KIM TIÊN CHỨNG LUẬN
HUỆ MẠNG KINH

Giang hữu, Lâm lâm Kiều, truyền Lô, Liểu Hoa Dương soạn, chú.
TẬP THUYẾT HUỆ MẠNG KINH
Hoa dương viết:thành Phật tác Tổ thị bản tánh linh quang, bất ắc huệ mạng lậu tận, bất đắc liễu đạo, trực nhập ư Như lai chi thái không.
Bản tánh, linh quang, danh tuy hai nhưng nguyên đầu là một.
Tại tịnh định thì gọi là tánh. Huệ chiếu vào trong tịnh định thì gọi là Linh quang.
Huệ mạng là diêu pháp thể thủ đầu Tiên của Như lai,
là mượn đan để khải thị cho người tu học.
Là phạn ngữ cũa Tây phương. Trung Hoa gọi là cái Bổn nguyên của con người.
họ gọi Tiên thiên Chân khí.
Đó là phưong tiện tu Phât, là quyền bĩnh tác Tổ.
Thầy mạnh Tử gọi: Thiện dưỡng Hạo nhiên chi khí.
Lậu tận là cái danh, do đức Thế Tôn dùng để khải thị cho A Nan,
cũng là Phạn ngữ của Tây phương.
Trung Hoa gọi là tẩu lậu. Nho gọi là tẩu tinh. y học gọi Tiết Nguyên khí.
Lậu tận là cơ biến hóa của Huệ mạng.
Thiên cơ trong người lúc chưa phát động, vốn là Chân mạng.
Cho đến lúc Thiên cơ phát động mà không biết, nên nó hóa thành hữu hình tinh mà xuất quan, gọi là lậu tân.
Tình huống đó, nhà Nho gọi là khí hóa tinh.
Trong thuở đồng căn mạng vốn kiên cố, vốn không có tình trạng lậu tận,
Thập quang vốn viên dung rực rỡ.
Lúc này nếu gặp được Chân sư, chẳng cần dùng pháp Thể thủ lậu tận mà chỉ vận khối viên dung sáng rỡ đó thâu quy trung cung với công phu: Thời thời tỉnh ngộ,
khắc khắc giác chiếu, hộ trì mười tháng Đạo thai,
tức lăng nghiêm kinh gọi: Ký du đạo thai, thân phụng giác ứng.
Công phu siêng năng, Chân khí sung túc, tự nhiên sẽ được xuất thai.
Đạt đến pháp thân quảng đại, lăng nghiêm gọi hình thành xuất thai, thân vi phật tử.
Đó gọi là Đốn pháp.
Nếu những người đã đến Lứa tuổi 16 trở lên.
Lúc mới 16 tuổi thì mạng báu mãn túc.Túc mãn thì có lậu! Từ đó về sau, lậu lậu không dừng! Cho nên đức Như lai gọi là lậu tận.
Người đời họa phật, nếu chằng hư tâm cầu cho được bậc Chân sư chỉ điểm Chân quyết hỏa hóa mà cứ theo: Tham thiền , đả thất, trường tọa hành trì, thì vạn vô nhất bảo.! Đã vạn vô sở bảo thì làm sao thành công trên đường tu học được.
Cho nên Hoa Nghiêm kinh nói: Chẳng cầu pháp huyền diệu này, cuối cùng cũng kính giử không chứng quả Bồ đề.
Cho nên đấng Như Lai mới phát quả đại Từ bi, khải thị cho người hạ thủ,
tiếp tục pháp Thiêm du, để bổ túc cho khối Thần quang viên dung sáng rực
thuở xưa của Huệ mạng, trở lại quy về Trung cung. Đó gọi là Tiệm pháp.
Cho nên đức quang minh như lai mới nói:

Lão căn hội tiếp vô căn thọ
Năng tục vô du hải để trừng.

