Ngọ thời, ngày 21 tháng 03 niên Kỷ-Tỵ
(16-04-1989)
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU
CHÁNH-GIÁC TRỌN LÀNH XÂY ĐẠO.
N.M.C : Tệ-huynh chào Phục-Nguyên.
P.N : Kỉnh Đại-huynh!
N.M.C :

THI
Ngô-đồng đượm vẽ tỏa thanh-hương,
Minh-giác nguyên-nhân phục-bổn trường,
Chiêu-sĩ hiền-lương chăm Luyện-Tánh,
Giáng-Đàn khải-ngộ hiệp tình-thương.

Này Hiền-đệ Phục-Nguyên! Hôm nay Tệ-huynh
giáng-đàn để thuyết lời bí-yếu giúp cho Hiền-đệ thâu thêm
một số giáo-lý tinh-túy, như thế chẳng hay Hiền-đệ Phục-
Nguyên đây có nêu ra đầu đề hoặc có vấn ý điều chi, Tệ huynh
đây sẵn-sàng trả lời?
P.N : Bạch Đại-huynh! Giờ Đại-huynh cho phép Tiệnđệ
xin ra đề tài, cũng không ngoài đề-tài chọn “Chánh-Giác
Trọn Lành”, nối tiếp chương-trình vừa qua mình đã thuyết đó
Đại-huynh! Nếu mà “Chánh-Giác Trọn-Lành”, thì phải là
hàng “Chánh Tâm-Chơn, Chánh-Định” mới được, bạch Đại huynh,
có đúng vậy không?
N.M.C : Rất đúng!
P.N : Như vậy Tiện-đệ kính thỉnh Đại-huynh.
N.M.C : Thế thì đề-tài của Hiền-đệ đây cũng vẫn là
“Chọn Nhơn-Duyên Thiệt-Tướng” phải không?
P.N : Vâng! Bạch Đại-huynh! Bởi vì cơ Cứu-Thế
mà sao gọi là Cứu-Thế? - Nếu không có hàng “Chánh-
Giác Trọn-Lành”, thì làm sao cứu-thế đặng? Điển-hình,
Đạo của Thầy khai đã ngoài sáu mươi năm, nay xét thấy đã
bị đỗ-vỡ hết rồi, Cũng do hàng “Thế-Thiên Hành-Hóa
Không Phải là Hàng Chánh-Giác Trọn-Lành”, nên mọi
việc sinh-hoạt Đạo, bởi nơi phàm ý bày vẽ ra mà thôi! Vì
thế, thời-kỳ này chuẩn-bị cho tương-lai, nên phải chọn hàng
“Chánh-Giác Trọn-Lành” mới đặng, bạch Đại-huynh!
N.M.C : Đúng! Nhưng mà Tệ-huynh xét thấy rất khó đó Đệ!
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ cũng vẫn biết khó
lắm! Nhưng mà “Thà là không có còn hơn có mà vôdụng”,
đó Đại-huynh! Nếu tuyển không có trọn chơn, thà
là một mình Tiện-đệ đi ta-bà, tùy nhơn-duyên căn-cơ mà
“Đốn-Mê Khai-Ngộ” giác tỉnh thôi. Nhưng đây cũng là đề
tài Huynh-đệ mình mô-tả, vạch ra thể theo những bước
đường kinh-nghiệm trong cuộc đời: “Tu-Thân Hành-Đạo”
đã qua của Đại-huynh. Nay Tiện-đệ kế tiếp rồi sau này còn
có chư thiện-căn khác nữa. Hàng trọn-lành cũng nhìn theo
đó mà roi-dấu cùng một lập-trường khuôn-luật chuẩn thằng
hầu để tuyển-chọn hàng nguyên-nhân
Chánh-Giác mà chung lo xây Đạo, đúng không kính Đại huynh?
Mặc-dầu mình làm chưa xong, nhưng đã sẵn có
phương-hướng qui-cũ, thì dĩ nhiên phải còn người kế-vị
tiếp-tục đó, bạch Đại-huynh có đúng không?
N.M.C : Đúng!
P.N : Đó là mình khêu đuốc sáng cho hàng thiệnduyên
tương-lai, để chi? - Đặng họ không làm những điều
sai lầm, tránh nham-nhở và “Tu-Thân Hành-Đạo” phải
đoạn dứt tuyệt thói đời. Tiện đệ nhấn mạnh rằng: Nguyên do
Đạo không phát-triển và nguồn Chánh-Truyền của
Thầy không xiển-minh sâu rộng được, cũng bởi không
thiệt-tướng trọn-lành. Do nơi đó, hôm nay Tiện-đệ kính xin
Đại-huynh hoan-hỷ, Đệ ra đề-tài “Chánh-Giác Trọn
Lành”, hầu để sau này hoằng-hóa mà chuyển-xoay cơ
“Cứu-Thế Đại-Đồng” của Đạo Thầy, đó Đại-huynh!
