Dậu thời, ngày 08 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ
(12-05-1989)
NGÀI XÍCH-THÁI-CỔ
PHẬT-THÁNH-TIÊN GIÁNG THẾ CỨU ĐỜI
VÀ HƯ-VÔ BẤT-HOẠI.
PHỤC NGUYÊN : Kỉnh bạch Đại-huynh! Tiện-đệ thỉnh Đai-huynh khải ý trước.
X.T.C : Đệ trước đi!
P.N :
THI
Thiêng-Liêng giáng-hạ độ trần-gian,
Hữu-thể hòa tâm “Pháp Nhãn-Tàng”.
Cứu khổ muôn-loài qua Bỉ-Ngạn,
“Viên-Minh Phục-Bổn” hiệp Linh-Quang.
Chí-chơn “Tịnh-Luyện” trừ oan-trái,
“Hư-Tịch Như-Lai” tỏ “Đạo-Vàng”.
Thoát khỏi luân-hồi tiêu quả-báo,
Tu trì “Xuất-Định” dứt tân-toan.
HỰU
Dứt tân-toan buộc-ràng đau khổ…!
Trước xét mình liễu-ngộ tâm chân,
Không còn tạp-nhiễm thói trần,
“Tham-Thiền Nhập-Định” tĩnh-thần lạc-an.
Giữ “Tâm-Trung Nhãn-Tàng” diệt ngã,
“Qui Tam-Tài” giục-giã ngày đêm;
Luyện Tinh hóa Khí năng kềm;
Phục-Thần huờn bổn Phật Tiên quay đầu,
Hòa “Hư-Vô” nhiệm-mầu bí-chỉ,
Hoát minh-nhiên trực vị Như-lai,
Hiệp cùng Thiên-điển của Thầy,
Ra đi cứu khổ trần-ai oại-oằn!
Hàng chánh-giác qui-tăng đoạn tục,
Gắng hành-thâm chơn-thức tầm ra;
Huệ-thông Bát-Nhã Ma-ha,
Không còn đắm-lụy trầm-kha luân-hồi!
Đời đau khổ do nơi bể ái,
Đạo kêu người tỉnh lại “Qui-Nguyên”,
Dụng phương “Pháp-Bảo Tham-Thiền”,
“Hồi-Quang Phản-Chiếu” trần-duyên tiêu-trừ.
Kính thỉnh Đại-huynh!
X.T.C :
HỰU
Tiêu-trừ nghiệp-lực phải “Tu-Tâm”;
Giải phá u-mê đoạn lỗi-lầm!
Sắc-tướng hữu-hình không trụ-chấp,
Hòa câu thiết-thạch đạo gieo mầm.
BÀI
Đệ-huynh ta xây tầng “Siêu-Pháp”,
Tiếp Đại-Từ giáng hạp giải câu,
Mở màng lộ-điễn minh-châu,
Tây-Vương-Mẫu ngự, hòa chầu Phật Tiên.
Đồng giáng-lâm nơi miền dương-thế,
Hội-hiệp chung hầu để cứu tai,
Hữu-hình cũng có chơn-tài;
Đệ-hiền xây mới ra tay vì người.
Lão khuyên Đệ nụ-cười tươi mãi,
Vững-chải lòng tự-tại thong-dong,
Tuồng đời cứ mãi trôi dòng,
Mặc người ta cứ thần-thông chuyển-mầu.
Phải không Đệ?
Không còn nhiễm mưu-cầu danh-lợi,
Không nệ thân vun-xới “Đạo-Tâm”,
Diệt-tiêu tạp niệm ngấm-ngầm,
“Hư-Vô Bất-Hoại”, “Chơn-Tâm Định-Trì”.
Mà độ đời những khi khổ-ách!
Hàng nguyên-nhân héo hắt bấy lâu.
Đệ ơi! Hoằng-hóa giải sầu,
Chống “Thuyền Bát-Nha”õ đi đầu xung-phong.
Lão hòa ái bao lần khuyến-khích,
Đệ-huynh truyền lợi-ích nhân-sanh;
Khải câu giáo-lý hiện-hành,
Để người tỏ-ngộ trọn lành tâm chay.
