Dậu thời, ngày 07 tháng 03 niên Kỷ-Tỵ.
(12-04-1989)
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU
CẨN-NGÔN, TỊNH-KHẨU VÀ CHỌN NGƯỜI THIỆT-TƯỚNG

THI
Đại-đồng cứu-thế giải Nam-Bang,
Tiên-Phật cùng nhau hạ giáng đàn.
Ngô-tộc tu-trì qua bỉ-ngạn,
Minh-Chiêu rạng-rỡ ánh linh-quang.
Chào Hiền-đệ Phục-Nguyên!
P.N : Kính chào Đại-huynh!
N.M.C: Chẳng hay hôm nay Hiền-đệ Phục-Nguyên
thỉnh mời Tệ-huynh về đây có việc chi, xin cho Tệ-huynh biết?
P.N : Kỉnh bạch Đại-huynh! Vừa rồi Tiện đệ đi
hành-đạo có gặp một số bổn-đạo của Đại-huynh và Đại huynh
Nhị-Thiên Giáo-chủ đã có trọn lòng thành-kỉnh,
mong làm sao được những lời châu tiếng ngọc của Đại huynh
và Đại-huynh Nhị-Thiên. Nếu Đại-huynh xét thấy
rằng cần dạy thêm cho chư thiện-căn ấy, xin Đại-huynh
hoan-hỷ dạy, để Tiện-đệ tiếp nhận giáo-lý nơi đây mà đem
đi phổ-truyền cho chung hàng thiện-hướng. Bởi vì họ có
lòng chí-thành với Đại-huynh cũng như Đại-huynh Nhị-
Thiên và Huệ-Minh Kim-Tiên. Tiện-đệ thỉnh Đại-huynh.
N.M.C : Đối với Tệ-huynh, thì Tệ-huynh chẳng có
chi hết, bởi vì Tệ-huynh đã siêu thoát. Thế cho nên, hôm
nay Tệ-huynh tiếp giảng giáo-truyền để đánh thức những
hàng nguyên-nhân trở về con đường chánh-chơn, thiệnhướng
cứu-cánh linh-hồn. Đó là tùy duyên hóa-độ, phải
không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Vì Tiện-đệ xét thấy rằng cái nghiệp của chúng-sanh
mãi còn sở-trụ vào Thầy-Tổ đó Đại-huynh. Vì thế, Tiện-đệ
cũng xin Đại-huynh hoan-hỷ về việc này; chớ còn phương
tu giải-thoát là “Nhứt Đạo Đại-Đồng”, không phân-biệt
môn-phái, tùy theo nhân-duyên. Về chơn-lý thyết-giảng ra,
ai ngộ thì nấy ngộ mà thôi, bạch Đại-huynh đúng như vậy không?
N.M.C : Nhưng nói như Hiền-đệ cũng chẳng được,
biết rằng chơn-lý xuất ra ai ngộ nấy ngộ, nhưng mà mình
cũng phải nhắm mục-đích của mình là người đó phải tu thì
mình mới thuyết, phải không Hiền-đệ? Còn nếu đã tu mà
còn lẩn-quẩn thì thuyết nó quá uổng-phí, trong khi đó lại
không có thì giờ mà giảng lẩn-quẩn lanh-quanh như thế,
phải không Hiền-đệ ?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ đồng-ý cũng như lời
của Đại-huynh vừa nói vậy. Nếu là người thiếu chí, không
thiệt tu mà mình thuyết giảng hoài cũng trong vòng lẩnquẩn
vô-ích đó, Đại-huynh!
N.M.C : Vừa rồi, thế hóa ra mình lại càng lẩn-quẩn
hơn, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Đây cũng là lời ý-thức của Đại-huynh như vậy, cũng
là một trọng yếu bí-quyết để cẩn-thận trong việc hành-đạo,
ngõ hầu sáng-suốt nhìn bao-quát chung hết tất cả, đoạn
thấu-triệt chơn hay giả, đó Đại-huynh!
N.M.C : Phải không Hiền-đệ?
Có thể nói trong suốt quá-trình tu của Tệ-huynh đây,
Tệ-huynh rất ít nói mà lúc nói rất cần-thiết mới nói hoặc
những lúc đó là lời nói rất quan-trọng, thì Tệ-huynh mới
thốt ra lời nói thôi! Ngoại trừ ra thì Tệ-huynh thấy bất cần
nói, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
N.M.C :
BÀI
Con người chẳng sống trăm năm,
Cớ sao lẩn-quẩn sai lầm nọ kia?
