Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí. do Trương Ngọc An thực hiện
心印妙经通俗注解
Tâm Ấn Diệu Kinh

上药三品神与气精  
上药者,上等之妙药也。三品即三种,上药三品,谓上等之妙药,祇有三 种。三种是什么?就是我身中的神与气精耳。神与气精,为什么称为上等妙药?因为人身的生存在世,所以能够康强清健,有聪明智慧者,完全靠这三种东西的营养 维持,流行不息。今姑再将这三件东西,略为分释:精者,是人身的液体,而含有膏粘性的物质在内册贿,如稀薄的浆糊然。气是由膏粘性的液体,为火性熏蒸熔化 而成者。此气盖尚为吾人目光所能够看得见者。如口中呼吸的汽水。以及沸水的蒸汽之类。神则即由此蒸汽类的东西,再化而为目光所不能看见之物。然虽不能看 见,而东西则依旧如故,不过因其微妙而隐于虚空,并非没有也。但此三件东西,常在循环施化,流行于周身。或精化气而气化神,或神化气而气化精。只要有此三 物运行于身,则人便可以不死。而人之康强活泼,亦惟靠此三物之充足于吾身。若此三物减少,则衰老病死,亦随之而来。则此三物者,岂不可以称为上等之妙药 乎!所以说上药三品,神与气精。或云:凡普通之称谓药者,盖可以服饵而致用,故足以却病与延年。今神与气精,乃人身所本有,得之于天然,非外服之物可比。 多者不可使之少,少者不可使之多,衰者不可使之健,健者不可使之衰。亦惟有听其自然,而衰老病死,任造化之支配,未闻有人能神气精三者,可当药物服食也。 宁非空谈乎?曰:此常人之思想也。仙家妙用,所以能将此三者为上药者,正因其有法可以当药物服食而使免衰老病死之患耳。至于服法何如?请观下文便见。 
  
Tâm ấn diệu kinh thông tục chú giải (Uông Bá Anh)
(1)Thượng dược tam phẩm thần dữ khí tinh
Thượng dược là lọai thuốc kỳ diệu hàng thượng đẳng, tam phẩm tức là ba lọai; “thượng dược tam phẩm” tức thuốc diệu kỳ hàng thượng phẩm có ba lọai. Ba lọai đó là gì? Chính là thần, khí và tinh trong thân ta. Vì sao lại gọi thần, khí và tinh là những lọai thuốc kỳ diệu hàng thượng phẩm? Vì thân người tồn tại trên thế gian, sở dĩ có thể khỏe mạnh cường tráng, có trí tuệ và sự thông minh, hòan tòan đều nhờ sự nuôi dưỡng của ba thứ này, chúng không ngừng lưu chuyển trong cơ thể chúng ta. Nay hãy nói riêng về từng lọai thuốc này: Tinh là thể dịch trong thân người, có chứa những chất có tính nhày và dính, nó tựa như nước cháo lõang; Khí do thể dịch có tính nhày và dính này được hun hấp bởi yếu tố hỏa (hơi nóng) mà hóa thành, khí này là thứ mắt ta có thể nhìn thấy, như hơi thở trong miệng và giống với hơi nước do nước sôi bốc lên; Thần là thứ giống như hơi nước này được chuyển hóa đi và thứ không thể nhìn thấy bằng mắt. Tuy không nhìn thấy bằng mắt nhưng nó vẫn có, chẳng qua nó quá mỏng manh vi diệu nên lẫn trong hư không, chứ không phải không có. Ba thứ này luôn tuần hòan, chuyển hóa, lưu hành khắp cơ thể. hoặc là tinh hóa thành khí và khí hóa thành thần, hoặc thần hóa thành khí và khí hóa thành tinh. Chỉ cần có ba thứ này vận hành trong cơ thể thì con người sẽ kông chết. Sự khỏe mạnh họat bát của con người cũng đều do chúng chứa đầy trong cơ thể chúng ta. Nếu chúng giảm, con người trở nên suy yếu, già đi, lâm bệnh và chết. Vì vậy, lẽ nào chúng không đáng gọi là diệu dược hàng thượng phẩm! Cho nên nói: “Thuốc hàng thượng đẳng có ba lọai là thần, khí và tinh”. Có người nói rằng: Phàm những thứ gọi là thuốc thông thường nếu uống được thì mới trừ bệnh, kéo dài tuổi thọ. Nay, thần, khí và tinh là những thứ vốn có trong thân người, chúng ta bẩm thụ nó từ tự nhiên, không thể so sánh với những thứ thuốc bên ngòai.. Chúng nhiều thì không thể làm cho ít đi, chúng ít thì không thể làm cho nhiều lên, chúng suy yếu không thể làm cho mạnh thêm, chúng mạnh không thể làm cho yếu đi. Tất cả đều chỉ nghe theo tự nhiên để rồi già yếu, bệnh tật và chết, phó mặc cho tạo hóa chi phối. Chưa từng nghe có người có thể dùng ba thứ : thần, khí, tinh này làm thuốc uống bao giờ. Đây há không phải là lời nói vô căn cứ sao? Thưa rằng: Đây chỉ là suy nghĩ của người bình thường. Bậc thần tiên có cách sử dụng kỳ diệu, nên có thể dùng ba thứ này làm dược phẩm thượng hạng. Chính nhờ họ có cách biến chúng thành thuốc uống nên mới tránh được nỗi lo về già yếu, bệnh tật và chết chóc. Còn về cách uống như thế nào xin xem phần sau.

心印妙经通俗批注(2)   汪伯英  
 
恍恍惚惚窈窈冥冥  

此两句,便是说神气精三种药物,似来非 来,似吸非吸的适应到人身之时。陆西星真人说「恍惚者若有若无,窈冥者深昧莫测」。盖均当在虚极静笃时体验之。道德经十四章说「无状之状,无象之象,是谓 恍惚,迎之不见其首,随之不见其后」。第二十一章说「道之为物,惟恍惟惚,惚兮恍兮,其中有象,恍兮惚兮,其中有物。窈兮冥兮,其中有精,其精甚真,其中 有信」。夫恍惚之中,有象有物。窈冥之内,有真有精。而况且其中有信。信者,谓不失信用。象、物、真、精,必定应时而至。但若不能到恍惚窈冥之地,则种种 景象,一样不能发现。然要恍惚窈冥,又必须致虚守静。老氏曰「致虚极,守静笃,万物并作,吾以观其复」。所谓万物并作者,即指有象,有物、有真、有精也。 以观其复者,即指其中有信也。又虚极静笃,即儒家所谓人欲尽净也。而万物并作以观其复者,即儒家所谓天埋流行也。然虚极静笃,必须要经过恍惚窈冥之时,而 恍惚窈冥之时,即是神气交媾而入于混沌之状态。在混沌状态之中,则昏昏默默,不识不知。识神之思虑念想,人欲之喜怒哀乐,一概捐除。而造化之大气,一往一 来,一呼一吸,一收一放,一开一阖。尽于此际可以体验,亦是一种工夫之表现,并非空谈。惟时间则有长短,能有多少时间的恍惚窈冥出来。当时景象,真有上下 与天地同流之概。故儒家所谓人欲尽净天理流行者冥,即能有多少时间的人欲尽净天理流行。故恍恍惚惚,窈窈冥冥实为超凡入圣修道学仙的必由之路。而恍惚中之 象,窈冥中之精,亦即是丹经上常说的先天一气,又名药物。因此种药物,完全由神气精三者混合一处,恍惚窈冥而产生出来者。所以上文说上药三品神与气精,也 就是这个道埋。至于所谓服法,则不是完全由口中服下。因为究竟不是后天的汤药,而是先天微妙的精气。所谓进来的道路,乃足由口鼻呼吸,及毛孔中一开一阖的 摄取进来者。这种理论,早经吾圆顿夫子在黄庭经讲义中发明,请注意及之。   
 