Không kịp nữa vì ngày sắp cận,
Đã trể rồi hòa vận “Thiên-Thư”,
Lòng Huynh cũng đã nát nhừ,
Nhưng đành câm tiếng ngồi thừ ngó ra.
Vì chúng-sanh hằng-hà tội-lỗi,
Mãi chất-chồng ngập-lối Thiêng-Liêng,
Luôn câu hờn-giận rủa-nguyền,
Làm sao sáng Đạo gieo-truyền Đệ ơi!
Còn kẻ tu tuy ngồi thân cứng,
Nhưng tâm-phàm chưa vững triệt-tiêu,
Chúng-sanh nhiễm thói quá nhiều,
Làm sao lý-đạo xoay chiều “Qui-Gia”?
Tuy nghe nhiều nhưng mà không chỉnh;
Tuy thấy lòng vẫn dính bụi nhơ,
Nhưng mà mắt ngó tai ngơ,
Không trừ tạp-niệm hằng-giờ xét trong!
Phải không Đệ?
Thì sao độ vạn dòng tư-tưởng,
Mãi thuyết hoài ta vướng cạn cầu
Chi bằng “Giáo-Lý Gồm-Thâu”,
Độ trong không thể quay đầu chúng-sanh!
Phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Rất chí-lý!
X.T.C : Có vậy chớ đường tu khó lắm Đệ!
P.N : Bạch Đại-huynh! Theo Tiện-đệ đã rõ tận
nguồn cội, thì xét thấy rất là khó lắm chớ đâu phải dễ,
nếu dễ thì bá-tánh giải-thoát hết rồi. Bởi vì nghiệp chúng sanh
đã tạo-tác từ vô-lượng kiếp, do “Vô-Minh” tâm mê
gây ra. Ngày nay tu mà không giữ vững lập-trường ý-chí
kiên-cố chín-chắn; tinh-tấn đi, đứng, nằm, ngồi năng-trừ
Ngũ-Uẩn không giây phút nào ngơi, thì làm sao đoạn dứt
căn mê mà giải-thoát? Nên tu phải là hạnh Đầu-Đà mới
hồng rốt-ráo được, đó Đại-huynh!
X.T.C : Mà có hạnh, không sửa tâm cũng như không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Phải hội đủ những điều
kiện “Giới Hạnh” nữa vậy.
X.T.C : Ừ! Nói thì dễ, chớ Lão chưa thấy ai làm đặng, đúng không?
P.N: Bạch Đại-huynh! Đúng như vậy!
Thấy đa số tu cái miệng, tu theo những hình thức
bên ngoài bằng sắc-tướng âm-thinh mà thôi, chớ nào mấy
ai quay về nội-quán để tu sửa tâm-tánh?
BÀI
Hạnh tu-hành nội tâm quán-xét,
Đốn vô-minh khai vẹt đường ra,
Định lòng mới thấy quỉ ma,
Thói phàm xao-độïng sanh ra quấy càng...
Vì đam-mê buộc-ràng vương-vấn,
Do tạp cầu lận-đận giờ ngày,
Làm sao “Phục-Bổn Như-Lai”?
Bởi tâm trược-nhiễm đọa đày nào ngơi!
Còn thiệt tu tỏ lời Tiên-Phật,
Dòm vào trong trừ tật chúng-sanh,
Nằm, ngồi, đi, đứng trọn lành,
Không còn tạp-niệm quẩn-quanh thói đời.
Đã rằng tu nào ngơi tâm-thể,
Quyết chay lòng hầu để giải oan,
Chí chơn “Tịnh-Luyện Tham-Thoàn”,
“Qui-Gia Tứ-Tổ” lạc-an linh-hồn.
Ngược bằng không dập-dồn đau-khổ…!
Do vô-minh chẳng ngộ máy-huyềøn,
Làm sao tiếp điễn Tiên-Thiên,
Đốt mùi tục-lụy não-phiền trầm-kha!
Bạch Đại-huynh đúng không?
X.T.C : Đúng! Bởi vì Lão thấy nghiệp của chúng sanh
ví như Biển-hồ lai-láng, chất-chồng như núi Thái-sơn,
phải không? Thế cho nên khó tiêu-trừ đặng, dù cho người
có chí cũng khó tiêu-trừ, phải không Đệ? Có chí mà
không vững chãi lập-trường thì làm sao tiêu-trừ, phải
không Đệ? Có chí chỉ nhứt thời thì làm sao đặng?
