Dậu thời, ngày 29 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ
  (02-06-1989)
NGÀI KIM-THIỀN ĐẠI-SƯ
PHỤC-BỔN LAI-NGUƠN TRÌ BÁT-NHÃ

THI
Kim-ngân, ngọc báu có gì đâu?
Thiền-Định ngày đêm chuyển điễn bầu.
Đại-Giác đồng-tâm không lệch mối,
Sư truyền một tiếng “Đạt Minh-Châu”.
Tiếp đàn giáng-hạ bài “Chơn-Lý”,
Thiên-Đảnh hòa thơ nối “Đạo-Mầu”.
Phục-Bổn Lai-Nguơn trì “Bát-Nhã”,
Nguyên lành thực-thể ắt gồm-thâu.
Này Thiên-Phục-Nguyên! Hôm nay Bần-Đạo về
đây tiếp với Phục-Nguyên có điều gì cần hỏi Bần-đạo?
P.N:Bạch Kim-Thiền! Hôm nay Phục-Nguyên kính
thỉnh Đại-Sư giáng đàn, để tiếp thâu “Chơn-Truyền Giáo-
Lý” hầu lưu-lại hậu-thế, giúp ích cho hàng thiện-hướng tuhành
sau này vậy, xin Đại-Sư hoan-hỷ.
KIM-THIỀN :
  BÀI
Giảng về chữ “Đạo” ôi là lớn!
Rất rộng sâu, vô bến vô bờ,
Ai người học đạo “Nam-Mô”?
“Chuyên-Trung Qui-Nhứt Hà Đồ” cứu tai.
Chữ “Đạo-Pháp” gìn ngay “Tâm-Ý”,
Chuyển “Điễn-Linh Thần-Khí”đề-huề,
“Định Vào Nhiếp-Bổn Nơi Tề”,
Lưu-thông các mạch đoạn bề khổ-đau…!
Vì khổ-đau lộn-nhào quả-báo;
Do khổ-đau nên đáo dương-trần;
Khổ-đau mới tạo xác-thân,
Nếu mà biết phục thiện lần đi lên!
Đường cứu-cánh xây nền “Công-Quả”,
Gieo “Đạo-Lòng” hối-hả “Thành-Tâm”,
Sớm khuya canh-cải đoạn mầm;
Diệt đi tà thói bao năm dẫy đầy!
Là hung-ác nghiệt-cay lắm nỗi!
Là tánh phàm rất đổi biến thiên,
Nó từ vô-thỉ đâu hiền…
Gieo mang quả-báo tiếp-liên đến giờ!
Vì do thân mới mờ “Linh-Tánh”;
Do bởi thân khó tránh lạc-lầm!
Nhưng nhờ thân đặng phóng-tầm;
Con đường“Đạo-Pháp Uyên-Thâm”cứu-mình.
Trước cứu mình tự gìn “Chơn-Bổn”;
Sau cứu người thoát chốn trần-ai!
Xa đi các nghiệp ưu-hoài,
Diệt-trừ mê-muội hăng-say đường đời!
Thôi Lão có mấy lời thuyên-chuyển,
Tiếp Phục-Nguyên thể-hiện tâm-thành,
Tạo bầu không-khí diệu-thanh,
Giáng đàn cứu-thế Tam-thanh qui về.
Lão chỉ có bấy nhiêu lời tiếp Phục-Nguyên còn có
điều chi nơi Bần-đạo, cứ tự nhiên hỏi thêm không?
P.N :
 
 BÀI
Kỉnh Kim-Thiền !“Bồ-Đề Diệu-Lý…”
Giảng lời-lành ,“Bí-Chỉ Thâm-Uyên”,
Gieo mầm “Chơn-Pháp Đạo Truyền”,
Cho người khách tục thiện-duyên nương vào.
Đời mạt-pháp biết bao sai-lệch!
Do Vô-Minh đã chết tâm lành,
Thế nên cứ mãi quẩn-quanh,
Âm-Thanh Sắc-Tướng Không Rành Lý Chơn.