N.M.C : Theo Tệ-huynh xét thấy rằng: bởi vì tâm
con người hay mông-lung như bãi biển không biết đâu là
bờ-bến mà cứ mãi thay đổi vô-chừng, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh rất đúng!
N.M.C : Mà những lượn sóng Tham Sân Si, hoặc
những lượn sóng Hỷ, Nộ, An ùi, Ố lúc nào cũng trôi-dạt...
Cũng có nghĩa là Tệ-huynh gọi đây rằng nhơ-nhớp tấp vào
Tâm-Linh của con người, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Mà chính những lượn sóng này cũng khiến
cho chiếc thuyền-từ tâm-linh khó mà đi đến đích bờ bến,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
Bởi thế trong kỳ-tam này nếu không tu-luyện, mà tuluyện
là gì? Tu-luyện là làm lắng lòng để cho những cơn
sóng êm-dịu lại! Tệ-huynh xét thấy rằng phải dùng
phương-pháp thiên-nhiên, muốn tịnh-luyện mới êm-dịu
đặng đó Hiền-đệ Phục-Nguyên!
Vì những lượn sóng này lúc nào nó cũng xô cuốn
chơn-linh chìm-đắm của con người đi vào một nơi âm-u
mù-mịt, lại thêm những ngọn gió lục-dục làm cho con
người không nhận được đường tu, hoặc khi đang tu vẫn còn
sa mắc những lỗi-lầm, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Tuy ngoài miệng nói rằng hay, rằng dễ,
nhưng thực-hành lại là một sự việc khác nữa đó Hiền-đệ!
BÀI
Vì Tệ-huynh trọn đường tu-học,
Thấy gió lòng thảm-khốc vô-chừng!
Thổi hoài cuồn-cuộn tưng-bừng,
Lại thêm sóng vỗ thất-tình mãi trôi!
Bởi thế nên, huờn ngôi Thái-Cực;
Bổn Tâm-Linh lao-nhọc biết bao!
Thuyền từ đang bị ba-đào,
Chống-chèo rất khó! Lộn-nhào thảm-thương.
Còn tùy sức phi-thường uy-dũng,
Lại khả-năng cho cứng lập-trường
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Kỉnh Đại-huynh, chính đó là điểm trọng-yếu
của nhà tu phải cần lưu-ý và phải nhắc lòng thường xuyên vậy!
N.M.C :
Nên thế, đạo phải khêu-trương.
Bằng không thoái-hóa con đường muội-mê!
Bởi vì Tệ-huynh xét thấy rằng: nói thật với Hiềnđệ,
ngoài sự kinh-nghiệm về mặt giao-tế với đời và cũng
kinh-nghiệm trong khi tu-học, Tệ-huynh có một nỗi ưu-tư
riêng cá-nhân mình, cũng bởi thế cho nên, Tệ-huynh quyết
lòng tu-học, để trở nên “Vô-Ngã, Vô-Nhân, Vô-Tông,
Vô-Phái” mà huờn về bổn thiện-lương Chánh-Giác.
Hiền-đệ có biết rằng sao không? - Vì con người lúc nào
cũng thay đổi, vui đó rồi lại buồn đó, phải không Hiền-đệ
Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Cười đó, bỗng chốc-lát lại khóc đó, nào ai
hay? Nào ai ngờ? - Bởi vì tâm chúng-sanh nên Thầy mới ví
rằng: “Tâm-Viên, Ý-Mã” là như vậy đó, phải không
Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Tâm của ta lúc nào nó cũng như là con
khỉ leo-trèo, bay nhảy, không lúc nào chịu ngồi yên một
chỗ. Còn ý thì như con ngựa chạy không biết đường;
không biết hướng, cứ chạy ruỗi chạy rong, cho nên rất
khó kềm-chế lái được” Chơn-Tâm” thì ắt sao là Chánh-
Giác, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
BÀI
Nay Tệ-huynh giảng về kệ-pháp,
Là chữ “Tâm” giải-thoát lao-lư,
Hỡi Ai! Sáng-rực lòng từ?
Nghe rồi “Tu-Tịnh” vẹt mù chúng-sanh!
Tâm là gì, ai rành giải-lý?
Tâm là chi người nghĩ ra sao?
Chữ Tâm rộng sáng dường bao!
Vậy Tâm ai biết nhìn vào hình dung?
Tệ-huynh xin giảng lý-hùng,
Tâm người thiệt-tướng cạn cùng nghĩ-suy.
Tâm thay đổi bởi vì trược-tánh,
Tâm hờn-giận là cảnh thế-gian,
Tâm buồn do chấp bi-quan!
Tâm cười mừng-rỡ huy-hoàng chút thôi!
Tâm nhiễm ái do đời quyến-rủ,
Tâm sân-hận đầy-đủ cuồng-ngông.
Chữ Tâm chính thật là Lòng,
Nhưng nào ai thấy, vì không tu-trì?