P.N : Đúng vậy Đại-huynh!
X.T.C : Tu thì đâu phải nhứt thời đặng!
P.N : Bạch Đại-huynh! Nếu mà nói tu giải-thoát thì
phải kể cả cuộc đời của mình, hoặc khi chưa rốt-ráo thì
còn phải tiếp-tục tu kiếp tới nữa, chớ đâu phải việc đơngiản.
Như Đức-Phật Thích Ca xưa kia phải tu 500 kiếp
mới huờn lại “Bổn-Nguyên” đặng vậy.
X.T.C : Mà không có sảy một kiếp mới đặng, chớ
sảy một kiếp cũng khó lường, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy !
Còn hạnh nguyện xuống thế để độ đời là khác nữa, biết
bao nhiêu phải “Công-Phu Tu-Luyện…!”
X.T.C : Thế cho nên, Lão thấy tu không phải dễ,
mà người “Tham-Thiền Nhập-Định” cũng như cây khô
vô-tri chẳng biết lúc nào hưởng thời khí và thời tiết thì làm sao?
P.N : Do đó, hễ tu thì phải học... còn Ngồi Thiền
mà như cây khô, đó thuộc về Ngoan-Không rồi, vì Không
Thấy Tánh, rất tai-hại cả cuộc đời tu khôn ít vậy.
X.T.C : Không sửa tâm, không bón phân tưới nước
thì làm sao cây đặng tươi tốt. Sửa tâm đó là bón phân tưới
nước đó chớ gì! Phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Lão xét thấy người tu trong thời Kỳ-Tam
này nó đều nằm trong cái định-luật Vô-Minh, phải
không? Thật là mê quá đi! Cho nên dù nói tu, nhưng Lão
cũng thấy chưa đi đến đâu, phải không? Cũng chưa phải
là “Chánh-Giác” rốt-ráo đâu!
Bởi vì vậy, Lão mới tiếp lời châu tiếng ngọc, Lão mới
xuống đây, tuy rằng mượn xác Đồng-Tử, nhưng mà không có
xác thì làm sao mà xuống đặng? Thế cho nên Lão ngán-ngẫm
lắm! Không phải Lão thối chí nhưng Lão đã thấy rồi, rất khó mà
lay-chuyển được tâm chúng-sanh lắm, phải không Đệ?
P.N : Đúng như vậy đó, bạch Đại-huynh!
X.T.C : Thế cho nên, chỉ có Huynh-Đệ ta lai-rai
rượu Tiên-Thiên thôi, chớ không có nói độ đời nữa, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Theo thiển ý của Tiện-đệ xét thấy rằng: tỉnh-thức
người mê hồi tâm quay về nẻo giác thì rất khó lắm lắm!
Nhiều khi mình đến độ họ, rồi làm như là trả giá vậy Đại huynh.
Cũng vì tình-thương mình đến, rồi khi đến đó lại có
chỗ đố-kỵ dị-biệt. Âu cũng là nghiệp luân-hồi quả-báo của
chúng-sanh, bởi màng Vô-Minh quá dầy thì làm sao ngộ
đặng chơn-lý “Đồng-Nguyên Thậm-Thâm Vi-Diệu
Pháp” đó Đại-huynh!
X.T.C : Thế làm sao thấy được Chơn-Lý? Làm sao
mà thấy đặng tiếng chuông cảnh tỉnh, mà quay về ánh sáng
Bồ-Đề và Phật-Tánh, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Vì hễ cái trí mà Vô-Minh rồi, thì làm sao nó thấy
được “ùÁnh Sáng Chơn-Lý Diệu-Hữu Hư-Vô”?
X.T.C : Cái mũi nó đang nghẹt thì làm sao nó ngửi
được mùi hương giải-thoát của “Chơn-Pháp” bao giờ,phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Thế cho nên, Lão xét thấy Lão uổng cho Lão...
P.N : Bạch Đại-huynh! Không uổng đâu Đạihuynh!