Đạo là gốc, “Phục-Huờn Phật-Tánh”,
Dòm vào trong, xa-lánh biển mê,
Không còn lặn-hụp não-nề,
Trái-oan phủi-sạch hướng về “Hư-Vô”.
Xưa Kim-Thiền “Điểm-Tô Diệu-Hiễn”,
Ra lời lành ứng-hiện giúp trần,
Gieo nguồn siêu-lý tu-thân,
Nương vào “Bát-Nhã Phục Thần” giải oan.
Kính thỉnh Đại-Sư Kim-Thiền.
KIM-THIỀN :
  HỰU
“Giải-Oan Cứu-Thế”lắm bi-ai!
Giáo hóa người mê phải chí-tài.
Tiếp hiệp “Tiên-Thiên” khai tỏ mối,
Độ đời trợ điễn những người ngay.
BÀI
Kỳ mạt-pháp vì sai “Chơn-Lý”,
Do lòng trần khốn-lụy đa-đoan,
Thế nên Tiên-Phật chứa-chan,
Giáng đàn tiếp điễn ra hàng khuyến nhơn.
Là những muốn kéo chơn tục-khách,
Ngược dòng đời hãy tách bến mê…
Xa lìa sống chết ê-chề,
Vô-thường lắm nỗi não-nề sầu đau!
Vì có thân lộn nhào quả-báo!
Đạo ra đời nguồn tạo Thiêng-Liêng,
“Gieo Mầm Chơn-Lý”thiện-hiền,
Kéo người mê-muội “Cần-Chuyên Tu-Trì”
Gắng “Tu-Trì Qui-Y trọn kiếp,
Phủi bợn trần hồ-điệp xóa tan,
Không còn đau-khổ bi-than,
Đó ngày điễn hội “Xé Màng Huyền-Linh”!
Nay Lão tá danh khinh bày-tỏ,
Lời “Bát-Nhã” ai có nghe đâu?
“Giai-Không Ngũ-Uẩn” gồm câu,
Để tu trọn nối “Tiếp-Thâu Điễn Lành”.
Vô sắc tướng không sanh cảnh thật,
Vô thị cố phải mất chúng sinh,
“Vô Âm, Vô Sắc, Vô Thinh”,
“Vô Minh, Vô Quản, Vô Hình, Vô Câu”.
Huờn chữ “Vô”, “ Đạo-Mầu” điểm-hóa,
Hòa chữ “Không” mới phá hữu-hình,
Kỳ-Tam do bởi chúng-sinh,
Đã sai-lệch mối tự mình gây ra!
Là Sắc-Tướng hiệp hòa mọi lẽ…
Hay vẽ vời vạch kẻ dệt thêu,
Cho nên mới “Phạm Thiên-Điều,
Trong cơ sát-phạt tiêu-điều thế-gian!
“Nay cảnh tỉnh khách-trần sám-hối”,
Gắng tu-hành về cội Thiên-thai,
Chí chơn “Niệm Tịnh Như-Lai”,
Hóa-hoằng sanh chúng qua ngày siết-đau!
Thôi mấy lời ghi vào “Chơn-Lý”,
Giã Phục-Nguyên “Điều-Khí Nê-Huờn”,
“Không Màu Không Sắc” là hơn;
“Không Hình, Không Tướng là Chơn Tu-Trì”
“Không Mật-Pháp Huyền-Vi Thâm-Diệu”,
“Không Niết-Cảnh” ai hiểu câu này?
“Không người chẳng có Như-Lai”,
Không tình, không trụ u-hoài thế-gian!
Nay Lão xé bức màn u-tối,
Đã bao năm đưa lối mê-lầm!
Muốn về hòa-hiệp uyên-thâm,
“Thấy Tâm Biết Tánh” ắt tầm lý chơn.
Thôi Lão chỉ có bấy nhiêu lời, Phục-Nguyên còn có
điều chi thắc-mắc, Lão đây sẽ giải đáp cho Phục-Nguyên
tường-tận thêm?
P.N :
 BÀI
Kỉnh Kim-Thiền! Đại-Sư yếu-lý,
Đã “Huờn không, Trực-Chỉ Bổn-Nguyên”,
Không còn vướng-bận khiên-triền,
Âm-thanh, sắc-tướng huyễn-truyền thế-gian.
