ĐẠT-MA TỔ-SƯ
“ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM”

ĐẠT-MA : Lão đây sẽ giảng nói từ đầu chí cuối, nhưng Lão chỉ hỏi Phục-Nguyên một câu: “Tại sao Phục-Nguyên có lòng ngưỡng mộ Lão?”
PHỤC-NGUYÊN : Bạch Đại-huynh! Vì Đại-huynh tu luyện “Phá Chấp Tông Tướng Pháp Hữu-Vi”, mà con đường đi đến rốt-ráo “Thậm-Thâm Cứu Cánh Niết Bàn” hầu giải-thoát nghiệp khổ đau sanh tử luân-hồi thì phải “Đốn” ngộ tự tâm không còn giả-ngã mê lầm…!
Tiện-đệ xét thấy rằng: gương của các bậc tiền-bối trọn-lành xưa kia nói chung, nói riêng là Đại-huynh “Pháp Đốn Tự Ngộ”. Đốn tận gốc rễ không còn tâm, không còn tướng, không còn chúng-sanh, không còn Phật, rốt-ráo không còn ngã-sở trụ chấp. Thức, Tâm, Pháp không thấy không nghe và không nói (tức Đạo không có sắc thinh, hương, vị, xúc, pháp). Đốn không còn nói chỗ Hư-Vô. Vì chỗ hòa-nhập huyền-đồng với một ý-chí đó, nên Tiện-Đệ này mới ngưỡng mộ Đại-huynh, thỉnh Đại-huynh là như vậy.
Đ.M : Cười… Đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
Đ.M : “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm”, đồng ý không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đệ đồng ý!
Đ.M : Lão đốn từ Vua cũng phải đi tu.
P.N : Bạch Đại-huynh! Mặc dầu vua, nhưng nó cũng còn tâm chúng-sanh.
Đ.M : Chính Lão đây cũng không khác. Cười… Thái-Tử cũng sắp làm vua, phải không Phục-Nguyên Đệ?
Sao mà Đệ cứ réo Lão hoài, làm Lão Phải xuống đây? Cười… Cái Lão Đạt-Ma này có cái gì mà nói.
P.N : Bạch Đại-huynh! Nếu đã giải-thoát rồi thì không còn trụ chỗ nói, chỗ nghe, nhưng vì bệnh mê của chúng-sanh nên mình phải nói cho họ nghe, họ giác tỉnh mà tu vậy.
Đ.M : Lão Đạt-Ma này chỉ còn có một chiếc dép chớ không nói gì hết, phải không? Hai chân mà chỉ còn có một chiếc dép, thế thì còn gì để phải nói nữa.
P.N : Chiếc dép đó nó có ý nghĩa: Hai chiếc là còn âm-dương, còn một chiếc là còn một chơn dương thôi,
ý nghĩa của nó là vậy.
Đ.M : còn một chiếc dép duy nhứt là “Một Khí” hòa với “Hư-Vô”. Nếu còn hai chiếc thì nó lộn-xộn hoài…
P.N : Đâu mấy ai hiểu điều “Vi-Mật” đó, nhưng Tiện-đệ biết! Còn một chiếc dép mang hoài đó là tượng trưng trong nguyên lý chơn dương “Nhứt-Khí Hư-Vô”.
Đ.M : Đúng! Chớ tại sao Lão mang hoài làm chi? Đó là ngụ ý để cho đời tỉnh, tu mà quay về “Thái-Cực” bổn nguyên.
Bởi vì có Âm có Dương mới có nảy sanh hóa ra muôn loài vạn-vật. Hai chiếc thì chiếc Âm chiếc Dương, thành ra có nhiều chiếc dép có mãi. Kéo Lão đi hoài mệt lắm! Còn chỉ một chiếc, đạp lao qua biển thì khỏe…!
P.N : Còn cây gậy là tượng trưng “Cửu-Khúc Minh-Châu” (thiên trụ có cửu khiếu, tam quan)
Đ.M :
Hồ-lô xách dép biển đi qua,
Gậy thiết dùng lao vượt ái hà!
Lão Đạt-Ma này xin kể rõ,
Phục -Nguyên nhiếp khí tưởng lời Ta.
Đệ muốn lão nói việc chi? Lão thấy Lão không cần gì phải nói hết.
