Tiếp Dậu thời, ngày 01 tháng 04 niên Kỷ-Tỵ.
ĐỨC ĐẠT-MA TỔ-SƯ

“TU-NIỆM”
PHỤC NGUYÊN : Kính chào Đại-huynh.
ĐẠT MA : Việc gì mà réo lão hoài?
P.N : Bạch Đại-huynh hoan-hỷ! Nhơn tiện hôm nay
là ngày mùng 01, Tiện-đệ kính thỉnh Đại-huynh giáng đàn
giờ này, cùng Huynh-đệ mình hòa thuyết thời pháp: “Vô-
Trụ, Vô-Tướng Và Vô-Ngã, để ghi lại bổn Chơn-Lý mà
giúp-ích lợi-tha cho hậu-thế sau này vậy.
Đ.M : Lão đã nói: Lão chán lắm rồi mà cứ kêu Lão
hoài, làm sao Lão nói đặng?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đành rằng Đại-huynh
chán... nhưng mà Tiện-đệ đây đã có lòng chí-thành, chí kỉnh
mạo-muội cung-thỉnh Đại-huynh xuất lý lời-châu
tiếng-ngọc để bổ-túc thêm làm thăng-hoa Chơn-Truyền,
hầu khai hóa nguồn “Thâm-Uyên Ấn-Tâm” mà xiển minh
giúp-ích cho đời sau này đó Đại-huynh!
Mặc dầu đại-huynh đã giải-thoát khỏi cảnh trần gian
đau-khổ này rồi, nhưng cũng phải còn thương-xót bao
nhiêu tàn-linh hiện đang lặn-hụp ở dưới sông mê bể khổ này chớ!
Đ.M : Lão không còn thương nữa (cười...) Lão đã
“xa chữ thương mà lìa chữ ghét” (cười...) thì có chi mà để nói?
P.N : Bạch Đại-huynh!
THI
Không thương, chẳng ghét để làm chi?
“Tịch-Diệt Hư-Tâm” há dính gì…!

Giải-thoát oan-khiên nào quả-báo!
Vì đời phải giảng lẽ chơn-tri...
Đ.M :
THI
Không thương nào ghét ấy huyền-vi,
Hư-tịch hư-linh chẳng lạ gì!
Lão khải chơn-truyền vì bắt-buộc,
“Thanh-Tâm” khuyến-khích những ai ly!
Phải không Đệ (cười...)

