Ngọ thời, ngày 30 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ
(03-06-1989)
NGÀI ĐẠT-MA “TU-NIỆM, TU-HÀNH, TU-TRÌ”

Đ.M : Có việc gì kêu Lão về đây nữa đây?
P.N : Kính bạch Đại-huynh! Bởi vì hôm trước Đại huynh
đã có thuyết thời pháp: “Tu Niệm Là Gì” trước khi
thăng Đại-huynh có hứa sau này Đại-huynh sẽ thuyết thêm
đề tài “Tu-Niệm” nữa. Vậy hôm nay kính xin Đại-huynh hoan-hỷ.
Đ.M : Thì hôm đó Lão có giảng hai chữ “Tu-
Niệm”, đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Hôm nay Đệ thỉnh Lão về đây, Lão cũng bận
việc gấp, vậy thì Đệ ra đề tài đi rồi Lão sẽ giảng tiếp, phần
“Tu-Niệm” thì Lão đã nói rồi.
P.N : Kỉnh Đại-huynh! Như vậy Tiện-đệ xin ra đề -
tài: “Phục Bổn-Nguyên”.
Đ.M : Bây giờ đây mà ra đề-tài thì Lão nói đây nó
khổ-kham lắm! Phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Nó không làm cho thoải-mái đàm-đạo, phải
không? Nói đề-tài thì càng gò bó, mà Lão đây là kẻ giải-
thoát không muốn gò bó trong một khuôn luật nào phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Như vậy thì tự-do đi Đại huynh há!
Đ.M : Ừ! Nhưng hướng về chủ ý nào thì Lão đây sẽ
giảng theo như ý đó thêm phần quan-trọng thêm, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Giờ để Tiện-đệ khởi xướng trước.
 THI
Đề-tài giác-tỉnh cõi trần-gian,
“Biệt-Niệm Thanh-Tâm” giải mộng-hoàng,
Lập chí tu-hành trong kiếp khổ,
“Không Còn Nhiễm-Tục” dứt tân-toan!
Gìn lòng “Chánh-Định Huờn Linh-Thể”,
Lập hạnh “Hư-Trung” hiệp Nhã-thoàn,
“Phật-Tánh Qui-Y” trừ nghiệp-chướng,
Viên-trì nhiệm-khuyết ngộ “Kim-Cang”.
Thỉnh Đại-huynh!
Đ.M :
THI
Hòa câu “Bí-Khuyết Nhãn-Tàng” an,
Diệu-lý thành-tâm Lão mở-mang,
“Tu-Niệm” đi đôi lòng sửa đổi…
Tránh xa ác-tưởng chớ lây-lan…!
Đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M :
  BÀI
Vì hai chữ “Kim-Cang” bí-khuyết,
Tu sửa sai ai biết điều này?
Niệm lòng ghi-nhớ đừng sai…
Tránh xa quả-báo đọa-đày bao phen!
Chữ “Tu-Niệm” thấp đèn soi đuốc,
Bậc nguyên-nhân là thuốc trường-sanh.
Ai ơi! Cố gắng ghi hành…
Chớ đừng xao-lãng bao năm đọa đày!
Tu là chi nào ai hiểu thấu…?
Niệm là gì roi-dấu “Chơn-Truyền”?
Ngày nay bày tỏ Phục-Nguyên,
Lão đây thuyết-giảng chữ “Thiền” siêu-vi.
“Từ Tu-Niệm Hòa Qui Phật-Tánh”,
Về” Bổn-Thiền” trọn hạnh chơn-tri…
Tẩy trừ ác khí niệm trì…
Đó là “Pháp-Báu” hằng ghi nhớ lòng!
Phải không này Hiền-Đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Thế cho nên, sao gọi rằng là Tu-Niệm? Đó,
Lão hỏi để Phục-Nguyên cứ trả lời - Sao gọi rằng là Tu-
Hành? - Sao gọi rằng là Tu-Trì? Mỗi chữ đều có chữ
“Tu” ở đầu, nhưng mà ý nghĩa nó ra sao, Hiền-đệ có hiểu rõ không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ rõ.
Đ.M : Hiền-đệ đã rõ thì Hiền-đệ cứ giảng trước đi,
rồi Lão sẽ bổ-khuyết thêm sau.