Tâm buồn phiền những khi thất ý;
Tâm phiền-trách bị quỉ cuốn trôi,
Tâm hay than-thở bồi-hồi,
Tâm hay bứt-rứt ra lời rẻ-khinh.
Tâm không thấy đâu nhìn hãn được,
Nhưng điều gì tâm trước làm sau,
Do tâm mới biết khổ-đau!
Tâm thường biến động vì cau-có hoài!
Tâm tư-lự hằng ngày suy-nghĩ...
Tâm diễn-đạt thầm-thỉ bên lòng,
Tâm người như ngọn cuồng-phong,
Mưa sa bảo-táp não-nồng thiết-tha!
Tâm ích-kỷ là ma hữu-tướng,
Tâm nhỏ hẹp không lượng Từ-Bi,
Tâm người cứ mãi mê-si;
Là Tâm u-tối chưa ly cảnh đời.
Tâm thay đổi chiều mơi hôm sớm,
Tâm con người ghê-gớm biết bao!
Chữ tâm chẳng nói hết nào!
Vì do lục-thức Tâm xao-xuyến thường,
Tâm Từ-Bi nếu nương Đạo-Pháp,
Tâm xả-chấp ắt đạt chơn-tri,
“Tâm-Trung Thường-Trụ Mâu-Ni”,
Tâm hòa yếng-sáng cách-tri nhiệm-mầu.
Tâm vô-ngại huờn câu Niết-cảnh;
Tâm Bồ-đề Phật-Tánh hằng lưu,
Tâm người tu-học Chơn-Như,
Tâm hòa mọi lẽ ôn nhu vì người.
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Mọi sự việc chi cũng đều là do cái tâm,
mà cái tâm là chi, Hiền-đệ có hiểu rõ hay không? - Bởi vì
tâm không thấy tướng tâm không nhìn hình tâm không có
phác-họa đặng, mà tâm cũng chẳng nói đặng. Vậy tâm là
cái gì? - Nếu theo thế-gian gọi là trừu-tượng đó! Nhưng
mà trừu-tượng này nó diễn-đạt bằng mắt, tai, mũi, miệng
thân và ý. Nó kết tụ bằng những lúc biến đổi qua sắc-thái
con người, như: “Tham, Sân, Si, Mừng, Giận, Buồn, Vui,
Thương, Ghét, Muốn” thì đó chính là cái tâm vậy.
P.N : Thế cho nên, người tu thì phải diệt thói
chúng-sinh, không còn trụ-chấp; không còn trụ-chấp thì
không còn tâm, bạch Đại-huynh có đúng không?
N.M.C : Đúng đó Hiền-đệ! Nói đến chữ tâm thì
bao-quát vô-cùng, nói đến cái tâm rất khó hiểu lắm lắm!
Mà nói đến cái tâm thì tin chắc rằng Tệ-huynh xét thấy
rất khó diệt vô-cùng, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Vì sao nói rằng tâm khó đạt đến đường
giải thoát, có phát họa đặng đâu mà hướng dẫn về đường
giải-thoát, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Cho nên, vì do sở cầu, bởi “Bổn-Giác
Chơn-Linh”, hôm nay Tệ-huynh giảng về chữ “Tâm”, với
những ý-niệm khái-quát; với những lời-lẽ dễ hiểu để cho
bao nhiêu nguyên-nhân cầu thức-tỉnh hầu lấy nó làm nền tảng
mà tu-học, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
Vì đi sâu vào pháp”Tịnh-Luyện”, thì mới thấy
chữ “Tâm” là rất quan-trọng, mới thấy chữ “Tâm” là
“Cứu-Cánh Niết-Bàn”, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thành chúng-sanh cũng do nó, mà trở về
Phật-Tánh Bồ Đề cũng do nó, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Kỉnh Đại-huynh! Tiện-đệ xét thấy rằng đa số người
tu không hiểu ý-nghĩa Tịnh-Luyện là gì? Nếu tịnh đươngnhiên
phải thấy Tâm-Tánh để diệt - Cũng gọi là trừ
“Tâm-Viên Ý-Mã”. Đó gọi là “Tu-Tánh”, mà nếu
không “Tu-Tánh” thì không bao giờ “Thấy Tánh”, thấy
Tâm - Tâm có “Thanh-Tịnh” rồi mới Luyện. Luyện để
chi? - Để tạo trở lại, “Tiên-Thiên Tam-Muội” mà đốt giải
trừ “Hậu-Thiên Trược-Cấu”. Song song như vậy hai chữ,
“Tịnh Luyện” mới đúng ý-nghĩa “Phản-Bổn Huờn-
Nguyên Huyền-Đồng Chơn-Đạo”. Vả lại, tu mà cứ bảo thủ
trụ-chấp vào pháp tịnh cũng không hiểu ý-nghĩa tịnh -
Còn luyện thì cũng không am-hiểu vi-mật Huyền-Môn,
cứ trụ vào cái giả-tướng, thì làm sao đưa vào đường cứu cánh
giải-thoát, Bạch Đại-huynh đúng vậy không?