(2) Hoảng hoảng hốt hốt yểu yểu minh minh
Hai câu này đều nói về ba lọai thuốc: thần, khí và tinh tác động đến con người một cách mơ hồ như có như không, như hấp thu được mà cũng như không hấp thu gì cả. Chân nhân Lục Tây Tinh nói “hỏang hốt là như có như không, yểu minh là thăm thẳm mờ mịt không sao lường định được.” Đây đều là sự thể nghiệm khi ở vào trạng thái hư tĩnh cực độ. Chương 14 của Đạo đức kinh nói rằng: “Cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể, đó gọi là hỏang hốt (tức thấp thóang, mập mờ). Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi.” Chương 21 lại nói: “Đạo là cái chỉ mập mờ, thấp thóang, thấp thóang mập mờ mà bên trong có hình tượng; mập mờ thấp thóang mà bên trong có vật. Nó thâm viễn tối tăm mà bên trong có cái tinh túy, cái tinh túy đó rất thật và rất đáng tin cậy.” Trong thấp thóang có hình tượng (tượng), có vật. trong sâu thẳm tối tăm có sự chân thực (chân) và tinh túy (tinh). Vả lại trong đó còn có sự đáng tin cậy (tín). Tín là nói cái dụng đáng tin cậy. Tượng, vật, chân, tinh tất theo đúng lúc mà tới. Nhưng nếu không đến được nơi thấp thóang mập mờ, sâu thẳm tối tăm thì các cảnh tượng này đều không thể nhìn thấy. muốn thấy được sự thấp thóang mập mờ, sâu thẳm tối tâm lại cần đạt đến sự hư tĩnh cực độ. Lão tử nói: “Cố hết sức giữ được cực hư cự tĩnh, xem vạn vật sinh trưởng ta thấy được quy luật phản phục”. Cái gọi là vạn vật sinh trưởng là chỉ cái có hình tượng, có vật, có chân, có tinh. “Thấy được quy luật phản phục” tức chỉ trong đó có sự đáng tin cậy (tín). “Cực hư, cực tĩnh” tức điều nhà Nho gọi là dục vọng hòan tòan lắng xuống. Và “xem vạn vật sinh trưởng mà thấy được quy luật phản phục” là điều nhà Nho gọi là lý trời lưu hành. Nhưng để “cực hư cực tĩnh” cần phải trãi qua lúc thể nghiệm tới sự thấp thóang mập mờ, sâu thẳm tối tăm, mà lúc này chính là lúc thần khí hòa quyện và rơi vào trạng thái hỗn độn (mơ hồ không có sự phân biệt rõ ràng). Trong trạng thái này, đầu óc con người mơ màng lặng lẽ, không cớ sự nhận thức, những suy tư lo lắng, những ý niệm ý nghĩ của thức thần, những vui buồn mừng giận gây ra bởi dục vọng, tất cả đều bị rũ sạch. Và bầu khí mênh mông của tạo hóa đi rồi lại, được thở ra rồi được hít vào, thu nhận rồi buông thả, mở rồi khép. Tất cả đều có thể thể nghiệm được vào lúc này, đây cũng là biểu hiện của một lọai công phu, không phải là lời vô căn cứ. Duy thời gian là có dài ngăn khác nhau. Sự thấp thóang mập mờ, sâu thẳm tối tăm có thể lâu hoặc mau hiện ra. Cảnh tượng lúc này thật sự có thể khái quát rằng: trên dưới cùng trời đất lưu chuyển. Cho nên, nhà Nho gọi lúc dục vọng bị diệt sạch, lý trời lưu hành là minh (tối mờ), thời gian để lòng dục bị diệt tận và để lý trời lưu hành có dài có ngắn. Và “hỏang hỏang hốt hốt, yểu yểu minh minh (thấp thóang mập mời, sâu thẳm tối tăm)” thực sự là con đường tất yếu phải trải qua để vượt cõi phàm nhập vào cõi thánh, tu đạo học tiên. Hình tượng trong cái thấp thóang mập mờ, tinh túy trong nơi sâu thẳm tối tăm cũng chính là nhất khí tiên thiên mà đan kinh thường nói đến, còn gọi là dược (thuốc). Lọai thuốc này hòan tòan do tinh, khí, thần hòa trộn làm một , tạo ra sự thấp thóang mập mờ tối tăm sâu thẳm mà sinh ra, do đó câu trên nói “thượng dược tam phẩm thần dữ khí tinh (thuốc hàng thượng phẩm có ba lọai là thần, khí và tinh)” chính là nói về lý này. Về cách uống thì không hoan tòan theo cách đưa vào miệng nuốt xuống. Bởi vì, rốt cuộc chúng đâu phải là thuốc thang hậu thiên mà là tinh khí vi diệu có ở tiên thiên. Con đường đưa nó vào chính là từ mũi miệng hít vào, từ trong lỗ chân lông lúc mở lúc khép tiếp nạp vào. Lý luận này, từ lâu đã được người thầy viên thông đốn ngộ của tôi trình bày khi giảng nghĩa Hòang đình kinh. Xin lưu ý đến.

