự ngộ kinh đơn,
Đấy là Diệu-Pháp về nguồn Hư-Không!
Sao gọi là Bát-Nhã?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đó là sáu phép Ba-La-Mật!
Đ.M : Đúng! Nhưng mà đến Bát-Nhã lận. Bởi vì như thế này. Bát-nhã mà sao gọi là Hành-Thâm? Hành là đi, đứng; đi vào trong Bát-nhã. Bởi vì Bát-Nhã là trong thân ta nó có như thế này, Đệ hiểu đến mức đó
chưa? Có chữ Bát-Nhã mới có sáu phép Ba-La-Mật, nhưng mà Bát-Nhã thứ nhứt là chi?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh!
Thứ nhứt là gom chơn ý trở về Hư-Tâm, quay trở về cái Bổn-Nguyên của mình, có như vậy, mới thấy được cái gốc mê của lục-căn, mà giải cái mê của lục-căn rồi, thì trở về Chơn-Như, khi trở về Chơn-Như rồi, thì mới khai mở Tâm-Kinh đó!
Đ.M : Nhưng Bát-Nhã trong thân ta.
Bởi vì sáu phép Ba-La,
Hành-Thâm Bát-Nhã phải hòa bên trong.
Do lục-căn xoay vòng sanh-tử,
Cùng mẹ cha tình tứ trước kia,
Cho nên Bát-Nhã đã lìa,
Hành-Thâm nay kết sớm khuya liên đài.
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh!
Hành-Thâm là “Tham-Thiền Phản-Chiếu” vào trong, phải năng Tịnh-Luyện ngày đêm để “Thể-Nghiệm Thực-Tại” vậy.
Đ.M : Bát-Nhã là đã có lục-căn, lục-trần, lục-thức, nhưng còn hai phần là do cha mẹ ta. Lục-căn mới có sáu mà Bát-nhã thêm hai phần. Phải do cha mẹ là
hai phần âm-dương. Vì có âm-dương mới có thân ta. Bây giờ phủi sạch thân ta thì phải làm sao?

“Hành-Thâm Bát-Nhã Chơn-Kinh”,
Di-Đà niệm tụng vô hình khắc sanh,
Lão giảng rõ đành rành Chơn-Lý,
Nên Thần-Quang tự nghĩ nghiệm suy…
Thân này đau-khổ ai-bi!
Một khi đã thác ma trì quỉ lôi.
Rồi tỏ ngộ thân ngồi Thiền-Định,
Thấy lòng mình chí kỉnh chí-chơn,
Tâm-Kinh nay đã phục-huờn,
Bởi do Bát-Nhã nguồn cơn từ đầu.
Cái Tâm-Kinh từ đâu mà có?
Là tự mình hiểu rõ tri nguyên.
Hành-thâm Bát-Nhã tham-thiền,
“Vạn-Duyên Đốn Tuyệt” như-nhiên khởi hành.
Trần bất nhiễm nào sanh vọng động,
Dù có thân trống rỗng tâm tư,
Thế nên hiệp với Đại-Từ,
Não phiền phủi sạch trọn tu phục thần.

Đó! Không phải mình sở cầu, nhưng tự nhiên nó có.
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh!
Ví như cái “Chơn-Không”, nó hàm chứa muôn loài vạn-vật, không cầu muôn loài vạn-vật, mà tự nhiên hàm chứa muôn loài vạn-vật từ trong “Bổn-Nguyên”, của cái “Chơn Không”
Đ.M : Vì thế mới gọi là Vô-Nhiễm, Vô-Cầu, mà phải vô trước lẫn vô sau nào có trước đâu mà có sanh cái sau. Một khi không có trước thì phải làm cách nào cho đừng có trước mà sanh cái sau.
P.N : Kỉnh bạc Đại-huyng! Phải diệt cái gốc mê đi!
Đ.M : Phải không? Cười… Đó vậy là Phục-Nguyên đã hiểu cũng khá rồi! Thế nên kêu Lão về mãi chỗ điểm này. Tại sao Đệ cứ kêu Lão về mãi?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huỳnh! Vì trong nghề với nhau mà! Trong nghề diệt cái chỗ khởi đó!
Đ.M : Rồi Lão sẽ giảng tiếp.
Thần-Quang đã ngộ, Lão đây sẽ giảng một chiếc dép, một hồ lô và một cây gậy. Cuộc đời của Lão chỉ có bao nhiêu đó thôi. Quần, áo rách, cười…