Sao không học trau-tria bổn-tánh?
Tịnh-luyện lòng hòa cảnh Thiên-khai.
Khỏa đi đau-khổ trần-ai?
Vun -bồi đạo-hạnh tâm-chay diệu-huyền.
Còn lý này huyên-thiên để nói;
Nói lý kia sai lối về Thầy!
Đạo lòng chỉ một chẳng hai,
Cũng do tà-thuyết cuồng-sai mê-lầm.
Phải không Hiền-Đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C :
Nên cơ đạo chọn tầm Chánh-Giác,
Chỉ lo tu mà gạt chuyện đời;
Chuyện đời nói mãi chẳng vơi,
Nghiêng qua chuyện Đạo không lời nói ra!
Quyết chí tu Đầu-Đà liễu-ngộ,
Phá lưới trần đến chỗ thiên-nhiên,
Uyên-thâm hạnh-hạ gieo-truyền,
Ấy người có chí giải miền sầu-đau!
Này Đệ ơi! Ngọt ngào lời nói,
Là tà ngôn giả-dối lộng hành!
Chớ tu thiệt-tướng huờn-thanh;
Tứ-thời tịch-đốc ngũ-hành thông-giao.
Mắt chẳng nhìn đi vào sắc-tướng,
Tai chẳng nghe để vướng bụi nhơ,
Miệng thời tịnh-định hằng-giờ,
Mũi không để ngửi dật-dờ thanh-hương.
Thân ngọa tọa đêm trường soi bóng,
Ý không phóng là chống yêu ma,
“Tam-Qui Ngũ-Thể”cùng hòa;
Tứ Mồ, nhị chuyển sinh ra điển lành.
Hòa với khiếu Tam-Thanh qui-cũ,
Hiệp gieo-truyền tích-tụ Âm-Dương,
Xóa mờ những cảnh ghét-thương,
Dây oan nhiễm-ái chẳng vương-vấn lòng!
Ấy Chơn-Tu “Huờn Không” tinh-thể,
Là hạt giống Thượng-Đế chọn mầm,
Quay về gốc Đạo siêu-thâm,
Chẳng còn lý-chướng hay cần điều chi!
Phải không Hiền-đệ Phục-nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúngnhư vậy!
N.M.C : Hiền đệ Phục-Nguyên phải “Đốn-Giáo”phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Thời kỳ này phải tùy theo căn-cơ nhơn-duyên mà
dùng “Đốn-Giáo”, đó Đại-huynh!
N.M.C : Phải không?
Bởi vì thời kỳ đã cận lắm rồi, không còn kịp nữa,
mà cứ lanh-quanh lẩn-quẩn về những lý-thuyết vu-vơ thì
làm sao mà còn kịp ngày giờ tu, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Hễ còn mê trong vòng lý-chướng tà thuyết thì
không bao giờ thấy “Tánh Thực Thiên-Nhiên” đặng, đó
Đại-huynh! Vì thế quanh năm suốt tháng, cả một cuộc đời
tu cũng uổng công mà thôi!
N.M.C : Bởi vì tà-lý thì còn trụ việc ngoài, mà
nếu để việc ngoài lôi kéo bổn Tâm-Linh thì uổng-phí
cho công-trình tu, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Người tu thì phải-chế ngự cái tâm mình;
chế-ngự từ cái mấu-chốt Siêu-Hình. Nếu không chế-ngự
đặng, thì chính nó lôi cuốn mình đó, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Hễ khi mình thốt ra lời nói, thì mình đã có
một ấn-tượng, một ý suy tư gì rồi mới thốt ra lời nói, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Mà cái đó đâu có thật! Lại cứ để cảnh giả dối
nó lôi-kéo mãi thì làm cho “Tâm-Trung” không
thường trụ được, rồi sinh ra lý này, lý nọ rồi sinh ra ngờ vực
sinh ra những điều không hay là tự mình đi đến con
đường diệt-vong do mình đó, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Vì thế, Thầy khai Đạo, Thầy có dạy rằng:
“Phải diệt lục-dục, thất-tình, phải không”? Mà không diệt
lục-dục; không diệt thất-tình đặng thì làm sao mà xứngđáng
tư-cách Thiên-phong hầu hoằng-dương mối Đạo của Thầy?
