Dậu thời, ngày 27 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ
(31-05-1989)
NGÀI XÍCH-THÁI-CỔ
TRÌ CHÚ ĐỂ GIẢI OAN-NGHIỆT

P.N : Kính thỉnh Đại-huynh! Nói về người tu phải
cần “Trì-Chú” để có thêm công-năng thần-lực mà đoạn
giải ma nghiệp oan-khiên. Tiện-đệ ghi làm “Giáo-Lý”để
sau này giúp ích lợi-tha cho hàng thiệïn-căn tu-hành, nương
theo đây đã sẵn có “Qui-Bổn”! Cũng là điều tạo niềm tin
đó! Tiện đệ xét thấy rằng: nếu “Tu-Luyện” mà không
“Trì-Chú” thì cũng là rất cản-trở cho việc tu-hành lắm!
Làm sao giải hết được những oan-nghiệt trong nội thân
mình, bạch Đại-huynh có đúng như vậy không?
Kính thỉnh Đại-huynh!
X.T.C : Đệ trước đi!
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Thuyết giảng về đề tài:
“Người tu phải cần trì-chú để trợ Pháp-Thân”, đó Đại huynh!
X.T.C : Ừ ! trong con người không phải do hiện kiếp
mà đã có đâu, phải không Đệ? Hoặc cũng không do hiện
kiếp mà đã tạo nghiệp, phải không Đệ? Dù từng tạo
nghiệp từ vô-lượng kiếp và cũng đã có thân từ vô-lượng
kiếp, phải không?
Do vì cái vòng tròn quả báo luân-hồi xoay-chuyển.
Thế cho nên, lộn qua, lộn lại luân-trầm trong biển ái trần gian
này, phải không? Thế cho nên, hễ có thân thì đã có
nghiệp, phải không Đệ?
P.N : Kính bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
X.T.C: Cho nên, nếu mà người tu không biết “Trì-
Chú”, coi như không biết phương-pháp giải nghiệp-lực,
thì nghiệp-lực nó cứ đeo đẳng mãi, phải không? Mà nó
cũng làm cản-trở bước đường tu của mình, bởi do vì trong
thân của mình có “Tam-Tâm, Tứ-Tướng”, phải không?
Thế cho nên, nếu không trì-chú để dùng oai-lực
trấn-át tam-tâm, tứ-tướng đó thì coi như vọng-niệm sanh ra
không thể nào dập-tắt được, phải không? Cho nên người tu
không thể nói, thế nào mà không trì-chú, bởi vì trì-chú mới
đè-nén được vọng-niệm khởi sanh, mà có thể làm giảm-bớt
cái nghiệp-lực của mình, phải không? Rồi đến một khi đến
con đường siêu-xuất thì có thể nói là trì-chú cũng giúp cho
mình tinh-tấn trên đường tu-hành, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Tạo thêm cho mình có nhiều công-năng oai-lực đó,
khi mình ra giúp ích cho người khác, thì cũng có lợi phần
“Từ-Tha” vậy Đại-huynh!
X.T.C : Không phải trụ về hữu tướng, phải không?
Trì chú cũng là cái pháp hữu-lậu, nhưng đó cũng là một
phương-pháp gọi rằng tha-lực, phải không? Để trợ cho cái
phần “Tự-lực” của mình. Tự lực là cái phần mình tu, Trì-
Chú là cái phần “Tha-Lực”, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Thế cho nên, hôm nay Lão thuyết-giảng về
đề tài “Trì-Chú giải được oan-nghiệt và giải được nghiệp lực”.
Mà chẳng những giải được nghiệp-lực hiện kiếp
đây, mà giải được nghiệp-lực vô-thỉ nữa, phải không? Vô lượng
kiếp, đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
Theo Tiện-đệ cũng đã hiểu rằng: Thuở xưa đến bây
giờ Tam-Thế Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh đều dùng
“Trì-Chú” để làm phương-tiện trợ duyên cho việc tu hành vậy!