Lại phải thật siêng năng tu luyện, vì chẳng phải một sớm một chiều mà thành Chánh đạo.
Cho nên đức Thế tôn mới bảo A Nan: Đệ nhất lậu tận nan thành!.
Lậu tận là biệt danh do Phật thí dụ, là pháp song tu Tánh mạng.
Nếu chỉ tu Tánh mà không luyện Mạng thì tập khí khó tiêu. Dẫu cho có đạt được cái Tướng đồ sộ cũng chỉ thành Quỷ ngũ thông,
chẳng được khế hạp với Lục thông của Như Lai.
Cho nên Đại Phật phương đẳng Đại Tập kinh mới nói: Chỉ tu tập theo ngũ thông,
làm sao đắc được Lậu tận. Là lý do làm sao?.
Cũng vì lòng bi mẫn của Như Lai đối với chúng sanh, nên mới đem pháp Lậu tận thông ra khải thị, để người được thoát ra khỏi cõi phàm phu tục địa.
Thái không: Là Pháp tánh viên dụng hư cực.
Cho nên Liên Hoa kinh có nói: Thánh như hư không.
Tức Thiệu khuơng Tiết Tiên sinh nói: Sở vị Đạo thông thiên địa hữu hình ngoại.
Tu nhập phong vân biến thái trung. Nhi Huệ mạng lậu tận bất đắc Phong hỏa luyện pháp,
bất năng hòa hiệp ngưng tập nho thành Đại Đạo.
Phong là gió, là năng Lực hổ trợ cho Lửa hừng lên là Lửa, là công năng huân hóa âm khí cho đạt đến Thuần dương.
Cho nên Đức Như lai nói: hỏa hóa di hậu thâu thủ Xá lợi.
Lại nói: vi phong xuy động.
Phong hỏa với Lậu tận phải kiêm dụng,
thì tự nhiên được hòa hiệp ngưng tập mà thành Chánh Đạo.
Thị dĩ phật pháp thứ đệ dụng công chi Chân truyền khởi vô bằng chứng.
Cái đạo Chân thiệt thì có Chân thiệt thứ đệ công phu.
Nếu như tiền hậu hỗn tạp, tức chẳng phải là Chánh đạo của Như lai,
mà là bàn môn tả đạo mà thôi.
Thứ đệ công phu như: lúc hạ thủ, có công phu hòa hiệp Chân chủng lúc chuyển thủ (chuyển bá nhật lên mười tháng) có công phu luyện Xá lợi.
Lúc đã thành Xá lợi, có công phu ôn dưỡng Thánh thai..
Lúc đã tản thư (buông tay) thì có công phu xuất thần hiển hóa và cửu niên diên bích.
Nhưng về thứ đệ công phu, chẳng dám vọng luận, chỉ là hội tập bí cơ về thứ đệ dụng công của Phật, của Tổ , lại phóng đại ra để làm bằng chứng cho sự phân chia tiết đệ.
Cứ sau mỗi câu chính văn thêm chú cước, để dụ hiểu Đồng chí chứng thành chánh giác và không còn mê ngộ.
Vọng dĩ nhất ngôn, bán cú, nhi vi Đạo tai.
Như trong thiền môn ngày nay, bản thân vốn chưa đắc Chân truyền,
mà chỉ dùng hư vọng ngữ gọi là để cảm hóa người.
có kẻ nói: trước khi cha mẹ sanh.
Có kẻ nói niệm Phật…Tất cả đều là hư vọng, chẳng có chi để đem ra thực dụng thực tế cho con người, mà chỉ là điều hoặc thế vu nhơn! Phỉnh gạt kẻ mê để đồ danh trục lợi, mua lấy địa vị riêng mình. Chẳng khác nào kẻ đạo tặc trong cửa tu hành.
Lại phóng lên chủ trương: Đông vấn Tây tầm để tham cầu Phật pháp.
Cuối cùng cũng là nhất trường không lão, làm sao đủ gọi là Chánh Đạo.
Người có chí hãy quán xét lẽ mà đề cùng được lý mới thật là Chân lão bà thiền.
Thiền khẩu đầu chẳng phải là Chân Thiền, mà là Thiền hổ bì, hổ tử, y phục!.
Thả hựu Thả ký thiên cổ chí kim, mạc bất dĩ manh dẫn manh, khanh hãm vô số chi Thiện tín thâm nhập cửu trùng, cánh bất năng xuất đầu kiến Phật chi quang hoa.
Phật pháp từ đời hán minh đế mới nhập vào Trung Hoa.
Trước Tần Thủy Hoàng đã có Phạn Tăng đến nhưng tần Vương không tiếp nhận.
Từ đó cho đến lúc Phật pháp du nhập, số người lầm lạc xa rời Chánh đạo vô số.
Có cơ duyên tốt là nhờ Tổ sư Đạt Ma đến đất này mới chứng minh được chánh tà,Chân ngụy.
Thiền Tông truyền ở đây được sáu đời.
Sau Lục Tổ một thời gian, ngưòi Trung Hoa trở lại con đường lầm lạc,
nên có 96 ngoại đạo và 24 pháp quán bàn môn.
Chỉ có môn đã thất, tợ như thuốc độc hại người, chôn người trong hầm Lửa.
Thích giáo từ Tây phương 28 Tổ, Đông độ 6 đời, vốn không có môn này.
Đó là nhóm Cao phong Sơn vu tạo.
Công phu của nhóm này chuyên bế tức bàn môn, chẳng phải Chánh đạo của Như Lai.
Có kẻ hỏi: làm sao để thấy rõ?
Đáp: Cao phong môn chuyên dùng pháp bế tức, là ngưng hẳn hơi thở. Công phu như vậy lâu ngày sẽ bị chứng thổ huyết, mười người chết chín.
Lại còn dùng phương đả thất, là đánh vào tích lạc, lâu ngày sinh ra chứng lao, khổ nảo mà chết,   há không đau xót sao?
Người không biết được khí huyết mạch lạc trong người thì làm sao biết được Đạo.
Thân người suốt ngày lao luyện, đêm đến chỉ còn chở tâm thân hậu Thiên giao hòa,
để tư nhuận phần căn bản của thân này.
Nếu dạy người 49 ngày đêm không ngủ, lại gọi là pháp môn của Đại Đạo.
lại bị lao chứng, khổ nảo mà chết, là điều vu hoặc.
Y học có nói: Người mà suốt 49 ngày đêm liền không ngủ, thì Tâm và Thân không giao tiếp với nhau, tất sinh chứng lao.
Lại thêm việc đan ùn vào tích lạc, gây sự tổn thương cho tạng phủ
Than ôi! Hình phạt này đến Vua Đường mới giải tỏa.Từ đó về sau chẳng ai dám dùng nữa.
Lúc đầu nhà vua thấy hình pháp này mười người chết hết chín.
Vua mới khảo duyệt lại các y thư, thấy trong ngũ tạng con nguời có mạch lạc,
có sự liên hệ của tích (xương sống)
với tổng lạc, mới thông khí huyết, mới vận hành để nuôi dưỡng phần căn bản của thân hình.
Nếu cứ đánh vào giá trị của cột sống này, tức là cản trở khí huyết phải đi ngược trở lên.          Cuối cùng Lương y, Biển Thước cũng vô phương khả cứu!.
Cho nên nhà vua mới nghiêm giải cái hình phạt này là trách nhiệm theo đúng y học.
Lại còn dùng cái danh mổ tăng trên tấm vải vàng, gọi là y trượng truyền pháp,
để hư truyền mà mê hoặc thế nhân, khanh hãm hàng sơ học.
Lại còn dùng Thiền ngữ thoại đầu lục truyền khắp thế giới.
Dù có người nào gắng chí, cũng không biết chỗ Chân cầu.
Lại còn cho Phật, cho Tổ, là những đấng Thiên sinh, cũng trong lý thuyết không đâu.
Như vậy là biến cái ánh sáng huy hoàng của diệu hoa như lai trở thành hắc ám.
Cái đại tạng chi pháp bửu, bổn thị chỉ. Nại hà đương sơ học giả,
hữu thiển thâm căn, hữu lợi đốn ngộ.
Thử tiền hậu hỗn tạp, thiệt bất kính khả thành kỳ trục tiết chi thứ đệ.
Đại tạng giáo có Quyết, có thiệt pháp, có pháp vô vi, có pháp hữu vi,
há đâu phải chỉ một khái luận.
Chính ở tại ở nguời có học hay không học, dĩ nhiên là học cái Đạo Tánh mạng.
Nhi hậu lai chư Tổ sở dĩ đắc dĩ thành quả, diệc bất khả tịnh tiết nhi đồng luận.
Chư tổ hậu lai có chỗ được trao, hoặc là chẳng có thể trao cho công đồng đại chúng.                Đại chúng chỉ lấy quyền pháp chế phục
Tục Tăng gọi ngộ Tăng, chỉ tránh khỏi ở đa sự, và sinh biệt niệm là đủ, thật là sai lầm.
Thiệt pháp đắc ngộ là do ở tư phụ mật ngữ, nên gọi: giáo ngoại biệt truyền,
riêng thông Tiêu tức. Thí dụ: Như Đức Thế Tôn không truyền cho đường đệ A Nan,
mà tư phụ cho Ca Diếp thành Nhị Tổ.
Ngũ Tổ chẳng truyền cho thủ tọa Thần Tú, mà tư phụ cho Huệ Năng truyền làm Lục Tổ.
Cho nên cái đại bửu để thành Phật, thành Tổ, há truyền cho người vô trí sao.
Tất yếu là phải Lựa người có chí khí lớn làm Phật, làm Tổ.Thông suốt được
Chân lý này mới có thể tự phụ. Cho nên bí ngữ của Phật pháp rất khó được nghe.
Hoặc hiển ư vô vi, nhi ẩn ư hữu vi vô vi là diệu pháp dụng công từ mười tháng dưỡng Thánh thai, đến nữa thời gian Cửu niên diện bích.
Chẳng phải như ngày nay tục tăng lấy khô tọa làm vô vi.
Còn hữu vi là nữa Công pháp ở ngưng tập hòa hiệp của Huệ mạng trước Tiên.
Có bằng có cớ, là cơ diệu dụng của Tiên Thiên Chân khí.
Chẳng phải như hữu vi của thế gian.
Bửu tích kinh nói: Nhất thiết chư pháp, thị như ảo hóa.
Chính trong đó có một pháp là: Hòa hiệp ngưng tập, quyết định thành tựu.

Trong kinh tụng có câu :
Đại sĩ tu hành giãi thoát môn.
Chuyển ích từ bi cầu Phật pháp,
Tri chi hữu vi, hòa hiệp tác.
Chí lạc quyết định cần hành Đạo.

Lời kinh còn nói: Chỉ vì nhi thừa bị đọa lạc vào vô vi, chôn sâu cái tinh thần quảng đại, nên chẳng được ấn chứng quả siêu thoát.
Cổ Đức nói: hữu vi tuy là hư ngụy, nhưng nếu bỏ đi thì công phu chẳng thành.
Vô vi tuy Chân thiệt, nhưng nếu đem lòng thích thú, thì Thánh quả khó chứng.
Thiền môn ngày nay nghe đến hữu vi, gọi là trước tướng, nên bỏ đi mà chẳng dùng.
Thù bất trị, hữu vi này là trong cơ định tịnh, lá Diệu đạo hữu vi.
Thí dụ: Như trời đất vốn ở tinh thần Vô vi, mà sinh ra vạn vật là hữu vi,
đó là tốt thượng nhất thừa của Phật pháp.
Cũng như tâm con người lúc đã đạt được trạng thái Vô vi,
thì trong đó có một bửu vật siêu nhiên xuất hiện.
Nếu chẳng dùng Chân ý thâu thủ lấy vật đó há chẳng bị tán phát ra ngoại cảnh sao.
Tức chẳng còn là bửu vật của ta, do đó mà có pháp Thủ quy, nên gọi là pháp Hữu vi.

Lục tổ gọi:vãng bắc tiếp độ.
Hoặc hiển ư vô vật, nhi ẩn ư hữu vật.
Vô vật là nói về một nữa sau Tánh công.
Có vật là nói về một nữa trước của mạng công.

Giả Thiền đạo ngày nay nghe đến hữu vật, liền sanh tâm nhàm chán.
Thù bất tri, vật đó là căn bản của Đạo, là rường cột của Pháp, người người đều có.
Cái có đó chẳng phải là vật do tư Lự niệm tưởng mà có.
Cái có đó là một bửu vật nơi Tổ khiếu Huyền quan.
Lục Tổ nói: ngộ hữu nhất vật, vô đầu vô vỹ, vô danh vô tự, vô bối vô diện.

Phó Thái sư nói:
Hữu vật Tiên Thiên Địa
Vô hình bổn tịch liêu
Năng vi vạn vật chủ
Bất trục tứ thời điêu.