P.N : Bạch Đại-huynh! Theo sự nhận xét của Tiện đệ
thấy rằng: Bởi vì đa số Tu-Luyện Mạng mà không
Luyện Tánh, chính thế nên nó làm cản-trở về mặt Tâm-
Linh, kỉnh Đại-huynh có đúng không?
N.M.C : Đúng!
P.N : Mà nếu Luyện Mạng không Luyện Tánh thì
làm sao kết-quả được trở về Bổn-Nguyên?
N.M.C : Nếu người mà chí thật Luyện Mạng thì
không hề nói, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Còn người chí-thành không Luyện Tánh
thì không bao giờ nhìn, phải không? Nếu còn nói còn
nhìn thì Tánh-Mạng không hiệp thì Hồn-Phách nó tản ra
thì làm sao hiệp với cơ Đại-Đạo của Thầy đặng?
P.N : Bởi vì còn Phàm-Tâm, Sắc-Tâm và Huyết-
Tâm; do nơi đó, nên không tịnh-khiết đặng thì làm sao
mà phủi trừ Phàm-Tâm? Làm sao mà tẩy hết Sắc-Tâm?
Làm sao thanh lọc Huyết-Tâm cho trong-sạch, để giải
trừ oan-nghiệt mà phục-huờn lai điểm “Linh-Quang
Chơn-Như”? Bạch Đại-huynh ! Có đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng! Thế cho nên, con người khi khởi tu
thì trừ cái Huyết-Tâm trước, đó là cái điểm chánh-yếu,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Hễ còn Huyết-Tâm nó thường sanh ra
vọng-động, nếu trừ nó đặng thì Sắc-Tâm không thể nào
nhạy-bén được, nó không còn nhạy-bén tức là nó chùn
gót thì nó không biến-dịch đặng nữa!
Đó là hạnh người tu, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C:Phải trở về với “Chơn-Tâm Thiệt Tánh”
thì mới đặng, còn nếu Tệ-huynh xét thấy rằng những
người quá lẩn-quẩn trong vòng hữu-tướng thốt ra những
lời nói, những câu hỏi, cũng còn trong thói đam-mê. Tệ huynh
xét thấy những phần tử đó cũng không nên độ,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ đi hành-đạo lâu nay gặp
những thành-phần lý-chướng, hay thích hỏi, ưa huyễn-hoặc,
gồm những thành phần này hầu như đa-số, đó Đại-huynh.
Còn phần Chánh-Giác thiệt-tướng trọn-lành thì không có!
N.M.C : Đúng không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đây là kinh-nghiệm trên
bước đường hành-đạo của Tiện-đệ và nay cộng thêm về
phần kinh-nghiệm của Đại-huynh, song-song rất phù hợp
và tương-quan như vậy.
N.M.C : Tệ-huynh đây chẳng biết tu là chi, chẳng
biết Đạo là gì? Nhưng lúc Thầy chuyển, Thầy dạy về phần
Vô-Hình, Tệ-huynh phần Hữu-Hình thì làm theo mà thôi.
Chứ chẳng có khi nào hỏi, mà cũng chẳng có khi nào thắc mắc,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Như Tiện-đệ đây cũng vậy, lúc Thầy chuyển Tiện đệ
tu, Thầy dạy Đệ cũng đâu dám hỏi điều gì, dạy sao
Tiện-đệ làm y vậy. Vì Đệ rất sợ trái Thiên-ý của Thầy
không khéo sẽ bị quả-báo sa-đọa đó! Và Tiện-đệ nhờ có
lòng chơn-thật, lòng chí-thành, lòng chí-kỉnh và vững đức tin.
Tiện-đệ xét rằng: Học đạo do Thầy Vô-Hình dạy, nếu
mà thiếu những yếu-tố trên thì không bao giờ thành-tựu
được, bạch Đại-huynh!
N.M.C : Nhưng mà đã nói Thầy là Đấng chí-linh,
chí-thượng thì Thầy không bao giờ chọn lầm lẫn những
phần-tử màng vô-minh còn dầy, và còn dẫy đầy thói
chúng-sanh để ra cứu đời, phải không Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thầy dạy hoặc Thầy chọn có người thiệt tướng,
thì nó đứng phần đó thôi, không bao-giờ sai-lệch
đặng, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Như Tiện-đệ xét thấy rằng: nếu mà chọn người
thiệt-tướng trọn lành thì phải hội đủ những yếu-tố đức hạnh sau đây :
- Thứ nhất : Con người phải sống với chơn-thật lẽ
thiện-hướng, không tráo-trở không tà-vạy và không ích-kỷ...