P.N : Bạch Đại-huynh! “Tu-Niệm, Tu-Hành, Tu-Trì”.
        THI
Tu-Niệm gìn tâm giải mộng-vàng,
Lòng-thành tỏ-ngộ tịch “Kim-Cang”.
Quay về “Phục-Bổn Hòa Linh-Vị”,
Dứt nghiệp đam-mê hiệp “Nhã-Thoàn”.
        HỰU
Hiệp Nhã-thoàn thành-tâm Tu-Niệm…
Dứt thói mê thâu-liễm bên trong,
Tu trừ “Tam-Độc” não-lòng !
Niệm hành thiện-hướng cổi vòng khổ đau!
Tu chánh-chơn “Hằng Trau Tự Tánh”,
Niệm phủi trần xa lánh biển mê,
“Qui-Y” tỏ ngộ “Bồ-Đề”,
Đoạn lìa “Huyễn-Cảnh Dứt Mê Vô-Thường”.
Tu trọn lành chiều nương “Giới-Luật”,
Niệm hy-sinh chung sức cứu tai,
Xiển-dương “Đạo-Pháp Hoằng-Khai”,
Cho tròn “Chánh-Giáo Như-Lai Phật-Đà”.
Tu làm sao tầm ra yếu-lý…
“Hành Thậm-Thâm Bí-Chỉ Kiền-Thiền”,
Khỏa tiêu tâm động não-phiền,
Quay về “Thái-Cực” định yên tịnh lòng.
Tu “Lưu-Thanh” phá vòng ám-khí,
Hành “Huờn-Đơn Phục-Vị Bổn-Nguyên”,
Người tu “Siêu-Xuất Diệu-Huyền”,
“Hòa Bầu Linh-Khí” thoát miền trần-ai!
Tu phải biết “Như-Lai Tự Tánh”,
Hành làm sao “Hòa Cảnh Minh-Nhiên”,
Không còn thói-tục đảo-điên,
Ra đi cứu-khổ tùy-duyên vớt nàn.
Tu trí-huệ giải-oan tự độ,
Trì bổn-lai tỏ-ngộ lấy mình,
“Phục-Huờn Nhứt Điểm Chơn-Linh”,
Không còn quả-báo muôn nghìn tử-sanh.
Tu phải biết rõ-rành “Bí-Chỉ”;
Trì làm sao trừ quỉ ma lòng,
Không còn tạp-niệm trần-hồng,
Đó là giải-thoát dứt vòng khổ-đau!
Người “Tu-Niệm” nhập vào linh-thể,
Gắng hành trì hầu để giải-oan,
Chẳng còn vướng-vất buộc-ràng,
Đó là “Chánh-Giác” vượt sang Tây-đài.
Kỉnh bạch thỉnh đại-huynh.
Đ.M : (Cười...) Thế thì Hiền-đệï giảng theo lý của
Hiền-đệ trong ba chữ “Tu-niệm, tu-hành, tu-trì”, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Đây, Lão xin bổ-khuyết, phải không? Lão
cùng Đệ đàm-đạo (cười...)
P.N : Kính mời đại-huynh!
Đ.M : Bởi vì chữ “Tu” này nó bao-quát rộng lớn,
nếu mà không hiểu rõ ắt e rằng không đúng việc của
mình làm. Mà phí uổng đi kiếp tu của mình, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Bởi vì tu là sao? Tu là sửa đổi, phải không
này Hiền-Đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Mà sửa đổi là chi? Là những cái gì xấu xa, hay
những tật chúng-sanh mà bẩm-sinh của mình, mình phải cố
sửa đổi mới gọi rằng tu. Chớ tu là cái chi bây giờ?
Niệm là tránh xa, mà tránh xa những việc gì làm
cản trở con đường giải-thoát của chúng ta, thì mình phải
niệm mình trì nó lại, phải không? Mới là Tu-Niệm.
Còn tu-hành : Tu là sửa đổi, Hành là làm; làm những
cái việc mà tâm-tánh mình sửa đổi lại thuần-lương, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Bởi vì cái tâm-tánh của chúng-sanh này nè!
Nó vô-lượng kiếp rồi, nó đã tác-tạo không biết bao nhiêu
là đời vô-thỉ đến giờ, mà không sửa đổi nó, bắt nó làm theo
những điều kiện mình đưa ra trong việc tu của mình
thì tâm mình lúc nào cũng buông-lung, bởi vậy mới gọi là
“tâm-viên, ý mã”, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậïy!
