NGÔ-MINH-CHIÊU
BẠCH-Y TRONG-SẠCH

N.M.C : Chào Phục-Nguyên Hiền-Đệù!
P.N : Tiện-đệ kỉnh Đại-huynh!
N.M.C : Chẳng hay hôm nay Hiền-đệ thỉnh Tệ huynh giáng đàn có việc gì?
M.C : Xét thấy rằng Tệ-huynh là người vô-hình, đã
đi trước Hiền-đệ, Hiền-đệ còn trong cảnh giới hữu- hình
này thì ắt có lẽ bất-đồng hoặc không cùng quan-
điểm như Tệ-huynh. Thế cho nên, nhiều khi hội ý làm sao
mà hòa đặng, phải không Phục-Nguyên Hiền-đệ?
P.N : Kính bạch Đại-huynh! Ngụ ý của Tiện-đệ
thiết-tưởng rằng: Không có gì mà không bất-đồng đó kỉnh
Đại-huynh! Vì Tiện-đệ đây, về mặt hữu-hình mà hòa với
vô-hình thì đương nhiên phải thành-tâm hết lòng chí-kỉnh
đối với các Đấng Thiêng-liêng bề trên, đâu dám ngờ ngại
và khinh-lờn về những sự việc kinh-nghiệm mà các bậc
siêu-thoát đã đi qua từng trải rồi thì Tiện-đệ ngày nay cũng
roi-dấu theo đó mà nối bước để làm tròn trách-nhiệm của
mình hầu chung lo phục-vụ Đại-Đạo của Thầy vậy, bạchĐại-huynh!
N.M.C : Bởi vì Tệ-huynh thiết-tưởng rằng: mọi thế
hệ khác nhau, cũng như thời điểm khác nhau, hoặc khônggian
cũng hoặc cùng những sự góp ý của xã-hội, thì Tệhuynh
thấy người hữu-hình lúc nào cũng hòa-nhập với trạngthái
hữu-hình. Còn Tệ-huynh đây đã giải-thoát về cõi hư-linh
rồi, thì Tệ-huynh làm sao hòa-nhập được những sự việc diễntiến
ở hữu-hình đặng, phải không Phục-Nguyên Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Tiện-đệ kỉnh xin Đại-huynh, như thế thì Đại-huynh tùy
theo nhân-duyên để bổ túc thêm trên bước đưòng hành-đạo
trong tương-lai của Tiện-đệ. Kính thỉnh ý-kiến đóng góp
của Đại-huynh, nếu Tiện-đệ xét thấy những
điều-mục nào mà thích ứng phù hợp với hoàn-cảnh hiện
tại thì Tiện-đệ sẽ bổ-khuyết vào thêm đó, bạch Đại-huynhcó đồng ý không?
N.M.C : Như vậy thì Tệ-huynh đồng ý.
P.N : Kỉnh Đại-huynh! Bởi vì hoàn-cảnh của thời
điểm mỗi trong một giờ trôi qua, thì đã chuyển-biến khác
nhau rồi vậy, bạch Đại-huynh!
N.M.C : Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đó là bí-yếu của hàng tri-thức
vậy. Và cũng lấy đó để làm một bài học căn-bản cho cuộc
đời người thắm-thoát phải đón nhận biết bao tình-huống
vô-thường cay-nghiệt khổ-đau khôn ít...! Phải vậy không kỉnh Đại-huynh?
N.M.C : Cũng phải biết đó mà! Nói thật với Hiền-đệ!
Tệ-huynh đây không phải là sợ người đời hoặc là nô-lệ,
nhưng mình là Thiên-phong còn sống ở mặt tại thế-trần
này thì lúc nào cũng phải hòa-nhập theo những bất-biến
của thời gian hoặc xã-hội hay châu-kỳ của quốc-gia, phải
không Hiền-đệ Phục-nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế cho nên, người cầm cân, lấy mực như kẻ
hoằng-khai đạo-pháp thì cũng phải tùy theo nhân-duyên
hoặc tùy theo thời-điểm mà lưu-hành. Như vậy, Đạo mới
làm sáng được phải không Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đúng vậy! Nên phải lịchlãm,
uyển-chuyển và linh-động đó!
N.M.C : Mà mình cứ giữ khư-khư cái quan-niệm
của mình, đôi khi cái quan-niệm của Tệ-huynh thì nó quá
cũ-rích đối với quan-niệm mới của Hiền-đệ bây giờ phải
không? Hoặc là đôi khi sự suy-nghĩ về con đường hành-đạo
của Tệ-huynh nó không phù-hợp với thời điểm hiện-tại mà
Hiền-đệ đang sống, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế cho nên, cùng nhau đàm-đạo hữu-vô
hòa-nhập với nhau thì mới thấy rõ cuộc hành-trình của
mình đi nó cam-go về mặt nào, về điểm nào hoặc còn
thiếu-sót về phương-diện nào thì mình bổ-túc, phải không
Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh !Đúng như vậy!