Đó là bửu vật của Tiên Thiên, làm chủ tể và dưỡng dục Hậu Thiên.
tán phát ra thì không có hình có ảnh. Lúc tụ lại thì thành Xá lợi
Viên ngộ Thiền sư nói: hà vật cao vu thiên, sanh Thiên giả thị.
Hà vật hậu vu địa, dục địa giả thị. Hà vật khoan vu hư không, bao hư không giả thị.
Hà vật siêu Phật việt Tổ, thực (gieo trồng), Phật tổ giả thị. Nải hóa dục chi bản.
Vật ngã đồng đồ.
Cho nên nói:ta và vật đồng một Đại phụ mẫu. Thuận theo đó thì sanh người, sanh vật. Nghịch lại đó thì thành Phật, thành Tổ. Thuận theo đó thì ta và người đều biết.
Nghịch lại lẽ dó, nếu không nhờ Chân sư chỉ truyền, thì không thể nào hiểu được.
Vân Phong Thiền sư nói: có một bửu vật cứu người rất bí mật nhưng ít người được biết.
Đó là Tiên Thiên Thuần dương chí cương khí.
Chân khí này lúc tán phát ra thì châu Lưu khắp cơ thể con người.
lúc rút lại thì quy tụ về Tổ khiếu huyền quan.

Hà Tử nói: Khả quý thiên nhiên vật.
Độc nhất vô bạn Lữ.
Mích(tầm) tha bất khả kiến.
Xuất ngoại vô môn hộ.

Xúc (thu lại), chi tại phương tốn, Duyên (kéo dài ra), chi nhất thiết (tất cả) xứ.
Nể (người) nhược bất tín thọ.
Tương phùng (gặp mặt)bất tương ngộ (gặp lòng).
Đại tắc bao tàng pháp giới. Tế (thu nhỏ lại) lật mể (hạt gạo) vi trần.
Tuyết phong thiền sư nói:Trời đất mà tóm thâu lại thì nhỏ như hạt gạo.
Tuy là như vậy, nhưng trước phải ngưng hòa hiệp ngưng tập, sau đó mới có báu vật, đức Thế Tôn gọi là Bồ đề chủng tử,
là báu vật mà Pháp hoa hội thượng Long nữ đã hiến.
Hoặc hiển ư vô sự, nhi ẩn ư hữu sự.
vô sự là pháp của Tổ sư để chế phục chúng nhơn.
Có sự là pháp Thượng thừa của tổ sư ấn tàng mật thọ.
Kẻ phàm phu không có Thiện căn, không bao giờ tin.
Cho nên đức Thế tôn mới nói:Ta giáng sanh vào đời ngũ trược ác thế,
nhờ có việc khó đó mà chứng quả,
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Các thuyết của thế gian đối với pháp này thì pháp này thực rất khó khăn.
Lại nói: Sự việc của đức Thế tôn như vậy, nên đời khó tin.
Tổ sư nếu cùng lớp người hạ căn mà thuyết, tất gặp sự phản đối,
cho là lời nói không phải.
Cho nên Pháp Hoa kinh mới nói: Lúc đó Phật bảo Xá Lợi Phất, hãy dừng lại, đừng nói thuyết đó nữa. Nếu thuyết việc đó thì tất cả các cõi người, các cõi trời đều kinh nghi.
Lại còn nói: Chỉ môt việc này mà thôi, còn ngoài ra đều chẳng phải Chân.
Có việc ở đây, chẳng phải là việc của bàng môn, mà là việc do báu vật phát động nơi ải Huyền quan, lấy Chân ý của ta mà chủ tể báu vật này, dùng hô hấp để thâu
thủ và hòa hiệp Chân chủng để vận chuyển Pháp luân. Thể thủ huân chưng, đều là Chân ý lồng hô hấp dụng công của huệ mạng, cho nên có danh là hữu sự.
Huệ mạng là tên riêng của nguyên khí.
Lúc Chân dược phát sinh mà không Thể thủ, há không bị tán thất sao?
Cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: tiến tới một bước,
về lý được phải sáng suốt (được).
Lui một bước thì việc phải sai lầm.
Hoặc hiển ư tiểu thừa, nhi ẩn ư Đại thừa.
Tiểu thừa pháp là pháp của Thiền sư thực thi về Quyền pháp.
như tham Thiền ,đả tọa, niệm kinh, tụng kinh, xem kinh…
Là để gieo nhân quả cho Thiện căn
Đại thừa pháp là do Tổ sư mật ngữ. Như Huệ mạng, Thọ Mạng, lậu tận, Quy tức,
và cái quả siêu phàm nhập thánh.
Trên đây là những lời luận đại khái về Đạo.
Hoặc hữu ngôn chi dị, nhi dụ chi thiển, đương trục tiết dĩ thục ngoạn, bất khả mạo thị.
Tham ngộ vô nghi, tái cầu ấn chứng, sử đồ chấp kỳ thiên kiến, thủ tông ư vọng nhơn chi khẩu,     hà kỳ vu da.
Lời nói thiển cận dễ hiểu, tứ là Chân phuơng của Tánh mạng.
Chưa đắc được Chân quyết thì khó mà hiểu rõ.
Tất phải trước sau dung hiệp và quán xét cho tận cùng từng thứ đệ,
rồi phải cầu Chân sư ấn chứng,
để khỏi bị cái lỗi một kiếp tu luyện không ra gì.
Như nay phái tòng lâm sở truyền, sở đắc, sở chứng, đều chẳng phải Chánh pháp của Như Lai mà là giả danh truyền trên tấm vải vàng, Bửu Trượng mà gọi là Phau nhìn nhận theo đó là lầm.
Đó là hiện trạng sau thời Lục tổ, là không đắc Chân truyền, là kế ư vọng tạo sự của Phương trượng, lấy hư non dối nguời hậu học, nên có ít nhiều thiện tín lầm theo.
Chẳng phải là Phật pháp mà là mối manh của sự tranh tụng.

Dư Cố viết:
Thoát tục li trần mích quá trị
đoạn dâm ngộ Đạo quý Chân sư,
nhẩm tha chỉ thuyết vạn ban pháp.
Dử ngã thân tâm nan tự quy
Cách ngoại cao đàm phi Chí đạo
Phiến ngôn ám điểm thi Lương y
Đắc lai tạm thí tùng đầu khán.
Nhất khắc công phu quả tự hi.
Tạm dịch:
Thoát tục lìa trần hỏi quá tri.
Đoạn dâm đúng đạo thật Chân sư.
Còn ra chỉ thuyết bao la pháp
Đối với than tâm có ích gì
Lời nói mông lung đâu phải Đạo
Nữa lời bí mật thật Lương y.
Được rồi nên theo từ đầu tập.
Một khắc công phu tự mĩm cừơi