Đ.M : Còn tu-trì: Chính là sửa đổi những việc gì mà
mình phải đứng lại, tu-trì là mình phải đứng lại, đã biết nó là
tội-lỗi rồi thì cố-gắng mà tu đừng để tội lỗi vượt thêm nữa -
Mà cố gắng sửa đổi thì nó vơi bớt tội lỗi cũ, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M :
 
   THI
Tu-nguyện “Qui-Y” giải-thoát lòng,
Niệm vào nhứt bổn chữ “Huờn-Không”.
Tu-tâm sửa tánh trừ mê nhiễm…
Hành việc “Trung-Dung” ý rõ thông.
  BÀI
Nay Lão giảng chữ tu khái-quát,
Là đầu đề giải-thoát “Huờn-Nguyên”.
Trọn tu thiện-hướng nhân-duyên,
Nghe lời giáo-hóa bổn-thiền huệ-khơi.
Từ vô-thỉ đến đời hiện-tại,
Quả đã gây từng trải bao đời!
Chữ tu nay đứng một nơi,
Ngừng gây tội-lỗi mà khơi quả cùng.
Vì chúng-sanh đã dùng huyễn-hoặc,
Nếu tu rồi chí mật “Tâm-Trung”.
Cố mà gắng chí đại-hùng,
Đâu tu vào mõ, kinh dùng nói ra.
Tu làm sao diệt ma ám khí,
Tu làm gì không chỉ điểm sai?
Muốn tu đi đến Như-Lai,
Biết tâm, thấy tánh là nay tu-trì.
Còn nói tu mãi quì một chỗ,
Lạy sói đầu chẳng độ linh-hồn,
Tu mà bảo-thủ chữ khôn,
Lão e nhầm lẫn mất hồn như chơi!
Tu không sắc như đời tạo tướng,
Tu vô-hình không vướng âm-thinh,
Chữ tu đâu nói hữu-hình;
Chữ tu vi-diệu diệt tình thấy ngay!
Phải không này Hiền Đệ Phục-nguyên?
P.N : Kính bạch Đại-huynh! Rất chí lý lắm! Đó
cũng là pháp “Đốn-Giáo” vậy.
Đ.M : Nhưng mà chữ tu này có mấy ai dễ làm đặng,
phải không này Hiện-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đã nói rằng tu để giải-oan nghiệt, dứt quả-báo
luân-hồi, mà không quay vào nội-tâm, đoạn-trừ vô-minh,
thói mê…, lại cứ hướng theo hình thức âm-thanh, sắc tướng,
quì-lạy, lễ-bái, nghi-thức bên ngoài, như vậy làm
sao đưa đến cứu-cánh giải-thoát đặng?
Đ.M : (Cười...) Bởi vì Lão thấy chữ tu này nó khó
lắm! “Chín Năm Ngó Vách” mà nghiền ngẫm cũng chưa
ra được chữ tu nữa, phải không?
P.N : Kỉnh Đại-huynh! Vì vậy, nên Tiện-đệ mới
thỉnh Đại-huynh giáng đàn về đây, mà đàm đạo chữ “Tu-
Niệm” để ghi làm “Giáo-Lý Chơn-Truyền” hầu giúp-ích
lợi-tha cho thế-gian đó.
Đ.M : Nhưng mà Lão không muốn trở lại trần-gian,
mà Lão cũng không muốn có sự buộc-ràng, thì thôi hôm
nay Lão đã hứa với Hiền-đệ, Lão giảng tiếp phần đề-tài
này mà bây giờ Lão không có hứa nữa, phải không? (Cùng cười...)
P.N : Bạch Đại-huynh! Còn nhiều đề-tài khác nữa
Đại-huynh (cùng cười...).
Đ.M : Để cho Đệ khỏi có réo Lão về hoài mà cũng
khỏi kéo Lão nữa, phải không? (Cười...) Mà Lão đâu có nợ
gì với Hiền-đệ đâu, mà Hiền-đệ réo Lão? (Cười...)
P.N : Bạch Đại-huynh! Bởi vì Tiện-đệ xét thấy
rằng: Đại-huynh còn một cây gậy và một chiếc dép, Tiện đệ
lôi chừng nào không còn gậy, không còn dép mới thôi!
