HẠNH ĐẦU ĐÀ

P.N : Nhưng mình phải biết tại nghiệp mê mới sanh ra vô-minh. Vì thế nên giác tỉnh quay về đường tu, hễ tu thì phải cần “Sám-hối”. Nếu không “Sám-hối”, thì làm sao khỏa được lớp màn vô-minh đã bám dầy kiên-cố bao đời! Phải thành-thật thấy cái sai lầm của mình thì mới phá được màn lưới vô-minh, phải không Ngài A-Nan?
A.N : Bạch Phục-Nguyên, đúng vậy! Bởi vì thế, nên người tu phải chuyên cần… Đức Thế-Tôn xưa kia đã lập ra Qui-điều cho những hàng Tâm-linh giải-đãi, phải tu theo hạnh “Đầu-đà”. Bởi vì những hàng Tâm-linh giải-đãi thường là do nghiệp-quả khi đã gieo…, thì dù cho trên thế-gian có cung kỉnh nào thay! Cũng không nghe đặng. Vậy phải làm sao? Thứ nhứt phải chuyên-cần Tịnh-định sám-hối hằng kỳ, phải biết sửa đổi hằng ngày về phép Thiền- quán là chi?

BÀI
“Thiền là suy-nghĩ từ đầu”;
“Quán lòng Tri-kiến Nhiệm-mầu Vô-vi”.
“Thiền Nhiếp- tâm Định trì khử tục”;
“Quán làm sao uẩn khúc thế-gian!”
“Thiền tâm bí-yếu Nhãn-Tàng”;
“Quán lòng tánh hạnh tịnh an hằng ngày”.
“Khi khởi mầm bi ai đau-khổ…!”
“Quán chỗ nào là chỗ sanh ra…”
“Đó là Thiền nhiếp tâm ta”,
“ Quán lòng diệu ẩn vượt qua não sầu!”
“Xác này bởi do đâu mà có?”
“Mãi luân-hồi trong rọ tử-sinh”,
“Do đâu mà có thân hình?”
“Chịu bao đau-khổ, trăm nghìn thê-lương!
“Thiền Chiếu-kiến, tầm đường thoát-khổ!”
“Quán diệu-mầu là chỗ Như-Lai”,
“Biết mình có lỗi sửa ngay…”
“Phóng tâm thâu-liễm hằng ngày mới xong!”
Đó “Ngũ-Uẩn Giai-Không” liễu-liễu.
“Cố Không-Trung” phải hiểu luật tòng,
“Hành-Y Bát-Nhã” viên-thông.
“Diệu-Đề” tứ pháp nguyện lòng Qui-y…!
Rồi hành-trì “Thập Nhì Duyên” đáo,
“Hạnh Đầu-Đà năng bảo trong tâm”.
“Tri ra nguyên-lý thậm-thâm…!”
“Diệt đi nguồn khổ tự tầm Chơn-Như”

Mô-Phật! Bạch Ngài Phục-Nguyên có đúng vậy không?
P.N : Bạch Ngài! Đúng như thế! Bây giờ Phục-Nguyên vấn tiếp câu khác. Bạch Ngài sao gọi “Tu hạnh Đầu-Đà”?
A.N : Lành thay! Phục-Nguyên hỏi điều này rất đúng! Bởi vì “Hạnh Đầu-Đà thì phải Chuyên-cần. Hạnh Đầu-Đà”ø gồm có những điều như sau :
“Một khi đã Qui-y Tam-Bảo: Ăn không trụ vào ngon, mặc không biết đẹp cũng là một hạnh Đầu-Đà. Độ thực đúng giờ Ngọ cũng là hạnh Đầu-Đà. Khi ngồi phải xem xét chỗ ngồi của mình để tránh những côn-trùng thảo-mộc, thì cũng phạm trong nghiệp sát-sanh thì cũng không phải hạnh Đầu-Đà. Phục-Nguyên có biết như thế nào? Tu phải chuyên-cần cũng là hạnh Đầu-Đà. Phải biết “Quán-tâm” mình, xét lỗi hằng ngày cũng là hạnh Đầu-Đà. Phải dùng “Bát Chánh-Đạo” Chánh-ngữ, vì không muốn nói lời ác khẩu, nhẫn tâm cũng là hạnh Đầu-Đà. Chánh-niệm, Chánh-kiến, Chánh Tư-duy rồi phải suy-xét hằng ngày cũng là những hạnh Đầu-Đà. Không khen ngon, không chê dở cũng là hạnh Đầu-Đà”