N.M.C : Đúng!
P.N : Do đó, nên Tiện-đệ nhận thấy đa-số hàng tu
tịnh-luyện bây giờ, còn mê-lầm chỗ đi đó Đại-huynh. Bởi
vì không quán-thông được yếu-lý tịnh-luyện nên bị pháp
trói. Vì thế, tất cả một cuộc đời nhưng thói chúng-sanh
cũng vẫn còn! Đàng tu về lý thì sanh thêm lý-chướng; đàng
tu trụ vào pháp thì tâm sanh huyễn-hoặc, nói chung cả hai
đều còn mê cả, không thấy được tánh chúng-sanh để mà diệt trừ nó.
Còn nói rằng “Bá-Nhựt Trúc-Cơ”, nhưng chẳng
hiểu Bá-Nhựt-Trúc-Cơ là gì! Theo như Tiện-đệ biết thì Bá-
Nhựt-Trúc-Cơ mới bắt đầu vào cơ tịnh-luyện, kỉnh Đại huynh
! Có đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng!
P.N : Mà nếu không có hiểu thấu được ý-nghĩa
“Tịnh-Luyện” thì làm sao tu “Bá-Nhựt-Trúc-Cơ” có kết
quả đặng? - Đã nói rằng: Vào tu trước tiên phải “Bá-Nhựt-
Trúc-Cơ”; mà “Bá-Nhựt-Trúc-Cơ” không kết-quả, thì
làm sao tu tiến lên: “Thập-Ngoạt Hoài-Thai, Tam-Niên
Nhủ-Bộ và Cửu-Niên Diện-Bích”?
Bạch Đại-huynh ! Có đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng!
P.N : Nhưng mà đầu tiên là “Bá-Nhựt-Trúc-Cơ”,
nếu không hiểu được môn “Tịnh-Luyện” thì dầu có ngồi
tu mãi mãi, tịnh theo cái miệng, hoặc là tịnh cái xác-thân
thì làm sao hòa nhập Đạo mà giải-thoát oan-nghiệt, phá án
vô-minh? Nói chung qui, chẳng qua thì cũng bởi do Tâm.
Bạch Đại-huynh ! Có đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng!
P.N : Kỉnh Đại-huynh hoan-hỷ.
N.M.C : Đây Tệ-huynh xin bổ-túc cho ý-nghĩa
Tịnh-Luyện của Hiền-đệ, bởi vì thế này, chúng-sanh do
tâm mê nên thường trụ-chấp... phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Nếu người giác thì chẳng trụ; mà chẳng
trụ thì lấy chi để chấp, phải không?
Vì sao gọi là Tịnh-Luyện? - Cho nên, nếu ta nhắm
mắt ắt đạt đến ngoan-không, đó Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Nếu ngồi tu cứ nhắm mắt
để tâm không không, gọi là ngoan-không, như vậy có
khác chi cái gốc cây khô, bởi vì không đoạn trừ được tâmý
thói chúng-sanh là gốc đau khổ đó, kỉnh Đại-huynh.
N.M.C : Vì sao Thầy giảng rằng: “Tâm-Viên, Ý-
Mã” nếu nói Tu Tịnh-Luyện đưa đến con đường giải-
thoát thì đã có biết bao nhiêu người giải-thoát rồi, không
phải trầm-luân trong biển ái-hà đến ngày hôm nay đâu,
Hiền-đệ Phục-Nguyên.
Thế cho nên, Thầy mới gọi rằng tâm-viên, ý-mã mà
làm sao? - vì cái tâm như con khỉ lúc nào cũng chạy nhảy
không chịu dừng một chỗ, nên mới dùng pháp tịnh-luyện
để cho con khỉ đừng chạy nhảy nữa mà dừng lại một chỗ
rồi để đó, phải không Hiền-đệ Phục-nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Nếu cái Tâm đã được vững chín-chắn rồi
thì mới dùng qua phương-pháp Tịnh-Luyện để “Chế-Hồn
Luyện-Phách”, hoặc biến từ Hậu-Thiên trở lên Tiên-
Thiên chính là từ lúc cái Tâm con khỉ này nó thoát xác
ra để trở về “Thanh-Tịnh Vô-Vi”, không còn gọi là
Tâm-Viên nữa, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Sao gọi là Ý-Mã? - Vì do cái ý con người
hay rong-duỗi theo dòng thời-gian, không-gian theo cảnh
vật, theo cuộc sống xã-hội, theo ngoại cảnh lúc nào cũng
đưa đẩy con người vào vòng tội lỗi mà không chấp-nhận sự tu-hành!
Vì thế, hôm nay phải Cột Ý-Mã có nghĩa là Ngồi
Thiền là dùng phương pháp để chế lại. Nhưng làm sao
mà cái phương-pháp để cho con ngựa này nó đứng dừng
lại, cái đó là phải do tâm, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Cũng như làm sao để cho con khỉ không
còn được bay-nhảy nữa, cái đó mới chính là cái quan trọng.