心印妙经通俗批注(3)   
汪伯英  
存无守有顷刻而成  

无 就是虚,虚就是空,空到极处,就是真空。存无就是致虚,致虚要一念不生。一念不生的时间经久,就达到真空的地位。然致虚的方法,亦有种种不同。因一念不 生,初学者颇非易易,欲其一念不生,必须守在一个地方。守在何处?则有守上丹田,有守中丹田,有守下丹田,有守海底尾闾,有守山根眉心,有观鼻端,有调息 数息,有但心息相依,有将心想在身外,有将心想在极下之处,有心中默运圈子。种种方法,一时笔下不及备述。若问那一个方法算最好?这却不能断定。因为各种 方法,各有各的好处,亦各有各的坏处。何以故?盖各人的身体不同,有偏于阴的,有偏于阳的,有人属气虚,有人属血虚,有的极肥胖,有的极枯瘦。以上的方 法,有的宜于阴,有的宜于阳,有可以补气,有可以补血,有的利于肥,有的利于瘦。欲决定那一种方法,宜于那一种人,必须经明眼人鉴察,或本人自己的心领神 会。然而一时或不能得明师指导,而自己亦不易领会。但欲急于实行,那末不妨就将心息相依的方法,来履行一下。而最要紧的标准,不论什么方法,就是先要慢慢 的做到上文所说的恍惚窈冥地步。而恍惚窈冥,也就是由各种方法中的存无致虚所做出来的。﹙或问以上如数息,观鼻端等,如何可以说是存无致虚呢?答曰:方法 是方便的法门。数息观鼻端等,乃是因杂念太多的人,不易归一,所以用从有入无,先存后忘的方法入手。盖数与观均是有。而久数久观,自然会忘其数忘其观。在 忘数忘观之时,便是无。然后再由此无之久,而产生无中之有,便是存无守有。﹚既存无而致虚,又觉得恍惚窈冥,则真空境界己到。既到那个境界,则恍惚窈冥 中,决定有精有象。真空之中,决计发现妙有。所谓守有者,即守恍惚窈冥中之精和象,真空中发现之一灵妙有耳。其所谓守者,实是不守之守。盖存其无即所以守 其有也。若不能存无,亦决不能守有。名为二者,实一而已。所谓顷刻而成者,即云真空中妙有,若然一到,则顷刻间即得遍体融和,酥软舒畅。有不可名言之状。 其所谓成者,非云成道。盖谓妙有一发现之后,则能自然施化于吾身。不必用什么方法去应付他,只顺其自然而已。孟子书上说:「生后,施化于周身时之写真。成 者即成就此一时之造化也。盖此一时之造化,睟然现于面,盎于背,施于四体,四体不言而喻」。这几句话,颇可为妙有发生后施于周身之写真。成者即成就此一时 之造化也。盖此一时之造化,若无中之有不到,则不能成也。故顷刻者,指有到而后言,非指存无之时言。因存无之时间,愈久愈好。盖存之愈久,则空之范围愈 大,空之范围愈大,则妙有之发生愈旺。其身中之造化亦愈奇。此在证者能知耳。  
又按陆西星真人注云「存无者,凝神静虑,炼己以有待也。守有 者,勿失爻动,乘时而有为也。盖无者离之性,有者坎之情。悟真篇云:恍惚之中寻有象,是存无也。窈冥之内觅真精,是守有也。迨夫玄珠成象,运剑追来,疾驾 河车,逆转而上」。其所谓勿夫爻动,离性坎情与运剑追来翟簖,乃另有作用。原理虽同,而方法则不同也。是在达德者之神明观察。注者不能为之公布。   
(3)Tồn vô thủ hữu khoảnh khắc nhi thành
Vô chính là hư (hư vô), hư chính là không (trống rỗng), không đến cùng cực chính là chân không. Tồn vô (giữ lấy vô), chính là làm cho cực hư, cực hư thì một niệm cũng không sinh ra. Thời gian không phát sinh bất cứ niệm nào kéo dài thì đạt đến mức chân không. Nhưng để đạt được cực hư có nhiều phương pháp khác nhau. Để một niệm cũng không sinh, đối với người mới học không phải dễ dàng, muốn không sinh ý niệm tất phải giữ tâm tưởng vào một nơi. Giữ ở nơi nào? Có người giữ ở Thượng đan điền, có người giữ ở Trung đan điền, Hạ đan điền, có người giữ ở huyệt Vĩ lư nơi được xem là rốn biển. Có người giữ ở giữa đôi mi, nơi được xem là chân núi, có người nhìn xuống chóp mũi, có người điều hòa hơi thở, đếm hơi thở, có người dùng cách tâm tức tương y, có người để tâm tưởng bên ngòai thân, có người để tâm tưởng nơi thấp nhất, có người thầm tưởng ra vòng tròn trong tâm trí. Rất nhiều phương pháp, không thể một lúc viết hết ra được. Nếu hỏi phương pháp nào tốt nhất, điều này không thể xác định vì mỗi phương pháp có ưu khuyết điểm riêng. Đó là vì sao? Do cơ thể của mỗi người mỗi khác, người thể chất thiên về âm, người thiên về dương, người thuộc tạng khí hư (khí suy yếu), người thuộc huyết hư (thiếu máu), người rất béo, người lại rất gầy. Muốn quyết định chọn phương pháp nào nên tùy theo từng người, điều này cần có người sáng suốt để phân biệt cho, hoặc bản thân tự lĩnh hội. Nhưng nhất thời chưa được bậc minh sư chỉ dẫn, bản thân cũng không dễ lĩnh hội. Nếu muốn cấp tốc thực hiện thì chớ ngại dùng phương pháp tâm tức tương y thử một lần. Tiêu chuẩn cần thiết nhất chính là, bất luận dùng phương pháp nào, đầu tiên cũng phải thực hiện chầm chậm cho tới bước thấy được sự thấp thóang mập mờ sâu thẳm tối tăm nói trên. Và bước này cũng chính do sự “tồn vô trí hư (tồn giữ vô cho đến cực hư) trong các phương pháp tạo ra. Có người hỏi rằng những cách như đếm hơi thở, nhìn xuống chóp mũi… nói trên, làm thế nào có thể “tồn vô trí hư”? Thưa rằng: Phương pháp là biện pháp cứu cánh. Những cách đếm hơi thở, nhìn xuống mũi là do con người có quá nhiều tạp niệm, không dễ quay về sự chuyên nhất, nên phải dùng phương pháp từ “hữu” vào “vô”, trước tồn giữ sau quên đi dể bắt tay tập luyện. Đếm và nhìn đều là “hữu”, nhưng đếm lâu, nhìn lâu tự nhiên quên mình đang đếm, quên mình đang nhìn. Khi quên việc đếm việc nhìn thì thành “vô”. Sau đó lại do vô này kéo dài mà sinh ra hữu trong vô, đây chính là “tồn vô thủ hữu (chứa lấy vô và giữ lấy hữu)”. Đã tồn giữ vô đến mức cực hư, lại cảm thấy có sự thấp thóang mập mờ, sâu thẳm tối tăm, là đã đạt đến cảnh giới chân không. Đã đạt đến cảnh giới này, trong thấp thóang mập mời, sâu thẳm tối tăm chắc chắn có tinh và tượng. Trong chân không nhất định hiện ra diệu hữu. Cái gọi là “thủ hữu” chính là tinh và tượng trong cõi thấp thóang mập mời, sâu thẳm tối tăm, là diệu hữu vô cùng linh ứng hiện ra trong chân không. Cái gọi là thủ (giữ lấy), kỳ thực là giữ lấy mà không giữ lấy. Tồn giữ vô tức là để giữ lấy hữu. Nếu không thể “tồn vô”, quyết không thể “thủ hữu”. Tên gọi là hai nhưng thực ra chỉ một mà thôi. “Khỏanh khắc nhi thành (trong khỏanh khắc mà thành tựu được)”, muốn nói diệu hữu trong chân không một khi đã có thì trong khỏanh khắc tòan thân sẽ thông suốt hài hà, trở nên mềm mại và thư thái, có một trạng thái không thể diễn tả bằng lời. “thành” không phải thành đạo, mà nói sau khi diệu hữu xuất hiện có thể tự nhiên thi triển công dụng của nó ở thân ta, không cần dùng bất cứ phương pháp nào ứng phó với nó cả, chỉ cần thuận theo tự nhiên mà thôi. Sách Mạnh tử nói: “Sau khi sinh ra, nó tác động lên tòan thân, làm vẻ tươi sáng nhuần nhã hiện lên trên mặt, vẻ đầy đặn nở nang lộ trên vai, tác động đến cả tứ chi, ở tứ chi không lời nào ví von nỗi.” Những câu này có thể xem là sự miêu tả chân thực về tác động của diệu hữu lên tòan thân sau khi nó xuất hiện. “thành” tức đạt đến sự chuyển hóa ngay trong lúc này, khả năng chuyển hóa ngay lúc diệu hữu xuất hiện này nếu không có hữu trong vô thì không đạt được. Do đó, “khỏanh khắc” là chỉ lúc hữu đã đến, không phải nói lúc tồn giữ vô. Vì thời gian tồn giữ vô càng lâu càng tốt. Tồn giữ vô càng lâu thì phạm vi của sự trống không càng lớn nên diệu hữu hiện ra càng mạnh mẽ, sự chuyển hóa trong thân cũng càng kỳ diệu. Điều này có thể được biết khi trãi nghiệm qua.

Theo chân nhân Lục Tây Tinh chú: “Tồn vô chính là ngưng thần lắng tĩnh mọi suy nghĩ, cần luyện kỷ để đạt được. Thủ hữu là không đánh mất hào động, thừa thời cơ mà có sự hữu vi. Vô là tính của ly, hữu là tình của khảm. Sách Ngộ chân viết: “Trong thấp thóang mập mờ tìm ra hình tượng, đây là tồn vô; trong tối tăm sâu thẳm tìm thấy chân tinh, đây là thủ hữu. Đợi đến lúc huyền châu tượng hình, vung kiếm lướt tới, nhanh chóng cưỡi hà xa, chuyển ngược mà lên.” Chớ để mất hào động có nghĩa là, tính của ly, tình của khảm và sự vung kiếm lướt tới mỗi thứ có một tác dụng riêng. về nguyên lý tuy giống nhau nhưng phương pháp thì có khác. Điều này người đạt đức sẽ quan sát thấy rõ. Người chú không thể bàn thêm.