Cổ nhân nói: Dục đăng sơn thượng đãnh, tu vấn vãng lai nhơn.
Quá tri:là người đã đắc chân quyết, hoặc đã thành, hoặc chưa thành hay chưa hạ thủ,
đều là người đã đắc được Chân quyết tu luyện.
Đoạn dâm là giới đầu Tiên của Thủ Lăng nghiêm. Là rường cột thành Phật tác tổ.
Dầu cho những người mình mặc cà sa, tay cầm tích trượng mà chẳng đoạn dâm,
lại xưng tu hành, há chẳng làm trò cười cho các bậc Cao nhân sao?.
Ngoài hình tướng tuy uy nghi, mà bên trong chằng khác phàm phu tục tử.
Thật lấy làm xấu hổ vậy.
Chỉ có một việc đoạn dâm, nếu chẳng cầu Chân sư thì làm sao đoạn được.
Cầu Chân sư, trước Tiên là hỏi về pháp này. Còn những pháp khác đều là bàng môn.
Thích giáo ngày nay chỉ là khán kinh, niệm kinh,tụng kinh, tham khảo Thiền, đánh vào cột sống, hỏi ngữ (Thoại dầu) đầu…Còn những gì chủ yếu của Thiền gia thì không hề nghĩ đến. Tình huống đó có khác gì cái tên phù thủy dùng lá vàng để cấm em bé khóc đêm, nên đối với thân tâm ta chẳng có ích lợi gì cả.
Người nay họa Phật chẳng đặng Chân truyền, mà dám tự xưng ta là Bồ tát, ta là Thiền sư!.
Còn bao lý thuyết đều là ngữ lục, đều là hư ngụy ngôn!.
lại còn nói:Tăng ta lúc chết sẽ thành chánh quả!
Nếu nói như vậy thì tất cả những người trong thiên hạ đều thành Phật hết sao.
Thù bất tri, người đã đắc Chân truyền của nền Chánh đạo, thì lúc còn sống vẫn thực thi những gì như Bồ Tát đã thực thi hoặc nói những gì đều là tinh hoa của tam giáo.
Phiến ngôn là Chân thiệt ngữ, chứ không phải là lời nói văn hoa phù phiếm, thi phú , trường Tiên.
Tức là những lời nói hao ngôn xảo ngữ.
Cho nên Ngũ Tổ mới nói:Su sư mật phụ bản âm.
Ám điểm: Như lúc canh ba Ngũ Tổ ám điểm cho Lục Tổ, như Thế Tôn ám điểm cho ca Diếp. (Thuyết Niêm Hoa Vi tiếu )
Đắc được Chân đạo thì bệnh nghi ngờ mới tận, tuyệt,và suốt thông tất cả kinh văn của Tạng giáo, cho nên gọi:Lương y.
Đã đắc Chân quyết thì lập tức hạ thủ tu trì.nếu quả thiệt là Chân đạo thì biết rõ lúc dâm căn mới bắt đầu manh nha, lập tức hồi quang phản chiếu,
ngưng Thần tại khí huyệt mà chờ.
Chờ tới lúc Nguyên tinh triền động thì dùng hô hấp mà thổi vào, và phải theo ếung pháp thể dược quy Lư, trong khoảnh khắc dâm căn tự rút, Chân khí và Chân ý tự hiệp,
Tâm tịnh và Thận sãn, nên tự mĩm cười.
Ức văn chi Tâm viết:Quán tự tại Bồ Tát.
Hoa Dương thiền sư nói: Đây là một cảnh giới rất quan trọng thiết yếu của Như lai rũ Thiên ân dạy người về Chánh pháp khởi thủ Song tu tánh Mạng.
Chỉ vỉ kẻ phàm phu chẳng đặng đuợc Chân truyền bèn gọi lây niệm quán niệm,
tức là quán tự tại Bồ Tát.
Thật là điều đáng lầm lẫn.
Thù bất tri, cái niệm này có năng Lự duyên tập hữu Thức chủng kết lại,
chẳng phải là bản nguyên của Đạo.
Trình Tử nói: Chánh đạo định lý, quả thị tâm hồ, ức phi Tâm hồ.
Đó là để khải thị cho tu sĩ riêng thông về cơ Tiêu tức đến cùng tột.
Quán với Bồ Tát là đích chỉ diệu dụ của hai bửu vật song tu của Như lai.
Sao gọi là một vật được, tức gọi niệm là Đạo thì là sự xa vời vậy.
Cho nên kinh Viên Giác : Tất cả chúng sanh quấy nhận tứ đại là tự thân của mình,
và đem lục trần làm giềng mối của tâm mình.
Huyền diệu tông lại nói:Linh đài, Trí tánh, không phải là cội nguồn của sanh tử.
Nếu vọng nhận duyên khí chỉ nhân tiền trần mà có phân biệt là chẳng phải.
cho nên truyền pháp Như Lai có nói: Không vương điện nội vô tông tích.
Nếu nhận niệm là thân thiệt, thì Bồ Tát phải nương theo đường cũ và bị chôn dấu nơi cửu địa,chẳng được xuất đầu biến hóa để thành diệu tướng của như lai, rồi không phí thân sanh này trong một đại kiếp nhân duyên.
Niệm này là do thành phần âm trong Tâm Hậu Thiên, là Thức Tánh biến hóa, vạn kiếp ngàn sanh đều do thành phần này nhiếp lý, khiến cho Bồ tát mê lộng, rồi rơi vào nẽo tham trần biến dục, chẳng được giải thoát, cũng chẳng được chứng quả.
Sự chuyển kiếp mê thất này là do chẳng biết được chỗ xuất xứ của bồ Tát,
và do sự quấy nhận thành phần thức này.

Cho nên Cảnh Dương Thiền sư mới nói:
Học đạo chi nhơn bất thức Chân!
Chỉ vì tùng tiền nhận Thức thần!
Vô thủy kiếp lai sanh tử bản.
Sơ nhơn hóan (gọi) tác bản lai thân.

Nam Tuyền Thiền sư nói: tâm bất thị Phật Trí bất thị Đạo.
khởi bất lạc không vong, mang nhiên vô chủ tai?
Có kẻ hỏi: lấy gì để tu luyện.
Đáp: Quán này là Chánh niêm trong Linh Quang của ta.
Chưa đắc Chân truyền. Sao gọi là Bản tánh được.
Chính là Bồ tát trụ cư Tịnh độ, hai báu vật là Thần với Khí ở cách nhau
tám tấc bốn phân nếu chẳng Quán nhất thì làm sao hai bửu vật đó tương hội được.
Cho nên phần hạ văn Sĩ nói về hòa hiệp, ngưng tập , quyết định, thành tựu.
Bồ tát tức là Huệ Mạng, gọi là Phật tánh.
Từ lúc lìa khỏi bụng mẹ, nơi lòng đất phất lên một tiếng, lúc đó Quán và Bồ Tát hai thành phần phải lìa nhau. Bồ tát thí ấn vào nơi thâm mật.
Nếu chẳng cầu Chân sư thân chỉ, dù có thông minh linh ngộ cũng không thấy được.
Chỉ vì Đạo tâm duy vi. từ đó về sau những gì mà ngày đêm mưu Lự, dù là thông minh trí tuệ cũng do Thức thần dụng sự.
Tổ sư có nói: Các người đều có Phật tánh. Đó là Như Lai phát đại từ bi dạy chúng sanh nơi đại địa: Thời thời khắc khắc quán chiếu lấy bồ tát này.
Bồ Tát mà thọ được Linh Quang của Huệ Lực, lâu ngày thì đạt được trạng thái Thái cực,          như nửa giác nửa mộng, dung hóa khắp châu thân tợ như huân chưng,
linh động hoạt bát tợ như viên ngọc Châu nằm trong bồn nước,
hoát nhiên linh tỉnh,phóng đại quang minh.
Thần Lực đã đủ thì thời đến. Chợt vậy, tợ như có một làn thủy triều dâng lên,
cùng với Thức tánh của ta hiệp lại làm một.
Đến đây thì thức tánh chết, Phật tánh linh hiển. Linh linh như lúc cũ.
Đó là chủ nhơn có ánh hào quang chiếu soi khắp cõi Sa bà.
lục thông toàn vẹn, hết vươn trần cấu. Chỉ còn một Tánh dung như Thái không.
Cho nên mới gọi: Cả thảy hàm linh đều có Phập tính.
Tuy nhiên, nếu sống thuận theo quy luật diễn biến âm dương Hậu thiên thì sinh người sanh vật nếu sống nghịch lại là theo cơ biến hoá một chiều của Trung Thiên thì thành Phật thành Tổ.           Thánh phàm hai nẽo cũng do chỗ này. Đó là một bửu vật, một thái cực.
Có được Thái cực này, thì tri giác, ngôn ngữ đều thị hiện đúng với đăc tính Thái cực.
Lúc này mắt khép miệng khóa, y gia gọi là Chân hỏa.Chân hỏa thiệt vô hình vô ảnh, ẩn tàng sau rún, trước hai quả Thận,ở dưới một tí, treo Lững lờ một huyệt, Cổ nhân gọi là Tinh độ gia hương,Cực lạc quốc,Diệu hữu, Chân không.
Có được Chân hỏa này mới Huân chưng toàn thể âm khí, dâm khí trong người, hóa
thành Thuần không có Chân hỏa này, thì Chân tức sẽ bị gián đoạn hoặc bị chấm dứt,
thì thân hữu hình sẽ bị hủy hoại.

Lục Tổ nói: tâm thì địa tánh thị vương.
Vương cư tâm địa thượng.
Vương tại Thân Tâm tại.
Vương khí Thân Tâm hoại.