Nói cũng như không nói, mà không nói cũng như đã nói.
P.N : Nói mà không chỗ trụ, đó mới là lời chơn (Tâm-Kinh Vô-Tự) nếu còn trụ vào chỗ lời nói thì kẹt phải lý-chướng, bởi mê vọng khởi, nên quyết-định không thể nào giải-thoát đặng. Người còn mê lầm, vì chỗ trụ ham nói đó, là ý-niệm trước ẩn trong cái danh mà không hay. Duyên do mê…, nên còn tướng trụ-chấp pháp vậy. Tiện-đệ này phù hợp với Đại-huynh là ở chỗ nói mà không dính chỗ nói.
Đ.M : Không chấp trước, chẳng trụ sau, phi phi pháp, phi phi tưởng, vô cầu vô nhiễm, vô trước, vô sau, mà cũng vô “Hư-Vô”â luôn, đúng không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Có nói đâu mà “Hư-Vô”â; “Nhứt- Khí Hư-Vô” là còn trụ ở chỗ nói; mà còn trụ thì làm sao “Vô-Tâm” để hòa nhập với “Bản-Thể Hư-Vô” đặng? “Hư-Vô” thì không thể lý giải nhưng mà gượng nói “Đạo” tức là “Hư-Vô”, “Hư-Vô” không có chúng-sanh, không có Phật và cũng chẳng có gì hết. Nên hàng “Đại-Căn Chánh-Giác” mà thể-nghiệm được nội tại; không còn thức, không còn tâm và không còn pháp, thì đã hiệp Đạo, hòa nhập với “Hư-Vô Vô Đối” vậy.
Đ.M: Thế thì có cái gì để nói? Cái gì mà để tưởng? Đã nói là phi phi tưởng, phi phi pháp không pháp, không tưởng, không cầu, không học không trước cũng không sau.
Vậy Đệ muốn Lão phải làm cái gì bây giờ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tùy nhân duyên căn cơ mà Đại-huynh diệu-hóa thuyết giảng, gọi là gượng để thuyết thôi, vì chúng sanh đang còn mê mà! Hễ chúng-sanh còn bịnh nên phải cần thuốc, tạm thuốc cho nó uống để giải-bịnh khi bịnh dứt rồi thì đâu cần thuốc nữa!
Đ.M : Người đời mãi lầm tưởng pháp là thuốc đúng không? Nhưng nên nhớ rằng: thuốc uống thì càng lờn, cũng như mình phải tự hành-pháp, chớ đừng để pháp nó hành lại.
P.N : Đúng! Hễ mình giảng dạy, riết rồi nó đâm ra khinh-lờn, không chịu tự-lực cố-gắng chỉnh tâm mà tu. Ví như uống thuốc riết mà không uống không chuyển đặng bịnh, lại bị thuốc nó hành là chỗ đó.
Đ.M : Đúng!
P.N : Khinh lờn là bởi vì nghiệp còn dày. Hàng Chánh-Giác, Đại Linh-Căn, không cần nghe thuyết-giảng nhiều, chỉ ngộ một câu hoặc chợt tỉnh điều gì đó thì hiểu ngay được ẩn ý rồi. Cũng như Đức Thế-Tôn truyền “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng” cho Ngài Ma-Ha-Ca-Diếp không lời, Ngài Ca-Diếp thọ pháp không nghe, là có ngụ ý quay về “Chơn-Không” và Đạo không lời. Vì trong thời mạt pháp này hàng Chánh-Giác,
Đại Linh-Căn thì hiếm, còn hóa-nhân lại nhiều, bởi nên mình phải
diệu-dụng quyền-biến dụ-ngôn, bởi lẽ đó là pháp, pháp ví như thuốc, để giải bớt căn bệnh tâm ám chướng trầm-kha đau-khổ vơi được phần nào hầu nó tỉnh hồn lại mà tiến lên hòa nhập với Ánh-Đạo-Vàng “Vô-Sở Bất-Tại”. Đạo thì không trụ chấp vào chỗ cứu, không trụ chấp chỗ độ; không trụ chấp vào chỗ hóa; không trụ-chấp vào chỗ hoằng, không trụ chấp vào chỗ Nhơn, không trụ chấp vào chỗ duyên, không có gì là hóa-hoằng; không có gì là cứu-độ hết. Đạo cưỡng danh tạm mà nói, chớ Đạo mà còn nói là chẳng phải “Chơn-Đạo”, phải không, bạch đại-huynh?