- Thứ hai : Phải có lòng chí-quyết đại-hùng, đại lực,
đại-từ, đại-bi, hỷ-xả và Đại-Đồng.
- Thứ ba : Phải có lòng chí-thành, chí-kỉnh và vững niềm-tin…
- Thứ tư : Có hạnh-hạ và hòa mình với Đại-thể.
- Thứ năm : Phát nguyện lớn tu-hành và đạinguyện
hy-sinh vì Thầy, vì đạo để phụng-sự cho nhân loại.
- Thứ sáu : Tu-trì phải giữ-gìn trọn giới-hạnh cho
chín-chắn tinh tấn: công-quả, công-phu, công-trình,
công-năng và công-đức.
- Thứ bảy : Không tham mê lợi lộc danh-quyền và Thầy-Tổ.
- Thứ tám : Không mê-tín dị-đoan huyễn-hoặc và
không dùng tà-thuật bùa ngãi để ám thị gạt-gẫm người.
Những phần trọng-yếu đại-để mà Tiện-đệ đã nêu
trên, để áp-dụng chọn người hành-đạo cứu-đời, bạch Đại huynh có đúng vậy không?
N.M.C : Đúng! Nhưng đây là một điểm Tệ-huynh
nhấn-mạnh rằng: Hiền-đệ nên xét nét kỹ những phần-tử
hay nói hoặc thích nói, thì không bao giờ làm nên việc gì được cả, phải không?
Hoặc thích hỏi hoặc thích nói để cho người ta biết
mình, thì lại càng không làm việc gì ra việc gì cả.
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
Theo thiển ý của Tiện-đệ, cũng thường thức-tỉnh
“Đốn-Mê Khai-Ngộ” hàng thiện-duyên, nếu mà người tu
có thói ngã-mạn thì không được lợi ích gì hết! Trường
hợp khi cần học-hỏi thêm, thì không bao giờ người tài giỏi
có thiện-căn nhủ-lòng để bày chỉ cho mình những điều
hay gì cả! Bởi vì tại mình có thói ngã-mạn! Hoặc nói tu đi
ra độ đời để lập-công bồi-đức, nếu mình ngã-mạn thì
không độ được ai hết, do vì không có tư-cách đạo-hạnh từ hòa,
thì làm sao cảm-hóa người đặng, bạch Đại-huynh đúng vậy không?
N.M.C: Đúng !
P.N : Thế cho nên, người tu lúc nào cũng phải
khiêm-tốn hạnh-hạ và hòa mình đối với mọi người, sống
đạo phải chơn-thật và tự-nhiên.
Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy không?
N.M.C : Đúng! Tệ-huynh cũng đã đi qua con đường
thế-gian, hiện giờ Tệ-huynh ở cõi Vô-Hình Thiêng-Liêng,
thì Tệ-huynh xét thấy rằng âu cũng là do căn-cơ nhân duyên
hoặc nghiệp quả. Thế cho nên, Hiền-đệ có cố-gắng
độ hoặc vì tình-thương thì đâu nó cũng huờn đó mà thôi,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ xét thấy cũng đúng như vậy!
N.M.C : Do đó, Tệ-huynh nói một điểm thí-dụ thế
này cho Hiền-đệ rõ: Con ngựa một khi chạy rong, nó đã
thích chạy thì dù cho mình buộc cương, nhưng nó cũng hí
nhảy giậm chân một chỗ hoặc đôi khi nó sẽ trở thành một
con ngựa chứng không chừng, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Rất chí-lý lắm lắm! Đây là
sự nhận xét kinh-nghiệm trên bước đường hành-đạo của Đại-huynh vậy.
N.M.C : Hôm nay Tệ-huynh tiếp với Hiền-đệ bấy
nhiêu lời, bấy nhiêu ý, Tệ-huynh hẹn vào hôm sau Tệ huynh
sẽ tiếp giảng nhiều về đề tài “Chọn Nhân-Duyên Thiệt-Tướng”
cho Hiền-đệ có thêm căn bản một nền tảng
vững chắc về phần chọn người.
Thôi Tệ-huynh xin thăng.
P.N : Kỉnh Đại-huynh !

Trở lại trang chánh