Ngọ thời, ngày 15 tháng 07 niên Kỷ-Tỵ.
(16-08-1989)
ĐỨC ĐẠI TỪ-PHỤ
DẠY NHÂN-SINH-QUAN.

     THI
Bạch chiếu Huyền-Quang giáng điễn đàn,
Hạc mừng nam-nữ chỉnh tâm an.
Đồng tu giải-thoát đời mê muội,
Tử khiếu lai nguyên tiếp Phụ-hoàng.
  BÀI
Này Phục-Nguyên! Tịnh-Thanh thỉnh ý,
Tiếp Đại-Từ “Hư-Khí Linh-Huyền”
Nay Ta báo trước đàn tiền,
Thành tâm kỉnh lễ Hoàng-Thiêng giáng truyền.
Này Phục-Nguyên! Bạch-Hạc Đồng-Tử về đây báo
đàn trước, hỷ Phục-Nguyên cùng nhân-duyên nam-nữ.
Chẳng hay Phục-Nguyên hôm nay thỉnh Đức Đại Từ-Phụ
giáng lâm ắt có điều chi quan trọng?
P.N : Kỉnh Bạch-Hạc Đồng-Tử! Theo lẽ ngày hôm
nay mới đúng là ngày rằm Trung-Nguơn, bởi vì ngày hôm
qua, theo lịch của phàm-ý làm sai, xem kỷ lại bổn chơn truyền
thì hôm nay mới đúng là ngày rằm. Vì lẽ đó, nên
Phục-Nguyên căn-cứ theo qui-tắc hôm nay cũng làm lễ,
lập đàn đảnh lễ Đức Đại Từ-Phụ chiếu điễn dạy “Chơn-
Truyền” để làm lợi-ích cho hậu thế vậy.
B.H : Thôi, để Ta báo đến Bạch-Ngọc-Cung Phục-
Nguyên hãy thành-tâm.
Thôi Ta thăng.

THẦY :
THI
Cao-vút ngàn mây giáng hạ miền,
Đài linh điễn giáng Phục-Nguyên nhiên.
Tiên-Thiên trợ khí huờn tâm trẻ,
Ông chủ Kỳ-Tam vạch bút huyền!
Này Phục-Nguyên! Hôm nay Phục-Nguyên tiếp với
Thầy, con có điều gì quan-trọng đạo-sự hãy thành-tâm bày
tỏ, Thầy sẽ dẫn giải thêm?
P.N : Kính bạch Thầy! Theo thông-lệ ngày Sóc-
Vọng tiếp Thầy, nhưng ngày hôm qua thì không đúng ngày
Rằm, vì con xem lại bổn nguyên-lý chơn-truyền, thì hôm
nay mới đúng là ngày Rằm tháng bảy. Do đó, hôm nay con
cũng thiết đàn kỉnh xin Thầy dạy “Chơn-Truyền Giáo-
Lý”làm tài-liệu hầu để lợi-ích cho đời sau này.
Kỳ đàn rồi, Thầy đã có dạy về Vũ-Trụ-Quan, Thầy
cũng có hứa sẽ dạy tiếp Nhân-Sinh-Quan và Vạn-Vật-
Quan. Hôm nay sẵn nhân dịp ngày Rằm tháng bảy đúng
trong kỳ Hạ-Nguơn này con kỉnh xin Thầy dạy tiếp về
phần Nhân-Sinh-Quan và Vạn-Vật-Quan, để kết tập bổn
tài liệu làm “Chơn-Truyền”, con kỉnh bạch Thầy hoan hỷ.
THẦY : Thầy hội ý với con Phục-Nguyên, nếu con
không trình bày thì hôm nay Thầy cũng giảng dạy tiếp, bởi
vì Thầy tiếp đàn với con hôm qua, nhưng do tư-tưởng của
con, nên Thầy không giảng dạy hết lời, hôm nay Thầy tiếp
giảng về Nhân-Sinh-Quan và Vạn-Vật- Quan cho Phục-
Nguyên lấy đó làm căn-bản kinh-nghiệm tài-liệu mà gầy dựng
“Chơn-Lý”cho nhơn-sanh trong “Kỳ Hạ-Nguơn
Mạt-Pháp”mà

PHÚ
Thấy không lâu Thời Kỳ Mạt-Pháp,
Vì ra đời bảo táp mưa sa!
Bao nhiêu đạo mang lớp người ta,
“Dụng Hình-Thức vẽ Cha Thượng-Đế.