Chớ còn khi tâm đã yên, ý đã định, chẳng có pháp
thì pháp cũng đến mà thôi.
Thế cho nên, gọi rằng tịnh-luyện không phải là
cứu-cánh của linh hồn mà nó là phần sau cùng để hướng
dẫn đưa linh-hồn giải-thoát mà thôi, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.MC : Nhưng nếu không làm việc đầu thì việc sau
không thành-tựu được.
P.N : Bạch Đại-huynh! Đúng như vậy !
Vì thế, theo Chơn-Truyền có dạy rằng: “Tâm
Phàm Tử, Tâm Đạo Sanh”, đó Đại-huynh!
N.M.C : Nhưng việc đầu là việc gì? Việc này mới là
quan-trọng. Vì theo Thầy dạy rằng: Con người theo Tệ huynh
giảng từ nãy giờ, cái tâm là một nơi sở-trụ rất là
quan-trọng của con người, bởi nó không có hình để diễn
tả, nó không hình-dung đặng, không sờ nó đặng, nó
không biết đặng, không nắm thấy đặng, không bắt giữ
đặng. Thế cho nên, nó là quan-trọng, nó thuộc về một sở
vật trừu-tượng. Do đó, nếu tu ta phải biết tâm, khi biết tâm
thì sẽ thấy tánh tức là đã bắt được con ngựa và con khỉ
ngồi yên một chỗ rồi, đó Phục-Nguyên Hiền-đệ!
Vì sao? Là do con người đã bị “Thất-Tình, Lục-Dục
Ái-Nhiễm, Tham Sân-Si”, nên con ngựa mãi chạy rong,
con khỉ chạy bậy. Hôm nay chúng ta phải bắt nó ngồi yên
một chỗ, bằng cách trị cái tâm mình!
Tâm mình thế nào gọi là trị? - Khi lúc ấy, nếu diệt
hết cái thói chúng-sanh có nghĩa là trị tâm, thì lúc ấy
không cần pháp, pháp cũng vẫn đến thì lúc đó cái chữ
tịnh-luyện nó mới đầy đủ ý-nghĩa và bổ-túc vào cái việc
cứu-cánh của linh-hồn của chúng ta, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Vì thế nên có câu: “Kẻ Mê Tầm Pháp, Người
Giác Pháp Tầm” đó Đại-huynh!
N.M.C : Phải không? Chớ bây giờ cái tâm như con
khỉ nhảy múa không chịu dừng chỗ, ý cũng như là con
ngựa cứ rong-duỗi, mà bây giờ ta cứ dạy con khỉ như
những điều này, dạy con ngựa như những điều kia thì
chính đó là cái tác-động còn mãnh-liệt làm cho hư-hỏng
cuộc hành-trình tiến-hóa của chúng ta, phải không Hiền đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Vì thế, người tu phải diệt tạp-niệm và không còn
sở-vọng mới thành-tựu đạo-quả, đó Đại-huynh!
N.M.C : Phải kông đệ?
Thế nên, chi chi Thầy đã dạy rằng: “Các con hãy
diệt tâm mê đi; diệt tâm chúng-sanh đi thì Đạo mới sáng,
thì Thầy sẽ đến, Thầy sẽ hiện ra trước mặt các con?
Nhưng mà theo Tệ-huynh xét thấy việc đó rất ư là khó
khăn lắm, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ cũng đồng nhận xét
như Đại-huynh vậy.
N.M.C : Vì nó không có hình thì làm sao mà vẽ
đặng, không có sắc thì làm sao mà biết đặng, phải không
Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Tâm chúng-sanh do đâu? Tâm chúng sanh
do chi mà thành-tựu? Tâm chúng-sanh do đâu mà
diệt trụ bay giờ? Cái điểm đó mới là cái điểm tối ư quan trọng,
đó Hiền-đệ Phục-Nguyên!
Con người ai cũng có “Phật-Tánh Như-Lai”,
nhưng vì do mây mù Thất-Tình, do vì gió Tham-Sân-Si
thổi dập tắt đi ánh đèn sáng của “Như-Lai”, nên hôm
nay chúng-sanh vẫn còn chìm đắm ở cảnh trần-gian này
không bao giờ... Theo như Tệ-huynh thấy; không bao giờ
thoát đặng trong bốn đường: “Sanh, Lão, Bệnh, Tử”, đó
Hiền-đệ phục-Nguyên?
Vì Tệ-huynh đã có giao-tiếp rất nhiều khi Tệ-huynh
còn ở tại thế. Tuy rằng người tu rất nhiều, nhưng
thực-hành thì Tệ-huynh thấy chẳng bao nhiêu; mà thực hành
theo ý phàm; ý tà-tâm thì như Tệ-huynh cũng không
muốn nói, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ đây cũng đã thấy
như vậy đó Đại-Huynh!