心印妙经通俗批注(4)   
汪伯英  

回风混合百曰功灵  老子道德经上说:「天地之间,其犹橐钥乎?」橐钥就是风箱的抽机,抽机 的一拉一推,以比人身的一呼一吸。风箱抽机拉动、则风煽在火上,风火混合,则火势之燃烧愈旺。人身呼吸亦然。呼吸荚粄,则气来合神。盖呼吸之气,即是风 也。而心中之神,即是火也。迥风混合者,即是回呼吸之风,来与心中之神火混合,因风火混合,则风乘火势,而火趁风威。神气混合,则神因气灵,气因神旺。若 能在一百曰之中,曰曰回风混合,则其功必然灵矣。所谓功灵,谓命功之筑基完成也。何以知其指命功筑基而言?因百曰筑基,为丹经所常言,否则,但云功灵,则 上文明言顷刻而成,此处何故忽言百曰功灵,以此知其指筑基言也。又问何谓筑基?曰:此即所谓男子修成不漏精,女子修成不漏经,男闭阳关,女斩赤龙也。虽 然,世俗之人,为衣食之累,操心劳力,对于上两件事要做到,亦不容易。盖筑基即是筑长生之基,为命功之始。所以灵源大道歌有云:「形神虽曰两难全,了命未 能且了性。」亦谓命功不易为,教世俗之人,和光混俗,积德累功,且先了性可也。或又问云:据子所云,谓回风混合,即是回呼吸之风,与心中神火混合。然不做 工夫之人,亦未尝不呼吸,心中亦未尝无神,何以不能混合?曰:呼吸之风虽动,而心中之神,却因七情六欲而奔驰在外,犹风箱虽在煽动而火种却远在他方,风火 远离,如何可以混合,故不做工夫之人,则不能回风混合而神气凝集者,就是这个道理。   
 
(4) Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh

Đạo đức kinh của Lão tử viết: “Khỏang giữa trời đất, nó giống cái ống bễ chăng?” Ống bễ chính là ống kéo đẩy trong thùng hơi. Ống này kéo ra rồi đẩy vào, cứ như vậy giống như cơ thể con người thở ra rồi hít vào. Nhờ sự kéo đẩy của ống này trong thùng hơi mà gió được quạt tới lửa. gió và lửa quyện vào nhau thì thế thiêu đốt của lửa càng mạnh. sự hô hấp ở cơ thể con người cũng vậy. Hô hấp hài hòa thì khí hợp với thần. Khí có trong hô hấp tức là gió, và thần nằm trong tim chính là hỏa. “Hồi phong” tức là khí có do hít thở đến hòa trộn với thần hỏa trong tim. Do lửa gió hỗn hợp lại nên gió nương theo thế lửa, lửa thừa theo uy của gió. Thần và khí hỗn hợp lại thì thần nhờ khí mà linh, khí nhờ thần mà mạnh mẽ. Nếu có thể trong vòng trăm ngày, mỗi ngày đều “hồi phong hỗn hợp” thì công phu tất trở nên linh diệu. Công linh (công phu linh diệu) là nói cái nền để xây nên công phu bảo tòan tính mệnh đẫ hoan thành. Sao biết nó chỉ về nền công phu bảo tòan tính mệnh mà bảo vậy? Vì trăm ngày dựng nền (bách nhật trúc cơ) là cách nói thông thường trong đan kinh, nếu không nói về hai chữ “công linh” ở đọan trên đã chỉ rõ “khỏanh khắc nhi thành”, ở đây hà cớ gì lại nói “bách nhật công linh (có thể hiểu là trong trăm ngày đạt công phu linh diệu)”, từ đó mà biết ở đây chỉ việc xây nền. Lại hỏi sao gọi là xây nền? Thưa rằng: Ở đây muốn nói đàn ông tu thành thì không tiết tinh, đàn bà tu thành thì không còn kinh nguyệt, nam đóng dương quan (cửa dương), nữ chặt đứt xích long (rồng đỏ - ám chỉ kinh nguyệt). Tuy nhiên, người đời bị cái ăn cái mặc làm lụy, lao tâm lao lực, muốn làm được hai việc trên không phải là dễ. Xây nền chính là xây cái nền móng để được trường sinh, là cái bắt đầu của công phu tu trì mệnh sống. Cho nên Linh nguyên đại đạo ca có câu rằng: “Hình và thần, hai thứ khó bảo tòan. Hiểu được mệnh chưa thể, phải hiểu tính.” Cũng là nói công phu trì giữ mệnh không dễ, dạy người đời thôi tranh giành, phải tích lũy công đức, trước hết phải hiểu được tính. lại có người hỏi: Theo như lời ông nói rằng “hồi phong hỗn hợp” tức là gió theo sự hít thở đến hợp cùng thần hỏa trong tim. Nhưng những người chưa luyện công phu thì ai cũng phải luôn hô hấp, trong tim ai cũng có thần, sao không thể hỗn hợp được? Thưa rằng: Gió trong hô hấp tuy có tác động, nhưng thần trong tim lại vì thất tình lục dục mà bôn ba ra ngòai, giống như thùng hơi tuy được quạt mà tàn lửa lại ở nơi khác, gió lửa xa cách nhau, làm thế nào mà hợp được, nên người không tu luyện công phu không thể “hồi phong hỗn hợp (đưa gió về hợp với thần)” mà làm cho thần khí ngưng tụ, lẽ nó là vậy.