“Các con vì do tâm ngạo-nghễ,
“Không kỉnh trên khi dễ Thiêng-Liêng,
“Làm nhiễm thói theo tục võ-biền,
Nên sát-phạt cơ nguyên kề-cận!
“Rán y hành quằn nặng đôi vai,
“Đạo Khai Ra Nguồn Sáng Tam-Tài”,
Kỳ “Hiệp-Nhứt”hoằng-khai bá-đạo.
“Nay Phục-Nguyên! Con Cần Chu-Đáo”
“Hạnh Tu-Trì ẩn náo là hơn”,
“Thầy biết con Chí-Nguyện chẳng sờn,
“Thừa hy-sinh vì con sẵn có…
“Nhưng Thầy e con vào trong rọ…!
“Của quỉ-hồn đâu có thương con,
“Thương vì con thân-xác hao mòn.
“Làm tinh-thần không còn vững chãi!
“Thầy biết con đem thân không ngại…!
“Nhưng khuyên con tánh phải giữ-gìn,
“Tuy xác trần là tướng Hữu-Hình,
“Nhưng chẳng có thật tình không được.
“Nay thương con Thầy về châm-chước,
“Khuyên bao lời sau trước nghe con!
“Lòng Phụ-Từ cũng rất héo-don,
“Thương con trẻ vẫn còn tai-nạn!”
“Đạo càng cao tiến thêm càng sáng”,
“Thì khảo-đảo con rán bươn qua”,
“Phải chen chân trong cảnh ác-tà.
“Để hoa sen khai ra bát-ngát.
“Mùi hương Đạo tỏa xong lấn-át,
Bao tục phàm kẻ ác đẩy lui,
Chớ nay Thầy đâu được niềm vui,
Vì con trẻ bùi-ngùi lạc-lõng!
Con cứ mãi thôi ta kình chống,
Để xa Thầy theo bóng âm-ma,
Thì chừng nào mới đặng hiệp-hòa,
Nên Thầy ra dẹp qua điễn rải.
   HỰU
Điễn rải Từ-Tôn tỏa xuống trần,
Thành-tâm nguyện lực độ tròn thân.
Không lâu đâu trẻ cơ sàng-sảy,
Tiếm-vị người mê trục xuất-thần.
Đó Phục-Nguyên con hiểu ý…!
P.N : Kính bạch Thầy! Con đã hiểu…
THẦY :
 BÀI
“Khuyên con ẩn-nhẫn bảo tồn…
“Định Trì Tâm-Pháp Qui Môn Tam-Kỳ”.
Đời chiến-tranh bởi vì tặc-dữ;
Đời náo-đôïng bỏ chữ thiện-lương.
Xác người chất đống đầy đường,
Máu trào loan đổ thảm-thương cơ trần!
Thương con trẻ bao lần xa tít,
Không về Thầy mù-mịt Chơn-Linh.
Trần-gian thiêu hủy xác mình
Hồn oan dờ-dật trong nghìn khổ-đau…!
Động lòng Thầy lệï trào tuôn đổ!
Nói sao giờ ở chỗ thế-nhân?
Bởi con lo trọng phần thân,
Bán hồn quá rẻ Chơn-Thần rụi tiêu!
Con sẽ thấy đìu-hiu dương-thế !
“Thầy sát-phạt là để răn con”,
“Nếu tu Công-Quả mót bòn,
“Đượm nhuần ân-hưởng vẫn còn mai sau.
Ngược bằng không biết bao vùi-dập,
Khinh-khí kình tới tấp bủa vây,
Thiên-la địa võng đủ đầy,
Sàng con chính giữa khó ra bao giờ!
Thương con trẻ mãi ngơ tấc dạ,
Nay giáng đàn Thầy phá vô-minh.
Nếu con trực-giác tự mình,
E rằng còn kịp hữu-hình bảo an.
Phục-Nguyên! cố giữ bao lời,
Nay Thầy giáng-hạ vì thời Ha-Nguơn!
“Biết con còn nạn tròng ách khảo,
“Thầy khuyên con khoát áo Từ-Bi,
“Vì đời gian-xảo vô-nghì…
“Con nên xa lánh mới Qui kỳ này,
“Giữ cho xác đủ đầyTinh-Lực,
Tu tiến triển “Hỏa Bức Kim Hành”,
“ Tịnh lòng cho trọn Bạch-Thanh”,
“Thầy khai yếng-sáng ngũ-hành gom trong”.