Tâm này chẳng phải là quả tim thịt mà là Đạo tâm.
Cho nên mới nói:Đạo tâm cư ư Bắc cực,nhi chúng tinh triều củng.
Người trong thiên hạ họa Phật, nếu chẳng tu lấy Bồ Tát này mà tu theo nẻo khác thì vô ích.
Tu theo nẻo khác tức hệ thuộc bàng môn ngoại đạo.
Chẳng phải là Chánh pháp Quán tự tại Bồ Tát
bửu tích kinh vân: Hòa hiệp, ngừng tập, quyết định, thành tựu.
Đây là lời mật ngữ của đức Thế Tôn, là bí văn của đại tạng nhất giáo,
là Pháp bửu tánh mạng song tu. Cho nên nói:quyết định thành tựu.
Đạo này, từ Hán minh đế đến nay chưa có một người hiển bị.
Chỉ riêng có Bồ Đề Đạt Ma và Tịch Vô Tổ Sư, 2 tổ sư mật truyền bí pháp, nên nhục thân của người tu sĩ mới được biến hóa và thẳng lên cỏi thái không mà đắc chứng kim thân.
Tổ sư Đạt Ma về cơ nhiệm màu chỉ mới hé lộ.
Còn Tịch vô Tổ sư lại nói rõ trong kinh điển, xiển dương cái đạo này.
Nhưng vì môn nhân lại tàng bế kinh thơ, chẳng để tiết lộ ra ngoài.
Nay ta giải thích minh bạch đầy đủ, là mong đồng chí khái thông để đạt chánh qủa,
hầu khỏi bị rơi lạc vào nẽo bàng môn, hay bị tật bệnh mà bị yểu tử,
và sớm đạt thành chánh qủa. Hỏa là khí âm trong tâm hạ hòa với khí dương trong thận.
Khí âm mà đắc được khí dương này, mới có cơ sở an tâm, lập mạng, nên gọi là Hòa.
Hiệp, là khí dương trong thận thừa thọ khí âm trong tâm. Khí dương được thọ nhận lấy âm khí này, thì được liểm thu thành cái thể kiên cố, nên gọi là Hiệp.
dịch kinh gọi:nhất âm nhất dương chi vị đạo.chí âm chí dương chi vị tật.
Từ xưa đến nay, chư phật chư tổ đều theo đích hướng tánh mạng song tu!
Ngưng: là pháp ngưng thần. Tập là phương gom góp Chân khí lại.
Chân khí nếu không tập tụ lại, làm sao thành bồ đề. Mạnh tử gọi: tập nghiã nhi sanh.
Đó là tánh mạng đều tu, là dưỡng thần, dưỡng khí, giản dị mà dễ thành.
Chỉ vì người chẳng biết Song tu, nên đức Như Lai mới nói: Hòa hiệp.
Con người từ khi lìa khỏi bụng mẹ thì thần chẳng hề cố đoái đến Thần.
Thần ẩn tàng nơi Tâm rồi phát hiện ra hai mắt mà bản khiếu kia đồng công dụng,
rồi theo ngày tháng mà thượng hao.
Mạng thì ẩn tàng nơi Thận, rồi phát hiện ra dâm căn rồi theo ban đêm mà hạ hao,
Cứ hạ hao mãi thì bẩm thọ con người như thế nào?
Tiêu hao đến cùng, tức sẽ ô hô ai tai!
Nếu chẳng cầu Chân sư chỉ dâm ngừng tập, dầu cho có tu cũng chỉ tu một điểm âm thần mà thôi. Thù bất tri, thần này là thần của hậu thiên, nên không thành thánh đaọ được.
Cho nên đức thế tôn mơỉ dạy: trong 12 giờ, hành trụ tọa ngọa,
đều dùng chánh niệm mà thu liễm.
Thần vi tế ngưng nhập vào trong thân mạng. Thân mạng mà đắc được thần này,
chẳng khác trung thần gặp được thánh quân.
Thần khí cùng nhau củng phục, cũng chẵng dám riêng mình thiên ngụy ngoại hao.
Cứ như vậy mà dụng công, lại thêm công phu cùng lý, thì sau đó dùng pháp thể thủ nguyên tinh sẽ thành công. Lứa tuổi thiếu niên chẳng tròn một tháng, trung niên không quá 5 tháng, thì tổ khiếu huyền quan thình lình không trở nên có, không biết từ đâu lại. Thoạt vậy Chân cơ phát động,hết sức vui sướng, đối với sự mầu nhiệm chẳng biết dùng ngôn ngữ gì mà diễn tả được.
Đến đây phải lo bảo thủ, và nhanh chóng chuyển bánh pháp luân.
Cho nên đức thế tôn mới dạy: Cứ y theo pháp Ngưng tập mà tu luyện,
thì quyết định sẽ được thành tựu.
Lục tổ, Đàn kinh viết:Hữu tình lai hạ chủng.
Tình: tình ở đây là sự hé lộ thiên cơ về công phu hạ thủ huệ mạng.
Nếu không có tình nầy thì không thể nào thành phật.
Thí dụ như nông dân không có giống thóc, nếu muốn thu hoạch,
có phải là việc kỳ lạ không.
Thiền tăng ngày nay chẳng được thành phật, là do cái lỗi không biết được tình nầy.
Ngày xưa, ngũ tổ là cái lòng đạo nhơn (đời trước) đến cầu đạo nơi tứ tổ. Tứ tổ trong thấy Ngũ Tổ hình hài đã già, và không còn tình, bèn nói: Ngươi hảy chờ chuyển hết kiếp Đạo nhơn nầy đã.    Kết quả là Ngài đã viên tịch và nhập vào Châu thị và đạt được thánh đạo.
theo việc nầy mà nói, là chẳng cần đến cha mà tự đầu vaò hoài thai,
cũng là do cái lý hữu tình nầy.

Lục Tổ nói: Dâm tánh thị thật tính.
Mã Tổ nói: Cũng chỉ có một báu vật nầy.
Đó là hai vì tổ đã tiết lộ thiên cơ.
Long Nha Thiền Sư nói:
Nhơn tình nồng hậu,Đạo tình vi.
Đạo dụng nhơn tình thế hản tri.
Không hữu nhơn tình vô đạo dụng.
Nhơn tình năng đắc kỷ đa thì (thời).

Chỉ có một chữ tình nầy, mà Từ Hán Minh Đế đế nay khiến học giả phân tách lăn xăn vẫn chưa được minh bạch.
Nếu chẳng đắc được pháp Huệ mạng mà gọi là tình, thì đó là thế tình.
Có kẻ mới học vài câu sáo ngữ cơ phong "thoại đầu" mà đã tự cho ta đã suốt thông thánh đạo.   Lại lấy thế mà hoặc thế vu dân, sao khỏi để lại trò cười cho các bậc cao nhân hậu thế.
Ngũ Tổ và Lục Tổ mới là đích thống của Như Lai, là đích truyền cái đạo Huệ mạng.
Có cái lý cấm bế, là chẳng truyền cho kẻ vô đức vốn là sự thật,
mà từ xưa đến nay đã có. Kẻ hỏi:Cái tình này là tình gì?
Đáp: Tình này là cơ hóa dục của Huệ mạng, là guồng máy đốn khai nguyên quan, Huệ mạng tuy ẩn tàng nơi Huyền quan, lúc tịnh cực thì sẽ phát sinh, rồi y phụ ngoại hình mà dậy lên, rồi khởi hứng cái ý trong Tâm ta như có sự tình cờ mà biết.
Tình đó đã đến tột thì ngoại hình ngưng động, đó gọi là tình.
Cho nên nói về pháp bế dương quan, Như Lai có nói: bất thức động tinh, học đạo vô ích.
Có người lại hỏi:Thế nào là hạ chủng?
Hoa Dương đáp; Tình này là cơ thuận nghịch sanh người và sanh Tiên Phật.
Cái đoạn đích của cơ tạo hóa, nếu chẳng phải Chân ý thì làm sao nghịch quy được.
Tu sĩ học Phật, nếu đã hiểu được cơ hình động thì đem cái Chân ý vào trong cơ tịnh của ta ngưng nhập nơi Trung cung. Lúc tình lai là lúc phải ngưng. Lâu ngày thì Thiên cơ phát động, thình lình, mạng cung sẽ sản xuất bồ đề, nên gọi: Hạ chủng.
Có kẻ hỏi:Tu luyện ở chỗ nào?
Đáp: đã biết Ngưng pháp thì phải biết Luyện pháp. Luyện là nung nấu. Nung nấu phải dùng Lửa.Lửa chẳng có gió thì không hừng lên, cũng chẳng được huân hóa vật sản. Cho nên Đức Thế Tôn mới nói:Vi phong xuy động.
lại nói:hỏa hóa dĩ hậu, thâu thủ Xá lợi.
Tu sĩ cần phải sai sử cái gió hô hấp,mà nghịch xuy cái Chân hỏa nơi mạng cung, là từ chỗ phát sinh ra ngoại căn của Huệ mạng, rồi dùng hô hấp mà nhiếp hồi bản địa mà ngưng tụ,đoạn lấy cái Lửa trong Lư để huân để luyện, cho đến khi nào hữu hình hóa thành vô hình. Tu luyện được như vậy, chẳng chỉ huệ mạng nơi bản cung không bị ngoại hao, lại còn đem cái động cơ này bổ trợ chỗ bất túc của Huệ mạng.
Tức gọi Tạo hóa sanh sanh vô cùng. Lâu ngày thì mạng cơ mãn túc.
Lại gọi là Huệ mạng bất tử.
Cho nên Đức Như lai độ ca Diếp gọi bất tử a la hán.
hựu ma ha bát nhả ba la mật đa tâm kinh viết:Thời.
Trong các kinh thư, hầu hết cứ mỗi câu có vài ý, tối thiểu là có vài chữ,
đặc biệt ở đây lại chỉ có một vài chữ Thời, há chẳng lạ sao.
Đây là lời nhắc nhở của Như lai, dặn dò hậu nhơn nên nhớ: Thời là chí thiết, chí thiết.
Thời đây chẳng phải là thời hầu, thời gian mà lại cái Thời của dương động trong lúc tu sĩ dụng công Thiền định cực tịnh.