N.M.C : Thế cho nên, Thầy thường dạy rằng: “Các
con tu đi rồi mới thấy Thầy, chớ đừng hỏi Thầy là ai”,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Đó là huyền-mật đó Đại-huynh!
N.M.C : Đó là câu ý-nghĩa thâm-sâu rất là yếu-lý,
đó Hiền-đệ Phục-Nguyên? Có tu đi rồi mới thấy Thầy, chớ
đừng hỏi Thầy là ai, phải không?
P.N : Do đó, theo Tiện-đệ thiết nghĩ rằng: Nói vấn
đề tu thì ý-nghĩa rất sâu rộng lắm, chớ không phải việc
đơn-giản đâu mà tưởng, bạch Đại-huynh có đúng vậy không?
N.M.C : Đúng! Theo Tệ-huynh xét thấy, như Tệ huynh
thấy là người một khi đã tu đến tột đỉnh của đường
siêu-nhiên, thì như Tệ-huynh đây cũng ít muốn nói, phải
không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế cho nên, chi chi bây giờ chỉ gom vào
bốn chữ: “Diệt Tâm Chúng-Sanh”, nếu còn tâm chúng sanh
thì đừng nên nói Đạo, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đó là biết xét mình, biết tựtrọng
và biết sợ luật quả-báo, đó Đại-huynh!
N.M.C : Thôi Hiền-đệ Phục-Nguyên có còn hỏi Tệ huynh
điều chi nữa không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ cũng không có điều
chi để hỏi, bởi vì những lời Đại-huynh đã thuyết-giảng ra
đây, Đệ cũng đã ngộ được ý trong đó. Sở dĩ vì còn trong cơ
hoằng-hóa Đại-Đạo của Thầy, nên Tiện-đệ cung-thỉnh các
đấng Thiêng-Liêng và Đại-huynh đồng phụ tay mà tiếp
“Chơn-Lý Phổ-Truyền” hầu để lại cho hậu-thế sau này,
đoạn nương theo “Khuôn-Vàng Thước- Ngọc”, đã có
phóng tầm phương-hướng rõ-rệt sẵn đó, mà vững chí “Tu-
Thân Hành-Đạo”. Tiện-đệ chỉ thực-thi thiên-ý bao nhiêu
đó là điều quan-trọng trong Kỳ-Tam này về mặt hữu-hình
đó Đại-huynh, chớ còn dạy người tu phải tự Nội-Quán lại
tâm-tánh, trừ hết thói chúng-sanh, thì Tiện-đệ xét thấy
rằng, rất khó lắm mà cũng không mấy ai “Tu Nội-Giáo”,đó Đại-huynh!
N.M.C : Không có ai đâu Hiền-đệ!
P.N : Tiện-đệ cũng biết như vậy, khó lắm! Tu thì
thấy rất nhiều, nhưng mà có mấy ai thấy được tâm-tánh
chúng-sanh của mình, rồi trừ-diệt nó? Hoặc cũng có
người thấy biết tâm-tánh chúng-sanh của mình, nhưng
không tu sửa nó, thì đâu cũng vào đó mà thôi.
Vì không thấy được tâm-tánh chúng-sanh của mình,
hoặc đã thấy biết, mà không tu sửa nó - nói chung
cả hai cũng còn mê và vô-minh, chỉ thích tu theo những
hình-thức bên ngoài, do đó vẫn còn Tham-Sân-Si, sống
thỏa-mãn theo “Bản-Ngã, Lục-Thức, Lục-Căn, Quỉ Thất-
Tình” làm chủ-sự, thì làm sao mà “Chuyển-Mê Khai-
Ngộ”họ được, đó Đại-huynh! Chi bằng chỉ “Tiếp Thâu
Chơn-Truyền” của Thầy, Mẹ và các “Đấng Tam-Giáo”
để lại hậu thế sau này, nếu gặp hàng “Chánh-Giác Chánh Đẳng”,
có sẵn Chơn-Truyền làm trợ-duyên phương-tiện
này mà xây-dựng Đạo và độ tha, bạch Đại-huynh có đúng không?
N.M.C : Đúng! Đường tu, theo Tệ-huynh nghĩ
không phải là việc dễ. Nếu là việc dễ thì Thầy không nhọc
sức lao tâm xuống để độ thế-gian này, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Bởi vì đường có đi qua rồi thì mới biết; cũng như
Đại-huynh đã trải qua cả một cuộc đời rồi gặp phải biết bao
nhiêu cam go, thăng-trầm nhục-vinh lẫn-lộn và lao tâm
nhọc trí. Là do thói tục tâm chúng-sanh - mà trong đó có
tâm của Đại-huynh không khác! Vã lại Đại-huynh đã là
hàng “Chánh-Giác Liễu-Ngộ Viên-Minh” rồi, thì Đại huynh
nhìn lại mới thấy cái tâm chúng-sanh rất khó
Chánh-Định và khó an, đó kỉnh Đại-huynh, có đúng không?