X.T.C : Trì chú để trợ cho việc tu ví như con người
thì cần phải mang áo quần để cho được ấm-áp, phải
không, đó là như thế!
Giả sử không có cũng đặng, nhưng dễ sanh bệnh
và dễ lạnh-lẽo, đúng không? Người tu không Trì-Chú thì
thế nào cũng bị ngoại cảm nhập vào, có nghĩa là bị ma lực
xen vào, đúng không?
Tu không cần Trì-Chú cũng được, nhưng mà vọng
niệm hay sanh ra, thì phần ma lại hay xen vào tâm, làm
sao đặng an? Mà tâm không đặng an thì không đến con
đường cứu-cánh của Niết-Bàn, đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Vì thế, người tu phải cần Trì-Chú mới được.
X.T.C : Thì bởi vậy, như bây giờ không Trì-Chú thì
cũng được, nhưng mà nó như vậy đó! Nếu mà không Trì-
Chú thì cũng không sao, cũng tu được nhưng mà không
đến “Cứu-Cánh Niết-Bàn” cũng được, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Bởi vì không tin-tưởng việc
Trì-Chú, Trì-Chú phải có lòng “Chí-Thành, Chí-Kỉnh,
Đức-Tin” mới đặng, nhưng “Trì-Chú mà không ăn-năn
sám-hối, không “Chỉnh-Sửa Đức-Hạnh” và không thiệt
trọn lành tu thì việc Trì-Chú cũng đâu có hiệu quả chi,
bạch Đại-huynh, có đúng vậy không?
X.T.C : Phải không? Thế nên, người tu thì phải hội
đủ phương diện, chứ không thể nói dù là pháp hữu-lậu
nhưng mà từ hữu-lậu mới đến vô-lậu đặng, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Vì có thân sanh ra thì đã Hữu-Lậu rồi ,
nhiễm vào cõi Hữu-Lậu thì phải nhờ Hữu-Lậu mới trở về
vô-lậu chớ, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Chớ có thân không ai nói đặng là tu, là đi
đến “Vô-Lậu” liền đặng, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Mình tu để huờn lại “Bổn-Nguyên Hư-Vô”, mà
không có xác-thân này, không có pháp, thì làm sao đi đến
cứu-cánh giải-thoát đặng?
X.T.C : Đúng không Đệ? Đã sanh ra xác này là
quả-quyết chắc-chắn là Hữu-Lậu rồi, mình nhờ cái Hữu-
Lậu mới đi đến “Vô-Lậu” chớ!
P.N : Bạch Đại-huynh! Còn bây giờ nói về luyện,
“Luyện Hỏa-Hậu Tam-Muội” thì cũng là Hữu-Lậu, mà
nếu không có “Hỏa-Hậu Tam-Muộïi” thì làm sao đốt
“Tam-Hồn, Thất-Phách” để trở về “Chơn-Không”?
X.T.C : Thế cho nên, Hữu và Vô phải đi song song
với nhau, không thể nào nói đi đến vô tuyệt đối mà cũng
không thể nào nói đi đến Hữu tuyệt đối, bởi vì đi Hữu
tuyệt đối cũng còn đi đến cảnh-trần-gian mà đi đến vô
tuyệt đối cũng không đặng, bởi vì không có Hữu thì không
đến vô tuyệt đối đặng, phải không Đệ? Nói lý đi đến tột
đỉnh thì nó phải như vậy đó, đúng không?
Bởi vì trong con người có “Tam-Hồn, Thất-
Phách” có đến “84 ngàn lỗ chân lông” tức là “84 ngàn
âm ma” mà nó dời đổi vô-chừng, không thể nào lường
trước được hậïu quả của nó đâu! Thế cho nên, Trì-Chú
đặng trấn áp ma-lực xen vào trong tâm, đúng không Đệ?
Nó cũng là một cái chiết thân,đúng không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đúng như vậy?
X.T.C : Giờ Huynh-Đệ mình lai-rai đi!
P.N : Kính thỉnh Đại-huynh trước!