心印妙经通俗批注(5)   
汪伯英  
默朝上帝一纪飞升  
上 帝有两种解释:一种是有形有相之上帝。一种是无形无相的上帝。有形有相之上帝,为上帝之体相。即人心目中认为如人间的帝王一样情形,不过道德神通智慧三者 异于人间之帝王耳,这个上帝,等于佛家所说的报身。但上帝之中,又分出有种种的上帝,如道教经书中所称的昊天上帝,玉皇上帝,玉虚上帝,五老上帝,玄天上 帝等等。虽然有这许多名词,亦可以说是是由一个上帝的分身变化出来的,等于佛家所说的化身。至于天主耶稣教,他们所崇拜的上帝,与道家所说的上帝,是否相 同,我们且不去管他。而儒家的经书上对于上帝的名称,亦是数见不鲜。如惟皇上帝,降衷于下民。上帝临汝,毋贰尔心等类。但没有形容出上帝的声音笑貌,如何 情形。此则似指宇宙的主宰而言。而秦穆公见天帝,闻钧天广乐,与夫世子申生的托梦狐突,得请于帝之类,则同道书所说的上帝一样矣。然根据儒家出于道家,黄 帝问道于广成,孔子问礼于老子而论,则儒家之上帝,或即道家之上帝,亦未可知。至于无形无相的上帝,乃是言道之全体,神之妙用。是先天之主宰。所以道德经 上所说「吾不知谁之子,象帝之先」。盖有「有物混成,先天地生」者,此即佛家之所谓法身也。然吾人之身中,亦有个上帝,身中之上帝为何?就是指吾人之本性 灵光而言。盖不思善不思恶之先天元神也。「惟皇上帝,降衷于下民」。这个衷字,就是吾人身中之上帝。而左传上又说「人受天地之中以生」。这个中字,亦是指 宇宙主宰而言,和尚书上帝降衷的衷字,意义相同。默朝上帝,就是默朝这个衷字和中字。盖一切听先天元神的主宰。惟精惟一,允执厥中。三家相见,五气朝元。 即同灵源大道歌所谓万国来朝赤帝宫之意义。倘能曰曰如此,经过一纪之期,﹙一纪即十二年﹚则可以白曰冲举矣。或又云:默朝上帝者,指阳气上升于泥丸也。亦 通。   
(5) Mặc triêu thượng đế nhất kỷ phi thân
Thượng đế được giải thích theo hai cách: một là thượng đế có hình có dạng, một là thượng đế không hình không dạng. Thượng đế có hình có dạng là thể tướng của thượng đế, tức trong suy nghĩ của mọi người thượng đế có hình dạng giống vua chúa ở thế gian, có điều có ba thứ : đạo đức, sức thần thông và trí tuệ khác với ông vua ở thế gian, thượng đế này giống như báo thân của nhà Phật. Nhưng trong thượng đế còn chia ra các dạng thượng đế. Trong kinh sách của Đạo giáo gọi là Hòang thiên thượng đế, Ngọc hòang thượng đế, Ngọc hư thượng đế, Ngũ lão thượng đế, Huyền thiên thượng đế… Tuy nhiên nhiều danh từ như vậy cũng có thể cho biết các thân phận được biến hóa ra từ một thượng đế, giống với danh từ “hóa thân” của nhà Phật. Về đạo Thiên chúa, thượng đế mà họ sùng bái với thượng đế của Đạo giáo có giống nhau không, chúng ta không quan tâm đến điều này. Kinh sách Nho giáo nói về thượng đế cũng không ít, như “duy hòang thượng đế, giáng chung vu hạ dân (Hòang thượng đế trên trời, giáng đạo Trung xuống đám hạ dân)”, “thượng đế lâm nhữ, vô nhị nhĩ tâm (thượng đế soi xét ngươi, ngươi chớ hai lòng”… Nhưng không ai hình dung ra âm thanh, nụ cười của thượng đế, đây là lẽ gì? Đây cũng giống như nói về vị chủ tể trong vũ trụ. Căn cứ vào việc Nho gia bắt nguồn từ Đạo gia, Hòang Đế hỏi đạo ở Quảng Thành, Khổng tử hỏi lễ ở Lão tử mà bàn, thì thượng đế của Nho gia không biết chừng cũng là thượng đế của Đạo gia. Về thượng đế vô hình vô dạng, là chỉ cái thể tòan diện của đạo, diệu dụng của thân, đây là chủ tể tiên thiên. Đạo đức kinh nói: “Ta không biết nó là con ai, có lẽ nó có trước thượng đế”, lại nói “có một vật hỗn độn mà thành, sinh trước trời đất.”, điều này Phật giáo gọi là pháp thân. Nhưng trong thân ta cũng có một thượng đế, đó là gì? Chính là bản tính linh diệu sáng rỡ của chúng ta, là nguyên thần thiên tiên không thiện không ác. “Duy hòang thượng đế, giáng chung vu hạ dân”, chữ “chung” trong câu này là thượng đế trong thân ta. Và Tả truyện cũng viết: “Con người nhận lấy sự trung (trung hòa) của trời đất mà sinh sống”, chữ “trung” này cũng chỉ chủ tể của vũ trụ, cùng với chữ “chung” trong câu “thượng đế giáng chung” của sách Thượng thư có ý nghĩa giống nhau. “Mặc triều thượng đế (thầm lặng chầu về thượng đế)” chính là thầm lặng hướng về chữ “chung” và “trung” này, tất thảy mọi điều đều lắng nghe vị chủ tể nguyên thần tiên thiên. Làm cho thật tinh túy và chuyên nhất, kính cẩn giữ lấy đạo trung. Ba nhà gặp nhau, ngũ khí hướng về nguyên khí, tức cùng ý nghĩa với câu: “Vạn nước chầu về cung Xích Đế” trong Linh nguyên đại đạo ca. Nếu có thể ngày ngày đều như vậy qua thời gian “nhất kỷ” (một kỷ là 12 năm) thì có thể ngay ban ngày cất thân bay lên. Có người lại nói: “mặc triều thượng đế” chỉ dương khí bay lên đến Nê hòan. Hiểu như vậy cũng được.

心印妙经通俗批注(6)   

汪伯英 
 

智者易悟昧者难行  对于以上所讲一切超凡入圣的道理,若是有智慧有夙根的人,必定容易明白。若是愚昧而没有夙根的人,则必定不懂这种道埋,便难以用功行持。   

(6) Trí giả dị ngộ muội giả nan hành

Đối với tất cả các đạo lý về siêu phàm nhập thánh được giảng ở trên, nếu người có trí tuệ, có căn duyên chăc chắn dễ dàng hiểu rõ. nếu là ngừoi ngu muội lại không có căn duyên chắc chắn không hiểu ra lý lẽ này nên khó lòng dụng công tu trì.

心印妙经通俗批注(7)   
汪伯英  
履践天光呼吸育清 
 

 
汪伯英  
履践天光呼吸育清  
履 是鞋子,践是践踏。凡鞋子纵着在脚上,故履践就是脚踏。常有一句勉励人家真实用功之话,叫做真履实践,脚踏实地。但此处是说履践天光,不是说脚踏实地。请 问如何谓之天光?曰天光者,就是说天道乃是光明的。履践天光,呼吸育清,乃是说要真履实践天道的光明,必须要善调其呼吸,以育清阳。夫调呼吸何以能育清 阳?即谓一呼一吸之中.有真机在焉。夫呼为阳,吸为阴。能将呼吸调和,则真机发动。于是一阖一辟。玄关显现。真空之虚无窍中,有一灵之妙有发生。此一灵之 妙有,即是清阳,故调之呼吸育清。w


(7) Lý tiễn thiên quang hô hấp dục thanh

“Lý” tức là giầy, “tiễn” là dẫm lên. Phàm vì giầy mang vào chân nên giầy dẫm chính là chân dẫm. Thường có những câu khuyến khích mọi người nổ lực cố gắng như “chân lý thực tiễn (mạnh chân vững bước)”, “cước đạp thực địa (chân cứng đá mềm)” Nhưng ở đây lại nói “lý tiễn thiên quang”, chứ không nói “cước đạp thực địa”. Xin hỏi như thế nào gọi là thiên quang? Thưa rằng: Thiên quang chính là thiên đạo (đạo trời), là ánh sáng, câu “lý tiễn thiên quang hô hấp dục thanh” ý nói muốn mạnh chân vững bước theo ánh sáng của đạo trời cần giỏi điều hòa hơi thở để dưỡng được thanh dương (khí dương trong trẻo). Vậy điều hòa hơi thở thế nào để dưỡng được thanh dương? Trong từng nhịp hô hấp hít vào thở ra có chân cơ trong đó. Hô là dương, hấp là âm, có thể điều hòa hô hấp thì chân cơ sinh ra. Vào lúc khép khép mở mở thì huyền quan xuất hiện. Trong cái lỗ hư vô của chân không, sinh ra diệu hữu vô cùng linh ứng. Diệu hữu này chính là thanh dương nên mới nói: “điều hòa hô hấp để dưỡng thanh dương”.

心印妙经通俗批注(   
汪伯英  
出玄入牝若存若亡 
 

玄 牝二字,出于老子道德经。经云「谷神不死,是谓玄牝。玄牝之门,是谓天地根」。所谓谷神者,就是说虚谷中的灵气。即是道书上所说的天谷元神。而所谓乖贿, 乃是空其中而包其外,外面包的什么东西?就是玄牝,有玄牝一包,那谷神便能发生妙用而不死。玄牝是什么东西?就是一阴和一阳。就外呼吸而论,则前人有以口 为玄而以鼻为牝。则口鼻之息,便可谓之谷神。若就身中而论,则当以心中神为玄,肾中气为牝。而神气合一中产生之虚无一气,便是谷神。若就南宗而论,则以离 门为玄,坎户为牝。而于坎离既济中产生之先天灵机,便是谷神。而上文所说的呼吸育清,亦可以说呼是玄,吸是牝,而呼吸所育之清,便是谷神。所以玄牝二字, 不要指定那一件。总而言之,是阴阳出入的门户。而门户之中,便有谷神在内。出玄入牝,就是出此入彼,出彼入此,阴阳沟通之象。黄庭经上说:出清入玄二气 焕。又曰:出曰入月呼吸存。语句虽殊,意义无别。若亡若存者。即若有若无。盖形容其呼吸之细而深。由口鼻呼吸,渐变为脐腹之呼吸,而道家所谓胎息。将入禅 定之境界也。此必须做工夫时,自己体验,非笔墨所可描写。   
 