Cổ Đức nói:
Nhược môn kỳ thời vô định thời.
Thanh phong minh nguyệt tự gia tri.
Nho giáo có nói:
Nguyệt đáo thiên Tâm xứ. Phong lai thủy diện thời.
Chư công tuy nhiên diệu. Dụ phát kỳ Thiên cơ.
Khước tổng bất khẩn thiết. Xuất thị cá thậm ma.
Thời lai thả giáo nhơn. Tương hà sở dụng hồ?
Dư bất tích tội quá. Dự chử nhơn thông nhất tuyến, miễn đọa bàng môn,
tảo chứng Đạo quả, khởi bất diệu tai.
Thích nghĩa:
Trăng kia đã đến Cốc thần,
Gió về mặt nước trong ngần Thời lai.
Là cơ Tạo hoá an bài.
Nhiệm màu hiển hiện không ngoài Thiên cơ.
Từ xưa lới mãi lặng tờ.
Cũng là Chân dược, Chân cơ nơi người.
Thời lai chớ khá dễ ngươi,
Lấy chi thể dụng vẹn mười mới nên.

Tám câu trên là lời tiết tận Thiên cơ của ta, mà không sợ tội lỗi, là muốn cùng tu sĩ đồng theo Chánh pháp, để khỏi đọa bàng môn, sớm thành Chánh quả, há chẳng huyền diệu sao?.
Thời đây là lúc Huệ mạng trong thân ta tự đông. Cổ đức gọi là hượt Tí thời.
Cái cơ phát sanh của khí Chơn dương tợ như Lửa phựt, mạnh tợ gió Lửa.
Nếu không có Chân sư truyền trao về Chân ý và Chân tức thì lấy gì để chế phục.
Nó có biệt danh là mãnh hổ, chuyện nuốt Tánh mạng, hút lấy cốt tủy người.
Có biết bao anh hùng hào kiệt trong tam giáo, vì chưa đắc Chân truyền, nên bị nó gây hại.
Các vị cao nhơn, Chí sĩ ngày xưa, trước hất đều lo chế phục con mãnh hổ này mới đắc thành Chánh quả. Lúc nó phát động ra hình dung, thì cơ thể ta như vui vui,
như lặng mình tắm trong bồn nước ấm, Đơn điền hừng hừng như Lửa muốn phát. Có một tín hiệu như một mạch tráng vượng cường liệt. Chân dược đuợc huân chưng thấu tận dâm căn, tức hóa thành Tinh hoa, oai trấn độc lập khắp châu thân, tất cà đều thình lình theo nó.
Y gia gọi ngoại thận hưng, Là diệu quyết thành Phật tác Tổ,
đều do ở công phu hạ thủ này.
Nếu đã đắc Chân truyền,hà tất phải còn nghi hoặc.
Thời đây là bí cơ của Thích giáo.
Thế tôn viết: ư kiệt đà Long cung thuyết pháp
Thượng văn một tiết, nói về chỗ Thiệt xứ của THỜI. Tất cả đến tại chỗ Thiệt xứ này. Lại sợ người đời sau rơi vào nẻo không, nên ở đây chuyên nói về chỗ Chân thiệt đó, khiến cho người tu không bị lạc vào nẻo không.
Long cung: là phạn ngữ của Tây phương, thí dụ Trung Hoa gọi là đơn điền,
Khí huyệt.y gia gọi Tinh khiếu.
Tây An thiên gọi là Tinh độ, khổ hải Hải đề, Cực lạc quốc, ưu đà na.
Tuy tên có nhiều, nhưng chỉ có một chỗ là Chân chủng sở sản.
Thiên thai Chỉ quán tập nói: Tiếng Phạn là Ưu đà Na, tức là Đơn điền.
Cận đại những bậc đắc Đạo sợ nguời không hiểu nên lại nói: Lư.
Đó là do lòng từ bi của các vị Tổ sư nên thí dụ thuyết cận nhất,
để cho người biết được chỗ Chân thiệt.
thí dụ như người thợ rèn muốn làm ra vật dụng khéo phải nhờ cái Lò mới thành công.
Sự tu luyện cũng phải như vậy.
Lư là gì? Là nơi huân hóa vật hữu hình thành bửu vật.
Là luyện nguyên tinh thành Xá lợi.
Tâm kinh giải có nói:thâu lai phóng tại Đơn Lư nội.
Luyện đắc kim ô nhất dạng hồng.
Quang minh Như lai nói: Lư trung hỏa phát. Lại nói: Lư trung phát hỏa tiết thiên cơ.
Bất ngộ tây lai tức thị mê.
viên Thông thiền sư viết: bắc đẩu lý tàng thân.
Bắc đầu là Long cung. Tàng thân là ngưng tập. Tổ sư thường dạy ta phải đem cái Chân niệm trí tàng nơi long cung thì Tâm tự hư không, Mạng tự kiên cố.
Phó đại sĩ nói: tâm không cực địa quy.
tịch Vô Thiền sư viết: Ngưng thần thâu nhập thử khiếu chi trung, tắc Khí
tuỳ Thần vảng, tự nhiên quy ư thử xứ.
Tịch Vô thiền sư đắc được toàn chỉ của Như Lai, của đạt ma Tổ sư,
là đích truyền của huệ mạng.
Cho nên ngài mới được ẩn hiển mạc trắc,biến hóa vô cùng.
Vào thời vua Ung Chánh, thường đến Thái ấp, hóa dương thân vài mươi,
nhà nhà đều có tịch vô đàm tiếu, ẩm thực,ẩn hiển không có tung tích,
hoặc có người kim ngân, mỹ nữ,hoặc hiện hổ báo, thuỷ hỏa.
Còn những người tu nhọc, mà phàm tâm cứ mãi vọng niệm về tình dục,
thì làm sao đắc Đạo được.
Ngưng: là Thần ngưng, là Chân ý an trụ nơi Tổ Khiếu,còn gọi là Tịch là Chỉ, là Trụ.
Thần ngưng để Thể dược quy Lư. Thần ngưng để Tịch chiếu,
để huân chưng, để phong cố để thâu thủ Tiên Thiên Chân khí về Trung cung.
Chân khí này, Thích gia gọi là: Trụ trượng, Tích trượng, Thiền na,Tích lô, bạch Tuyết, Kim liên,Tây giang thủy, tào khê thủy, Lư trung Hỏa…Tên tuy nhiều nhưng chỉ có một là Tiên Thiên Chân khí.
Cho nên Huỳnh Tiết Thiền sư, sau khi tham cầu nơi Lục Tổ được đắc Đạo, là sư lúc công phu tu luyện được viên mãn mới nói: Cũng chỉ là Tiên Thiên Chân khí mà thôi.
Lời nói này đã tiết tận Thiên cơ.
hửu viết: Công phu bất gián đọan, tức tức quy căn.
Hoặc Nhât nguyệt, nhị nguyệt, tiện năng tự giác,khiếu trung dung dung,
noãn khí triền động. tức là khí hô hấp, Phật thí dụ là gió.
Còn có tên là trụ trượng, như vị lão thành chống gậy đi. Tu Huệ mạng,
nếu không có khí hô hấp này để hà để thổi, thì Lậu tận chẳng hóa,Xá lợi chẳng thành.
có một Thiền sư nói;
Vị đạo thủy cùng sơn tận xứ, thà thượng tác bạn, quá thời quang. Khí hô hấp của con người,
nguyên căn vốn tại Đơn điền, chỉ vì người chỉ biết xuất mà chẳng biết tận.
Người đắc được Chân truyền, thì thần của Đơn điền mới hay tiếp thu lấy hơi thở.
Cho nên Thiền sư nói:vô khổng định (ống sáo trống), điên đảo Lưởng đẩu hề xuy,
cảnh đắc thần khí tương hiệp, cửu tắc tự noãn (ấm), Pháp luân tự chuyển.
Niên lão niên tiếu chi phân biệt.
Thiếu niên nguyệt nội, Lư trung tự hữu hiệu nghiệm chi cơ xâm.
Niên lão,hoặc sổ ngoạt phương hữu hồn hiệp chi tín chí, noãn khí tự hữu động cơ.