“Cho trọn Khí nội công hấp-lực”,
“Đủ số đầy Chơn-Tức dụng ra”,
“Mai dong đã có Huỳnh-Bà;
“Gom vào Mồ-Thổ là Cha Linh-Hồn”.
“Nhiếp Song-Mâu Hạ-Nguơn Khai-Khiếu”,
“Nơi Đơn-Điền con hiểu hay chưa?”
“Thượng-Nguơn Đài-Đảnh Vô-Thừa”,
“Trung-Nguơn Mồ-Thổ qui vừa vừa thôi”.
“Gom tất cả vào ngôi Thái-Cực”,
“Se một điểm mẫu mực Khuôn Đồ”,
“Dụng lòng hai chữ Nam-Mo”â,
“Chính là giải-thoát “Huờn-Vô” kiếp này.
Đó Phục-Nguyên!
P.N : Con kính vâng!
THẦY :
Đây Thầy giảng trở qua lẽ Đạo,
Nhân-Sinh-Quan huấn giáo con trần.
Từ đâu mà có xác-thân,
Gọi rằng đâu có “Chơn-Thần” sanh ra?
Thầy Thượng-Đế là Cha Võ-Trụ,
Hoát quyền-năng thật đủ Linh-Huyền.
Với ngôi “Thái-Cực” đầu-tiên,
Sanh ra hai điểm tị-hiềm với nhau.
“Thường đối chọi không màu không sắc,
“Nhưng không nó khó bắt Âm-Dương,
“Một nhu lại với một cương,
“Hai bên hòa-hợp sanh đường thế-gian.
“Do Hai Khí hòa chan ái-truất,
“Mà gieo cảm sanh bậc con người.
“Đầu tiên chỉ có hai người.
“Chính là nam-nữ ở đời nhân-sinh.
Do dục-vọng trong tình ích-kỷ,
Từ đấy hòa “Nhị-Khhí Âm-Dương”,
“Vì rằng trụ chữ mến thương,
“Sanh sanh hóa hóa không thương người trần”.
Đầu tiên chỉ “Kim-Ngân Một Điểm”,
“Chín tháng tròn ô-nhiễm nội bào,
“Tiên-Thiên Hấp Khí”rèn trau,
“Lọt lòng con khóc khi chào đời ra!
“Là hấp khí mẹ Cha phần hậu,
“Thế nên con mất dấu ban đầu,
“Từ từ nhiễm đã quá lâu,
“Cuộc trần sự sống não-sầu đảo-điên.
“Rồi gây ra tình tiền danh-lợi,
“Tánh loạn động vì bởi con mê…
“Thất-Tình nhiễm quá nặng nề,
“Hòa trong Lục-Dục ê-chề đau-thương!
“Con sinh-hoạt trong đường lợi ái,
“Sống ngoài đời trí phải mưu sâu.
“Chuốc vào tội lỗi nặng đầu,
“Nhưng nào trực nhớ ngỏ hầu quay tu.
“Vì vật-chất khỏa mù lấp hết,
“Làm cho con đánh chết Tinh-Thần,
Sớm chiều lợi-dưỡng xác-thân,
Nào đâu có biết Chơn-Thần là chi?!
“Là một điểm Anh-Nhi tỏ-rạng”,
“Điểm Thái-Cực ánh-sáng Huyền-Đồng”.
“Chính là mực thước nhơn ông,
“Của Cha Thượng-Đế sanh trong vạn-loài”.
“Tuy không thấy nhưng ai cũng biết,
“Sanh cảm-giác thời-tiết bên ngoài.
“Nóng lạnh con biết phân hai,
“Giờ ngày sáng tối thường thay đổi hoài.
“Là của Thầy chuyển khai Nhựt-Nguyệt,
“Rồi con trần theo tiết vần xoay,
“Sống thường Hô-Hấp ban ngày.
“Đêm về ngủ nghỉ ngơi tay lúc này!
“Là âm-dương Thầy khai Tứ-Tổ,
“Nếu con biết vào chỗ Mâu-Ni,
“Nội hòa ánh-sáng huyền-vi,
“Ngoại vòng con hấp châu-nhi phụng-hành.
“Do Ngũ Khí Thầy sanh ra trẻ”,
“Rồi con sống bập-bẹ theo đời,
“Ngũ-Hành biến khắc chiều mơi.
“Luôn tuồng sanh hóa mọi nơi cõi đời!
“Nên con mê khó thời dạy-dỗ,
“Vì con đắm nơi chỗ phồn-hoa.