N.M.C :
BÀI
Ôi! Hữu-hạnh, tiếp-giao tại thế,
Giáng vào đàn nói lẽ huyền-vi,
Đệ ôi! Đã đúng chu-kỳ,
“Thế-thiên hành-hóa” thực-thi Đạo-Trời,
Do xã-hội rã-rời tư-tưởng,
Cùng con người chí hướng nát-tan!
Cho nên tri-thức hẹp đàng;
Con người thiển-cận khó toan tột cùng.
Vì theo đời chùn-chân vật-chất;
Nền khoa học đánh mất trí-nhân,
Thế bao nhen-nhúm ân-cần,
Đẩy xô linh-tánh thập phần gian-nan!
Do cuộc sống mở-mang tiến-bộ,
Thì tâm-linh đến chỗ suy-đồi!
Nay Huynh than-thở hỡi ôi!
Khó mong gào-thét người đời tỉnh-tâm.
Bởi đang say nặng phần giả cảnh,
Còn tâm-hồn thì chẳng nghĩ-suy,
Để bao quyến-rủ lôi-trì;
Mồi danh phú-quí kéo ghì linh-quang!
Ôi! Thực-thể nát-tan là đấy!
Nhìn hiện-tại thì thấy điêu-tàn!
Đạo khai phàm tục phá tan,
Thì sao lại cứu trong hàng nhơn-sanh?
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C :
Nên Thầy mới điều-hành mối Đạo.
Gầy dựng lên màu áo trắng-tinh,
Chính là ngụ ý hữu-hình,
Không gì ô-nhiễm để gìn sạch trong!
Không thói tục, Đạo lòng chín-chắn,
không nhuộm màu trầm nặng khổ-đau…!
Chính Thầy dạy-dỗ ngày nào!
Sao nay quên bẵng gây bao lỗi-lầm…?
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C:
Làm hoen-ố cơ-thâm Đại-Đạo,
Gây rã-rời xe-pháo chia đôi,
Cửu-Long sông chuyển tô-bồi;
Tiền-Giang, Trung-Hậu thương ôi khách trần!
Này Đệ-hiền! Bao lần xuất-thế,
Thấy người đời Đệ hiểu hay không?
Sao rằng gọi chữ Thiên-Phong?
Bắc, Trung, Nam chẳng một dòng chia xa.
Đó này Hiền-đệ Phục-Nguyên!
Như Tệ-huynh đây có ý tưởng đó, chẳng hay Hiềnđệ
Phục-Nguyên có đồng quan-điểm đó không?
P.N :
BÀI
Bạch Đại-huynh! Hòa-đồng linh-cảm,
Nay Phục-Nguyên sống tạm cõi đời,
Biết bao vật-lộn khổ ôi!
Cũng vì phàm-ngã dập-dồi bủa vây!
Kỳ mạt-pháp Đạo Thầy xoay-chuyển,
Rải nguồn-ân thiên-điễn bố-ban,
Cùng chung tất cả trần-hoàn,
Cho người tánh định xé màng vô-minh.
Nhưng vật chất hữu-hình bao-phủ,
Làm tâm-linh không đủ hồi-qui,
Thế nên ma lực lôi-trì,
Làm sao thấy Đạo huyền-vi nhiệm-mầu?
Dẫu có phận gồm thâu quyền-tước,
Nhưng lòng trần châm-chước thói phàm,
Thế nên mối Đạo không kham,
Ngày nay phải chịu phân tam rẽ đường!
Kỉnh Đại-huynh xiển-dương chơn-lý,
Tùy nhơn-duyên thầm-thỉ nhắc nhau,
Nhìn chung tất-cả đồng-bào,
Tình-thương hóa-độ làm sao bây giờ?
Tâm chúng-sanh vực-ngờ lẽ phải;
Tánh loạn-cuồng cứ ngại đường tu,
Thế nên phàm-ngã mê-mù,
Làm sao tinh-tấn công-phu cứu mình?
Bởi lòng trần vô-minh sai-lối,
Làm Đạo Thầy lắm nỗi rã-rời!
Ngày nay lòng thật ra lời,
Kính xin Huynh rõ hiệp khơi chánh-truyền.
Tùy căn-cơ nhơn-duyên triệt-thấu,
Hòa đồng-tâm soi dấu Đạo-Thầy,
Cầu xin Thiên-lực chuyển-xoay,
Cho người tỉnh-giác tu quày “Hư-Vô”.
Huờn hư-vô xiển phô Đạo cả,
Sạch lòng trần giục-giã cứu tai...
Hoằng-dương “Chơn-Pháp Cao-Đài”,
Trọn lành tận-độ trần-ai thảm-nàn!
Kính bạch Đại-huynh ! Có đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng!
Vì Đệ hiểu tinh-thần tín-ngưỡng,
Đấy, phương-diện nặïng hướng tâm-đồng.
Tệ-huynh cũng muốn xoay vòng,
Nhưng do tư-tưởng bất-đồng Đệ ơi!
Là Tôn-giáo của đời dựng bảng,
Thiết lập ra chê-chán dường bao!
Làm sao thấy đặng Đạo cao?