Đ.M : Lão hứa thì Lão sẽ nói, Đệ có đồng ý không? Bắt đầu mở màn, xin bước qua sáu động. Cười…
Lão đây sẽ mở cửa từ động Thứ-Nhứt cho đến cửa động Thứ Sáu, bước đi hay không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Nếu ai muốn tránh nghiệp đau-khổ thì dĩ nhiên phải đi qua sáu cái động này chớ!
Đ.M : Đúng không Đệ! Đệ có bước qua theo Lão không?
P.N : Dầu sao Đệ cũng phải đi…!
Đ.M : Đây Lão sẽ mở cửa động Thứ-Nhứt cho Đệ xem, bắt đầu. Cười… chịu không?
P.N : Bạch, Đệ chịu chớ! Vì vậy Đệ mới thỉnh Đại-huynh thuyết cho nhân-duyên
nghe để lãnh-hội thêm về pháp “ Đốn Vi-Diệu Thậm-Thâm” đó.
Đ.M :

BÀI
Ngày xưa Thái-Tử thứ ba,
Bởi vì chán cảnh điêu-ngoa của đời.
Thế cho nên, Lão rời cung điện,
Tầm “Đạo Chơn Diệu-Hiển” bên trong.
Một mình đi khắp Tây-Đông,
Thân hình kỳ dị nhưng lòng bạch-thanh.
Lão muốn tìm trời xanh biến hóa,
Khắp chân mây hối-hả tu-trì,
Ngộ rồi chơn-lý “Thị-Chi …”
Nào đâu khởi kiếm bởi vì tâm ma.
Không có văn lời ra hay nói,
Chẳng điều chi cởi trói tâm thần,
Thực-thi huyền-diệu “Thậm-Thâm …”,
Lão đà sáng-tỏ động nằm ở trong.
Lão sẽ tiếp giảng từ từ, lúc Lão đã đi tu, Lão nói lý do tại sao Lão đi tu cho Phục-Nguyên hiểu.
Ngai vàng đâu có cửu trường,
Làm vua cũng phải xác thường bỏ hoang.
Thế cho nên bàng-hoàng chợt tỉnh,
Quyết xuất-gia “Nhập-Định Tham-Thoàn”.
Lão đây tìm mãi Kim-Cang,
“Hoằng-Khai Đạo-Pháp” mở-mang cho trần.
Lão “Ngộ Đạo Chơn-Thần” sáng tỏ,
Tri Diệu-Huyền rất rõ toại lòng,
Thương đời lắm nỗi cuồng-ngông,
Bởi nên phải độ trong vòng quẩn quanh.
Này sáu cửa để dành cho Đệ!
Lão mở đây nhứt thệ minh-sơn,
Giảng khai Chơn-Lý hữu-hình,
Đệ tường tri tận do mình mà thôi.
“Sáu Cửa Động Thiếu-Thất”. Bắt đầu động Thứ Nhứt: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý.
Hồn gom ánh mắt sáng ngời,
Nó thường thu hút mọi nơi thế trần,
Rồi cứ ẩn trong thân cảnh vật,
Mãi đảo điên đánh mất lương tri,
Đẹp tình sanh tánh lôi trì,
Làm ta phải khổ bởi vì mắt mê…!
Hãy định tâm quay về Chơn Tánh,
Nhiếp thâu ngay dứt cảnh hữu tình,
Thì đâu vạn vật có sinh,
“Hư-Vô Chi-Khí Tổ-Đình” tiếp giao.
Quán Huỳnh-Trung Đệ vào mới thấy.
Cái lỗ-tai nghe lấy điều mê;
Nghe chi bao nỗi ê-chề,
Rồi tâm trụ-chấp chẳng về “Chơn-Không”?
Vì nhiễm tục thỏa lòng sắc-tướng,
Khiến thân này bợn vướng vinh-huê,
Cho nên chẳng ngộ Bồ-đề,
Vô-minh ám-muội lê-thê não-nồng!