Tịnh Quang Như lai viết:
kim đồng nhất tỉnh khí hoàng cung.
Bất giác trỉ ngưu pháp haỉ trung.
Dục yếu, mích tha quy cố lý
Linh sơn tháp hạ thủy tri tông.
Tạm dịch:
Kim đồng mới tỉnh bỏ hoàng cung
Chẳng ngờ Chân khí đến hải trung
Muốn được Thần về nơi xóm cũ
Linh sơn Tháp hạ mới rành công

Kim đồng là thái tử, là đức Thế Tôn.
Thái tử vừa phát tâm xuất gia tu hành, Thiên Thần liền biến hình Bạch mã, đưa ra khỏi hoàng cung, đằng không lên núi tuyết sơn rồi tự lấy đao vàng cắt tóc.
Lúc đầu chưa đắc được Chân truyền nên tu theo bàn môn, cho nên Lậu tận không thành, mà hình hài thì gầy ốm! Sau đó mới được a Tư Đà rao truyền Chánh pháp tu mới thành Phật vị.
Cho nên pháp hoa kinh mới nói:Tiên trưởng trao cho Phật diệu pháp,
nên Thái tử mới thành Phật.
Thích gia phổ có nói: Tư đà thấy Thái Tử hình hài ốm gầy mới bảo Thái tử :
Có thể thực ngưu nhủ ,thì sẽ được phản phục lại như ngày trứơc.
Thái tử sau khi phục ngưu nhủ rồi , thì tự nhiên phát hiện ra 32 Phật tướng ,
đạo quả viên mãn. Ngài mới cầu Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho .
Thế Tôn sơ hạ công phu, tu luyện theo Chánh đạo ,chỉ trong 49 ngày thì có minh chiếu hiện ,mới tự than rằng :Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Chỉ vì ngừơi chẳng đắc được Cái Đạo này mới bị lỗi lầm,
và lạc theo nẻo ngoại đạo bàng môn .
Thế tôn nói: Phật tánh tức huệ mạng.
Trĩ ngưu hay ngưu nhũ: là Tiên Thiên Chân khí. Hải trung: là đơn điền.
Như lai dạy người tu luyện, phải tu tại Linh sơn tháp hạ,
sau đó mới có hiệu nghiệm là trĩ ngưu quy cố lý.

Cho nên trong tạng kinh có ghi:
Như nhơn hữu cá Linh sơn tháp.
Hảo hướng linh san tháp hạ tu