Hồ-lô ẩn ý Đạo-Mầu,
Này đây cây gậy đạp lao độ đời,
Dùng chiếc dép mình khơi Chơn-Lý,
Tỉnh cho người “Trực-Chỉ Giai-Không”
“Nào đâu có sắc nhiễm trong”;
“Nào đâu trụ-chấp mà mong sở cầu?
“Phi phi pháp do đâu mà diệt?
“Vốn Huờn-Lai” chín nguyệt sáng tròn,
“Bồ-Đề” viên-mãn không còn,
Xuất phi chơn tánh hạnh bòn công-phu.

Lão sẽ giảng đến lúc: Đây, này Thần-Quang! Hãy nghe Lão giảng: “Trước khi sanh thân ta là do ý của cha mẹ ta, phải không? Vì do ý của cha mẹ ta – mà ý của cha mẹ ta đã trược, thế nên sanh ra thân này nó cũng phải nhiễm trược, khi lộn vào ở cõi đời rồi, thì hấp thụ nắng mưa, sương gió cảnh đời khóc cười, buồn vui, rồi nào là chợ đời vật-chất, đeo mang, tiền tình, danh lợi, thêm tài, sắc, tửu, khí, bởi bao nhiêu đó mà làm tâm thần loạn động, thành quỉ trong thân này; thân này nó luôn luôn đòi hỏi: no mới chịu, đói không chịu, ngon mới chịu, dở không chịu, áo quần lành lặn mới chịu, rách không chịu, dép đi phải sạch sẽ, hai chiếc một chiếc không chịu. Cười…
Vì thế toan tính sao phải có những thứ này, thì, đem tấm thân ra làm nô-lệ cho nó hằng ngày; hằng ngày muốn được thỏa-mãn đầy đủ thì mình phải lo đầy đủ với nó, là do vì đâu?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Do tâm mê…!
Đ.M : Đó, đó mới là cái chỗ cốt-yếu. Lão nói tiếp: Thần-Quang, vì nhà ngươi còn mê nên mới chấp lý-kinh, mà lý-kinh, có độ được người giải-thoát hay không? Ngươi học thuộc kinh mà có hành hay không? Cười… Lão chỉ hỏi mấy câu đó thôi. Bởi vì sao? Vì ngươi đọc kinh “Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa Tâm-Kinh” mà ngươi có hành y trong ấy hay không?
Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý rồi ngươi có hành trong ấy như thế nào? Tam qui: “Qui-Y-Phật, Qui-Y-Pháp, Qui Y-Tăng”. Thế nào là “Qui-Y-Phật, Qui-Y-Pháp”? Thế nào là ”Qui-Y-Tăng”? Nếu ngươi giảng theo kinh thì không thể nào giải-thoát đặng! Ngươi cứ trụ vào lý kinh thì có thoát khỏi cái máy luân-hồi hay không? Đó là điểm chánh!
P.N : Bạch, bất chấp lý kinh, do sự giác ngộ thực-tại mà tự thể-nghiệm bí quyết “Minh Tâm Kiến Tánh” thôi.
Đ.M : Đúng! Bởi vì có câu: “Thị-Cố Không-Trung” mà thế nào gọi là “Thị-Cố Không-Trung”? Vậy chữ “Trung” nó nằm ở đâu ngươi có biết hay không? Sao gọi là “Thị cố” mà không có trung? Đến chữ trung còn không có, thế thì phải gọi làm sao?