P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M :
THI
Đạt thành sở-nguyện chí tu-hành,
Ma chữ huyền-linh chẳng giựt-giành,
Tổ-khiếu “Huỳnh-Đình” tua nhiếp khí,
Sư truyền “Bí-Khuyết” hãy “Viên-Minh”.
Phải không Hiền-đệ? (Cười...)
P.N : Đó là vi-mật vậy!
Đ.M : Vậy hôm nay Phục-Nguyên Hiền-đệ kêu Lão
thuyết về cái gì đây?
P.N : Xin thỉnh Đại-huynh, tùy theo nhơn-duyên,
bây giờ thuyết về “Viên-Minh”.
Đ.M :
BÀI
Lão chán-chê tuồng đời thế-thái,
Kêu lão hoài tê-tái-dường bao!
Dụng lời Chơn-Lý mời chào,
Lão e khó lắm, ai nào tĩnh-tâm?!
Lão đã từng ăn nằm gối tuyết!
Để học tu “Khẩu-Khuyết Chơn-Truyền”.
Thấy người tâm-tánh đảo-điên,
Thường hay thay đổi liên-miên trong giờ.
Thế cho nên, Lão hờ-hững lắm,
Rất e ngại khi nắm người tu;
Do tu còn thói phàm-phu,
Không luôn sửa đổi tâm-tư vô chừng.
Vì “Ba-Tình” nó dùng câu-kết,
Với lục-dục mê-mết thân tàn,
Oại-oằn kiếp sống thênh-thang;
Bồng-bềnh đưa gió con đường trần-gian.
Lão chán lắm! Nói sang ”Bỉ-Ngạn”,
Vì tâm người như áng mây-mù,
Nó làm choáng-váng “Chơn-Như,”
Thường luôn che-khuất bóng từ siêu-linh!
Nên không muốn MẮT nhìn MIỆNG nói…
TAI chẳng nghe cái thói thường-tình,
LƯỠI không nếm tục hồi-sinh,
MŨI không muốn ngữi hình-bình mùi hương.
THÂN chẳng ngự con đường dương-thế,
Ý chẳng sanh là để thoát-thai,
Lý chơn nào muốn biện-bài,
Người mê đâu tỉnh mà khai “Giáo-Huyền”?
Dầu gióng chuông người mê đâu ngộ!
Bởi mê rồi khó độ Đệ ơi!
Dầu cho Lão lộ ra lời.
Nhưng người không hiểu Đạo Trời là chi?
Đúng không Đệ? (Cười...)
P.N : Bạch Đại-huynh ! Chí lý lắm!
Đ.M : Vậy kêu Lão làm cái chi?! Bởi vì sao mà
người ta gọi là “Tu-Niệm”, phải không Đệ?
Đã nói rằng: Hễ một niệm thì sanh đau khổ! Một
niệm thì sanh tội lỗi! Thì sao gọi là tu-niệm; tu-niệm để
làm chi? (Cười...)
Đệ giảng cho Lão nghe hai chữ “Tu-Niệm” là gì?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh thuyết cho!
Đ.M : Ừ! Thì Đệ giảng cho Lão nghe hai chữ “Tu-Niệm” đi!
P.N :
BÀI
Tu là sửa tâm mê “Huờn-Giác”,
Niệm làm sao khai-hoát máy huyền?
Tu trừ diệt tánh đảo-điên,
Niệm lành dứt khoát ưu-phiền trần-gian!
Tu làm sao, “Đốn”tan nghiệp-chướng,
Niệm chí thành khỏi vướng quần mê.
Tu sao hiệp “Đạo Bồ-Đề”?
Niệm lành thoát tục tránh mê luân-hồi!
Tu chí quyết tô-bồi Đạo cả,
Niệm lòng thành, giục-giã ngày đêm,
Tu sao thoát khỏi nỗi-niềm…!
Niệm mau “Tinh-Tấn” khuya đêm hành-trì…
Tu phải biết “Qui-Y Phật-Tánh”,
Niệm đoạn sanh, lập hạnh “Công-Phu”,
“Tu-Thiền” khỏa áng mê mù,
Niệm trừ tạp-nhiễm bao thu lỗi-lầm…!
Tu tư duy tỏ mầm “Chơn-Lý”,
Niệm chí thành “Trực-Chỉ Qui-Nguyên”,
Tu huờn “Nhứt-Khiếu Siêu-Nhiên”,
Niệm lòng hòa nhập “Huyền-Thiên Tổ-Đình”.
Kỉnh thỉnh Đại-huynh!
Đ.M : (Cười...) Đây, Lão giảng về hai chữ “Tu-
Niệm”. Vì sao gọi rằng tu? Vì sao gọi rằng niệm? Dù là
niệm-hữu cũng không đặng, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đ.M : Một khi là người tu rồi, thì sanh niệm không
nên dù là niệm phải; thế cho nên niệm là chỗ sanh ra đó (cười...).
P.N : Bởi vì có niệm mới sanh, mà không sanh thì
đâu có niệm, bạch Đại-huynh!
Đ.M : Vì có sanh mới có đau-khổ…! - Thế cho nên,
trừ chỗ sanh ra là trừ cái chỗ đau-khổ, thì đâu có gì mà
tự-toại? Đó gọi là tu-niệm (cười...), phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh chí lý lắm! Đốn gặp đốn để
làm sáng Đạo mà phá mê vậy!
Đ.M : Thế cho nên người tu không còn niệm, dù là
niệm phải, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Chỉ có hàng “Chánh-Giác
Chánh-Đẳng” mới liễu ngộ đặng lý này, nên tu không
còn lẩn-quẩn trong vòng sở-tru “Vạn-Pháp Giả- Ở
Thế-Gian Hữu-Lậu”; “Vô-Sở Bất-Tại” vậy.
Đ.M :
THI
Tu niệm ngày đêm diệt thói phàm…
Trừ tiêu tạp-nhiễm chí lo kham.
“Kinh-Tâm Chiếu-Kiến” năng huờn tụng,
Trược cấu không còn dứt tử-sanh.
BÀI
Vì chúng-sanh thường hay suy-nghĩ…
Dính chữ Niệm là Quỉ nội-hành,
Dù cho nghĩ phải không thanh,
Cho nên tu sửa cải-canh lòng phàm.
Không tư-lự không làm diêu-động…
Không suy-nghĩ, cảnh nóng lạnh ngoài,
Không còn biết cái mê-say…
Lục căn phải bế chớ phai lời này!
Tu là sửa cho ngay lại đó;
Sửa chữ Sanh nào có diệt đâu;
Cải-canh từ lúc ban đầu,
Quay về “Chiếu-Kiến” ngỏ hầu tư-duy…!
Lão “Diện-Bích” là ly cảnh thế,
Ngó tâm lòng thực thể đánh tan;
Đánh tan cái niệm ngổn-ngang;
Đánh tan những niệm xa đàng lý thiên.
Do sanh niệm nghiệp chuyền nối mãi;
Vì sanh niệm tê-tái xác-thân;
Mẹ cha sanh niệm bao lần;
Cho nên thọ khí không thanh hồn mờ!
Rồi tạo thai đến giờ sanh-sản,
Vì do niệm mới tán vạn-thù,
Nay ta “Trực-Giác” đường tu,
Quay về “Nhứt-Bổn” phải trừ niệm đi!
Tu là sửa những gì đã có;
Tu là hành giác-ngộ huệ-khai,
Chữ tu khi giảng không lời,
Nếu ai thực-thể hiểu thời nghĩa thâm.
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Rất chí lý!
Đ.M : Thôi Lão xin thăng.
P.N : Có dịp nào Tiện-đệ sẽ thỉnh Đại-huynh giáng
đàn tiếp-tục khải “Chơn-Truyền” nữa, bạch Đại-huynh!
Đ.M : Lão sẽ giảng vì sao tu-niệm (cười...), phải không?
P.N : Huynh-đệ mình cũng còn đề tài dài dài đó Đạihuynh!
Đ.M : Phải không? Lão sẽ giảng nhiều đề-tài tuniệm.
Đó là hai chữ thường xuyên nghe thấy, nhưng có ai
hiểu nghĩa đâu? (Cười...) mà có ai hành đặng đâu, phải không đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Theo Tiện-đệ xét thấy phần
nhiều chỉ tu theo kinh-điển, trụ vào những hình thức bên
ngoài, nào mấy ai quay vào tâm để tu-sửa những điều lầm
lẫn, và đốn trừ gốc mê-muội của mình?
Đ.M : Phải không? - Miệng cứ nói tu-niệm nhưng
lòng không tu-niệm. Lão sẽ giảng hai chữ này cho đến lý
tuyệt đối mới đặng.
Thôi Lão thăng.

Trở lại trang chánh