“Do Mắt động sắc ngoại tà,
“Tai nghe cám-dỗ loài ma quỉ thường!
“Miệng hay nếm mùi hương ngoại vật,
“Vừa ý mình cân nhắc đủ đầy,
“Mũi con luôn ngữi ngất-ngây,
“Mùi hương trần ái lạc sai bao thời.
“Miệng hay nếm vị đời ngon sướng,
“Tấm Thân trần thụ-hưởng đã quen.
“Con học đòi thói thấp hèn,
“Cho nên Cao-Thượng bao phen xa rời.
“Thầy thương con ra lời Huấn-Giáo,
“Nếu có con Tần-Tảo Lời Truyền,
Trở về tâm dạ “Qui-Nguyên”,
Sống bằng“Chơn-Chất Diệu-Huyền” ban xưa.
Khí đầu tiên “Không Thừa” dạy dỗ,
“Dù ở trần mượn chỗ Tu-Tâm,
“Cảnh gian xảo quá lỗi lầm,
“Thương con chỉ biết Thậm-Thâm Đạo Mùi”.
“Nhân-Sinh-Quan rèn trui cho trẻ,
“Sống ở đời bao lẽ dại khôn,
“Nhưng con luôn trọng phần hồn,
“Chớ phần thể-xác hao mòn thời-gian!”
“Con có nghĩ mở-mang xúc tiến,
“Khi sanh ra xuất-hiện ở trần,
“Mẹ Cha tác-tạo phần thân,
“Đến khi khôn lớn lần lần trí-thông.
“Nhưng ngày tàn đang mong con đó!”
“Xác-thân này đâu có dài lâu”,
“Sống trần cứ mãi buồn rầu…!”
“Nếm mùi đau-khổ dàu dàu lệ rơi!”
“Mùi vui ít con thời nếm đủ,
“Này con ơi! Quyến-rũ đã nhiều…
“Nay Cha khuyến-nhủ lời siêu,
“Cho con Thức-Tỉnh tìm đường thiện-lương.
HỰU
“Thiện-lương Xuất-Tánh trở Phi-Thường,
“Hai Khiếu Huờn-Đơn Ngũ Vị-Hương”,
“Quán-Chiếu Thăng Lai con Giáng-Ha”
“Tu đi mới thấy chữ yêu-thương.
Đó Phục-Nguyên!
P.N : Kỉnh Thầy!
THẦY : Đó là về phần Nhân-Sinh-Quan, vì một
điểm đầu-tiên là điểm “Thái-Cực”, biến-hóa hấp-thụ
trong cảm-ứng nên sanh ra hai khí Âm-Dương, từ đó mới
thọ bẩm. Do vì sự thọ bẩm của khí Âm-Dương, mới sanh ra
nam-nữ, rồi do vì dục-vọng nam-nữ mới sanh sanh hóa hóa
ra con người đó. Như Phục-Nguyên nghe thấy; nhưng vì
“Bổn Ban-Sơ Tánh Thiện” do vì sao? Do vì không nhiễm
nhiều, do vì còn bổn thiện lương hồi lúc đầu mới biến-hóa
lần thứ nhứt đó Phục-Nguyên con! Rồi từ từ tánh thiện
lương mất dần dần theo thời-gian buông trôi nơi trần-thế
này nhiễm khí Hậu-Thiên quá trọng trược, đã xa mất
“Nguồn Linh-Tánh Ban Đầu”. Vả lại, từ cái điểm “Nhứt
Bổn Tán-Vạn-Thù”, thế cho nên từ cái điểm đó sanh ra
muôn loài vạn-vật mất chỗ thanh-đạm ban đầu đi, mất
yếng-sáng ban đầu rồi, nên mới có chỗ như ngày hôm nay
đó Phục-Nguyên con!

“Đời mạt-pháp nhiều người hung-ác”,
“Kẻ thiện-lương đổi chác tu-hành”,
“Đạo thì chẳng có mến sanh.
“Cho nên sát-phạt tan-tành gió mưa.
“Thầy thương trẻ càng bừa tâm bịnh,
“Kỳ-mạt pháp ác tánh quá nhiều,
“Thương con lòng dạ chắt-chiu,
“Giáng trần khuyến-nhủ bao điều thiện nhân.
“Con ơi hỡi! Có cần chi nữa,
“Xác-thể đời tan rửa thúi hôi,
“Khi con còn đứng còn ngồi,
“Còn ăn còn nói còn đòi hỏi thêm…!
“Nhưng không nghĩ ngày đền tội ác,
“Trút hơi tàn lác-đác giọt rơi!