Nay tỏ lý “Nhãn-Tàng” vi-diệu;
Nào “Quán Tri, Hoát Khiếu Linh-Đài”,
Không còn nghiệp-chướng trần-ai,
“Tịch-Nhiên Tự-Tại” dứt loài chúng-sanh.
Vì mạt-pháp lộn quanh khổ-sở!
“Màng Vô-Minh” khó vỡ kỳ này,
Đó là “Phục-Bổn Hoằng-Khai”,
Cho tròn “Đạo-Pháp Như-Lai Nhãn-Tàng”.
Nay Phục-Nguyên xé màng huyền-bí,
“Hiệp Vô-Vi, Trực-Chỉ Hành-Thâm”,
Để mà cứu-khổ dương-trần,
Tỏ nguồn Đạo-Pháp Kim-Thân phản-hồi.
Kính thỉnh Ngài Đại-Sư.
K.T :
Thể theo lời nói rồi ra chữ,
Giữ y-hành thứ-tự lớp-lang,
Tu-trì hiệp mối “Kim-Cang”,
Nhiếp bầu dương điễn xé màng vô-minh.
Vì chúng-sanh trong tình đắm-nhiễm…
Phật ra đời huệ-kiếm trừ tan,
Phục-Nguyên nay hiểu thấu đàng,
Trở về thiên-lý mở-mang huệ-lành.
Khá khen thay! Tạo sanh nguồn Đạo,
Vi-diệu thay! Cởi tháo nghiệp-trần,
Nhưng còn nương thể xác-thân,
Lão đây khuyến-khích “Chơn-Thần” định-yên.
Tu “Nhập-Định, Tham-Thiền Chiếu-Kiến”,
“Vô Thọ Sắc”, xa biển luân-hồi,
“Vô-Lậu” tu học xét coi;
“Vô Vô Xú Huờn Bổn-Ngôi Niết-Bàn”.
Nay Lão giảng “Lời Vàng Mật-Diệu”,
Hòa Phục-Nguyên điễn chiếu trọn lành;
“Khải Nguồn Đạo-Mạch Tương-Sanh”,
“Hòa Câu Vô Sắc” mà hành lý-chơn.
Dùng “Thiên-Điễn” giải cơn thống-khổ!
“Đoạn trừ tâm nơi chỗ sanh ra”,
Có gì đâu gọi Phật ma?
Đều là huyễn-giả mà ta phải tường!
Đó yếu-lý khai-trương nguồn Đạo,
Vì có giả mới tạo thật nên,
Nhưng “Huờn Chánh-Giác” lâu bền,
“Không Chơn, Không Giả” chớ quên điều này!
Vì nhiễm bụi trần-ai không sửa,
Nên tạo thành héo úa thảm thay!
Chúng-sanh vì trụ bên ngoài…
Cho nên Hữu-Tướng dẫn ngay đi lầm…!
Nay “Huờn-Vô” diệu-thâm yếu-chỉ,
Phục-Nguyên ơi! “Hòa khí điều hành…
Lục-căn bế cửa đừng sanh…
“Nhiếp vào thất-thức” đoạn rành thế-thiên.
Rồi ra tay “Chèo Thuyền Bát-Nhã”,
Vớt khách trần tơi tả kỳ-tam!
Do ngoài cứ trụ mê tham,
Bị lừa gạt hẳn việc làm không xong!
Nay “Tam-Giáo Cộng-Đồng” qui mối,
Ra lời lành vạch thói chúng-sinh,
Cho người ở chốn Hữu-Hình,
“Biết là Sắc-Tướng” không gìn được lâu!
“Hữu-Hình thường là câu hữu-hoại”,
Hòa chữ “Vô”tự-tại nơi lòng,
Đó là “Bí-Yếu Huờn-Không”,
“Không danh, không sắc, không tông”phái gì!
“Không Không có huyền-vi Niết-Cảnh”,
“Không có lòng nơi cảnh chúng-sanh”,
Nếu ai triệt-lý đành-rành…?
Thấy nguồn vi-diệu trọn-lành Như-Lai.