X.T.C : Uổng công chớ...!
P.N : Bạch Đại-huynh! Như Tiện-đệ đi rày đây mai
đó cũng uổng công lắm vậy!
X.T.C : Phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Mình không thối chí, nhưng mà nhìn kỹ thấy thế gian
này thật là quá ư dẫy-đầy tội-lỗi, thì làm sao họ tỉnh
được? Rất đáng thương lắm!
X.T.C : Những kẻ không nhân-duyên không nghe thì
không nói gì, còn những kẻ nghe rồi mà cũng vẫn như vậy...
P.N : Bạch Đại-huynh! Không phải nói chớ, bởi vì
Tiện-đệ còn xác-thân này phải xuyên qua biết bao nhiêu là
màng lưới ám-khí nghiệp-chướng của trần-gian; rồi khi đến
nơi để độ thì phải đương đầu biết bao nhiêu những đối tượng
thử-thách. Đó cũng là cái nghiệt bản-ngã quả dày
vô-minh đó Đại-huynh! Nhưng nói về Đạo-Hạnh thì lúc
nào cũng có tâm Từ-Bi, để thể-hiện trọn lời ái-tha tình thương
mà chan-hòa tùy theo căn cơ mà thôi. Chớ Tiện-đệ
xét thấy rằng không phải nói chán-nản, nhưng nhiều khi
Tiện-đệ không muốn đi đâu hết đó Đại-huynh! Chỉ muốn
ẩn trụ một chỗ, để tiếp Đại-huynh rồi Huynh-đệ mình cứ
lai-rai tiếp Đại-Từ-Phụ, Phật, Thánh, Tiên... mà thâu
“Chơn-Truyền Giáo-Lý”ù để đó, rồi sau này có nhân duyên
gặïp hàng “Chánh-Giác Chánh-Đẳng” mà
trao thôi. Hiện đã thâu-thập được mấy pho “Giáo-Lý
Chơn-Truyền” của các Đấng Thiêng-Liêng dạy, nhưng
Tiện-đệ chưa muốn phổ-truyền mà trao cho ai cả, đó Đại huynh!
Cớ sao? - Bởi vì Tiện-đệ xét thấy rằng họ không
phải là hàng trọn lành “Chơn-Tu Đạo-Tâm”, nếu đưa
“Giáo-Lý Chơn-Truyền” của các Đấng Thiêng-Liêng lọt
vào tay họ rồi, thì rất tai-hại khôn ít đó! Cớ sao? - Vì
Chơn-Lý dạy hàng Chánh-Giáo, mà vào tay phàm, bởi do
lòng tà vạy còn, thì nó vẽ-vời ra để làm theo thói bản-ngã,
sẵn đó để tạo lợi, danh, quyền chức, rồi lại biến-thể thành
phàm giáo nữa. Thế nên, Tiện-đệ cũng đồng một quan điểm
với Đại-huynh như vậy. Dù sao Tiện-đệ cũng còn có
mặt tại cõi hữu-hình này, Tiện-đệ cũng đã nhìn thấy rất
nhiều sắc-thái của tình đời đang phô-diễn... Đó Đại-huynh!
X.T.C : Hiền-đệ thấy nhiều chi-tiết hơn, phải vậy không?
P.N : Đúng vậy, bạch Đại-huynh!
X.T.C : Còn Lão thì thấy trong luồng tư-tưởng của nó vậy!
Đệ thì xác thực hơn, Đệ mới là người thấy tỏ-rõ
trước mắt hơn cảnh-vậït hữu-hình, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậïy!
Khi mình độ nó rồi, mình còn phải đốn-chỉnh nữa,
bởi vì Đại-huynh cũng vẫn biết “Giáo-Bất-Minh, Sư Chi-
Đọa” đó, nếu mà mình đã thấy nó sai, mình không nhắcnhở
chỉnh-sửa nó quay trở lại đường “Chơn-Chánh”, tùng
theo “Khuôn-Vàng Thước-Ngọc”, Giới-Hạnh của Đạo,
thì dĩ-nhiên mình cũng phải chịu lảnh cái nghiệp quả của
nó, và cũng có ảnh hưởng đến cơ đạo nữa là khác, mà mỗi
khi mình chỉnh sai hoặc khuyên-nhủ nó ăn-năn sám-hối và
phải “Nghiêm-Trì Giới-Hạnh” để tu-hành sao trở nên trọn
lành, thì bản-ngã nó trổi dậy ý không hài lòng! Lại còn có
ý phản-phúc nữa, thật là cả một vấn-đề vạn-nan... đối với
lòng dạ kẻ mê và vô-minh!
