Dậu thời, ngày 07 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ.
(11-05-1989)
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU
ĐỦ OAI-ĐỨC ĐỂ QUI TAM-GIÁO HIỆP NGŨ-CHI

PHỤC NGUYÊN : Kính chào Đại-huynh!
NGÔ MINH CHIÊU : Hôm nay Hiền-đệ dời Tệ huynh
đến đây có việc gì cần-thiết phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh, có! Vì vừa rồi Chơn-Đồng
Huệ-Minh đi Hậu-giang có gặp một số thiện-duyên Cựu và
Tân Chiếu-Minh cũng ngưỡng mộ về chơn-pháp để tu cầu
giải-thoát, mong Tiện-đệ xuống đó mà tuyển độ. Song song
họ cũng được nghe bài Thánh-giáo củaThầy dạy hôm
rằm tháng ba rồi. Thế nên, Tiện-đệ có lòng thỉnh Đại huynh,
nếu cần trong tương-lai ngày gần đây, Tiện-đệ sẽ
xuống dưới đó, để lập đàn rồi Tiện-đệ thỉnh Đại-huynh
giáng đàn thuyết giảng những bài giáo-lý chơn
truyền mà giác-tỉnh khai-ngộ cho chư thiện căn đó có lòng
chí-thành cầu đạo tu giải-thoát.
Bởi vì họ cũng mong cầu được dự đàn để nghe
những lời châu tiếng ngọc của Đại-huynh giáng đàn dạy...
kỉnh xin Đại-huynh có hoan hỷ không?
Theo Tiện-đệ nhận xét rằng: Số người này lâu nay
cũng kể như mất gốc, đã lạc-hướng đó Đại-huynh! Tu
không đúng với “Chơn-Truyền Bí-Chỉ Mật-Diệu!”. Chư
thiện-căn này cũng đã có ý mong mỏi Tiện-đệ đến đó lập
đàn, song thỉnh Đại-huynh giáng đàn mà tùy duyên để dạy
họ, bạch Đại-huynh.
N.M.C : Tệ-huynh xét thấy rằng về mặt hữu-hình, khó
có thể có một người như Hiền-đệ, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh khó lắm!
N.M.C : Do vì Hiền-đệ cũng có sứ-mệnh của ĐứcĐại
Từ-Phụ, cũng có một căn-bản nền tảng “Đạo-Pháp”,
nên Tệ-huynh sẽ chuyển lời cho Hiền-đệ gom góp nhặt
nguyên-nhân còn đang đứng chới-với giữa bờ sông không
biết đi về hướng nào, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Từ khi Tệ-huynh tịch, Tệ-huynh vẫn chưa
thấy có một ai đầy-đủ từ hạnh-đức đến công-năng tu ra
hướng dẫn dìu đời, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế cho nên, nếu Hiền-đệ muốn như thế
thì Tệ-huynh cũng muốn góp sức với Hiền-đệ Phục-
Nguyên. Vì rằng, ngoài những việc ấy, thì người phải có
sứ-mạng mới qui Tam-Giáo đặng, phải không Hiền-đệ
Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Chớ còn kẻ tầm-thường thì không có đủ
oai-đức để qui Tam-Giáo trong Kỳ-Tam này, đúng không
Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Từ đây còn hiệp với Ngũ-Chi nữa, chớ
không phải chỉ trong đơn-giản có một phương diện nhỏ bé
hay hạn hẹp như thế này, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Vì Hiền-đệ, theo như Tệ-huynh tiếp sức thì
Tệ-huynh xét thấy Hiền-đệ cũng có một ý-chí rất lớn trong
việc hoằng hóa độ sinh, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Do vì từng thời-kỳ, do tùy sứ-mạng của
mỗi người. Thế nên Tệ-huynh đây là người đầu tiên được
Đức-Đại Từ- Phụ khai-cơ điểm nhãn rồi hướng-dẫn trở
lại những” Bí-Pháp Chơn-Truyền”, nhưng người thừa
kế lại không có, đúng không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế cho nên, phải đúng thời kỳ đúng
nhân-duyên mới hoằng-hóa đặng.
Thôi Tệ-huynh xin thăng, Tệ-huynh hẹn sẽ tiếp với
Hiền-đệ Phục-Nguyên vào một ngày gần đây nữa, để
huynh đệ mình có dịp đàm-đạo sâu rộng thêm về phương diện
hoằng-hóa độ sinh, phải không?
Tệ-huynh thăng.
Ngọ thời, ngày 08 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ.
(12-05-1989)
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU ĐÀM-ĐẠO
N.M.C : Này Hiền-đệ Phục-Nguyên! Do vì ngày
hôm qua, Tệ-huynh tiếp đàn nhưng chợt bỗng thăng, hôm
nay tiếp với Phục-Nguyên Hiền-đệ cho trọn một phần giáo-lý.
Này Phục-Nguyên Hiền-đệ! Huynh-đệ ta cùng
đàm-đạo về con đường hoằng-hóa độ sinh đó Hiền-đệ
Phục-Nguyên! Vậy chẳng hay hôm-nay Phục-Nguyên
Hiền-đệ hãy tỏ bày ý mình rồi để Tệ-huynh tùy-duyên mặc-khải.
P.N :
BÀI
Kỉnh Đại-huynh! Phục-Nguyên đã nguyện,
Đem thân này ứng-biến độ-tha,
Rày-đây mai đó ta-bà,
xiển-dương chơn-lý Trời Cha kỳ này.
Thỉnh Thiêng-Liêng hiệp tay vùa sức,
Mặt hữu-hình tận-lực hoằng-khai,
Hy-sinh dầu khổ há phai!
Nhưng lòng chí-quyết miệt-mài độ nhân.
Xin Đại-huynh ân-cần phụ lực,
Để gieo-truyền khuôn-luật đạo-mầu,
Thiện-căn tỏ-ngộ thâm-sâu,
Huệ khai chơn-lý hòa bầu tình-thương.
Đệ xiển-minh lập trường Đạo cả,
Hội nhân-duyên phụng-họa cùng nhau.
Để mà cứu-khổ đồng-bào,
Hồi tâm thức-tỉnh luyện trau nội lòng.
Thỉnh Đại-huynh viên-thông siêu-lý,
Ghi chơn-truyền “Trực-Chỉ Qui-Nguyên”,
Độ chung tất-cả trần-miền,
Quay về thiện-hướng hòa duyên tu-trì.
Kỉnh thỉnh Đại-huynh!
N.M.C :
Nghe mấy lời chơn-tri tỏ-lộ,
Tệ huynh đây dìu độ thế-nhân,
Bước đi hoằng-hóa phong-trần!
Khuyên chung Hiền-đệ ân-cần tịnh-tâm.
Mà sáng soi gieo mầm chơn-lý,
Để cứu-đời khốn-lụy thiết-tha,
Chớ nên hò-hẹn dần-dà,
Tùy cơ đúng chỗ “Qui-Gia” tựu về.
Huynh đã chuyển những bề Chánh-Giác.
Theo ý Đệ giải-thoát tâm mình,
Hiệp vào “Bổn-Giáo Siêu-Hình”;
“Kỳ-Tam Phục-Thỉ Nguyên-Linh” trở về.
Ngược bằng không não-nề u-tối,
Đời đã tàn khó nói đặng lâu.
Chữ tu nào nói thành câu,
Lánh xa tục-lụy biển-dâu thảm-nàn!
Mong Hiền-đệ “Chỉnh-Trang Đạo-Pháp”,
Để cứu người thâu-đoạt chơn-truyền,
Bắt tay hòa-ái tương-liên,
Xây thành “Gốc-Đạo” mối-giềng chí tu.
Cùng một Cha thiện-từ ưu ái,
Cùng một Thầy ta phải thương nhau,
Chứa-chan khí-huyết dạt-dào,
Độ chung tất-cả đồng-bào ngũ-châu,
Cùng chơn-linh chớ đâu có khác;
Cùng linh-hồn giải-thoát Tam-Gia,
Tuy rằng khác chủng, khác da,
Khác màu, khác tóc cùng mà người Cha.
Thì Đệ ôi! Hiệp-hòa một mối,
Đây thâm-tình tiếng nói hư-linh,
Huynh đi vào cõi Vô-Hình,
Đệ còn thân-xác vì tình chúng-sinh.
Để hoằng-hóa giải nghìn đau-khổ!
Cứu đời tàn loan-lổ sầu-bi!
Ắt là đắm-đuối khốn nguy!
Cơ Thầy diễn biến Tam-Kỳ Đạo-Khai.
Đệ đơn độc độ đời xông-xáo,
Có Vô-Hình thuận-thảo lý-chơn,
Cùng nhau khải nhịp Phục-Huờn,
“Cao-Đài Đại-Đạo” Kim-Đơn của Thầy,
THI
Phục-Nguyên dẫn dắt chúng-sanh lên,
Khải mối “Tam-Gia” lập đức nền.
Chơn-Hạnh tu-trì tua giải-thoát,
Mối giềng “Bí-Pháp” há nào quên!
THI
Quên đời hiểu “Đạo” sáng lòng ta,
Thức-tỉnh “Hườn-Ngôi Phật-Thánh” hòa.
Độ ách nhơn-sinh trong khổ nạn!
Cùng nhau khải mối nhịp đồng-hòa.