Đó Phục-Nguyên!
Vậy Phục-Nguyên đã tường-tận rồi hay chưa?
P.N: Bạch Kim-Thiền Đại-Sư! Phục-Nguyên đã
tường-tận rõ-rệt vậy.
K.T: Từ nãy đến giờ Lão đã giảng về mật yếu của
khoa học bí-truyền là “Diệt Tam Tâm, Trừ Tứ-Tướng”
đó, trở về với cảnh sắc “Hư-Vô”, là cũng không rồi, đốn
luôn trở về với cảnh “Không-Không” mà cũng chẳng có
không không!
P.N : Bạch Kim-Thiền! Phục-Nguyên đã rõ, đó gọi
là “Chơn Bát-Nhã”.(“Am-ma Na-thức” – “Thức thứ
9” – Hàng Chánh-Giác, Chánh-Đẳng).
K.T : Đúng đó! Đó cũng tạm gọi là cảnh vô Niết-
Bàn, phải không Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Kim-Thiền! Đúng như vậy!
Vì thế cho nên, “Tánh tức là Tâm, Tâm tức là
Phật, Phật tức là Đạo, Đạo tức là Thiền”, mà nếu không
Thiền thì không bao giờ huờn trở lại Đạo. Đạo gượng mà
nói, nếu không thấy Đạo thì vẫn còn ở trong nhơn-ngã;
còn nhơn-ngã tức nhiên là còn sanh-diệt! Do đó, mãi mê
lầm ngoại cảnh âm-thanh sắc-tướng nó gạt nhiễu, nên
không “Chánh-Định” được “Thân-Khẩu-Y” mà làm sao
huờn lại “Chơn-Như”, bạch Kim-Thiền có đúng vậy không?
K.T : Đúng!
P.N : Thế cho nên, muốn giải-thoát cảnh trần-gian
đau khổ này, thì phải mượn pháp: “Tham Thiền Nhập Định,
Chiếu-Kiến Ngũ-Uẩn Giai-Không”.
Nếu người tu mà không phá được “Ngũ-Uẩn” thì
làm sao tỏ-ngộ triệt-thấu “Đạo Giải-Thoát” đặng? Nếu
thấy được Đạo giải-thoát rồi, thì không còn trụ vào âm-
thinh sắc-tướng nữa, nên mới gọi rằng “Ưng Vô Sở Trụ
Nhi Sanh Kỳ Tâm”. Thế cho nên, vào thời kỳ mạt-pháp
này, thảm thương thay cho nhơn-loại biết bao nhiêu nhà tu,
nhưng mãi còn ở trong nghiệp mê-lầm, bởi vì vọng...!
Do vọng ý mới sanh-khởi, nên tâm phóng thì làm
sao thấy được Đạo giải-thoát? Còn luyện mà trụ vào tướng
thì đương nhiên đã bị pháp trói - còn trụ vào lý thì sanh ra
lý chướng. Vì thế cho nên, tâm lúc nào cũng bị cuồng
loạn. Do nơi đó, làm sao mà giải-thoát đặïng? Mà không
phá được màng vô-minh mê-lầm…,thì làm sao tỏ-ngộ
“Chơn-Lý Thậm-Thâm Vi-Diệu” để khai đuốc Huệ sáng
mà độ đời, bạch Kim-Thiền có đúng vậy không?
K.T : Đúng đó! Nếu đã hiểu được yếu lý của chữ
“Thiền” thì không có gì để nói, mà cũng không có gì để
hỏi, phải không Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Ngài Kim-Thiền! Theo thiển-ý của
Phục-Nguyên cũng đã am-hiểu điều này, là vì “Bí-Chỉ của
Phật-Pháp” đã có câu rằng: “Các Hạnh Vô-Thường, Là
Pháp Sanh-Diệït, Sanh-Diệt Diệt Rồi, Tịch-Diệt Là
Vui”. Đó là “Khẩu-Khuyết” mà “Tam-Thế Chư-Phật”
cũng điều y đây để “Tu Đạo Giải-Thoát”.