Đ.M : Này Hiền-đệ biết rằng: Cây gậy đó không
phải dễ lôi mà chiếc dép không phải dễ kéo đâu (cười...)
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Tuy rằng khó vậy, nhưng mà hôm nay Tiện đệ
dám lôi tuôn gậy, tuôn dép xuống đây (cười...)
Đ.M : Ừ! Tuôn là tuôn nhưng mà dép và gậy Lão
còn giữ nguyên, phải không? Đâu phải dễ bắt mà dễ buông
đặng (cười...) Nếu mà mất dép mất gậy thì Lão không có
nói được những lời này (cười...), phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đó là lời bí-chỉ vậy!
Đ.M : Phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Gậy nó dính liền xương với Lão rồi, dép nó dính
liền với da của Lão thì làm sao mất đặng (cùng cười...), phải không Đệ?
P.N : Chí lý lắm, bạch Đại-huynh!
Đ.M : Mà bây giờ cây gậy nó dính vào cõi “Hư-Vô”
rồi, còn dép nó dính vào cái vòng

“Thái-Cực” thì làm sao buông ra đặng?
P.N : Bạch Đại-huynh! Vì thế bây giờ Đại-huynh
mới tuôn ra “Kinh-Tâm Vô-Tự” tạo nguồn “Chơn-Lý” để
giúp-ích cho trần gian này vậy.
Đ.M : Ừ! Thôi Lão đã xong rồi, phải không?
P.N : Thỉnh Đại-huynh tiếp thêm một ít nữa.
Đ.M : Thôi (cười...) Lão làm biếng nói quá!
Bây giờ có nói gì thì nói đi rồi Lão bổ-khuyết thêm,
chớ bây giờ Lão chẳng muốn điều chi mà Lão cũng thấy
chẳng có điều chi đáng nói.
P.N : Kính xin phép đại-huynh!
  PHÚ
Đệ Phục-Nguyên xin hòa Đạt-Ma,
Ra lý-huyền phụng-họa giúp đời,
Bởi trần-gian lắm nỗi chơi-vơi!
“Khai Chơn-Lý”mượn lời mô-tả…!
Để tỉnh người hồi tâm giục-giã,
Mà tu-hành dứt đọa tử-sanh,
Hãy tri nguồn diệu-hữu tỏ rành,
Năng “Nội-Quán”luyện-phanh“Nhứt-Khiếu”.
Đạo bổn không “Hư-Vô” chẳng thiếu;
Lại không thừa, minh-chiếu tầm ra. Vì
mê-muội quả-báo trầm-kha! Phải
sanh-tử sa-bà trần khổ!
Người giác lòng tỉnh rồi tự ngộ;
Tu sửa mình thoát chỗ tử-sanh,
Khai huệ tâm tỏ lý đành-rành,
Là “Vô-Tự” tri-phanh nội quán. Đèn
diệu-mầu thậm-thâm chiếu sáng, Để
giải-oan dứt nạn luân-hồi, Thế
cho nên nhập định năng ngồi, Ngồi
tịnh-luyện tô-bồi Đạo cả.
Kính thỉnh Đại-huynh tiếp.
Đ.M :
Nay chữ Đạo Đệ-hiền mô-tả…
Lão hòa lời phụng-họa hành-y…
Đệ nên độ cuộc thế ai-bi!
Lão trợ điễn đồng qui một mối.
Phật, Thánh, Tiên đồng chung một cội,
Nào phân biệt theo thói tình đời!
Nay Đệ giảng bổng Lão tô-khơi…
Cho đượm-nhuần hòa lời “Chơn-lý”.
Người đã tu phải “Huờn Nhứt-Khí”,
Hạnh tham-thiền “Trực-Chỉ Qui-Nguyên”.
Do “Ba Tình” nó chẳng để yên,
Và lục-tặc liên-miên quấy phá;
Cũng là do chúng ta bản-ngã,
Thế cho nên đã rã linh-hồn!
Nay đã tu cố gắng bảo tồn,
Hòa “Bí-Yếu Càn-Khôn Khai Đảnh”;
Đây Lão chỉ trọn đường “Thiên-Đảnh”;
“Khai Nê-Huờn” xa lánh trần-gian.
  BÀI
Ôi! Trần-gian thảm-nàn nhiều nỗi!