(8)Xuất huyền nhập tẫn nhược tồn nhược vong

Hai chữ huyền tẫn lấy từ Đạo đức kinh của Lão tử. Kinh này viết: “Cốc thần không bao giờ chết, đó gọi là huyền tẫn. Cửa huyền tẫn là gốc của trời đất.” Cốc thần chính là linh khí trong hang trống, tức là nguyên thần trong hang trời mà sách Đạo gia nói đến. Cái gọi là khéo lo toan chính là làm rỗng bên trong mà bao lấy bên ngòai, cái bao lấy bên ngòai là gì? Chính là huyền tẫn. Có huyền tẫn bao lấy thì cốc thần có thể phát sinh diệu dụng và không bao giờ chết. Huyền tẫn là gì? Đó chính là nhất âm và nhất dương. Lấy hô hấp bên ngòai mà bàn thì con người có miệng là huyền, mũi là tẫn, hơi thở ở miệng mũi có thể gọi là cốc thần. Nếu bàn về trong thân, lấy thần trong tim làm huyền, khí trong thận làm tẫn, nhất khí hư vô sinh ra trong sự hợp nhất của thần và khí chính là cốc thần. Nếu bàn theo phái Nam tông thì lấy cửa ly làm huyền, cửa khảm làm tẫn, và linh cơ tiên thiên sinh ra sự tương tiếp giữa khảm và ly chính là cốc thần. “Hô hấp dục thanh” ở câu trên cũng có thể phân tích ra hô (thở ra) là huyền, hấp (hít vào) là tẫn, và khí dương trong trẻo được dưỡng ra từ hô hấp là cốc thần. Vì vậy, hai chữ huyền tẫn không chỉ định một vật gì cả, tổng quát lại thì nó là hai cánh cửa mà âm dương ra vào. Giữa hai cánh cửa này có cốc thần trong đó. Ra khỏi huyền nhập vào tẫn chính là ra khỏi cái này nhập vào cái kia, ra khỏi cái kia nhập vào cái này, chính là hình tượng âm dương thông suốt lẫn nhau. Hòang đình kinh nói: ra khỏi nơi thanh trong nhập vào nơi huyền bí, hai khí âm dương sáng rỡ. Lại viết: Ra khỏi ngày nhập vào tháng hơi thở được giữ. Hai câu tuy khác nhau nhưng ý nghĩa không khác. “Nhược vong nhược tồn (như mất như còn)” tức là như có như không, đó là hình dung sự mỏng manh khó biết mà sâu lắng của hơi thở. Từ hít thở ở mũi miệng dần biến thành hô hấp ở rốn bụng, đó là điều Đạo gia gọi là thai tức (hơi thở trong thai), là lúc sắp nhập vào cảnh giới thiền định. Điều này cần tự bản thân thể nghiệm khi luyện công, không thể miêu tả trên giấy mực.

心印妙经通俗批注(9)   
汪伯英  
绵绵不绝固蒂深根  

此即形容呼吸气出玄入牝时,若亡若存之景象。盖绵绵细也,细 则若亡也。不绝者,无一息之暂停,不间断也。不间断则若存也。蒂与根,指人身生命发源之处。医书指两肾中间谓命门。其实就在脐腹之中。丹经又名元海。务使 元气充满其中。绵绵不绝,如胎息然。则可为深根固蒂,长生久视之道矣。道德经云「虚其心,实其腹。」显卉诗云「心在灵台身有主,气归元海寿无穷。」夫心在 灵台则心虚矣。而气归元海,则腹实矣。盖心虚者,元气方能下降而直贯于腹。而腹实则深根固蒂下元镇定。久而久之,其气渐贯于四肢百脉,乃能周身通畅愉快融 和也。   

(9) Miên miên bất tuyệt cố đế thâm căn

Câu này hình dung lúc hít thở khí ra khỏi huyền nhập vào tẫn, cảnh tượng như có như không. “Miên miên” tức mỏng mảnh, mỏng mảnh thì nhược vô (như không). Bất tuyệt là không lúc nào tạm ngưng hơi thở, không gián đọan. Không gián đọan thì nhược tồn (như có). Đế và căn (gốc rễ) là chỉ nơi khởi nguồn của sinh mệnh con người. Sách y học chỉ khỏang giữa hai thận gọi là mệnh môn. Thực ra nó nằm trong rốn bụng, đan kinh còn gọi là Nguyên hải. Lo làm cho nguyên khí đầy lên trong đó, “miên miên bất tuyệt (mỏng manh mà không dứt)” như hơi thở của thai thì có thể làm gốc sâu rễ vững, đây là con đường đạt đến sự trường sinh. Đạo đức kinh viết: “Làm trống cái tâm mà đầy cái bụng”, Hiển hủy thi có câu: “Tâm ở tại Linh đài thân có chủ, khí quay về Nguyên hải thọ muôn đời”. Tâm nằm ở Linh đài tức là tâm trống không, khí quay về Nguyên hải tức bụng đầy. Tâm trống thì nguyên khí mới có thể đi xuống mà thông thẳng đến bụng. Và bụng đầy thì gốc sâu rễ vững, Hạ nguyên được an định. Lâu ngày, khí dần thông đến tứ chi, đến trăm mạch, nên tòan thân cảm thấy thông suốt, nhẹ nhõm, thư thái và sảng khóai.

 
心印妙经通俗批注(10)   
汪伯英  
人各有精精合其神  

精 有两种,一是元精,一是浊精。元精是在恍惚窈冥中忽然间似有一觉一动,而并不因为外界的感触所致者之谓。且不化为胶粘的流质者。浊精则大都感于淫欲之念所 化。或饮食方面多吃了刺激兴奋与有情的血肉之物,亦易变浊精。但修炼家所用之精是元精,不是浊精。然元精也是每个人都有的。不特男人有,就是女人也有的。 修炼家候元精发生的时候,便要设法去浑合他的元神。什么叫做元神?就是吾人的灵明知觉。而不是从思虑所得者。盖思虑之神,名为识神,非元神也。精合其神, 如何合法,则有待乎口授而心领神会,笔墨不能详也。   
(10) Nhân các hữu tinh tinh hợp kỳ thần

Tinh có hai lọai, một là nguyên tinh, hai là trọc tinh. Nguyên tinh là trong sự thấp thóang mập mờ, sâu thẳm tối tăm hốt nhiên có một cái gì xao động, mà sự xao động này không do cảm xúc với ngọai giới gây nên, và nó cũng không biến thành chất dịch dấp dính. Trọc tinh phần lớn do cảm ở ý niệm dâm dục mà hóa thành, hoặc về phương diện ăn uống dùng nhiều chất kích thích gây hưng phấn và những lọai thực phẩm có nguồn gốc động vật, những thứ đó cũng dễ dàng biến thành trọc tinh. Nguyên tinh cũng là thứ mọi người đều có, không riêng nam có mà nữ cũng có. Người tu luyện đợi khi nguyên tinh sinh ra liền lập cách để hòa trộn nó với nguyên thần của họ. Thế nào là thần và cách hòa trộn ra sao, những điều này phải đợi được bậc thầy tận miệng truyền cho mới lĩnh hội được, bút mực không thể nói rõ