Qui-mô màu sắc dễ nào tẩy nhơ!
Đi đến nước con cờ chận đứng,
Phải đại-đồng, đại-chúng hiệp qui,
Hòa-đồng tôn-giáo thực-thi,
Nhưng hòa sao đặng? Bởi đi sai đường!
Nên kỳ-tam chủ-trương hiệp một,
Một là Thầy rường-cột linh-quang;
Một là Thiên-điễn Nhãn-Tàng;
Chủ Ông “Một Mắt” mở-màng Vô-Vi.
Một thiên-điển đường đi sau trước;
Một khiếu hành qua bước công-trình,
Một quay “Mồ-Thổ Huỳnh-Đình”,
Không hai phân-biệt khó nhìn, khó xem!
Nay Đạo Thầy đã đem khắp chỗ,
Nhưng ít người tỏ-ngộ hiểu thông,
Hiểu ngoài nguyên-lý lòng-vòng,
Lại làm sai-lạc uổng nguồn điển-linh!
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
N.M.C : Thế cho nên, Thầy chọn màu điển-hình
thanh-bạch đến với Thầy là bạch-thanh không có vết
nhuộm hoặc vết nhựa ố, Hiền-đệ biết không? Một khi có
nhiễm những vết lem ố hoặc nhuộm màu rồi, thì khó lòng
mà tẩy-nhơ đặng, phải không? Giả-sử tẩy được trở về màu
nguyên-thỉ của nó, thì một vấn-đề rất là cam-go. Chẳng
những thế, lại cần thời-gian và đôi khi chiếc áo có thể bị
rách không chừng, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy! Ngụ-ý rằng vì
việc sanh-tử là vô-thường, còn thói chúng-sanh thì đã tô
quá dày nghiệp-chướng trái-oan và tạp nhiễm! Nếu tu mà
giải-đãi hoặc tu theo âm-thanh sắc-tướng và trụ chấp mêhuyễn
cảnh bên ngoài, không chín-chắn định-tánh, luyệntâm,
loại trừ hậu-thiên trọng-trược mà phục-huờn lại Tiênthiên
để hòa nhập “Hư-Vô”, thì e rằng quỉ vô-thường đến
đòi đi, lúc đó làm sao tu kịp nữa!
N.M. C :
PHÚ
Nay Tệ-huynh nói nhiều ngụ-ý,
Tuy ít lời, nhưng lý đủ-đầy,
Hỡi Hiền-đệ! Mau hãy chuyển-xoay,
Dụng cứu đời, bắt tay đạo-mạch.
Kỳ tam này ai người thuần cách?
Là huệ-đăng quét sạch giáo-điều,
Đó mới chính bản-chất cao-siêu,
Không nhuộm màu, Thiên-điều chỉ-định.
Phải không này Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C :
Thầy khai Đạo nhằm niên chữ “Bính”,
Hỏa đốt vào chẳng dính trược nhơ,
Thầy chuyển cơ đúng chỗ số giờ,
Là châu-lưu “Đồ-Thơ” bí-yếu,
Tệ-huynh nặng thương đời trìu-trĩu!
Vì thanh-lòng am-hiểu Đạo Thầy,
Muốn cứu đời nên đã bắt tay,
Nhưng vô-thường khó quày trở gót!
Tệ-huynh muốn phá tan ung-nhọt,
Là tư-tưởng hảo-ngọt dụ mê,
Ôi! Rắc-rối thực-thể ê-chề,
Và nhuộm màu khó bề trong sạch!
HỰU
Trong sạch huyền-linh tỉnh mộng-hoàng,
Đã người trực-giác gắng lo toan.
Đạo Thầy rộng mở chờ duyên đến
Cứu độ cùng chung kẻ lỡ-làng.
HỰU
Lỡ-làng mê-muội trần gian,
Tỉnh tu hiệp bổn Kim-Cang thuở nào!
Ai cũng nói từ đầu chí cuối,
Tu vì Thầy vớt buổi hạ-nguơn,
Nói ra như gãy tiếng đờn,
Mà sao chẳng thấy véo-von gợi hồn?
Vì Tệ-huynh bảo-tồn linh-tánh,
Ngoảnh lại sao sống cảnh miệt-mài,
Lộn-nhào tình-thế trả vay,
Khó mà lướt đặng Thiên-Đài bố-ban!
Nay huynh mong rỡ-ràng xe-pháo,
Mở đường trường, tướng rảo đi ra,
Cung-vi trật-tự điều-hòa,
Sống trong thịnh-vượng âu-ca thanh-bình.
Đó tức là nhơn-sanh thức-tỉnh,
Quay vào lòng diệt bịnh chúng-sanh,
Trước tiên cứu rỗi lỗi mình;
Sau là cứu-cánh hy-sinh độ đời.
Thôi chỉ có bao lời thiết yếu,
Mong Đệ-hiền tìm hiểu cạn-sâu,
Huynh chào thăng điển đàn hầu,
Hẹn sau lai-đáo mở màu chánh-chơn.
Thôi Tệ-huynh xin thăng.

Trở lại trang chánh