Lắm tai-ương, tội-lỗi đầy đầu,
Lầm than quả-báo khổ-đau!
Bởi gây oan-nghiệt buộc vào bấy lâu!
Nghiệp sanh-tử vì đâu phải trả?
Biết luân-hồi quày quả tu mau,
Lão đã chán-ngán cảnh giàu,
Xuất-gia tầm Đạo đề cao “Chánh-Truyền”.
Vì có thân không yên đâu Đệ!
Buồn với vui chẳng để ta an,
Khi thương, khi ghét bàng-hoàng!
Khi cười, khi khóc lại càng thiết-tha!
Lão, tình đời nhạt-nhòa lạnh-tẻ,
Nung đường Đạo mở hé “Huyền-Linh”,
Trở về “Nhứt-Bổn Hư-Thinh”,
Không còn nhiễm đắm trong tình chúng-sinh.
Từ Tây-Phương Lão nhìn Đông-Độ,
Lướt xuyên qua bao chỗ ngặt-nghèo!
Rừng sâu núi thẩm cheo-leo,
Hoặc là biển cả Lão đèo hồ-lô.
Là chí nguyện Lão tô chữ “Đạo”,
Cho người đời rốt-ráo mau tu,
Thoát đi cảnh giả phù-du,
Nó thường lôi kéo mịt-mù chơn-linh!
Chân không dép không tình nhân-thế,
Gậy một bầu Lão để trên vai,
“Nấu-Nung Ý-Chí Hoằng-Khai”,
Xé màng u-tối lâu nay nhiễm-trần.
“Phá Nhứt-Khiếu Huờn Thần” vi-diệu,
“Điểm Linh-Hồn” yểu-yểu minh-minh.
Trở về nơi cõi “Huỳnh-Đình”,
“Vô-Thinh, Vô-Sắc, Vô Kinh Niết-Bàn”.
Là “Bát-Nhã Kim-Cang” mật diệu,
Hãy thành-tâm mới hiểu chỗ này.
Nay hòa với Đệ ra bài,
Đó là thiết-thạch ngày nay ghi lòng.
Do chữ Có, người không diệt đặng,
Để “Huờn-Vô Trống-Rỗng” tâm-tư,
Thế nên bao cảnh rối nùi,
Thường luôn cấu-xé buồn vui thảm-nàn!
Đó này Hiền-đệ Phục-Nguyên!
Tham-Sân-Si, nghinh-ngang tâm tánh;
Là “Tam-Độc” phải tránh cho xa,
Có thân sống cảnh sa-bà,
Lê chân ở tạm mất hòa thanh-lương!
Vì lệ thuộc Vô-Thường hai chữ,
Dứt hơi rồi khó giữ xác-thân!
Mau đi “Trực-Ngộ Tỉnh-Thần”,
Đời là cảnh giả quày chân tu-trì,
Mau tu đi “Huyền-Vi” mới lộ,
Có tu rồi mới ngộ lý-thiên;
Có tu ham mến “Tham-Thiền”;
Có tu mới biết trần-duyên đau-sầu!
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh rất chí lý lắm!
Đ.M : Rồi Lão rút lui đặng chưa? (Cười...)
P.N : Bạch Đại-huynh ! Như vậy cũng tạm được rồi,
để còn khi khác nữa. (Cùng cười...)
Đ.M : Kỳ này Lão không có hứa nghe (cười...).
P.N : Bạch Đại-huynh! Đại-huynh hoan-hỷ, phụ tay
cùng với Tiện-đệ một phen này nữa, để tiếp“Giáo-Lý
Chơn-Truyền” hầu làm trợ duyên mà giúp ích lợi-tha cho
thế-gian vậy.
Đ.M : Thì Lão đã nói tùy theo nhân-duyên, chớ Lão
không có hứa. Nếu Lão hứa thì Lão còn bị buộc trói trong
thế-gian sao! (Cười...)
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Thôi Lão thăng.
P.N : A-Di-Đà-Phật!
Đ.M : (Cười...) Thế là Hiền-đệ Phục-Nguyên đã
mắc-mưu Lão rồi đó (cùng cười...), phải không?
P.N : A-Di-Đà-Phật!
Đ.M : Hãy suy gẫm chỗ này há!
P.N : A-Di-Đà-Phật

Trở lại trang chánh