N.M.C : Đúng! Nhưng người, nếu không thấy tâm
thì đừng hòng gọi rằng đến con đường giải-thoát của
Niết-Bàn - mà nếu không thấy tâm thì đừng bao giờ nói
đến việïc gặp Thầy Vô-Vi. Bởi vì, tâm là hiện thân của
Thầy đó, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Bởi vì đa-số tu trụ vào kinh-điển, chữ-nghĩa, hướng
theo âm-thinh sắc-tướng hữu-hình và khư-khư bảo thủ trụ chấp
vào môn-phái riêng của mình, cũng do không thấy
tâm. Bởi không thấy tâm thì việc làm phải sai-lệch, không
bao giờ phù hợp với “Chơn-Đạo” được!
Vả lại, còn hàng “Chánh-Giác Chánh-Đẳng” lúc
nào cũng “Tâm-Trung Thường-Trụ”, Tu Đi, Đứng,
Nằm, Ngồi Hằng Dòm Vào Tâm: “Xét Tâm, Thấy Tâm,
Trị Tâm, Luyện-Tâm, Định Tâm và Yên Tâm”. Thảy
thảy đều chế-trị kềm tâm, nhưng nhờ thấy biết tâm chúng sanh
rồi song-song phải diệt trừ “Thức” - Dùng chổi Chơn-
Thần Trí-Huệ Quét Sạch Hết “Tâm-Thức” không còn chi
chi nữa, “Ngũ-Uẩn Giai-Không” rồi, thì mới hiệp với
Thầy. Như vậy, không còn sở trụ vào pháp, nhưng pháp vẫn
chuyển, bạch Đại-huynh đúng không?
N.M.C : Đúng! Chớ đừng có ngoan-không gọi rằng
tịnh-luyện. Tịnh-luyện nhắm mắt để đó rồi tưởng-tượng
rằng mình đã giải-thoát rồi, Tệ-huynh xét thấy lại càn
không nên, là do vì sao? - Là do vì sóng biển lòng đã và
đang còn cuồn-cuộn với gió Thất-Tình vẫn đương cơn
thổi mạnh, thì làm sao thuyền tâm đứng vững yên được,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thế cho nên, muốn đẩy chiếc thuyền Bát-
Nhã thì chúng ta phải tìm phương-pháp làm sao sóng lặng,
gió ngừng, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên? Lúc ấy,
chúng ta không cần móng-vọng thì chiếc thuyền cũng đi
đến đích, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy! Đó là đi đến
“Chơn Bát-Nhã” hòa “Hư-Vô” rồi.
N.M.C : Phải không?
P.N : Do nơi đó, theo Tiện-đệ xét thấy rằng: Thời
kỳ này đa số tu ngoan-không đó Đại-huynh! Trụ vào
Luyện-Pháp Hữu-Tướng Giả Thân, cũng là ngoan không…
Còn hàng Chánh-Giác thì năng” Nội-Quán” để
xét tâm mà đoạn trừ gốc Vô-Minh, chừng nào không còn
tâm mê, thì mới thấy “Tâm-Thanh-Tịnh”; thấy được
“Tâm-Thanh-Tịnh” rồi, mới “Phục-Huờn Bổn-Nguyên”,
và “Tịch-Diệt Hư-Vô”, thì lúc đó mới hiệp đặng với Thầy,
nên Thầy có dạy: “Thầy là con, con là Thầy”.
Bạch Đại-huynh ! Có đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng! Nhưng Tệ-huynh cảm thấy rằng:
hết tội lỗi chúng-sanh này thì rất kho,ù đó Hiền-đệ Phục-
Nguyên! Bởi vì còn Thất-Tình (mừng, giận, buồn, vui,
thương, ghét, muốn); còn Tham-Sân-Si, còn phiền-não,
còn trụ-chấp và còn ái-ố tham-nhiễm thì làm sao đến đích
giải-thoát được, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Thêm vào đó, đã nói rằng tu, nhưng mà tu lại
không sửa sai, không thấy sai, hoặc thấy sai mà chẳng
chịu thành-thật ăn-năn sám-hối để chữa lỗi phạm của
mình, thậm-chí lại còn ngoan-cố là khác. Và còn bảo-thủ
bao-che những điều lỗi của mình để làm gương xấu-xa
cho người khác, hoặc không bao giờ chấp-nhận nghe
những lời lành kỷ-cương khuyên-nhủ, đã như vậy sao gọi
rằng tu, đó Đại-huynh?
Vì thế, thời kỳ mạt-pháp này hổn-độn là do chỗ đó;
cho nên Chánh-Pháp rất khó xiển-minh. Còn ngoài ra
thêm mọc lên không biết... bao nhiêu là hệ-phái nữa.
Cũng bởi do nghiệp-quả của chúng-sanh tồn-đọng lại dến
ngày nay. Nên Đại-huynh nói khó độ, theo Tiện-đệ đã
nhận thấy thì đúng như vậy.