心印妙经通俗批注(11)  
汪伯英  
神合其气气合其真 
 
俟 元精发生之后,即合之以元神。则水火既济,精神合一,精且化为神矣。然神之为物,总觉其太嫌灵活。如砂中之汞。(按汞就是水银,在中国药材店里可以买到, 其出身是从朱砂中提炼出来的。丹经上以汞比神,就是因为他灵活的缘故。)出入无时,往来莫定。参同契谓之河上奼女,灵而最神,得火则飞,不见埃尘,将欲制 之,黄芽为根。又说是太阳流珠,常欲去人,卒得金华,转而相因。盖谓神固好飞,不大肯安守本分。然有黄芽与金华制之,便不飞矣。此所谓神合其气者,亦是此 理。盖是气,即参同契之所谓黄芽与金华之类也。丹经谓凝神入气穴。阴符经曰:擒之制在气。盖是气广汉无朕,浑浑沦沦。神能合乎是气,神必不飞矣。庄子仲尼 曰「一若志,无听之以耳,而听之以心。无听之以心,而听之以气。听止于耳,心止于符。气也者,虚而待物者也」。惟其虚而待物,故神可入内。又应帝王篇曰 「汝游心于淡,合气于漠,顺物自然,而无容私焉」。以上几节,均可以作神合其气之注解。其实就是心息相依,神入气中耳。气合其真者,谓神气既已合一,浑浑 噩噩,不识不知,不走不飞矣。于是基址坚固,气血调和,国富民安,藏府通泰。则采大药者是其时矣。真者,即指大药言也。丹经又名真种子。真种子便是真阴真 阳产生出来者。丹经譬之谓黍米玄珠。又说是金丹成象。盖于此时也。真所谓重开混沌再造乾坤矣。   
 
(11) Thần hợp khí khí hợp kỳ chân
Đợi sau khi nguyên tinh sinh ra, đem hợp nó với nguyên thần thì hỏa thủy tương tiếp, tinh thần hợp nhất, tinh hóa được thành thần. Nhưng thần là vật mà người ta luôn cảm thấy nó quá linh động, như giọt hống trong cát (Vì hống chính là thủy ngân, có thể mua được ở các tiệm thuốc bắc, bản thân nó được chiết xuât và luyện ra từ chu sa. Đan kinh lấy hống ví với thần, chính bởi tính linh họat của nó.) Thần vào ra vô chừng, đến đi không xác định được. “Tham đồng khế” gọi nó là cô gái trên sông, linh động và thần thông vô cùng, gặp được hỏa thì bay lên, không hiện nơi bụi trần. Muốn chế phục nó phải lấy hòang nha (mầm vàng) làm gốc. Lại nói: Thái dương tuôn châu ngọc luôn muốn lánh xa người, cuối cùng có được kim hoa, chuyển vận mà nương nhờ lẫn nhau. Vì thế nên nói thần vốn thích bay, không chịu an phận thủ thường. Nhưng có hòang nha và kim hoa chế phục nó không bay được. Cái gọi là thần hợp với khí ở đây cũng là từ lý lẽ này. Khí này chính là hòang nhà và kim hoa được nói đến ở Tham đồng khế, đan kinh gọi là thần ngưng nhập vào huyệt khí. Âm phù kinh viết: Bắt và chế phục nó ở khí. Khí này mênh mông không giới hạn, hỗn độn nên thần đã hợp với nó tất không bay đi được. Trong sách Trang tử có đọan: Trọng Ni bảo: “Hãy chuyên nhất khí của anh. Đừng nghe bằng tai mà nghe bằng lòng, đừng nghe bằng lòng mà nghe bằng khí. Nghe dừng ở tai, lòng dừng ở chỗ phù hợp. Khí là cái hư không mà đợi vật.” Chỉ vì khí “hư không và đợi vật” nên thần có thể nhập vào trong nó. Ở thiên Ứng đế vương của sách này còn viết: “Anh nên giữ tâm điềm đạm, làm cho khí điềm tĩnh, thuận theo bản tính tự nhiên của mọi vật mà không theo ý riêng của mình.” Những câu trên đều có thể chú giải về việc thần hợp với khí. Thực ra đó chính là tâm tức tương y, thần nhập vào trong khí. “Khí hợp kỳ chân (khí hợp với chân)”, là thần khí đã hợp nhất, hỗn độn mơ hồ, không hay không biết, không chạy không bay. Do đó, nền móng kiên cố, khí huyết điều hòa, nước giàu dân an, tạng phủ thông thái. Việc hái thuốc chính là lúc này. Chân chỉ đại dược, đan kinh gọi nó là chân chủng tử (hạt giống chân thực). Chân chủng tử do chân âm chân dương sinh ra. Đan kinh ví nó như hạt châu Thử mễ, còn gọi là kim đan thành hình. Vào lúc này, Chân một lần nữa hỗn độn mà tái tạo lại càn khôn.

心印妙经通俗批注(12)   
汪伯英  
不得其真皆是强名  

倘 不能得到这一粒黍米玄珠真种子,则修仙学道,皆是勉强的名式而已,丝毫没有实际的。所以悟真篇云「鼎内若无真种子,犹将水火煮空铛」。倘有了这一粒黍米玄 珠的真种子,则便可一粒粟中藏世界,半升铛内煮山川矣。盖此真为天地之至精,元始之祖气,能生天生地生人生物生仙生圣者,则修炼家安可不设法采摄此真哉。   
(12) Bất đắc kỳ chân giai thị cưỡng danh
Nếu không thể có được viên huyền châu Thử mễ, hạt chân chủng tử này thì tu tiên học đạo đều là những danh xưng gượng gạo mà thôi, không có chút thực tế nào cả. Thế nên Ngộ chân thiên nói: “Trong đỉnh nếu không có hạt chân chủng tử, giống như lấy nước lửa nấu cái nồi không.” Đã có hạt chân chủng tử rồi thì liền có điều huyền diệu: trong hạt gạo tàng chứa cả thế giới, trong chiếc chõ nhỏ nấu cả giang sơn. Cho nên Chân này là thứ vô cùng tinh túy (chí tinh) của trời đất, là tổ khí nguyên thủy, có thể sinh trời và đất, sinh người và vạn vật, sinh tiên và thánh. Vậy người tu luyện sao có thể không nghĩ cách hái chân này.

心印妙经通俗批注(13)   
汪伯英  
神能入石神能飞形 
 
神 者是虚灵的东西,石者是冥顽的物质。神能入石者,因神之虚而灵耳。盖虚而不灵,则虽不碍石而不能入石。灵而不虚,则虽欲入石而有形妨之亦不能入石。故欲入 石者,惟虚灵二者相兼方可。兹证以世间虚灵之物,惟电庶几近之。盖电无形而有性。无形故金属不能碍之,有性故能传电于金属。或生光热,或成动力,皆由虚灵 之故耳。神之所以能入石者,亦以此也。神能飞形者,神本虚灵而轻清,虚灵而轻清者,其本性自有飞扬之性能。但神虽能飞,而无形不足以自见。今神在形中,以 神炼形,则神力愈旺,形随神化。故神能飞,形亦能飞。然形之所以能飞者,赖神之力耳。犹电动机之所以能发动而作各种动力之泉源者,赖电磁之力耳,故修仙学 道之人,若但出神尸解者,则犹电动机之自身转动而已,则其效不彰。若连肉体白曰飞升者,则犹一电动机而带动各种机器,作各种不同之工作,则其利溥矣。   
(13) Thần nhập thạch thần năng phi hình

Thần là thứ hư linh, thạch (đá) là vật cứng đơ. Thần có thể nhập vào thạch vì thần hư (không có hình thể) và linh (linh ứng). Nếu hư mà không linh thì tuy không e ngại đá cũng không thể nhập vào đá. Linh mà không hư thì tuy muốn nhập vào đá mà bị hình thể ngăn cản cũng không thực hiện được. Do đó, muốn nhập vào đá phải có cả hai tính linh và hư. Điều này cho thấy ở thế gian chỉ duy có điện là gần với nó. Vì điện vô hình mà hữu tính. Vô hình nên kim lọai không trở ngại được nó, hữu tính nên có thể truyền điện vào kim lọai. Nó có thể sinh ra ánh sáng và hơi nóng, có thể tạo thành động lực, đó đều do sự hư linh tạo ra. Thần sở dĩ nhập được vào đá cũng do vậy. Thần có thể bay lên, thần vốn hư linh và nhẹ tênh, vì hư linh và nhẹ tênh nên nó tự có tính năng bay lên. Thần tuy có thể bay nhưng nó vô hình nên không thể tự hiện ra. Nay, thần ở trong hình, dùng thần luyện hình thì thần lực càng mạnh, hình theo thần mà biến hóa. Thế nên thần bay được thì hình cũng bay được. Nhưng hình sở dĩ bay được là nhờ vào lực của thần. Giống như máy phát điện có thể chạy được và tạo ra nguồn động lực là đều nhờ lực điện từ. Bởi lẽ đó, người tu tiên học đạo, nếu xuất thần ra khỏi xác thì giống máy phát điện tự thân chuyển động mà thôi, không có hiệu quả nào đáng kể. Nhưng nếu muốn kèm theo thân xác giữa ban ngày bay lên thì giống máy điện nối với các loại dụng cụ,

làm được các công việc khác nhau, tạo ra nhiều lợi ích.