“Hồn lìa khỏi xác xa đời,
“Biết bao u-tối vậy thời chực quanh!
“Là lúc ấy giựt-giành sự sống,
“Thân này về theo bóng ngày tàn!
“Đến chừng lúc ấy vái-van,
“Đâu còn kịp nữa mà toan tu-trì!
“Thương con Thầy dạy huyền-vi,
“Nhân-Sinh Vũ-Trụ khắc ghi bao lần!
“Đời con trôi mãi theo trần,
“Phù-hoa phiếùm-dụng tâm-thân đọa-đày!
“Đầu tiên Thái-Cực phân hai”,
“Sanh ra Tứ-Tượng Tam-Tài hóa nhân.
“Âm-Dương thọ bẩm ra thân”,
“Thế nên chìm-đắm bao lần đau-thương!
“Nam thời hấp khí can-cường,
“Nữ nhu-nhẹ bẩm khí dương chẳng đầy.
“Trần-gian con nếm nghiệt-cay,
“Sớm chiều vì xác miệt-mài nuôi thân.
“Muốn cho vật chất cân-phân,
“Muốn mình thụ hưởng quên thần ban sơ.
“Ngày ngày Linh-Tánh lu-mờ,
Thế con xa bóng dật-dờ Linh-Quang!
Nay Thầy giảng chữ Sinh-Quan,
Con nghe tận hiểu chiếc thoàn Long-Hoa.
         HỰU
Long-Hoa điễn giáng chiếu nguyên-nhân,
“Khai Khiếu Huyền-Linh” tỏ chí chân.
“Tâm-ứng Mâu-Ni tròn Xá-Lợi”,
“Tu-hành trọn Đạo vững Tinh-Thần.
     BÀI
Thầy biết con tu-hành trọn đạo,
Trong xã-hội lơ-láo bao người!
Buồn phiền rồi đến vui tươi,
Sớm than chiều khóc ngẩn người hoang-mang!
Tuy cũng có ngổn-ngang mê-muội,
Nhưng trong đó cũng có giác hồn,
“Nên Thầy giáng điễn Chí-Tôn,
Gợi Thần con nhớ “Huờn Hồn Sơ-Khai”.
“Con ơi hỡi! Tỉnh quày tỏ-ngộ,
“Lời của Thầy đến chỗ Siêu-Nhiên,
“Cùng chung góp sức lưu-truyền,
Để cho hậu-thế diên-niên đặïng nhờ.
Bá niên ức đang chờ con trẻ.
Chín hai thường há lẽ không tên.
Hôm nay dựng móng xây nền,
“Tân-Dân Minh-Đức” để lên Thiên-Đài.
“Con Cao-Thượng Hoằng-Khai Đạo-Lý”,
“Xả thân đời vị kỷ, vị-tha,
“Nay Thầy lưu dấu hiệp-hòa,
“Khuyên con tu-học vượt qua biển trần.
“Biển trần khổ lắm lần nông-nỗi?
“Sóng gió đời bao đổi thê-lương!
“Nên con nếm nặng đoạn-trường.
“Lần lần tiến bước chơn-dương phục-hồi.
“Vũ-Trụ Quan là ngôi Tam-Bảo;
“Tinh-Khí-Thần ba báu Anh-Nhi.
“Nếu con cố-gắng Hành-Trì,
“Chắc là đến đích qui-y về Thầy.
Nhân-Sinh Quan ngày nay bước tiến,
“Có sống đời mới hiệïn tình-thương,
“Sống trần mới vững con đường,
“Mượn đời tạo Đạo tình-thương đã đầy.
“Dù cảnh khổ bủa vây con trẻ,
“Nhưng Tinh-Thần Mạnh Khỏe con ơi!
“Xác-thân dù có dập-dồi,
“Nạn tai khảo-đảo vậy thời cũng qua!
Miễn làm sao “Tam-Hoa Tựu-Đảnh”,
“Khai Khiếu-Huyền Lăn Bánh Anh-Nhi”.
“Phục-Huờn Dưới Máy Huyền-Vi”,
“Siêu-Quang” châu tải đúng kỳ vãng-lai.
Nay con hiểu Cao-Đài bổn-hiệu,
Lấy tình đời “Mở Khiếu Nguyên-Nhân”,
“Lấy thân mà độ cho thân;
“Lấy Thân Tu-Luyện Độ Phần Hồn-Linh”.