HỰU
“Một khi đã khoác cà-sa”,
“Người tu phải giữ Đầu-Đà hạnh trên”.
“Năng Thiền-quán xây nền Định tánh”,
“Phải trừ mê để tránh oan-khiên…”,
“Ngọ thời một buổi dùng liền”,
“Không ngon hay dở phổ-truyền Tăng-Ni”.
“Rồi ít ngủ Qui-y Tam-Bảo”,
“Năng Định-Thiền Huấn-giáo ác tâm”.
“Siêng ngồi đừng có hay nằm”,
“Hôn-trầm phải mắc mà không được gì…!”
“Chân không dép rồi đi khất-thực”,
“Không ngẩng đầu giữ luật uy-nghi…!”
“Định tâm Thanh-tịnh hạnh trì…”
“Ta-bà độ khách tu-trì mà thôi!”
“Không đi nhanh không ngồi ẩu-tả…”
“Dù áo quần kết vá rách ngoài…”
“Nhưng mà chẳng biết đẹp sai…”
“ Chỉ vui mùi Đạo hằng ngày thong-dong”.
“Năng nghe pháp trong lòng chấn-chỉnh”,
“Hạnh Đầu-Đà để tỉnh người tu”,
“Chuyện đời nếu luận là ngu…,
“Thảo bần việc Đạo Công-phu đều đều”
“Khi biết lỗi Qui-điều phạm luật”,
“Sám hối liền tùy sức khả-năng…!”
“Qui hòa Tam-Bảo vẹn phần”,
“Nghe rồi tự biết thì Thần sáng-soi…!”
“Đức Thế-Tôn đã ngồi nơi trước”,
“Đến kỉnh thành chớ bước nặng chân”,
“Đầu-Đà hạnh ấy tín cần…!”
“Khi nào tiếp pháp thì lòng nhẹ thanh”.

Đó! Bạch Phục-Nguyên! “Đó cũng là những hạnh Đầu-Đà! Bởi vì khi khất-thực phải đúng giờ mới dùng. Còn đêm thì không ngủ nhiều, chỉ chợp mắt vài
phút là đủ, cũng là hạnh Đầu-Đà. Phải siêng-năng tu-hành không giải-đãi. Miệng không nói tà vạy, tâm không nghĩ điều quấy, thân không hành-động điều sái đạo, cũng là hạnh Đầu-Đà. Ý không khởi những điều tạp-niệm theo thói của chúng-sanh, cũng là hạnh Đầu-đà. Hạnh Đầu-Đà bao quát gồm tất-cả, những chuyên chú về phần tu-luyện nội tâm phải năng công-phu. Bởi vì có Công-phu tu mới “Chiếu-Kiến Ngũ-Uẩn Giai-Không”diệt hết những gì đã mê-lầm không đúng!” Bạch Phục-Nguyên đã rõ hạnh Đầu-Đà?
P.N : Mô-Phật! Bạch Ngài A-Nan! Phục-Nguyên đã rõ. Sở-dĩ Phục-Nguyên hỏi Ngài, bởi vì Phục-Nguyên này cũng tu trong hạnh Đầu-Đà. Nhưng xét thấy rằng trong thời kỳ mạt-pháp biết bao nhiêu nhà tu còn mê-lầm, đã trụ-chấp trong vòng sắc tướng, âm-thinh bị pháp-chướng và lý-chướng buộc trói nào hay! Do đó, mà không thấy được yếng-sáng Như-Lai Phật-tánh vì tu cứ vọng ngoại, nào là lo toan luyện-thân mà không lo quán xét tâm, chẳng thấy được tánh. Như vậy không thể phù hợp với hạnh Đầu-Đà – mà phù-hợp với hạnh Đầu-Đà thì “Thân-Khẩu-Ý” phải chơn-thường Thanh tịnh”.
Trái lại, “vào thời kỳ mạt-pháp này cứ trụ nơi thân cho nên chỉ khởi vọng chấp vào chỗ luyện thân. Vì thế không thấy được Phật-tánh. Do đó nên phần tâm-
hồn của nhà tu ngày nay đa-số đảo-điên cuồng-tín và mê-hoặc… Bởi vậy Phục-Nguyên mới bạch Ngài A-Nan để xin giảng hạnh Đầu-Đà đoạn ghi làm Giáo-lý, hầu sau này thức-tỉnh cho hàng Chánh-giác, Chánh-đẳng Linh-căn Nguyên-nhân, để ý-thức được phương-hướng tu-hành sao cho rốt-ráo, mà đi đến “Diệu-Pháp Chơn-Như”, phải không bạch Ngài A-Nan?
A.N : Bạch Phục-Nguyên! Đã nói rằng thời kỳ mạt-pháp thì khác với thời ký “Chánh-pháp” như thế nào?
Thời kỳ “Chánh-pháp” năng tu để giải-thoát không bỏ Đạo, luôn luôn lấy “Giới-Định-Huệ” và “Minh-Tâm Kiến-Tánh” làm căn-bản cứu-cánh. “Còn thời kỳ mạt-pháp bởi vì nghiệp-chướng thế-gian quá dầy, do luân hồi quả-báo nhiều kiếp. Thế nên, làm mờ ám linh tánh màn vô-minh bao phủ, càng ngày càng tô thêm dầy-đặc. Bởi vì không còn sáng-suốt khó ngộ được nguồn “Chánh-Pháp Nhãn-Tạng” nên tâm-hồn hướng ngoại, trụ-chấp vào pháp hữu-lậu, âm-thinh sắc-tướng và lý-chướng tà-kiến rồi cho mình tu hành-trì Chánh-pháp của Như-Lai không dùng hình tướng bên ngoài phải không, bạch Ngài Phục-Nguyên?
P.N : Mô-Phật!
A.N :