HỰU
Đồng hòa “Chơn-Lý Tình-Thương”,
Tu đi mới thấy thảm-trường nạn tai!
Dù khảo-đảo lòng ngay dạ thảo,
Với Đạo Thầy bước rảo tự-nhiên,
Vững niềm tin-tưởng cầu-nguyền,
Phụ-từ trợ điễn huờn duyên tru-trì.
“Tu Thấy Tâm” lỗi-nghì bao nỗi;
“Tu Thấy Tánh” tội-lỗi biết bao?
“Tham-Thiền Nhập-Định” bước vào,
Thấy huờn nội thể sóng xao liền liền.
Tu trước phải Tham-Thiền giữ mối,
“Tịnh Thấy Lòng” nơi cõi long-đong,
Do vì biển ái cuồng-ngông,
Biết sao mà tránh ngược dòng trần-gian?
Vì có xác phải mang nghiệp-chướng,
Khi giác rồi thuận hướng đi lên,
Tu-hành vững chí đắp-nền,
Chuyển-xoay Đạo-Pháp làm nên Đạo-Thầy.
Phải không Phục-Nguyên Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế thì hôm nay Tệ-huynh tiếp với Hiền đệ
Phục-Nguyên chỉ có bấy nhiêu lời thôi, giờ Tệ-huynh
xin thăng.
P.N : Kỉnh Đại-huynh.

q

Trở lại trang chánh