Còn căn bản của việc tu-hành để đi đến rốt-ráo, thì
phải nương pháp “Tứ Diệu-Đế, Tứ Niệm Xứ, Bát-
Chánh-Đạo, Thập Nhị Nhơn-Duyên, Bát-Nhã, Và Tam-
Qui, Lục-Diệu”. Mà nền-tảng để đưa người tu đến chỗ rốt
ráo thì phải nương: “Giới-Định-Huệ” (Tam vô lậu học)
làm phương-châm cho việc “Tu-Luyện”, bạch Ngài Kim-
Thiền, có đúng vậy không?
K.T : Đúng!
P.N : Mà được như vậy rồi, thì mới tỏ-ngộ rằng: Tất
cả vạn-pháp đều huyễn! Bởi vì “Tứ đại không có ngã, ngã
cũng không có chủ - Cho nên biết thân này không có ngã
cũng không có chủ. Ngũ-ấm không có ngã cũng không có
chủ, cho nên biết tâm này không có ngã cũng không có
chủ. Lục-căn, lục-trần, lục-thức, hòa-hợp sanh-diệt lại
cũng như thế. Thập Bát Giới đã không, thì hết thảy đều
không, chỉ cóBổn-Tâm Thanh-Tịnh... Phật chỉ là thẳng
xuống Đốn-Ngộ Tự-Tâm, vốn xưa nay là Phật. Không một
pháp nào có thể đắc, không mộït hạnh nào có thể tu, đây
là vô thượng đạo, đây là chơn như Phật. Người học đạo
chỉ sợ còn một niệm hữu, liền cùng với Đạo cách xa!
Niệïm niệm niệm vô-tướng, niệm niệm vô-vi tức là Phật.
Người học đạo nếu muốn huờn lại bổn-nguyên thì hết thảy
Phật-pháp tóm lại chẳng dùng để học, chỉ học vô cầu, vô
trước thì tâm chẳng ô-nhiễm; chẳng sanh chẳng nhiễm
tức là Phật”, bạch Ngài Kim-Thiền có đúng không?
K.T : Đúng!
P.N : Thế cho nên, người tu cầu giải-thoát thì phải
mượn pháp “Tham-Thiền Nhập-Định”, quay về nội-tâm;
phải khử-trừ nghiệp mê của mình; tinh-tấn chín-chắn
rốt-ráo, thì Tâm-Vương, Tâm-Sở không còn làm chủ-sự
chế-ngự được tâm mình nữa, như vậy thì đã phủi sạch
Tam-Tâm, Tứ-Tướng không còn, đó là hàng “Chánh-Giác
Chánh-Đẳng” mới ngộ được điều này, bạch Ngài Kim-
Thiền, đúng không?
K.T : Đúng!
P.N :Thế nên, Phục-Nguyên thỉnh Ngài giáng đàn,
thuyết-giảng để hòa-nhập cùng một nguồn “Giáo-Lý Siêu-
Nhiên” hầu ghi lại làm “Chơn-Truyền” lợi-ích giúp cho
hậu-thế sau này. Nếu hàng “Chánh-Giác” trọn lành gặp
đặng “Chơn-Truyền” này thì nương theo đó mà tu hành,
kỉnh Ngài hoan-hỷ! Thỉnh Ngài tiếp.
K.T : Lão thiết nghĩ rằng: “Đạo Không Pháp Mà
Tìm Cũng Chẳng đặng!” Thế cho nên, Lão cũng không
muốn thuyết giảng nhiều thêm nữa, mà Lão cũng chẳng
muốn nói nữa, phải không Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Ngài Kim-Thiền ! Đúng như vậy!
Sở-dĩ gượng lời thuyết-giảng ra đây, cũng vì tình thương
đối với thế-gian, bạch Ngài!
K.T : Thôi hôm nay Lão chỉ có bấy nhiêu lời
“Chơn-Lý”, Lão tạm giã lui, hẹn vào đàn sau nữa, nếu có
gì cần mổ-xẻ hoặc đàm luận với nhau, thì Lão cùng Phục-
Nguyên sẽ nói rõ hơn hoặc là giảng-thuyết sâu-sắc hơn nữa.
Thôi Lão thăng.

Trở lại trang chánh