BÀI
Trang “Chơn-Tu” gìn trong “Qui-Cũ”;
“Pháp-Chú-Thiền Kết Tụ Điễn Dương”,
Chớ đừng nhìn thấy xem thường,
Gương Ngài Phật-Tổ cúng dường chư thiên.
Từ vô-thỉ xích-xiềng gây quả,
Có thân này phải trả nghiệp vay…
Bước vào nơi chốn trần-ai,
Tức là hữu-lậu đọa-đày linh-căn!
Tu phải biết, “Pháp-Thân Trì-Chú”,
“Niệm Huỳnh-Đình”, đoạn lũ ma lòng,
Để mà cửu-khiếu khai thông…
“Tam-Hồn, Thất-Phách” bức vòng oan-khiên.
Vì tâm ta chẳng hiền đâu Đệ!
Quỉ ma lòng há để nào yên,
Rối-ren tâm mãi đảo-điên,
Lòng thường thắt-thẻo nghiệp-duyên quay về!
Nên phải trì “Bồ-Đề Niết-Cảnh”;
“Chú Định Lòng”, tạo hạnh sáng-soi,
Để cho “Quyền-Lực” ra mòi,
“Trừ tiêu Tạp-Niệm nghiệp đòi vay ta!”
Phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Tới Đệ đi!
P.N :
Bởi thế-gian, trầm-kha khổ-hải!
Khi giác rồi tỉnh lại tầm tu,
Quyết lòng vẹt áng mê-mù,
Đoạn trần thoát-nghiệp đền bù quả công.
Trước “Trì-Chu”ù mở vòng nghiệp báo…!
“Tâm Tịnh-An” Huệ tháo oan-khiên,
Không còn trói buộc xích-xiềng,
Khẩn “Cầu Tha-Lực” giải-nghìn khổ đau…!
Pháp“Huỳnh-Đình” hằng trau “Định-Tánh”;
Chú “Kim-Cang” hòa ánh minh-nhiên.
Trợ tâm thanh-tịnh lúc thiền,
Trì thêm “Bắc-Đẩu” cho yên linh-hồn.
Ngừa “Ác-Tú Càn-Khôn” xoay-chuyển…
Cầu “Thái-Dương” hòa điễn Thái-Âm,
Âm-Dương kết tạo thậm thâm,
Trợ “Nguồn Năng-Lực” phá màng vô-minh.
“Trì Thần-Chú”, để gìn “Định-Tánh”,
Giải nghiệp trần huyễn-cảnh Diêm-Phù,
Không còn xao-động tâm-tư,
Bởi vì quả-báo Công-Phu chẳng tròn.
Nên “Trì-Chú” mót bòn oai-lực,
Tăng “Chơn-Thần” thêm sức đường tu,
Thanh-lòng tinh-tấn công-phu,
Vẹn tròn “Hạnh-Đạo” phá tù phong-đô.
Trừ “Tam-Tâm, Huờn-Vô Thực-Tại”,
Khỏa ngu-si kết lại “Anh-Nhi”,
Không còn tứ-tướng lôi-trì,
Bởi nhờ “Oai-Lực Huyền-Vi” trợ thần.
Do “Tinh-Tấn, Kim-Thân” trưởng-dưỡng…
Hoát “Huệ-Minh” hòa ngưỡng “Đạo-Mầu”
Khai nguồn triết-lý cao sâu,
Giải trừ oan-nghiệt đáo đầu “Phật-Tâm”.
Kính thỉnh Đại-huynh tiếp.
X.T.C :
Trừ tâm mê trưởng mầm Phật-Tánh,
Hãy “Định-Thiền” để tránh nghiệp gây,
Sau là “Trì-Chú”hòa xoay,
Âm-Dương biến-chuyển hoằng-khai Đạo lòng.
Vì bao kiếp mình không có thấy…
Đã tạo nghiệp từ bấy lâu nay,
Nằm im bất-động xưa rày,
Nhưng nay tu-học nó đầy bủa vây.
Là quả-báo trả vay vay trả,
Nợ luân-hồi hãy khá đền xong,
Cho nên cố-gắng tịnh lòng,
Nguyện cầu hồi-hướng “Huờn-Không” tu-trì.
Đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Rồi tới Đệ đi!
P.N :
Quyết lòng tu “Qui-Y Nguyên-Bổn”,
“Tâm-Tịnh An” xáo-trộn không còn,
“Công-Phu, Công-Quả, Đức-Bòn,
Công-Trình, Tinh-Tấn”, chí-chơn giờ ngày.
Phải “Trì-Chú”, nhờ oai lực trợ,
Ngược bằng không khó gỡ tơ-lòng,
Bởi vì quả-báo xích-tròng,
Đã vô-lượng kiếp sao mong giải nàn?!
Trước “Định-Tâm” cho an thực-thể,
“Năng Sám-Hối”, hầu để thực lòng,
Rồi thêm “Trì-Chú Mật-Tông...”
“Tạo Nguồn Thần-Lực”thong-dong thân mình.
Độ tất cả toàn-linh trong thể,
Tám mươi bốn ngàn lệ huyết xoay!
Thế nên quả-báo nghiệt-cay!
Làm sao “Tịnh” đặng “Như-Lai Phục-Huờn”?
Nên phải độ vẹn chơn trọn Đạo,
Nhờ “Định Năng” cở-tháo oan-khiên,
“Niệm-Trì Thần-Chú”diệu-huyền,
Để“Trừ Nghiệp-Chướng Trần-Duyên”bao đời.
Nguyện tha-lực Cha-Trời Phật-trợ,
Hằng “Tĩnh-Tâm Giác-Ngộ Thanh-Lòng”,
“Âm-Dương Tứ-Tổ”kết xong,
“Tam-Hoa Tựu-Đảnh” thoát vòng trần-ai.
Nhờ “Thần-Chú Linh-Oai Trì-Niệm”,
“Thanh-Tịnh Tâm”, thâu- liễm giờ ngày,
Không còn rong-duỗi đọa-đày,
Đó là nguyện-lực huờn-lai Phật hòa.
Hỡi khách-tục tầm ra “Chơn-Lý”
Diệt tâm mê, “Phục-Vị Bổn-Nguyên”.
Nằm ngồi đi đứng “Kiền-Thiền”,
Cầu thêm “Chú-Lực” mới yên định lòng.
Không chín chắn, não-nồng đau-khổ!
Tâm đảo-điên, do chỗ nghiệp vay…
Đó là quả-báo theo hoài,
Làm sao dứt-nghiệp trần-ai tu-trì?!
Tu thiệt-tướng, “Qui-Y Lập-Hạnh”,
Sám-hối lòng, xa lánh chợ đời,
“Niệm-Cầu Thần-Chú” huệ-khai.
“Thân-Tâm Thường-Lạc” Như-Lai phản-hồi.
Bạch Đại-huynh ! Có đúng như vậy không?
X.T.C : Đúng!
P.N : Kính thỉnh Đại-huynh.
X.T.C :
Còn hiện kiếp ôi thôi tội lỗi!
Nghiệp đã gieo khó chối được đâu!
Vì trong sự sống mưu-cầu…
Biết bao nghiệp-quả đem vào xác-thân!
Khi đã tu cổi lần oan-nghiệt,
Nó đòi ta phải biết tùy cơ,
“Chơn-Tu” chớ khá hững-hờ,
Điểm này trọng-yếu “Đồ-Thơ Bí-Truyền”!
“Tụng Cầu Chú, Định-Yên Thần-Thất”,
Trả lần hồi cho mất nghiệp-oan,
“Quyền-Năng Thiên-Điễn” trợ ban,
Từ từ sáng chói “Niết-Bàn Vô-Vi”.
Hàng tu-học khắc ghi lý-trọng,
Cõi Vô-Hình như bóng vờn mây,
Khó mà an định tự hay,
Nếu không “Trì-Chú” tạo oai-lực huyền!
Đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Nhưng làm sao mà thần-thức mình nhớ được
kiếp quá khứ của mình đặng? Bởi vì cái màng vô-minh che
khuất rồi thì làm sao thấy được nghiệp quả, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Thế cho nên, “Trì-Chú là để định an
nghiệp-quả đang vay đòi, mà tạo thêm nguồn oai-lực để
chuyển-biến cái nghiệp-lực đó, có thể cái nghiệp-lực theo
mình tu mà hộ-trì lại giúp mình tiến đạo giải-thoát, đúng không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Còn hiện tiền kiếp, thì lúc sanh mình ra có
xác-thân này, là biết tạo tội lỗi rồi, làm sao mình nhớ hết
những tội lỗi mình gây ra trong năm này tháng nọ đặng, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Bởi thế, cuộc đời tu của ta, thì lúc nào cũng
phải “Thành-Tâm” để trì-chú hầu giải nghiệp-lực của
kiếp này; của kiếp hiện tại đó và tạo thêm cái quyền-năng
đó mới chuyển-biến cái nghiệp-lực của mình, mà trợ trở
lại cho mình để thông-suốt từ “Tam-Tâm” của mình:
“Tâm Quá-Khứ, Tâm Hiện-Tại, Tâm Vị-Lai” cũng đều
biết hết, đó là thông-suốt, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Thế cho nên, Trì-Chú tuy là một phương pháp
tha-lực nhưng mà cũng quan-trọng, nếu mà ỷ-lại thì
không nên, mà nếu quá đặt trọng tâm vào nó mà không
có đi vào phần diệt tâm thì cũng không đặng, phải không Đệ?
P.N: Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy! Phải song
song mới đặng, “Vừa Tự-Lực, Vừa Tha-Lực”, nếu thiếu
một thì không được !
X.T.C : Cho nên, Trì-Chú không thể đưa con
người đi đến đích giải-thoát, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Nhưng người muốn giải-thoát thì không
bao giờ bỏ cái phần Trì-Chú, phải không Đệ? Đó là như thế đó.
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Đệ hiểu lời của Lão nói Không…?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Tiện-đệ hiểu...
X.T.C : Nó không phải là giải-thoát, bởi vì nếu
không tu thì lấy gì giải-thoát? Có người cứ trụ vào vấn-đề
lo Trì-Chú mà không “Diệt Tâm Chúng-Sanh”, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Theo Tiện-đệ xét thấy rằng:
Các nhà chùa bây giờ còn mê-lầm ở chỗ đó, cứ cho trì-chú
như vậy là giải-nghiệp. Chứ họ không lo luyện cái tâm để
trừ thói đam-mê đoạn giải oan-nghiệt vô-lượng kiếp luân hồi
trừ quả khổ đau…!
Theo Tiện-đệ nhận thấy rằng: đó là điều sai-lầm
trong việc tu giải-thoát. Bởi vì Trì-Chú là nhờ phần tha lực
trợ sức cho mình; nhưng mình cũng phải “Tự-Lực
Luyện Tâm-Tánh” của mình, khử trừ thói chúng-sanh
không còn tạp-nhiễm đam-mê. Phải song song “Vừa
Tha-Lực Vừa Tự-Lực” mới là trọn vẹn, phải không, bạch Đại-huynh?
X.T.C : Đúng vậy! Nếu mà con người đi đến tột đỉnh
con đường giải-thoát mà không có trì-chú cũng
không đặng. Bởi vì nếu không có trì-chú thì không đi đến
đích của con đường giải-thoát. Là do tâm còn vọng-động,
mà oan-nghiệt cũng còn dãy-đầy rồi làm sao mà giải thoát
đặng, đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Thôi, giờ Huynh-Đệ mình lai-rai một chút há!
P.N : Bạch Đại-huynh! Chiều này mình có tiếp
khách không Đại-huynh?
X.T.C : Tùy Đệ, Đệ muốn tiếp khách nào, Lão tiếp
khách đó, phải không?
P.N : Kỉnh Đại-huynh! Xin bải đàn cho Chơn-Đồng nghỉ-há!
X.T.C : Ừ ! Thôi Lão thăng.

Trở lại trang chánh