X.T.C : Chớ sao! Mà phản phúc là lẽ thường phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Chính Đại-huynh cũng vì
đệ-tử phản-phúc mà bị thiệt-mạng nát thây! Cũng như chúa
Gia-Tô cũng vì đệ-tử phản-phúc mà phải cam-đành thọ
nhận ngục-hình, đòn roi, tra-tấn, mạ-lị, ném đá tại ngã ba
đường, bị bao kẻ phỉ-báng, phun nước bọt trong mặt và đến
cuối cùng bị đóng đinh vào tay chân và đâm dáo xuyên
tim, máu đổ, lệ rơi! - Ôi! Vì tình-thương nhân-loại mà
giáng-lâm để cứu-thế, trái lại đức Gia-Tô phải cam-nhận
một cái chết thật là đau thương! Và cũng có biết bao Chư-
Phật, Chư-Tổ... Xuống thế để cứu đời mê, thì cũng có lắm
Ngài phải chịu biết bao là thảm-huống tương-tợ như nhau!
Ôi! Tiện-đệ ôn lại việc xưa, và nhìn kỹ, xem tình
con người vào thời Kỳ-Tam buổi mạt-pháp này, thật là
hỗn-độn đảo-điên cũng không kém mấy! Thế cho nên,
nhiều khi ý Tiện-đệ muốn lặn sâu vào non thẳm mà Hư-
Tịch luôn đó Đại-huynh. Nhưng bởi vì đã lập nguyện lớn
với Đại-Từ-Phụ phải xiển-minh cơ “Đại-Đồng” và “Đốn-
Pháp” để làm sáng tỏ “Chơn-Lý Nhứt-Nguyên”, songsong
lập cơ “Siêu-Hình” mà tiếp thâu “Chơn-Truyền
Giáo-Lý” của Đại-Từ-Phụ và Chư-Phật, Thánh, Tiên... để
hoằng-khai mối giềng “Đại-Đạo” của Cha trong Kỳ-Tam
này. Chớ còn xét thấy rằng: tìm được hàng “Chánh-Giác
Nguyên-Nhân” thì rất khó lắm, bởi vì thời mạt-pháp đó
Đại-huynh! Hơn nữa, vào thời nhằm “Thiên-Phong Cấu”,
nguơn-hội Ngọ, nên đã toàn là “Hậu-Thiên Ám-Khí”
trọng trược dẫy-đầy, nó chụp phủ mù-mịt, chính do đó mà
ma-nghiệp cộng thêm ma-lực nó hằng ray-rức làm xao động
mãi-mãi, làm sao an-tâm mà tu được, nếu thiếu ý-chí
và tinh-thần yếu-ớt thì không thể nào vượt qua đặng màng
“Hậu-Thiên Ám-Khí”, đúng không Đại-huynh?
X.T.C : Đúng! Bởi vì thế cho nên Lão thấy ngán ngẫm
vô-cùng, phải không Đệ? Đôi khi mình thương,
thương thì độ, nhưng chính vì lòng thương của mình lại
hóa ra là hại mình, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
X.T.C : Không phải mình chấp cái hình-thức thế gian
nhưng mà cái thói chúng-sanh, phải không Đệ? Nhưng
mà cái đó cũng là một cái chán-nản của mình, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Vì xưa kia chính Tiệïn-đệ vào thâm-sơn, giữ vững ýchí
lập-trường, “Tinh-Tấn Tham-Thiền Nhập-Định Tịnh-
Luyện và Năng Quán-Tâm” mà tu ròng-rã bao nhiêu
năm hết sức là gian-khổ, chịu đói rét, duy chỉ “Tập-trung
vào việc trui-rèn trừ thói chúng-sanh, chừng nào thấy
tánh “Hư-Tịch” rốt-ráo rồi Tiện-đệ mới xuống thế mà
hoằng-hóa độ-tha cho đến bây giờ. Tiện-đệ xét thấy rằng,
quá ư là ngán-ngẫm lắm, đó Đại-huynh! Nhưng bởi vì đã
“Phát-Tâm Đại-Nguyện Lớn” với Cha linh-hồn rồi, nên
phải thi-hành theo trách-nhiệm của mình!