“Nhờ có thân hữu-hình rèn-luyện”,
“Mới tinh-tấn xa biển trầm-kha.
“Có thân mới biết chánh tà;
“Có thân mới biết Đạo Cha Diệu-Huyền.
Nhân-Sinh-Quan chủ-quyền cho trẻ,
Sống ở đời lấy lẽ thiệt hơn,
Con ơi! Cố-gắng đừng hờn,
“Thất-Tình xóa bỏ bảo-tồn Linh-Quang.
    HỰU
“Linh-Quang Yếng-Sáng Đạo Hư-Huyền”,
“Tác-hợp Tiên-Thiên đặng chủ-quyền.
“Sanh khắc ngày giờ tua tiến bước,
“Thành Tiên tác Phật lý nhân-duyên”.
Đó Phục-Nguyên! Hôm nay Thầy giảng về lý
Nhân-Sinh-Quan, Phục-Nguyên con còn có điều chi hỏi
để Thầy giải thêm, rồi chiều nay Thầy giảng qua phần
Vạn-Vật-Quan để cho con thấy rõ.
P.N : Kính bạch Thầy! Con không có điều chi để hỏi, xin Thầy dạy...
THẦY : Cái chỗ Nhân-Sinh-Quan trọng yếu là vì ở
chỗ nơi mà con được tạo-tác và nơi con đang tu-học để
trở về với phần Vô-Vi-Quan đó con! Nên đời là trường
Đạo; trường Đạo luyện tâm để cho con có mực thước mà
tu-hành. Đó thì con hãy chấp-nhận đi, phải chịu nhiều
nạn đói khổ, nhiều khảo-đảo thì mới vững đường tiến hóa
đó con! Biết rằng xác thân này không thật, nhưng phải có
nó mới tu thành Tiên tác Phật đó, phải không Phục-Nguyên con?
Nếu không có xác trần thì e khó mà huờn đặng
Tam-Bửu (Tinh-Khí-Thần), Thầy e rằng khó mà hườn
đặng Nhựt-Nguyệt-Tinh vì chỗ Thượng-Trung-Hạ chẳng
có xác-thân này thì con không có thể nào gom Khí, gom
Thần mà về “Nhứt-Bổn Tiên-Thiên” đặng đâu, đó Phục-Nguyên!
Thầy giảng dạy Đạo-Lý trong con người thì nơi
Nê-Huờn là đảnh đầu. Tại sao đầu có Một mà sanh ra
Tứ-chi. Vì trong con người gồm có ba phần: Mình, Đầu,
và Tay Chân, phải không? Đó là Tam-Tài cũng tượng
trưng cho Tinh-Khí-Thần mà đầu thuôc về Thượng-Điền,
Thân thuộc về Trung-Điền phần hạ là Chân thuộc về
Hạ-Điền, phải không Phục-nguyên con?
P.N : Kính bạch Thầy ! Đúng như vậy!
THẦY : Và Thầy biến-hóa rằng Tứ-Chi là Tứ-
Tượng, đó Phục-Nguyên con! Mà con biết Tứ-Tượng hay
không Phục-Nguyên con?
P.N : Kính bạch Thầy con biết!
THẦY : Thế cho nên, phần Đầu chỉ có một đó là
tượng-trưng cho phần Thần của Linh-Hồn là ngôi Thái-
Cực, chỉ có “Một-Điểm” thôi, phải không Phục-Nguyên con?
P.N : Kính Thầy vâng!
THẦY : Mà lại phần Thân thì thêm có Tay, là bởi
vì trong phần Thân có nghĩa như là phần Tam-Tài đó thì
phải có Nhựt-Nguyệt Tinh hay là Thủy-Hỏa-Phong hoặc
là Tinh-Khí-Thần đều gom vào trong đó hết. Thế cho nên,
nếu muốn trở về với Vũ-Trụ-Quan thì con phải tu “Tịnh-
Luyện” để không còn tứ-chi, không còn mình đầu tay
chân nữa, không còn gì hết thiêu rụi trong trần thế này
mới phục lại một “Điểm Nê-Huờn” là nơi “Đảnh-Đầu” rồi
từ ấy “Xuất-Tánh Phi-Lai” không còn dính gì trong xác thân
này là hậu thiên hết, đó Phục-Nguyên con!
Thôi Thầy giảng lý như thế nếu Phục-Nguyên con
đầy đủ nhân-duyên thì hiểu tận-tường. Thôi Thầy thăng để
chiều Thầy sẽ giảng về Vạn-Vật-Quan

Trở lại trang chánh