BÀI
Này Phục-Nguyên! Định tâm nghe rõ :
Nay A-Nan bày tỏ đôi điều,
“Như-Lai chánh-pháp cao-siêu,
“Ngai vàng đã bỏ còn yêu điều gì…?
“Không sắc-tướng, Huyền-vi mới chánh”,
“Xả thân này cầu hạnh Đạo tu…!”
“Núi rừng tịch-lặng âm-u”,
“Chim kêu vượn hú Công-phu đêm ngày.
“Áo cà-sa khoác ngoài thân giả”,
“Đêm chuyên-cần hối-hả “Nhãn-Tàng.
“Còn gì oan-trái vương-mang…”
“Mà dùng sắc-tướng độ hàng Tăng-Ni.
“Bởi mạt-pháp điều gì cũng giả…,
“Tạo tướng hình đả-phá với nhau,
“Như-Lai Phật-tánh thâm-cao”,
“Biết trong Tứ-Khổ nhìn vào triền-khiên!”
“Sanh ra đó vì duyên kiếp trước”;
“Có thân này được phước lắm thay!”
“Nhưng tâm mê-muội hằng ngày…”
“Gây điều quả-báo đọa-đầy Linh-chơn!”
. “Rồi mang bịnh từng cơn oằn-oại!”
“Đau-khổ nhiều ngang-trái oan-khiên!”
“Con xinh vợ đẹp tuy hiền”,
“Nhưng mà cũng giả nào liền với Ta?”
“Khi bóng xế chiều-tà thân khổ…!”
“Lúc tuổi già hết chỗ bình-sinh…”.
“Ôi-thôi! Cuộc thế phù-dinh”,
“Kiếp già run rẩy mới nhìn thở-than!”
“Mắt đã lòa vương-mang bao nghiệp…”,
“Bởi ngày xưa kế tiếp tạo hoài…”,
“Một khi đã thoát diêm-đài”,
“Đeo theo nghiệp quả đặc-dày thảm ôi!”

Đó! Bạch Phục-Nguyên như thế! Bởi cái thân đã giả, còn dùng hình tướng làm chi nữa? Bạch Phục-Nguyên!
P.N : Mô-Phật!
A.N :

HỰU
“Thân này giả nào đâu có thật,
“Sắc tướng ngoài ảo-chất gạt ta,
“Ngôi vua vẫn bỏ xuất-gia,
“Vợ xinh con quí dẹp qua không màng.
“Cái thân giả bàng-hoàng tê-tái,
“Thì còn chi ở tại thế-gian!
“Hữu-hình hữu-hoại trần-hoàn”,
“Bởi kỳ mạt-pháp đa-đoan lắm điều!
“Có chúng-sanh mới nhiều chư Phật”,
“Độ rỗi hồn đã mất từ lâu,
“Ngày nay quay trở lại đầu…,
“Pháp nào mà thật ngõ-hầu tầm-tri!”
“Vì bởi thế suy-vi mạt-hạ,
“Đặt lắm điều, huyễn-hóa lệch sai…”
“Giả danh hình tướng bên ngoài”,
“Một mai hữu-hoại nào ai biết gì?”
Bởi vì, hễ có hữu-hình thì phải có hữu-hoại. Bạch Phục-Nguyên! “Mà Chánh-pháp thì không bao giờ hoại. Thế nên nói ngược lại, không bao giờ hoại,
thì không bao giờ có hình mà cũng không có sắc tướng”.
P.N : Mô Phật!A.N : Mô Phật! Bạch Ngài Phục-Nguyên! A-Nan xin giả lui,
hẹn kỳ đàn khác, rồi A-Nan sẽ xin nói tiếp từ từ

Trở lại trang chánh