Song, kể từ khi Tiện-đệ lập đàn cơ Siêu-Hình cho
tới bây giờ, hiệp với Đại-huynh nói riêng, nói chung là
Đại-Từ-Phụ và các Đấng Thiêng-Liêng Tam-Giáo. Tiếp
thâu nhiều bài “Giáo-Lý Chơn-Truyền Bí-Chỉ”, thì Tiện đệ
xét thấy rằng, nhìn chung bao-quát hết tất-cả người tu
trong thời Kỳ-Tam này, thật mà nói: không có mấy ai tu
mà đi đến đích giải-thoát nổi!
X.T.C : Đúng không đệ?
P.N : Bởi vì “Chơn-Truyền Giáo-Lý Vi-Mật
Thậm-Thâm” quá cao-siêu! Vã lại, nghiệp của chúngsanh
thì quá dầy những lớp màng vô-minh bao phủ, thì làm
sao mà thấu triệt “Chơn-Bát-Nhã Pháp Huyền-Môn”?
Còn hễ tu thì “Thân-Khẩu-Ý” phải “Thanh-Tịnh”. Nếu
không tu “Thân-Khẩu-Ý Thanh-Tịnh” cứ hướng theo
những hình-thức âm-thinh sắc-tướng hữu-vi
bên ngoài thì làm sao lãnh-hội được những lời lành? Làm
sao nó “Thấy-Tánh” để loại trừ thói chúng-sanh mà hồiphục
lại Bổn-Nguyên?
Mặt khác, còn phải hạnh Đầu-Đà, ban đêm thức
ngồi tu - Còn ban ngày thì “Đi, Đứng, Nằm, Ngồi” đều
phải “Quán-Tâm” từng giây, từng phút mà rèn giũa Tâm
và lúc nào cũng “Tâm-Trung Thường-Trụ”. Thế cho nên,
Tiện-đệ xét thấy rằng, việc tu-hành để giải-thoát nghiệp lực
của thói chúng-sanh, không còn luân-hồi, quả báo, thì
cả một vấn-đề hết sức là khó-khăn lắm! Còn nếu mình
dùng những thành phần không thiệt tu chín-chắn, còn thói
phàm, để chung tay phụ trong cơ Đạo hoằng-hóa độ-tha,
thì nó gây ra tác hại khôn ít... đúng không Đại-huynh?
X.T.C : Đúng! Làm sao đặng, phải không Đệ? Làm
sao mình cho nhúng tay vào Đại-Đạo đặng? Đó là lúc nào
Lão cũng cảnh-giác Đệ, bởi vì không phải một mình Đệ,
mà cũng do có phần của Lão nữa, nếu mà Lão làm không
đúng thì uổng công của Lão lắm, đúng không Đệ? Coi như
là “Công-Đức” của Lão hết trơn mà còn mất công Lão
phải xuống trần tu lại nữa!
P.N : Chính Tiện-đệ hằng quan-tâm lo-sợ điều đó
lắm Đại-huynh! Đó là phần của Đại-huynh! - Còn phần
của Tiện-đệ, nếu không khéo thì phải bị sa-đọa nữa. Như
Tiện-đệ xét thấy rằng: “Thà là không có còn hơn có mà
vô-dụng!” - Thế nên, lúc nào Tiện-đệ cũng phải thận trọng
điều đó lắm, bạch Đại-huynh!
X.T.C : Đúng!
P.N : Bạch Đại-huynh! Bây giờ xin thỉnh Đại-huynh
tiếp khách (thiêng-liêng) được không?
X.T.C : Ừ! Giờ Lão tiếp khách mới há! Lão tiếp
Kim-Thiền Đại-Sư. đó là khách mới của mình.
Giờ Lão mời Kim-Thiền.
Tiếp điển :