Lão đây quyền-giảng độ đời,
Bởi do còn chấp, một lời lý kinh.
Nào “Thị-Cố Không-Trung” vô sắc,
Thế cho nên trụ mắc khổ-đau.
Tánh mình thái quá lộn-nhào,
Sanh trong chẳng có tâm bào của ta.
“Sắc Tức Không” không hòa cho sắc,
Hiểu rõ rồi cái tật chúng-sanh,
Nhiếp qui Bổn-Hiệp Ngũ-Hành,
Lý chơn đã giảng luận rành đó nghe?
Này Thần-Quang! Chữ che linh-tánh,
Vì muội-mê chấp cảnh hữu-tình,
Chấp vào cái lý chơn-kinh,
Cho nên bị nó lôi mình không hay!

Đúng không Đệ?
P.N : Kính bạch đúng! Đại-huynh còn dạy Thần-Quang chỗ “ Ngũ-Khí Triều-Nguơn, Tam-Hoa Tựu-Đảnh” và “Tứ-Tổ Qui-Gia” nữa.
Đ.M : Tại sao gọi “Sắc Bất Dị Không” mà “Không Bất Dị Sắc”? Cười… Bởi vì Thần-Quang chấp lý-kinh, nên Lão hỏi lý kinh đó, phải không? Chấp trong lý thì Lão hỏi cái lý, đúng không Đệ? “Sắc Bất Dị Không” mà lại không trở lại bất dị sắc, do bởi vì có sắc mới là biệt vị, nên nó trở về cái không, mình đã lập vị nó thì nào có thấy sắc. Mặc dù có mắt, mắt nhìn không dính thì làm gì có sắc, mặc dù tai có nghe, nhưng không
dính thì làm gì có sắc nghe, mặc dù mũi có ngửi mùi hương thơm, biết mùi hương thơm không nhiễm vào thì làm gì có sắc thơm, mặc dầu miệng có biết ăn ngon, nhưng không dính vào cái ngon, mặc dầu thân này lao-lực, có chịu trăm bề … nhưng mà không nhiễm vào cái thân này, không đòi hỏi ăn sang, mặc đẹp làm gì có sắc sang, sắc đẹp, phải không Đệ? Còn cái ý không sanh ra thì làm sao có sắc ý? Thế cho nên mới gọi là “Sắc bất dị không” mà nó trở về không, thì không đã bất dị sắc. Đã không thì còn cái gì mà gọi là sắc, phải không? Lão mới giảng khoản này :
Sắc bất dị trở về “Không Tánh”,
Chẳng sanh ra ở cảnh nhiễm mùi,
Trở về không thấy mới vui,
Nào đâu dính sắc lộn nhào ngày đêm.
Rồi khoản đó là xong một lý. Cười… Bây giờ Lão hỏi tiếp Thần-Quang: “Vậy đã biết lý kinh như thế thì phải hành cách nào? Thế nào thấy sắc mà không nhiễm sắc? Thế nào là có sắc mà như không sắc? Trả lời cho Lão nghe. Cười… Thế nào hả Phục-Nguyên?
P.N : Bạch, hễ mình không mê thì không trụ vào chỗ sắc, thấy mà không dính không nhiễm, thấy biết mà không khởi ý vọng cầu thì không còn sanh diệt đó!
Đ.M : Bởi vì thấy sắc thì bị sắc sanh, hễ trụ vào sắc thì sắc nó hành…
P.N : Bạch, cũng do mê mới sanh ra trụ…!
Đ.M : Một cái hành một cái sanh làm sao diệt được?
P.N : Bạch, bây giờ phải “Nội-Quán”; Quán thấy vạn pháp đều giả, rồi phải trừ tâm mê lầm cái giả đó, khởi đâu diệt đó, không còn ý phân biệt; không còn Thức, không còn Tâm thì không còn pháp vậy.

Trở lại trang chánh