Tri tông: trong đơn điền, hốt nhiên vô trung sanh hữu.
Chẳng chờ gì cả, từ trong ý niệm giác với tri dung hoà làm một,
tợ như quan cảnh mùa xuân, vui sướng không cùng.
Mã Tổ mới nói: suốt cả bì mao, sướng đến tứ chi.
Cố Lý: là Đơn điền, Tâm điền mới do trung hạ quyên thượng, hoặc tính thành Phật tánh, đốt tập niệm thành Chánh niệm, rạng ngời một Chủ nhân ông, nên gọi: quy cố lý.
Viên Thông Thiền Sư viết: quần âm bát tận, nhất dương phục sinh.
dục kiến thiên địa chi tâm, tu thức thưà âm chi pháp.
Quần âm bác tận: theo dịch lý, con người Hậu Thiên có nhân phẩm thấp nhất,
Thánh nhân tượng quỷ, Sơn Địa Bác. Quỷ này trong có năm âm, ngoài có một dương.
Còn một dương tức còn kiếp sống con người, nếu kẻ nào đã toàn âm,
tuy còn mang hình vóc con người, nhưng tâm hồn là cầm thú.
Vì lẽ con người còn 5 âm nên phải ra công quần hóa từng một âm trong năm âm,
nên mới gọi ngũ thiền.
Còn một lý nữa là vũ trụ bên trong con người, và vũ trụ bên ngoài thế giới Hậu Thiên đều có một thời âm cực, đó là thời Tuất Hợi thái cực.
Thế giới bên ngoài, như trong một ngày đêm có hai giờ Tuất Hợi Thái cực, là thời Thuần âm, rồi âm đến cực thì có nhất dương phục sinh. Nhờ có một duơng này trở lại sinh nên có cơ tạo hoá tiếp nối sự sống còn của vạn hữu vũ trụ trong thời gian kế tiếp.
Trong một tháng có 5 ngày thái cực là từ 26 đến 30 âm lịch.
Trong một năm có hai tháng Tuất Hợi thái cực.
Nhờ có thời thái cực này mà thế giới hậu Thiên được tiếp nối sự sống còn.
Thời thái cực này chỉ thị hiện có ba thời kỳ là: Thành, trụ, và Hoại.
Cuối cùng đến thời kỳ Không có thời Thái Cực thị hiện nữa, rồi đến cực thời thế giới này sẽ nổ tung thành vô số đơn vị cực vi tế. Số đơn vị cực vi tế này phải chờ đến thời kỳ Thành tiếp nối mới họp thành một thế giới mới. cứ như vậy mà tạo mà hóa mãi.
Con người lại có hai thời kỳ Thái cực: là thời Thái cực thiên nhiên và thời Thái cực tự tạo.
Thời thái cực thiên nhiên là hai giờ Tuất Hợi.
Thời Thái cực tự tạo là do công phu thiền định.
Thiên địa chi tâm: là đơn điền, là Tổ khiếu.
Thiệu khương Tiết nói: Đông chí Tý chi bán, Thiên tâm vô cải di.
Muốn thấy đưiợc tâm này phải dụng công Thiền định thì thấy được,
đó là huyền quan Tổ khiếu xuất hiện và Chân chủng tử sẽ phát sinh.
Đó là phát thừa âm cuả chủ đích Thuần Dương.
Cơ tạo Phật tác Tiên cũng không ngoài chủ đích Thuần dương hay còn gọi là Cao Đài hóa.
Lăng nghiên kinh vân: nguyên lập đạo tràn Tiên thủ Tuyết sơn đại Lực bach ngưu,
khả thủ kỳ, phấn dĩ nê kỳ địa.
Thí dụ đạo tràng là nói về chỗ khởi thủ cuả công phu tu luyện.
Ngưu phấn: Là nói về căn bản tu Huệ mạng.
Thế tôn dạy người tu luyện, trước phải tu huệ mạng. Là thuần dương hóa lấy Tánh mạng của kiếp người hậu Tiên để trờ thành Càn Khôn tánh mạng Tiên Thiên bất sanh tử.
Nếu chỉ tu đơn độc mỗi thành phần âm trong Tâm Ly Hỏa của Hậu Thiên,
Lăng nghiêm kinh cho rằng: Chỉ thành âm ma mà thôi.
Thiền Môn ngày nay không hiểu, nên chỉ tu tánh mà không biết tu
Huệ mạng rồi thường thường điên đảo biến thành tật bệnh! Đến chết!.
Lại còn nói đến ngộ thập địa, tam thừa, cuối cùng cũng thành hun lão.
Chẳng biết chỗ đẹp của Tuyết sơn, đại Lực bạch ngưu phấn, mà nói tu nói luyện, thì có khác gì kẻ mài gạch mà nói để làm gương.
Lại còn quấy lây sự nhóm tuyết làm gạo, gây cho hiều người ngộ nhận.
Đã không tạo lập căn bản của mạng, thì đâu có cái lý sẽ thành Tánh đạo
Tuyết là chỉ cho màu trắng, là chính sắc của Tây phương, là thí dụ về Chân khí trong Thận mạng. Cho nên mới nói: Như lai tu luyện là tu Tây phương cực lạc.
Lương y lại nói rõ:Lưởng thân chi tiền, không huyền nhất bạc quyện.
Tiên Thiên Chân tánh mạng và thủy hỏa đều ở trong đó, vốn vô hình vô tướng,
không không lộng lộng có Huệ mạng ở trong đó.
nếu chẳng gấp tự tu luyện làm sao kéo dài tuổi thọ được.
Rồi cứ mãi buông danh lợi nên hao tán, theo sắc dục mà Thất Chân.
Còn người xuất gia cứ mãi niệm tụng, khô tọa phân ly! Ô hô!, dầu khô đèn tắt,
chẳng đến nữa trăm mà đã mạng vong.Cho nên Thánh nhân mới lấy Tuyết sơn để ví dụ,
cho Tiên thiên Chân khí là thuốc Trường sanh của con người. Thuốc này vốn không tướng, không sắc, trong ngần như tuyết, nên gọi: đại Lực bạch ngưu.
Chân khí này lúc ẩn lúc hiện, bao hàm trời đất, chuyên chở muôn vật.
Quảng đại thì vốn vô biên. Tế vi thì nhỏ hơn hạt bụi, tìm nó thì không thấy hình ảnh.
Tu lấy nó thì kết quả hiện tiền.
Siêu Phật, vượt Tổ, đều do Chân khí này.
Mạnh tử gọi: Chí đại chí cương, há lại lầm sao.
Chân khí này có cơ biến hóa, tuổi niên quán thì lại mong chầu ài quan. Lúc tinh cực thì nó tự sanh. Chẳng biết bảo thủ thì nó tự hao tán! Nên gọi Phẩn.
Cứ để hao tán mãi, mà chẳng trúc cơ, cố mạng, thì tuổi thọ sẽ được là bao.
Nho gia nói: Nếu biết dụng công để nuôi lấy Chân khí này , khác gì kẻ dùng đất đắp thành đường, nếu chẳng dụng công thì chẳng có đường đi, lại bị gai tranh lấp kín.
Chân khí( phẩn) là loại đao chém chết quần ma mà còn là bệ, là cấp, để lên Tiên , lên Phật.
Chẳng giữ lấy Chân khí này mà nói tu, nói luyện, ngàn đời cũng hóa thành không!.
Thí dụ như người muốn kiến tạo một ngôi nhà, mà chẳng có nền móng ,
thì lấy chỗ nào để ở, và kiến thiết có được không.
Các bậc chí nhân ngày xưa biết được chỗ xuất xứ của Chân khí ,
rồi lúc tịnh thì dưỡng, lúc động thì thể thủ, là thâu nhiếp Chân dược vể bản địa,
rồi dùng Chân hỏa hà luyện trúc cơ. Tự hoàn cơ chỉ nên gọi Nê đạo tràng.
Đã có được Tràng cơ, lại không thể thiếu Thiện trí thức.
Thời thời , khắc khắc đem Chân ý của ta tọa cư nơi trong.
Một niệm chẳng dấy lên, thì bát phong làm sao diêu động được.
Cho nên Thiệu Khuơng Tiết mới nói: Nhất niệm bất khỉ, Quỷ Thần mạc tri, bất do hổ ngã, cánh do hồ thùy.Độc dộc duy duy,nhậm tha thiên ma bá quái.
Ngã tại giá lý, ẩn thân an nhiên tự tại, cho nên gọi Hòa thượng đạo tràng, và chẳng còn gặp ma loại nữa, tức A nan gọi: Tọa nơi trung Lưu thủy diện, kiết dà mà nhập diệt.
lăng nghiêm kinh hựu viết: Tất sử dâm cờ thâm tâm cu đoạn đoạn.
Tánh diệt vô ư Phật, Bồ đề tư khả hi ký Từ xưa đến nay,những vị đã thành
Chánh quả,không vị nào trước chẳng lo đoạn diệt dâm cơ và sau đó mới siêu Phật vượt tổ.
Thích tử ngày nay không hể biết đến pháp đoạn dâm.
Chỉ có một chữ dâm cơ, mà đời ít có người biết. Chẳng những chẳng biết pháp tu luyện , là việc sở dĩ nhiên, mà Tâm với Thân cũng không thiệt kiến chẳng dâm.Tại sao vậy?.
Dâm cơ khi phát ra hình tướng tợ như cục lửa đỏ rực, nhanh tợ con gió Lửa!.
Nếu chẳng đắc pháp thì lấy gì để thâu lấy cục Lửa đỏ này về, mà còn cái lo nguy
hiểm cho thân tâm.còn nếu không có dâm cơ này phát động thì có gì lo lắng nữa.
Cho nên Đức Thế Tôn đã biết về sự lợi hại của dâm cơ này, khó tự mình hoàn tất được mà phải cầu Chân sư chỉ truyền cho Chân thiệt pháp,mới đoạn được dâm cơ trọn vẹn.

Cho nên , Sát Thiền sư mới nói:
Tổ ý Như Không thị bất không.
Linh cơ tranh đoạt hữu vi công.

Pháp này rất giản dị,nếu có túc duyên về Thiện căn, dù đã đối diện với Chân sư cũng không nghe được Chánh pháp. Đã không nghe được Chánh pháp thì dâm cơ làm sao đoạn được! Nếu không tiến tới luyện hư Tâm,.cầu Chân sư chỉ truyền, dù cho có thiên tu vạn luyện,
cũng không tránh khỏi cái hoạn tẩu thất. Cho nên phái Tòng lâm ngày nay,
vì đa mang nghiệp chướng , nên chẳng đắc pháp và không có một người được thành tựu.
Tăng sung Quân hỏi: Dâm cơ là vật gì vậy?
Đáp: dâm cơ là hình ở trong, dâm căn là hình bên ngoài.
Chẳng biết pháp tu luyện thì Thân và tâm đều bị kéo lôi theo cơ dâm đó.
Cho nên mạnh Tử mới nói:Khí cũng hay làm dao động đến chí .
hỏi: Có pháp gì để chế phục.
Đáp: Nếu đắc được Chân quyết, lập tức lấy Thần chủ sử thì dâm cơ tự dừng,
Mạnh Tử mới nói: Chí là một vị Tướng sóai. Lấy hô hấp thu nhiếp thì khí tự quy,
Đạt Ma tổ sư gọi là Thể thủ.
Thần tức là Lửa, hơi thở là gió.
Cơ pháp tuy nói là khí, mà bên trong thực có vật tư của Lậu tận.
Nếu chẳng tại đây hà luyện thì Thân và Tâm sẽ bị dẫn theo dâm cơ.
Lất Đơn điền làm lò, lấy hạp tịch làm ống bể,
lấy Lửa mà luyện, lấy gió mà thổi, lấy hơi ấm làm hiệu nghiệm, lấy sương khói làm vô sự.
Lâu lâu hà luyện thì dâm cơ tự chết, dâm tính tự đoạn. Đoạn cho đến còn một rồi không thì thân tâm thái bình, ba giống dâm sự chẳng còn tập nhóm nơi Bồ đề, có khó gì đâu.
Đây là bí pháp, ngàn đời Phật và Tổ chẳng truyền, mà nay ta đã tận hết lậu.
Là con nhà Thích, mà chẳng tu đoạn dâm sự, lại gọi là Thiện tri thức,
lăng nghiêm kinh gọi đó là 53 giống ma vậy.
tịch Vô Thiền sư viết: Kỳ cơ ký phát, ngưng Thần nhập ư Đơn điền,
đương dụng Võ hỏa thâu nhiếp nhi quy, dĩ huân dĩ luyện. Cơ chi vị phát,
dĩ thần chiếu chio Đơn điền, đương điện Văn hỏa bất li nhi thủ, dỉ phanh, dĩ luyện.
Tợ thử nộ nhập, tài đắc Chân chủng phát sinh.Cơ tức là thận động.
Thận động là Chân khí. Chân khí đã động lập tức hồi quang phản chiếu, ngưng thần nhập khí huyệt, Thì Thần với Khí chẳng lìa nhau, tợ như đá nam châm hút sắt,
rồi vượt qua chướng ngại vật và giấu kín rồi hanh thông, hiệp lại làm một.

Trở lại Mục Lục