Thôi thì mình cứ âm-thầm là hết bổn-phận trách nhiệm
của mình để xây-đấp Đạo Thầy ở mặt thế-gian này
bằng cách tiếp-thâu “Chơn-Truyền Giáo-Lý” ngỏ hầu
làm Gia-Bảo sau này, đó Đại-huynh! Chớ không phải nói
trụ vào việc độ được, Đại-huynh có công-nhận như vậy
không? Nếu khư-khư trụ vào việc độ, mà độ họ không tu,
hoặc là tu không Giác-Tỉnh và Chơn-Thật, thì tức khó độ
đó, bạch Đại-huynh ! Đúng vậy như không?
N.M.C : Đúng! Vì thế tịnh-luyện rất là bao la, bao
quát, bao-hàm ý-nghĩa của sự tu và luyện của chúng ta.
Đây Tệ-huynh giả sử như câu chuyện: tâm của
chúng ta như là nọc-rắn, hễ một khi bị rắn-cắn thì nọc nó
chạy ngấm-ngầm, nhưng nếu ta biết, ta chận đứng thì nọc
đó không chạy mà có thể cứu sống bản thân ta; nhưng
nếu ta không biết, có nghĩa là càng tịnh-luyện ngông cuồng
chính là lúc vùng-vẫy cho nọc rắn càng ngấm vào
rất mau nhạy bén hơn, thì ta sẽ mau chết đó, phải không
Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Đó là theo lời của Tệ-huynh khuyên, hoặïc
là nhắc-nhở cho chư thiện-duyên tu-học phải quay về
“Phật-Tánh Chơn-Như”, bằng cách diệt tâm trừ thói
chúng-sanh ắt là “Diệu-Hữu” trọn lành Như-Lai, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Thế cho nên, người tu chơn cầu giải-thoát, thì “chỉ thâu
thân tâm về mà kềm giữ cho vững-vàng, nếu bỏ thân tâm
ra mà dụng công ở chỗ khác tức là không phải chánh đạo”,
nhưng mà có mấy ai liễu-ngộ tri được câu này, đó Đại-huynh?
N.M.C : Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
Đó, thế cho nên! Tệ-huynh nhấn mạnh rằng: diệt
tâm là trước, tịnh-luyện là sau, thấy tâm thấy tánh rồi, thì
chúng ta mới đến phương-pháp tịnh-luyện để hiệp-hòa
Tiên-Thiên mà” Phục-Huờn Nhứt-Bổn”, chớ không
phải nói tịnh-luyện, ngồi nhắm mắt mà tâm vẫn dẫy-đầy
thói chúng-sanh thì thà là đừng tu còn hơn, phải không
Hiền-đệ Phục-nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Hiền-đệ Phục-Nguyên nên nhớ rằng: tâm
tịnh nhưng có thực-tịnh hay không? Một khi chúng ta
Thiền-Định, ta ngồi tịnh nhưng tâm chúng ta xáo-trộn
còn tác hại hơn là lúc ta động hoặc là đi đứng, hoặc là
làm việc, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Chính lúc ấy lại càng gây tội lỗi nhiều
hơn là lúc chúng ta động phần xác, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đó chính là do Quỉ-Phách,
tánh căn còn sanh hơn nữa, làm đảo-điên khôn ít... và rất
nguy-hiểm lắm-vậy!
N.M.C :
PHÚ
Thế cho nên giảng về Tịnh-Luyện,
Phải hiểu thông chuyển-biến tâm-trần,
Muôn việc khởi, do bởi giả thân,
Hòa với tâm muôn phần mê-muội!
Chúng ta sanh bằng thân trần-trụi,
khi lớn lên như núi tội đầy,
Do bởi vì tâm quá vọng mê-say,
Cùng thân tạo nghiệt-cay lắm nỗi!
Do chúng sanh tạo gây từng khối,
“Thầy khuyên nhủ sám-hối từng ngày,
Con đã tu nung chí đừng phai,
Và gặp Thầy trong ngày kế-cận.
Con đã tu thành-tâm bao bận,
Diệt chết tâm hờn-giận mông-lung;
Nay Sân-Si đừng có đem dùng.
Hoặïc buồn vui vô-chừng cười khóc!
Nó cuốn trôi hồn con lăn-lóc,
Theo dòng đời là nọc rắn cuồng,
Con đã tu đừng có u-buồn,
Hãy tự-nhiên trong tuồng thế-thái.
Con suy nghĩ, ngẫm rồi an giải.
Rồi con sẽ vô-ngại thong-dong,
Ắt gặp được Cha Cả Huyền-khung,
Chớ vọng-động hãi-hùng lắm đó!”
Phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C :
THI
Tâm ngộ trừ tiêu những thói phàm,
Tâm mê trụ-chấp bởi còn ham...
Tâm tà loạn-động hằng điên-đảo,
Tâm Phật Như-Lai bổn thậm-thâm.
Thôi Tệ-huynh xin thăng.

Trở lại trang chánh