Lão giảng lời uyên thâm qui bổn,
Rõ cội nguồn ở chốn thanh-cao,
Bởi vì sanh cái thai bào,
Nhưng đâu biết khóc mở vào mắt ta,
Không biết lạnh nóng hòa ra thế,
Không biết cười nhập để bên trong,
Người tu phải hiệp Huyền-Đồng,
Khi sanh chẳng trụ một vòng Kỳ-Tâm!
Phần cái lưỡi hay ăn món lạ,
Nào khen chê, bươn-bả đêm ngày,
Dục tâm chìm đắm mê-say…
Lộn nhào biển trược đọa-đày xác ta!
Phải lợi-dưỡng nó mà mới chịu,
Còn cực hoài thì biểu rằng ngu,
Giác rồi vẹt áng mê-mù,
Nó đòi thì mặc, mình tu mặc mình.
Vững lập trường “Phục-Sinh Linh Tánh”,
Mũi quỉ yêu nhiễm cảnh trần gian,
Thế nên xác phải bàng hoàng,
Mùi thơm nó chịu, hôi tanh cự liền.
Giờ mình tu vạn duyên phủi sạch,
Phải trau giồi cốt cách phi phàm,
Mùi đời chẳng có mến ham,
“Ưng Vô Sở Trụ” đã làm bên trong!
Lão sẽ nói tám chữ tiếp: “Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sanh Kỳ Tâm” và “Thị Chi Bất Kiến,
Thính Chi Bất Văn”, Đệ biết thế nào?
Cái thân này ngày đêm lao lực,
Tẩm bổ hoài, sa vực tao-tân,
Gây bao tội lỗi muôn phần,
Bởi vì lợi dưỡng nó cần bồi thêm.
Bảo thủ thân chẳng kềm tánh ý,
Loạn động sanh làm quỉ làm ma,
Chợ đời cứ mãi ta bà,
Chuốc bao oan-trái đọa sa luân trầm!
Nay tri rõ uyên thâm lý Đạo,
Rán tu trì rốt-ráo mau lên,
Cái thân mình để làm nên,
Ý kia chủ động phải quên sự tình!
Ý trong sáng viên minh thực tánh;
Ý trọn lành lập hạnh Chơn-Như,
Thân đây tuy mãi lao lư…
Nhưng tâm đã Định xem như cởi rồi!
Ý còn động thiền ngồi sao được?
Thêm hôn trầm ám trược tối thui,
Đường đời nay đã nếm mùi,
Đạo thì Nhập-Tẩn rèn trui Xuất-Huyền.
“Ý Thanh -Tịnh Minh-Nhiên Kiến-Tánh”;
Ý ngã vong đến cảnh Như-Lai,
“Cửu-Niên Diện-Bích” đêm ngày,
Trở về “Thực-Tại Bào-Thai Chơn-Hồng”.
Cái bào thai nằm trong bụng mẹ,
Mắt chẳng nhìn vạch kẻ ngoài tai,
Miệng thì nào nói đoái-hoài,
Mũi đâu có nhiễm mê-say hương nồng?
Thân đủ-đầy nhưng không dính nghiệp,
Ý chẳng sanh mới hiệp Chơn-Như,
Mặc dầu thai ấy lớn rồi,
“Vô Tâm Nhứt-Khiếu” do trời sanh ra.
Tiếp khí thiên hư hòa trong tánh
Bụng mẹ thì cũng cảnh trần ai,
Nhưng không có nhiễm nghiệt-đài,
Chẳng sanh chấp trước, nào đày khổ đau?

Đó là Lão mới giảng sáu động. Vì sao nói: “Thị Chi Bất Kiến, Thính Chi Bất Văn …”?
P.N : Bạch! Thấy như không thấy, thấy mà không trụ-chấp. Nghe như không nghe, nghe mà không trụ-chấp.
Đ.M : Cái bào thai có biết nói không? Cái bào thai có biết nghe bao giờ không?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Mắc chỗ đó lắm!
Đ.M : Cũng mắt, tai, mũi, miệng, thân. Nhưng mắt thì chẳng nhìn, tai chẳng nghe, mũi nào ngửi, miệng không nói, thân chẳng động, ý không sanh thì làm sao biết mà ham, phải không Đệ?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
Vì thế người tu phải biết “Phản Bổn Huờn Nguyên” chớ tu mà cứ tụng kinh gõ mõ riết, Đệ phủ nhận việc này không thể nào đưa mình đến cứu cánh giải thoát được.

Trở lại trang chánh