Những Tư Tưởng Về Đạo

                    

Lời nói đầu:
Loạt bài Những tư tưởng về đạo xuất hiện trong tập san Mật Giáo do Hội Thân Hửu Mật Giáo tại Hoa Kỳ do cư sĩ Triệu Phước thành lập vào khoãng 1984 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Annandale, Virginia. Chủ tịch của hội là bác Hoàng, tốt nghiệp Tiến sĩ Đại Học Sorbonne tại Pháp, giáo sư Toán học tại đại học Khoa Học - Sài Gòn - đến năm 1975.
Hội đã điểm đạo miễn phí cho nhiều ngàn người ở khắp nơi, và phân phát miễn phí những cuốn kinh: Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni, Mật tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Phong Thần và Huyền bí học, và tập san Mật giáo cho các bạn đạo và các chùa người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Qua nhiều đợt phát hành ở các nơi , trên 10,000 kinh điển Mật tông và Hiển giáo đã được phân phát.
Hội thân hửu Mật Giáo không có tổ chức, không có tụ họp, không đóng niên liễm và cũng không cần có liên lạc với nhau. Hội chỉ điểm đạo và giúp cho phương tiện kinh sách để mọi người y theo kinh sách tu tập. Chủ trương này đến ngày nay vẫn không thay đổi.


Nguồn WEB: Vũ Trụ Huyền Bí


Bài 1
Đừng vì sự sống mình mà quá lo đồ ăn uống, cũng đừng vì thân thể mình mà quá lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà cha các ngươi ở trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại quá lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thế ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ quá lo lắng mà nói rằng: chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, những người không tin Đạo vẫn thường tìm, và cha các ngươi ở trên Trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi đều ấy nữa…
Jesus

Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng rõ, làm cho hết sức. Có điều không học, nhưng đã học điều gì mà không hay, không thôi. Có điều không hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà không biết, không thôi. Có điều không nghĩ, nhưng đã nghĩ điều gì mà không được, không thôi. Có điều không phân biện, nhưng đã phân biện điều gì mà không minh bạch, không thôi. Có điều không làm, nhưng đã làm điều gì mà không hết sức, không thôi. Người ta dụng công một, ta dụng công một mà không được thì phải cố gắng gấp trăm; người ta dụng công mười, ta dụng công mười mà không được, thì phải cố gắng gấp nghìn, để đến kỳ được mới thôi. Nếu quả theo được đạo ấy, thì tuy ngu rồi cũng thành ra sáng, yếu đuối rồi cũng thành ra khoẻ mạnh.
Khổng Tử

Trong khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta nhận thấy tất cả các Đại Chân Sư mà thế gìới này đã từng biết đến đều đồng ý với nhau về một sự kiện; Tất cả đã quả quyết rằng họ đã tiếp được những chân lý của họ từ bên trên; chỉ có điều là phần đông đều không biết do từ đâu họ đã tiếp nhận được những chân lý ấy. Thí dụ như vị thì nói rằng một thiên thần đã giáng trần với hình thức một người có cánh và nói với họ: “hãy nghe đây, hỡi người! Đây là thông điệp”. Vị khác lại nói: một vị thần với thân hình sáng chói đã hiện ra cho người thấy. Vị thứ ba lại nói người chiêm bao thấy tiên nhân trở về mách bảo vài điều và người không biết gì khác hơn nữa. Tuy nhiên có điều này giống nhau giữa họ là tất cả đều quả quyết rằng trí thức đó đã đến với họ từ cõi trên, chớ không phải do năng lực lý luận của họ (những người tin theo thuyết: “vạn pháp duy tâm tạo” hay Thiền). Họ cho rằng chính tinh thần có một trạng thái tồn tại cao siêu hơn (vô thức, siêu thức v.v…), ngoài vòng lý trí, một trạng thái siêu ý thức, và khi tinh thần người nào (do tu tập) đạt đến trạng thái cao siêu đó, thì loại trí thức ngoài vòng lý trí này hiện đến cho họ. Trạng thái này có khi cũng ngẫu nhiên mà đến cho một người nào đó hoàn toàn ngoài dự định (không cần tu tập. Nên họ cho rằng do năng lực của thần linh hay Thượng Đế, hiển nhiên là từ bên ngoài chớ không do tâm của họ tự có).
Tất cả những người trên, dầu họ là vĩ nhân đi nữa, đã rơi bất ngờ vào trạng thái siêu ý thức này mà không hiểu rõ nó (hoặc không có người nhiều kinh nghiệm dẫn dắt), đã lần mò trong bóng tối và thường thường là họ có nhiều mê tín kỳ dị pha lẫn với trí thức của họ. Họ tự đặt mình trong cảnh ảo giác: họ mê tín, cuồng tín. Họ đem lại tai hại ngang với lợi lạc. Chúng ta phải nghiên cứu trạng thái siêu ý thức này như bất cứ một khoa học nào khác và dĩ nhiên là dùng lý trí làm nền tảng.
Vivekananda


Thầy Huệ bảo thầy Trang:
- Tôi có gốc cây lớn, người ta gọi nó là cây vu. Gốc lớn nó xù xì, không đúng giây, mực… cành nhỏ nó khùng-khoèo, không đúng khuôn mãu…Dựng nó ra đường, thợ mộc không thèm nhìn. Nay lời nói của thầy, lớn mà vô dụng, nên chúng đều bỏ cả!
Thầy Trang nói:
- Riêng Thầy không thấy con cầy sao? :
rình mò các vật đi rong
Co mình đứng nấp
Vồ Đông! nhảy Tây
Chẳng kể cao, thấp
Mắc vào cạm, bẫy
Chết trong lưới rập.

Đến như loài trâu sồm, nó to như đám mây rủ ngang trời, kể to thật là to, nhưng … không biết bắt chuột. Nay thấy có cây lớn, lo nó vô dụng thi sao không:
Trồng nó sang làng không có đâu
Giữa cánh nội thật rộng rãi
Rồi, bàng hoàng không làm gì ở bên
Tiêu dao ta nằm khểnh ở dưới
Nó sẽ: không chết yểu với búa rìu;
Không sợ có giống gì làm hại
Không dùng được việc gì
Thì khốn khổ có từ đâu mà tới?
Trang Tử

Khi Trời muốn giao phó một trọng trách cho người nào thì trước hết làm cho khó cái tâm chí, nhọc cấi gân cốt, đói cái thể xác, cùng túng cái thân người ấy, động làm gì cũng nghịch ý muốn; có vậy mới khích động cái tâm, kiên nhẫn cái tánh, thêm ích cho những điều chưa hay làm được.
Mạnh Tử

Trở lại Mục Lục