 

Hồi phong hỗn hợp bách nhật thông linh giải – Ngu Dương tử
(Phần chú giải của Ngu Dương tử về câu “Hồi phong hỗn hợp bách nhật thông linh)

Sách Tâm ấn diệu kinh thông tục phê chú, tác giả là đồng môn Uông Bá Anh, trong khi biên soạn, không hiểu vì sao có thiếu sót khi bình chú cho câu “Hồi phong hỗn hợp bách nhật công linh”. Nay, tôi đột nhiên phát hiện ra, vì nghĩ trong toàn sách chỉ có thiếu sót ở phần này, nên cảm thấy tiếc như viên ngọc Bạch Khuê không nguyên vẹn, như trong chuỗi châu đẹp có hạt rơi xuống biển, không chỉ làm sách mất đi sự xuyên suốt trên dưới mà cũng dễ khiến người đọc sinh ra hoài nghi, ngộ nhận. Vì vậy, tôi không ngại mình kém cõi mà bổ sung thêm ở cuối sách.

Hồi phong hỗn hợp bách nhật công linh
Phần trên đã giảng đến “tồn vô thủ hữu”, điều này giống như câu “Nếu biết trong vô hàm

chứa hình tượng, chính anh đã thấy Phục Hi trở lại” của Thiệu Khang Tiết. Thế nào là “chính anh nhìn thấy Phục Hi”? Về tâm tính mà nói thì điều này có ý rằng tâm đã sáng, thấy được diện mạo vốn có của chính anh. Nếu nói về công dụng thì giả sử đã đạt đến cảnh giới sinh ra diệu hữu, chứng tỏ anh đã thành công trong việc “khoan thủng bóng tối”, tiến vao cảnh giới chân không hoàn toàn tiên thiên, chính là “lúc nhất dương bắt đầu động, vạn vật chưa sinh ra, vị của rượu huyền chưa nồng, âm thanh của thái hư còn rời rạc”. Tiến thêm một bước nữa, đó chính là muốn nói đến “Hồi phong hỗn hợp bách nhật công linh”. Vì linh căn đã dồi dào nhờ tích lũy tinh khí nên thận khí nhất dương trong khảm dâng lên, tâm dịch nhất âm (chất dịch trong tim) ở ly giáng xuống, đây gọi là “khảm ly giao cấu”. Câu Mạnh tử nói “mặt mũi sáng rỡ nhuần nhã, vai lộ vẻ đầy đặn, tác động đến tứ chi, ở tứ chi thì không lời nào diễn tả hết”. Đây là hiệu quả do chính khí hạo nhiên vô cùng lớn lao và mạnh mẽ hun đúc nên. Từ câu “ở tứ chi không lời nào diễn tả” thì thấy, thật ra có vẻ giống cảnh huống ngọc dịch “không phải múc lên từ suối linh mà luôn tự trôi chảy”. “Hồi phong” và hỗn hợp” ở đây không phải dùng “hồi phong” làm việc “hỗn hợp”, cần giảng riêng về chúng. Dùng hơi gió hộ tống tinh khí để chuyển vận chúng, đó là vũ hỏa (mức mạnh), và hoàn toàn nhờ vào chân ý để thần khí thần tan quyện vào nhau, đó là văn hoả (mức vừa phải).

Sách Nhập dược cảnh viết: “Khởi gió tốn, vận lửa khôn, nhập vào Hoàng phong, thành được vật chí bảo”. Nung luyện rèn đúc cũng chính là thổi bùng gió tốn, quạt cháy lửa trong lò. Quẻ tốn trong Kinh dịch đại diện cho gió và khí hơi. Trong bát quái hậu thiên, tốn nằm ở vị trí của đoài trong tiên thiên, hướng đông nam, đại diện cho sự hít thở ở mũi miệng. Trong bát quái tiên thiên, tốn nằm ở vị trí khôn trong hậu thiên, ở tây nam, đại diện cho chân tức trong cơ thể. Thổi gió tốn chính là kết hợp hơi thở tiên thiên và hậu thiên, rôi vận chuyển đi khắp nơi. Thế nào gọi là “vận lửa khôn”? Vì khí chân dương sinh ra ở hướng khôn, “dựa vào hướng khôn giữ thanh tĩnh nơi bụng, tài tiếp (vun trồng) ở nơi đó”. Sau khi thuốc sinh ra, dùng thần sai khiến khí, dùng hỏa luyện công, nên viết là “vận khôn hỏa”, rồi cưỡi hà xa lên đến cung giữa là Hoàng đình thì dừng nghỉ.

“Hỗn hợp” không chỉ là lấy thần hợp vào khí, lấy khí hòa với thần. Trương Tử Dương có viết: “Tính của mộc yêu sự thuận theo nghĩa của kim, tình của kim quyến luyến đức nhân từ của mộc”, nên “hỗn hợp” có ý chỉ sự gom tụ ngũ hành, hoà hợp tứ tượng. Nhưng sau khi thuốc sinh, nếu không dùng chân ý phối với nó thì khí tự biết khí, thần tự biết thần, sao có thể làm cho hai thứ này cảm ứng giao hòa. Như chân diên chân hống cũng cần nhờ Hoàng bà làm mai mối cho chúng mới khiến cho kim mộc hợp lại đúc thành miếng, nắn thành viên. Cái gọi là chân ý chính là tâm ý nằm trong cảnh giới tiên thiên rất đỗi thành thật và chuyên nhất, không tạp nhiễm. Rồi sau cần dùng sự trung hoà dưỡng lấy để điều hòa hoả hậu cho hỏa lạnh thủy khô. Ngộ Chân viết: “Tứ tượng ngũ hành toàn bộ gôm vào một nơi”, “hỗn hợp” như vậy không quá một trăm ngày sẽ thành đại hoàn đan thông linh vô cùng quý báu. Sau đó, mới có thể tiến đến bước cất thân bay lên.

(Hết)

Câu "thông tục chú giải " hay thật! Phicanh mới tra dựa theo chữ hán "ngu dương tử"(chỉ cần thiều chửu và cum chữ hán,anh em ai thích cứ thử) thì 2 người này là học trò của trần anh ninh thuộc ẩn tiên phái của văn thủy chân nhân là tối thượng phái .Chi phái còn lại là đông hoa là tối đại phân ra nhiều chi như đông tây nam bắc ,cả 2 phái đều từ lão tử rồi phân chia.Sau này có trung phái là do long môn tổ thứ tám là lý thanh am lập cơ sở hay là tổ phái này (trung hòa tập) và sau tổ hoàng nguyên cát cũng thuộc trung phái .Tổ trương tam phong có trong hệ phả cả hai mạch văn thủy phái và đông hoa phái nhưng thiên về ẩn tiên hơn .Bản tối thượng nhất thừa tiên thiên được coi là kiêm cả các dòng phái đều có (sư huynh có nói giống ngũ thiên linh văn của tổ vương trùng dương )vậy là có sự hòa trộn giữa các phái với nhau .Vài hàng buổi đêm ,đọc bản này quả là hay .

Trở lại trang chánh